Bài thuyết trình Hình học Lớp 8 - Tứ giác - Trần Đình Thông
Bài giảng được thiết kế trên Power point 2010 có cài đặt phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng e-learning iSpring Presenter 8. Trong bài giảng có 27 slide.
Slide 1: Giới thiệu về thông tin cuộc thi, thông tin cá nhân, tên bài giảng.
Slide 2: Giới thiệu bài giảng.
Trong Slide này có sử dụng bản đồ vùng tứ giác long xuyên, Video cá nhân giới thiệu bài “Tứ giác” thông qua việc giới thiệu vùng Tứ giác long xuyên.
Slide 3: Giới thiệu mục tiêu chính của bài học.
1. Về kiến thức:
- Học sinh nắm được các định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, định lý về tổng các góc của một tứ giác.
- Biết được các Kiến thức về Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Hóa học, Sinh học, Kỹ năng sống, giáo dục công dân, Âm nhạc thông qua giới thiệu và tìm hiểu về vùng Tứ giác Long Xuyên.
2. Về kĩ năng: Học sinh biết vẽ, gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi, biết liên hệ được kiến thức toán học với thực tế và các môn học khác.
3. Về thái độ: Học sinh có thái độ tích cực trong học tập, yêu quý thiên nhiên, môi trường sống và yêu quý, trân trọng những cống hiến của các thế hệ đối với đất nước.
Trong Slide này, có sử dụng bản ghi âm giới thiệu mục tiêu bài học.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAWRENCE S.TING CUỘC THI QUỐC GIA THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING LẦN THỨ 4 --------- Tiêu đề bài thi Môn: Toán (Hình học) Lớp: 8 Họ và tên giáo viên: Trần Đình Thông Email: thongtuyet123@gmail.com Điện thoại liên lạc: 0988 989 767 Đơn vị công tác: Trường THCS Kỳ Phương Địa chỉ : TDP.Long Sơn , P.Kỳ Long, Thị xã Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh Giấy phép bài dự thi : CC – BY – SA Tháng 11/2016 PHẦN THUYẾT MINH TIẾT 1. Bài 1: TỨ GIÁC I/ MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: a) Kiến thức bộ môn: Học sinh nắm được các định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của một tứ giác. b) Kiến thức liên môn Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Hóa học, Sinh học, Kỹ năng sống, giáo dục công dân Học sinh biết được tại sao người ta gọi là Tứ Giác Long Xuyên, Vị trí địa lý, tầm quan trọng của Vùng tứ giác long xuyên (Địa lý) Học sinh biết được lịch sử hình thành vùng Tây Nam Bộ nói chung và Vùng Tứ Giác Long Xuyên nói riêng. Biết được những đóng góp của nhân dân vùng Tây Nam Bộ nói chung và Vùng Tứ Giác Long Xuyên nói riêng trong các cuộc kháng chiến của dân tộc ta (Lịch sử) Học sinh biết được một số tác phẩm văn học, những bài báo viết về vùng Tứ Giác Long Xuyên. (Ngữ văn) Học sinh biết được phương pháp khử phèn chua trong đất, từ đó có thể nghiên cứu, vận dụng vào cuộc sống để cải tạo môi trường sống tại địa phương (Hóa học) Học sinh biết được những nghiên cứu, những phát minh của con người trong lĩnh vực Công nghệ (Sinh học- Công nghệ). Kỹ năng lắng nghe tích cực và kỹ năng thể hiện sự tự tin. Từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức, có năng lực vận dụng những kiến thức của các môn học trên đề giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học, gắn liền với thực tiễn (Kỹ năng sống) Giáo dục học sinh phải biết yêu quý, trân trọng những cống hiến của thế hệ cha ông đối với đất nước Việt Nam. (Giáo dục công