Bài thuyết trình Hình học Lớp 8 - Tiết 19: Hình thoi

Bài thuyết trình Hình học Lớp 8 - Tiết 19: Hình thoi

Slide 1: Trang bìa: Nhạc.

Slide 2: Giới thiệu bài: Chào mừng các em đến với bài giảng E-learning phần hình học lớp 8. Ở chương 1 các em đã được học một số loại tứ giác đặc biệt như: Hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật. Hôm nay cô giới thiệu với các em một lọai tứ giác đặc biệt hơn nữa những hình ảnh về tứ giác này được ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Trước tiên xin mời các em quan sát một số hình ảnh sau đây.

Slide 3: Hình ảnh 1

Slide 4: Những hình ảnh các em vừa quan sát được ứng dụng từ một loại tứ giác rất đặc biệt, tứ giác đó gọi là hình thoi. Vậy thế nào là hình thoi? Hình thoi có tính chất và dấu hiệu nhận biết như thế nào? Cô mời các em cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay. Tiết 19. HÌNH THOI

 

docx 7 trang Hà Thảo 22/10/2024 130
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Hình học Lớp 8 - Tiết 19: Hình thoi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUYẾT MINH
Slide 1: Trang bìa: Nhạc.
Slide 2: Giới thiệu bài: Chào mừng các em đến với bài giảng E-learning phần hình học lớp 8. Ở chương 1 các em đã được học một số loại tứ giác đặc biệt như: Hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật. Hôm nay cô giới thiệu với các em một lọai tứ giác đặc biệt hơn nữa những hình ảnh về tứ giác này được ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Trước tiên xin mời các em quan sát một số hình ảnh sau đây.
Slide 3: Hình ảnh 1
Slide 4: Những hình ảnh các em vừa quan sát được ứng dụng từ một loại tứ giác rất đặc biệt, tứ giác đó gọi là hình thoi. Vậy thế nào là hình thoi? Hình thoi có tính chất và dấu hiệu nhận biết như thế nào? Cô mời các em cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay. Tiết 19. HÌNH THOI
Slide 5: Trước khi vào bài mới mời các em cùng tìm hiểu mục tiêu bài học. Các em thân mến trong bài học này các em cần nắm vững cho cô:
Thứ nhất: Định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thoi.
Thứ hai:Biết cách vẽ hình thoi.
Thứ ba: Biết vận dụng dấu hiệu nhận biết để chứng minh một tứ giác là hình thoi.
Thứ tư: Biết vận dụng tính chất hình thoi để tính độ dài đoạn thẳng, chứng minh mối quan hệ về góc, đoạn thẳng.
Slide 6: Các em thân mến! Nội dung bài học hôm nay gồm có:
Phần thứ nhất: Kiểm tra bài cũ ở phần này các em được tương tác với hai câu hỏi.
Thứ hai tìm hiểu nội dung bài mới chúng ta lần lượt tìm hiểu :Định nghĩa hình thoi, tính chất hình thoi và dấu hiệu nhận biết hình thoi.
Nội dung thứ ba là luyện tập củng cố, trong nội dung này các em được tương tác với một nội dung bài tập.
Slide 7: Mời các em cùng ôn lại bài cũ:
Slide 8:Câu 1:Khẳng định nào sau đây là sai? Em hãy tích chọn vào ô vuông đứng trước khẳng định đúng.
Các em chú ý để làm đúng câu hỏi này các em cần đọc kỹ đề bài và suy nghĩ thật kỹ trước khi chọn đáp án cho mình.
Slide 9: Câu 2 Cho hình bình hành ABCD biết AB= 8 cm, BC=6 cm. Chu vi của hình bình hành đó là: Phương án A: 6 cm, phương án B: căn 41 cm, phương án C: căn 141 cm, Phương án D cả ba phương án A,B,C đều sai. Các em hãy tích chọn vào ô vuông đứng trước khẳng định đúng.
 Slide 11: Tiếp theo tìm hiểu nội dung bài mới tiết 19. Hình thoi. Phần thứ nhất định nghĩa.
Slide 12: Để tìm hiểu định nghĩa các em quan sát vào hình vẽ sau. Tứ giác ABCD bên hình vẽ có gì đặc biệt? Tứ giác ABCD có các cạnh AB=BC=CD=DA. Những tứ giác như thế gọi là hinh thoi. 
Định nghĩa: Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
Định nghĩa hình thoi được tóm tắt lại như sau
Vậy hình thoi ABCD có phải là hình bình hành không? Qua định nghĩa ta thấy hình thoi ABCD là một hình bình hành vì có các cạnh đối bằng nhau.
Vậy hình thoi có những tính chất gì chúng ta nghiên cứu phần 2 tính chất.
