Bài thuyết trình Hình học Lớp 9 - Chủ đề: Hình nón, hình nón cụt, diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt

Bài thuyết trình Hình học Lớp 9 - Chủ đề: Hình nón, hình nón cụt, diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt

1. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ:

Hình nón – Hình nón cụt – Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt. Là phần hình học không gian trừu tượng, học sinh khó nhớ các công thức tính dẫn đến nhầm lẫn khi tính toán. Chủ đề hôm nay tôi xây dựng công thức dựa vào các mô hình và video để học sinh dễ nhớ và vận dụng tốt vào các bài tập thực tế.

2. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

 - Kiến thức: HS được giới thiệu và ghi nhớ các khái niệm về hình nón: đáy; mặt xung quanh; đường sinh; đường cao; mặt cắt song song với đáy của hình nón và có khái niệm về hình nón cụt.

 - Kỹ năng: Nắm chắc và biết sử dụng công thức tính diện tích xung quanh; diện tích toàn phần và thể tích của hình nón; hình nón cụt để tính toán và vận dụng tốt các kiến thức đã học vào các bài toán thực tế.

 - Thái độ: Giáo dục học sinh kĩ năng quan sát, kĩ năng tính toán linh hoạt.

 3. CÁC CÔNG CỤ PHẦN MỀM:

 - Phần mềm Microsoft Powerpoint.

 - Phần mềm cắt âm thanh Cool Edit Pro 2.1

 - Phần mềm làm phim Camstudeo

 - Phần mềm vẽ hình toán Geosketchpad

 - Phần mềm Presenter Adobe 7

 