dân) 2. Về kĩ năng: Học sinh biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi, biết liên hệ được kiến thức toán học với thực tế và các môn học khác. 3. Về thái độ: Học sinh có thái độ tích cực trong học tập, yêu quý thiên nhiên, môi trường sống và yêu quý, trân trọng những cống hiến của các thế hệ đối với đất nước. II/ NỘI DUNG CHÍNH. Gồm 4 phần chính. Phần 1: Định nghĩa - Tìm hiểu định nghĩa tứ giác và các yếu tố trong tứ giác - Làm các bài tập trắc nghiệm để củng cố định nghĩa. - Tìm hiểu về vùng Tứ giác Long Xuyên Phần 2: Tổng các góc của một tứ giác. - Tìm hiểu định lý về tổng các góc của một tứ giác - Bài tập trắc nghiệm củng cố kiến thức. Phần 3: Xem VIDEO về Tứ giác Long Xuyên và làm các bài tập trắc nghiệm về hiểu biết kiến thức liên môn Phần 4: Chốt lại kiến thức đã học thông qua bản đồ tư duy III/ KỊCH BẢN GIẢNG DẠY Bài giảng được thiết kế trên Power point 2010 có cài đặt phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng e-learning iSpring Presenter 8. Trong bài giảng có 27 slide. Slide 1: Giới thiệu về thông tin cuộc thi, thông tin cá nhân, tên bài giảng. Slide 2: Giới thiệu bài giảng. Trong Slide này có sử dụng bản đồ vùng tứ giác long xuyên, Video cá nhân giới thiệu bài “Tứ giác” thông qua việc giới thiệu vùng Tứ giác long xuyên. Slide 3: Giới thiệu mục tiêu chính của bài học. 1. Về kiến thức: - Học sinh nắm được các định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, định lý về tổng các góc của một tứ giác. - Biết được các Kiến thức về Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Hóa học, Sinh học, Kỹ năng sống, giáo dục công dân, Âm nhạc thông qua giới thiệu và tìm hiểu về vùng Tứ giác Long Xuyên. 2. Về kĩ năng: Học sinh biết vẽ, gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi, biết liên hệ được kiến thức toán học với thực tế và các môn học khác. 3. Về thái độ: Học sinh có thái độ tích cực trong học tập, yêu quý thiên nhiên, môi trường sống và yêu quý, trân trọng những cống hiến của các thế hệ đối với đất nước. Trong Slide này, có sử dụng bản ghi âm giới thiệu mục tiêu bài học. Slide 4: Giới thiệu nội dung chính trong bài giảng Nội dung chính trong bài giảng như đã được nêu ở trên. Trong Slide này có sử dụng bản ghi âm để giới thiệu nội dung chính. Slide 5: Giới thiệu định nghĩa tứ giác. Trong Slide này đã đưa ra một bài tập trắc nghiệm với hai câu hỏi về nhận xét các hình(Theo SGK toán 8). Sau đó đưa ra nhận xét ở slide 6 Slide 6: Nhận xét nội dung bài tập trắc nghiệm. Có sử dụng bản ghi âm. Như các em đã biết Trong mỗi hình của hình 1, không có hai đoạn thẳng nào nằm trên cùng một đường thẳng, còn ở hình 2, có 2 đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng. Các hình ở hình 1 là các tứ giác, còn hình 2 không phải là tứ giác. Vậy tứ giác là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu định nghĩa tứ giác. Nội dung nhân xét như sau: Slide 7: Nêu định nghĩa tứ giác; các khái niệm về cạnh, đỉnh của tứ giác; cách đọc tên tứ giác. Nêu định nghĩa tứ giác (có hình vẽ và bản ghi âm về định nghĩa). Phân tích định nghĩa thông qua việc giải thích vì sao hình 2 (ở trên) không phải là tứ giác. Nêu khái niệm các đỉnh, các cạnh của tứ giác. Nêu cách đọc tên của tứ giác. Slide 8: Giới thiệu tứ giác lồi. - Thông qua hình vẽ, chỉ ra sự khác nhau giữa tứ giác lồi