Slide 13: Trước khi nghiên cứu tính chất của hình thoi các em nhớ lại hình bình hành có tính chất gì?
Trong hình bình hành: 	
+Các cạnh đối bằng nhau.
	+ Các góc đối bằng nhau.
	+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
	Vì hình thoi là hình bình hành nên hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành.
	Vậy theo tính chất của hình bình hành, hai đường chéo của hình thoi ABCD có tính chất gì? 
	+ Hai đường chéo của hình thoi cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Slide 14: Hãy phát hiện thêm các tính chất khác về hai đường chéo AC và BD của hình thoi ABCD. 
Bằng cách quan sát vào góc AOD. Ta thấy AC vuông góc với BD tại O. Vậy ta được tính chất tiếp theo của hình thoi. Hai đường chéo vuông góc với nhau.
Các em tiếp tục quan sát vào góc ODA và góc ODC ta thấy góc ODA bằng góc ODC. Ta được tính chất tiếp về hai đường chéo của hình thoi, hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi.
Vậy: Hình thoi có tất cả các tính chất của hình bình hành.
Ngoài ra còn có tính chất sau:
Trong hình thoi:	- Hai đường chéo vuông góc với nhau.
- Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi.
Slide 15:Tiếp theo cô hướng dẫn các em chứng minh định lý trên.Qua định lý trên ta có hình vẽ và GT, KL như sau.
Để chứng minh định lý trên cô hướng dẫn các em phân tích theo hướng đi lên: Chứng minh AC vuông góc với BD và BD là đường phân giác của góc BTrước hết chứng minh AC vuông góc với BD ta chứng minh góc BOC bằng 90 độ, để chứng minh BD là phân giác của góc B ta chứng minh góc B1=góc B2 . Muốn chứng minh góc BOC bằng 90 độ và góc B1=góc B2 ta chứng minh tam giác ABC cân tại B và BO là đường trung tuyến của tam giác ABC. Ta thấy tam giác ABC cân tại B vì AB bằng AC theo giả thiết, BO là đường trung tuyến của tam giác ABC vì OA bằng OC theo tính chất hai đường chéo.
Slide 16: Tính chất trên được trình bày như sau:
Tam giác ABC có AB=AC(định nghĩa của hình thoi). Lại có AO=OC(tính chất hai đường chéo hình bình hành)
Nên BO là đường trung tuyến đồng thời là đường cao, đường phân giác 
Vâỵ BD vuông góc với AC và BD là đường phân giác của góc B
Chứng minh tương tự ta có: 
+ AC là phân giác của góc A.
+ CA là phân giác của góc C.
+ DB là phân giác của góc D. 
Slide 17: Ở bài trước, các em đã biết hình bình hành là hình có một tâm đối xứng và không có trục đối xứng. Vậy hình thoi có tâm đối xứng không? Có trục đối xứng không?
Để trả lời cho câu hỏi này, cô hướng dẫn các em tìm hiểu tính chất đối xứng của hình thoi thông qua bài tập 77 SGK-106.
Chứng minh rằng:
a, Giao điểm hai đường chéo của hình thoi là tâm đối xứng của hình thoi.
b, Hai đường chéo của hình thoi là hai trục đối xứng của hình thoi.
Sau đây, cô hướng dẫn các em chứng minh bài tập trên.
a, Vì hình thoi là hình bình hành nên O là tâm đối xứng của hình thoi ABCD
b, Cô hướng dẫn các em chứng minh BD là trục đối xứng của hình thoi
Để chứng minh DB là trục đối xứng của hình thoi, ta chứng minh hai điểm A và C đối xứng với nhau qua BD và hai điểm B và D đối xứng với chính nó qua BD.
Slide 18: Từ định nghĩa và tính chất của hình thoi, tiếp theo cô hướng dẫn các em cách vẽ hình thoi ABCD bất kì bằng compa và thước thẳng:
Bước 1: Vẽ hai điểm A và C bất kì
Bước 2: Dùng compa vẽ hai cung tròn có cùng bán kính với tâm là A và C sao cho chúng cắt nhau tại hai điểm B và D.
Bước 3: Dùng thước thẳng nối bốn điểm lại ta được hình thoi ABCD
Slide 19; 20; 21; 22; 23; 24: Qua hai phần chúng ta đã tìm hiểu: 
+ Định nghĩa hình thoi
+ Tính chất hình thoi
Như vậy, để tứ giác là hình thoi ta cần điều kiện gì? Tiếp theo chúng ta tìm hiểu dấu hiệu nhận biết hình thoi.
+ Thứ nhất, các em dựa vào định nghĩa khi nào tứ giác là hình thoi ta được dấu hiệu 1.
+ Tiếp theo các em quan sát sự dịch chuyển của hình bình hành. Qua đây ta thấy, hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau thì hình bình hành đó là hình thoi ta được dấu hiệu 2.