doc 6 trang Hà Thảo 21/10/2024 510
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Hình học Lớp 9 - Chủ đề: Hình nón, hình nón cụt, diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUYẾT MINH GIÁO ÁN ELEARNING
CHỦ ĐỀ: HÌNH NÓN – HÌNH NÓN CỤT – DIỆN TÍCH 
 XUNG QUANH VÀ THỂ TÍCH CỦA 
 HÌNH NÓN, HÌNH NÓN CỤT. (HÌNH HỌC 9)
LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ:
Hình nón – Hình nón cụt – Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt. Là phần hình học không gian trừu tượng, học sinh khó nhớ các công thức tính dẫn đến nhầm lẫn khi tính toán. Chủ đề hôm nay tôi xây dựng công thức dựa vào các mô hình và video để học sinh dễ nhớ và vận dụng tốt vào các bài tập thực tế.
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
 - Kiến thức: HS được giới thiệu và ghi nhớ các khái niệm về hình nón: đáy; mặt xung quanh; đường sinh; đường cao; mặt cắt song song với đáy của hình nón và có khái niệm về hình nón cụt. 
	- Kỹ năng: Nắm chắc và biết sử dụng công thức tính diện tích xung quanh; diện tích toàn phần và thể tích của hình nón; hình nón cụt để tính toán và vận dụng tốt các kiến thức đã học vào các bài toán thực tế.
	- Thái độ: Giáo dục học sinh kĩ năng quan sát, kĩ năng tính toán linh hoạt.
	3. CÁC CÔNG CỤ PHẦN MỀM:
	- Phần mềm Microsoft Powerpoint.
	- Phần mềm cắt âm thanh Cool Edit Pro 2.1
	- Phần mềm làm phim Camstudeo
	- Phần mềm vẽ hình toán Geosketchpad
	- Phần mềm Presenter Adobe 7
	4. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI:
- Slide2: Giáo viên đặt vấn đề vào bài mới.
- Slide 3: Các hình ảnh thường thấy có dạng hình nón như: chiếc nón là, loa phát thanh, đỉnh ngọn tháp, đèn ngủ. Vậy hình nón là gì?
- Slide 4: Định nghĩa được hình nón thì ta dựng tam giác vuông AÔC, quay tam giác vuông AOC một vòng quanh cạnh góc vuông OA cố định, thì lúc này ta được một hình nón.
- Cạnh OC quét lên đáy của hình nón, là một hình tròn tâm O.
- Cạnh AC quét nên mặt xung quanh của hình nón, mỗi vị trí của AC được gọi là một đường sinh.
- A là đỉnh của hình nón và AÔ gọi là đường cao của hình nón.
- Slide 5: Các em thân mến, chiếc nón là có dạng mặt xung quanh của một hình nón. Vậy quan sát hình vẽ các em hãy nối cột như sau: Cột thứ nhất là các vị trí 1, 2, 3 và cột thứ hai bao gồm bề mặt xung quanh, đường tròn đáy, đường sinh.
- Slide 6: Khi triển khai mở một hình nón thì ta được hình gì?
- Slide 7: Các em thấy, khi ta khai triển mặt xung quanh của một hình tròn thì ta được hình quạt tròn.
Gọi r là bán kính đường tròn đáy, l là độ dài đường sinh.Các em hãy nối cột 1 và cột 2 thích hợp nhất.
- Slide 8: Như vậy từ hình vẽ ta dễ dàng suy luận như sau: Độ dài cung hình quạt tròn n độ, tâm S bán kính l là: pi l n trên 180
- Ngoài ra độ dài đường tròn đáy bán kính r sẽ là 2 pi r
- Mà hai hình này bằng nhau, do đó pi l n trên 180 bằng 2 pi r
 Ta suy ra được: r bằng ln trên 360
- Mà diện tích xung quanh hình nón diện tích hình quạt tròn nên ta được: Diện tích xung quanh bằng Pi l bình phương n trên 360, bằng pi l nhân ln trên 360, mà r bằng ln trên 360. Do đó ta sẽ thay thế vào và được: Diện tích xung quanh của hình nón bằng pi l r.
- Slide 9: Ta đã biết công thức tính diện tích xung quanh của hình nón. Vậy diện tích toàn phần của hình nón bằng gì? (xay dựng bằng bài tập)
- Slide 10: Học sinh quan sát thí nghiệm sau: Cho hai dụng cụ, một hình trụ và một hình nón có đáy là hai hình tròn bằng nhau. Chiều cao của hình nón bằng chiều cao của hỉnh trụ -> kết luận về thể tích hình nón?
- Slide 11: Giáo viên giới thiệu hình nón cụt.
- Slide 12: Các em quan sát, đèn treo ở trần nhà khi bật sáng sẽ tạo nên một cột sáng có dạng một hình nón cụt. Vậy dựa vào ứng dụng trên, em hãy trả lời câu hỏi: Vật dụng nào sau đây có dạng hình nón cụt.
- Slide 13: Công thức tính diện tích xung quanh và thể tích hình nón cụt.
- Slide 14: Một số vật dụng và kiến trúc có dạng hình nón và hình nón cụt.
- Slide 15: Tóm tắt nội dung kiến thức cần nắm.
- Slide 16, 17, 18: Bài tập củng cố
- Slide 19: Bài hát về chiếc nón lá Việt Nam.
- Slide 20, 21, 22, 23, 24: Vận dụng các kiến thức đã học vào bài tập thực tế.
- Slide 25: Hướng dẫn về nhà.
- Slide 26: Các tài liệu tham khảo.
- Slide 27: Kết thúc chủ đề.
Slide2: Các em thân mến, chương hình học không gian là chương cuối cùng của hình học lớp 9 với các nội dung: Hình trụ, hình nón và hình cầu. Và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một hình gắn liền với chiếc nón lá đó chính là hình nón. Vậy hình nón có những đặc điểm, những công thức tính toán như thế nào? Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ biết được điều đó.
Slide 3: Các em thân mếm, hàng ngày chúng ta thường thấy các vật dụng có dạng hình nón, ví dụ như: chiếc nón là, loa phát thanh, đỉnh ngọn tháp, đèn ngủ. 
Vậy hình nón là gì?
Slide 4: Các em thân mến để định nghĩa được hình nón thì ta dựng tam giác vuông AÔC, quay tam giác vuông AÔC một vòng quanh cạnh góc vuông ÔA cố định, thì lúc này ta được một hình nón.
- Cạnh ÔC quét lên đáy của hình nón, là một hình tròn tâm Ô.
- Cạnh AC quét nên mặt xung quanh của hình nón, mỗi vị trí của AC được gọi là một đường sinh.