và các tứ giác khác sau đó đưa ra khái niệm tứ giác lồi (có sử dụng bản ghi âm). Slide 9: Nêu định nghĩa tứ giác lồi và một số yếu tố trong tứ giác lồi. - Nêu định nghĩa tứ giác lồi - Chú ý về việc cách gọi tứ giác lồi: Sau này khi nói đến tứ giác mà không nói gì thêm thì các em hiểu đó là tứ giác lồi. - Đưa ra một số khái niệm về các yếu tố trong tam giác lồi: +) Hai cạnh kề nhau; hai cạnh đối nhau. +) Hai góc kề nhau:, hai góc đối nhau: +) Đường chéo; điểm ngoài; điểm trong của tứ giác Slide 10: Bài tập trắc nghiệm củng cố định nghĩa và tích hợp liên môn. Trong slide này gới thiệu ba bài tập trắc nghiệm (sử dụng phần mềm iSpring Presenter 8) với hình thức trắc nghiệm lựa chọn nhiều đáp án (Bài tập 2.1) và trắc nghiệm lựa chọn 1 đáp án với nội dung như sau: BÀI TẬP 2.1. Tứ giác trong hình vẽ trên được đọc tên là: A - Tứ giác HCLR; B- tứ giác HLCR; C – tứ giác RLCH; D – tứ giác CHLR. BÀI TẬP 2.2. Tứ giác trong hình vẽ trên có các cạnh là”: A- HC, CL, LR, RC; B- CL, LR, RH, HC; C – HL, LC, CR, RH BÀI TẬP 2.2. Nhìn vào hình vẽ: Huyện Hòn Đất (Điểm D) của tỉnh Kiên Giang và huyện Chợ Mới(Điểm M) của tỉnh An Giang có vị trí như thế nào đối với tứ giác HCLR(Tứ giác Long Xuyên)? A - M và D nằm ngoài,; B -M nằm ngoài, D nằm trong; C - M nằm Trong, D nằm ngoài; D - M và D nằm trong. (Các đáp án màu đỏ là đáp án đúng) Slide 11+12: Tìm hiểu vùng Tứ giác Long Xuyên. Slide này là bản đồ vùng Tứ giác Long Xuyên có các địa danh được đặt tên các điểm: Thị Xã Hà Tiên (H), Thành phố Châu Đốc (C),Thành phố Long Xuyên (L), Thành phố Rạch Giá (R), huyện Hòn Đất(D) và huyện Chợ Mới (M) và yêu cầu người học Click chuột vào các chữ đó để tìm về các địa danh này. (Sử dụng 2 SLIDE để tránh trường hợp đọc chỉ dẫn ở SLIDE 11 nhiều lần. SLIDE 11 và SLIDE 12 chỉ khác nhau về lời chỉ dẫn) Các điểm H, C, L, R, D, M được tạo một Hyperlink đến các slide 21, slide 22, slide 23, slide 24, slide 25, slide 26 với các nội dung. SLIDE 20 SLIDE 21 SLIDE 23 SLIDE 24 SLIDE 25 SLIDE 26 Slide 13: Giới thiệu mục 2 ‘Tổng các góc của một tứ giác’ Ở Slide này là một lời chuyển tiếp sang mục 2 Slide 14: Bài tập trắc nghiệm dẫn dắt người học hình thành định lý về tổng các góc của một tứ giác Trong slide này giới thiệu một bài tập trắc nghiệm (sử dụng phần mềm iSpring Presenter 8) với hình thức điền khuyết với nội dung như sau: BÀI TẬP 3. Dựa vào hình vẽ, điền số thích hợp vào ô trống Ta có: Tổng số đo các góc của tam giác ABC là độ. Tổng số đo các góc của tam giác ACD là độ. Suy ra, Tổng số đo các góc của tứ giác ABCD là: độ (Kết quả điền đúng lần lượt là 180, 180, 360) Slide 15: Nêu định lý về tổng các góc của một tứ giác. Slide 16: Bài tập trắc nghiệm củng cố định lý về tổng các góc của một tứ giác Trong slide này giới thiệu một bài tập trắc nghiệm (sử dụng phần mềm iSpring Presenter 8) với hình thức lựa chọn đáp án đúng với nội dung như sau: BÀI TẬP 4.1. Giá trị của x trong hình vẽ sau là. A. 1050 B. 950 C. 850 D. 1000 (Đáp án đúng là đáp án màu đỏ) BÀI TẬP 4.2. Giá trị của x trong hình vẽ sau là. A. 600 B. 700 C. 650 D. 1000 (Đáp án đúng là đáp án màu đỏ) Slide 17: Tổng kết nội dung kiến thức của tứ giác trong bài học. Ở Slide này là một bản đồ tư duy chốt lại các kiến thức về tứ giác trong bài học. Tên tứ giác Đỉnh của tứ giác Cạnh của tứ giác Định nghĩa tứ giác