+ Các em quan sát tiếp sự dịch chuyển thứ hai, ta thấy hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi ta được dấu hiệu thứ 3.
Tiếp teo các em quan sát sự dịch chuyển hình thứ ba của hình bình hành, ta thấy hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi.
Như vậy qua định nghĩa hình thoi và qua quan sát sự dịch chuyển hình từ ba hình bình hành, ta thấy có bốn dấu hiệu nhận biết hình thoi và bốn dấu hiệu nhận biết đấy được hệ thống bằng sơ đồ trên. Bốn dấu hiệu nhận biết trên bằng kiến thức đã học, các em hoàn toàn chứng minh được.
Slide 26: Cô hướng dẫn các em chứng minh dấu hiệu nhận biết thứ ba hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi. Qua dấu hiệu trên ta có hình vẽ và giả thiết kết luận sau.
Chứng minh: Ta có tứ giác ABCD là hình bình hành nên OA= OC (Tính chất đường chéo hình bình hành). Suy ra BO là đường trung tuyến của tam giác ABC mà BO là đường cao của tam giác ABC vì BD vuông góc với AC suy ra tam giác ABC cân tại B, suy ra AB= BC hay hình bình hành ABCD là hình thoi.
Slide 27: Để củng cố cho bài học ngày hôm nay, cô mời các em cùng chuyển sang phần luyện tập.
Slide 28: Bài tập thứ nhất là bài tập 73 SGK/105-106. Tìm các hình thoi trên hình vẽ sau.
Slide 29: Để hoàn thiện bài tập 73, các em hãy quan sát vào hình vẽ và tích vào ô tròn trước đáp án mà em chọn.
Slide 30; 31; 32; 33; 34: Nhạc.
Slide 35: Kết quả bài kiểm tra.
Slide 36: Qua bài tập 73 ta thấy các hình 102 a,b,c,e là hình thoi. Vậy vì sao các hình trên là hình thoi, mời các em theo dõi tiếp. 
Slide 37:Giải thích:
+ Hình 102 a, tứ giác ABCD là hình thoi vì tức giác có bốn cạnh bằng nhau (dấu hiệu 1)
+ Hình 102 b, tứ giác EFGH là hình bình hành vì có các cạnh đối bằng nhau mà EG là đường phân giác của góc E, suy ra EFGH là hình thoi.
+ Hình 102 c, tứ giác KINM là hình bình hành vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường mà hai đường chéo vuông góc với nhau suy ra KINM là hình thoi.
+ Hình 102 e, ta thấy tứ giác ACBD có cạnh AC= AD= BC= BD (Vì cùng bằng bán kính AB) suy ra tứ giác ABCD là hình thoi.
Slide 38: Các em thân mến, như vậy qua ba phần nghiên cứu, chúng ta đã biết hình thoi là tứ giác như thế nào, nó có những tính chất gì và có bốn dấu hiệu nhận biết hình thoi. Chúng ta tổng kết lại bài học ngày hôm nay bằng sơ đồ tư duy như sau:
-Thứ nhất là định nghĩa hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
- Thứ hai là tính chất của hình thoi: hình thoi có tất cả tính chất của hình bình hành ngoài ra trong hình thoi hai đường chéo vuông góc với nhau và đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi 
- Nội dung thứ ba là dấu hiệu nhận biết hình thoi, ta có bốn dấu hiệu nhận biết hình thoi và đó là bốn dấu hiệu nhận biết để chứng minh một tứ giác hình hình thoi.
+ Dấu hiệu một:Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi.
+ Dấu hiệu hai: Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
+ Dấu hiệu ba:hình bình hành có hai đường chéo vuông góc là hình thoi.
	+ Dấu hiệu bốn: Hình bình hành có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình thoi.
Sau đây mời các em tham khảo tiếp một số hình ảnh của hình thoi trong thực tế.
Slide 39: Nhạc.
Slide 40:Nhạc.
Slide 41:Tổng kết
 	Các em thân mến! Như vậy bài học hôm nay chúng ta đã học định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thoi. Biết cách vẽ hình thoi.
	Về nhà các em ôn lại tính chất và dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật và hình thoi.
	Làm các bài tập 75,76(SGK-106) và tham khảo thêm một số bài tập trong SBT-74.
Bài học của chúng ta đến đây là kết thúc cô chúc các em chăm ngoan học giỏi và hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập của mình.
Slide 42: Nhạc
Slide 43: Tài liệu tham khảo. Nhạc

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_thuyet_trinh_hinh_hoc_lop_8_tiet_19_hinh_thoi.docx