lồi Hai cạnh kề nhau Hai cạnh đối nhau Hai góc kề nhau Hai góc đối nhau Đường chéo Điểm ngoài Điểm trong Định nghĩa Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đọan thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kỳ 2 đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng. Tên gọi Tổng các góc của tứ giác Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600 Slide 18: Phim về vùng tứ giác long xuyên. Slide này là một đoạn phim về vùng Tứ giác Long Xuyên trong quá trình hình thành và phát triển kể từ thời điểm đào các Kênh T4, T5, T6 của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt. Slide 19: Bài tập trắc nghiệm về hiểu biết kiến thức liên môn. Trong slide này giới thiệu một bài tập trắc nghiệm (sử dụng phần mềm iSpring Presenter 8) với hình thức nhiều lựa chọn (5.1, 5.2, 5.4) và bài tập chọn đáp án đúng (bài tập 5.3) với nội dung như sau: BÀI TẬP 5.1.Vùng Tứ giác Long Xuyên nói riêng và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung có vai trò gì trong việc phát triển kinh tế, khoa học công nghệ của nước ta. A. Các phát minh về máy móc công nghiệp B. Là nơi các nhà khoa học dùng để lai tạo và trồng thử nghiệm các giống cây mới, đặc biệt là các giống lúa. C. Có vai trò rất lớn trong việc xuất khẩu gạo của nước ta. D. Là nơi khai thác dầu khí. BÀI TẬP 5.2. Trong các bộ phim sau, bộ phim nào nói về vùng Đồng bằng Sông Cửu Long? A. Bộ phim Đất Phương Nam do nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Vinh Sơn đạo diễn và viết kịch bản, được chuyển thể từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi B. Bộ phim Sống mãi với thủ đô của đạo diễn Lê Đức Tiến, dựa theo tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô và Lũy hoa của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. C. Bộ phim Cánh đồng bất tận của đạo diễn Nguyễn Phan quang Bình, được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của tác giả Nguyễn Ngọc Tư BÀI TẬP 5.3. Em hãy nghe một đoạn trong bài hát sau và cho biết tên bài hát là gì? của nhác sỹ nào?(Sử dụng một đoạn của bài hát Bài ca Đất Phương Nam do ca sỹ Lan Hương thể hiện) A. Điệu buồn Phương Nam của nhạc sỹ Lư Nhất Vũ. B. Bài ca Đất Phương Nam của nhạc sỹ Lư Nhất Vũ. C. Hành trình trên đất phù sa của nhạc sỹ Thanh Sơn BÀI TẬP 5.4. Sau khi học xong bài học và tìm hiểu về vùng Tứ giác Long Xuyên. Em rút ra những bài học gì sau đây: A. Chúng ta phải bảo tồn các khu di tích lich sử. B. Có thể dùng phương pháp rửa trôi để khử phèn chua trong đất. C. Chỉ dùng các chất hóa hóa học để khử phèn chua trong đất. D. Thông qua việc học toán, chúng ta cũng tìm hiểu được các kiến thức khác như lịch sử, địa lý, sinh học, âm nhạc,... (Các đáp án sau chữ cái màu đỏ là đáp án đúng) Slide 20: Dặn dò tự học Slide 21: Tài liệu tham khảo IV. THÔNG TIN VỀ TÀI LIỆU THAM KHẢO. - Sách giáo khoa Toán 8 – tập 1 - Sách giáo viên Toán 8 – tập 1. - Sách Lịch sử 6, 7, 8, 9 - Sách địa lý 6, 7, 8, 9. - Phần mềm iSpring Presenter 8 (bản dùng thử). Tải tại trang - Phần mềm sửa nhạc GoidWave(bản dùng thử). Tải tại trang - Phần mềm làm phim ProShow Gold(dùng thử) tải tại trang - VIDEO Tứ giác Long Xuyên – những đổi thay và phát triển tải tại trang - Một số bài hát, bản nhạc tải tại trang
Tài liệu đính kèm:
- bai_thuyet_trinh_hinh_hoc_lop_8_tu_giac_tran_dinh_thong.doc