- A là đỉnh của hình nón và AÔ gọi là đường cao của hình nón.
Slide 5: Các em thân mến, chiếc nón là có dạng mặt xung quanh của một hình nón. Vậy quan sát hình vẽ các em hãy nối cột như sau: Cột thứ nhất là các vị trí 1, 2, 3 và cột thứ hai bao gồm bề mặt xung quanh, đường tròn đáy, đường sinh.
- Em chọn sai rồi: Vị trí thứ nhất là bề mặt xung quanh , vị trí thứ hai là đường tròn đáy và vị trí thứ ba là đường sinh.
- Chúc mừng em, em chòn đúng rồi! Như vậy, Vị trí thứ nhất là bề mặt xung quanh , vị trí thứ hai là đường tròn đáy và vị trí thứ ba là đường sinh.
Slide 6: Các em hãy quan sát, khi triển khai mở một hình nón thì ta được hình gì?
- Em đã chọn sai rồi. Khi chúng ta mở một hình nón thì ta được hai hình đó là hình quạt tròn và hình tròn.
- Em đã chọn đúng rồi! Khi chúng ta mở một hình nón thì ta được hai hình đó là hình quạt tròn và hình tròn.
Slide 7: Các em thấy, khi ta khai triển mặt xung quanh của một hình tròn thì ta được hình quạt tròn.
Gọi r là bán kính đường tròn đáy, l là độ dài đường sinh.Các em hãy nối cột 1 và cột 2 thích hợp nhất.
- Em chọn sai rồi! Đường tròn đáy hình nón bằng độ dài cung hình quạt. Đường sinh hình nón bằng bán kính hình quạt và Diện tích xung quanh hình nón bằng diện tích hình quạt.
- Em đã nối đúng rồi! Đường tròn đáy hình nón bằng độ dài cung hình quạt. Đường sinh hình nón bằng bán kính hình quạt và Diện tích xung quanh hình nón bằng diện tích hình quạt.
Slide 8: Như vậy từ hình vẽ ta dễ dàng suy luận như sau: Độ dài cung hình quạt tròn n độ, tâm S bán kính l là: pi l n trên 180
- Ngoài ra độ dài đường tròn đáy bán kính r sẽ là 2 pi r
- Mà hai hình này bằng nhau, do đó pi l n trên 180 bằng 2 pi r
 Ta suy ra được: r bằng ln trên 360
- Mà diện tích xung quanh hình nón diện tích hình quạt tròn nên ta được: Diện tích xung quanh bằng Pi l bình phương n trên 360, bằng pi l nhân ln trên 360, mà r bằng ln trên 360. Do đó ta sẽ thay thế vào và được: Diện tích xung quanh của hình nón bằng pi l r.
Slide 9: Như vậy các em đã biết công thức tính diện tích xung quanh của hình nón. Vậy diện tích toàn phần của hình nón bằng gì?
- Em chọn sai rồi! Diện tích toàn phần của hình nón bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích đáy. Chính bằng diện tích xung quanh là pi r l cộng với diện tích đáy là pi r bình phương.
- Em chọn đúng rồi! Ta có diện tích toàn phần của hình nón bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích đáy. Chính bằng diện tích xung quanh là pi r l cộng với diện tích đáy là pi r bình phương.
Slide 10: Các em thân mến, để tìm ra thể tích của hình nón, ta có thí nghiệm sau: Cho hai dụng cụ, một hình trụ và một hình nón có đáy là hai hình tròn bằng nhau. Chiều cao của hình nón bằng chiều cao của hỉnh trụ. Quan sát thí nghiệm và em có kết luận gì về thể tích hình nón?
- Em đã chọn sai rồi! Vì mực nước chiếm một phần ba hình trụ dẫn đến thể tích hình nón sẽ bằng một phần ba thể tích hình trụ. Do đó thể tích hình nón bằng 1 phần ba pi r bình phương h.
- Xin chúc mừng em, em chọn đúng rồi! Thể tích hình nón bằng 1 phàn ba thể tích hình trụ.
Slide 11: Các em thân mến! Khi chúng ta dùng một mặt phẳng song song với đáy, cắt ngang hình nón. Thì phần hình nón nằm giữa mặt phẳng và mặt đáy được gọi là một hình nón cụt.
- Vậy hình nón cụt có bao nhiêu đáy?
- Em đã chọn sai rồi! Vì bề mặt cắt là mặt đáy nên hình nón cụt có hai đáy.
- Chúc mừng em! Hình nón cụt thì có 2 đáy.
Slide 12: Các em quan sát, đèn treo ở trần nhà khi bật sáng sẽ tạo nên một cột sáng có dạng một hình nón cụt. Vậy dựa vào ứng dụng trên, em hãy trả lời câu hỏi: Vật dụng nào sau đay có dạng hình nón cụt.
- Phương án em chọn chưa đúng! Vật dụng có dạng hình nón cụt chính là cái loa.
- Em chọn chính xác! Vật dụng có dạng hình nón cụt ở đây chính là cái loa.
Slide 13: Chúng ta sang phần: Diện tích xung quanh và thể tích hình nón cụt.
Từ các kiến thức đã học ở trên các em hãy vận dụng vào các bài tập thực tế.
Bài tập: Cái mũ của chú hề với các kích thước cho theo hình vẽ sau. Hãy tính tổng diện tích vải cần có để làm nên cái mũ (không kể riềm, mép, phần thừa).
- Các em hãy quan sát hướng dẫn sau:
Bài tập: Quan sát hình sau, cho ta hình ảnh của một cái đồng hồ cát với các kích thước kèm theo (AO = OB). Hãy so sánh tổng các thể tích của hai hình nón và thể tích hình trụ.
- Các em hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện bài tập.
Bài tập: Một cái xô bằng i nốc có dạng hình nón cụt đựng hóa chất, có các kích thước cho ở hình sau (đơn vị: cm).
a) Hãy tính diện tích xung quanh của xô.
b) Khi xô chứa đầy hóa chất thì dung tích của nó là bao nhiêu? 
 - Để tính diện tích xung quanh của xô thì ta áp dụng công thức diện tích xung quanh của hình nón cụt, S xung quanh = Pi nhân (r1 + r2) nhân e lờ.
- Để tính dung tích của xô, thì ta cần tính chiều cao của xô (dựa vào định lý Pytago). Sau đó ta áp dụng công thức tính thể tích của hình nón cụt. 
- Chúc các em trình bày tốt bài tập này nhé.
- Các em thân mến: Cối xay gió của Đôn-ki-hô-tê (là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tây Ban Nha Xéc-van-téc)
Đôn Ki-hô-tê: là một quý tộc nghèo. Vì ham mê truyện phiêu lưu, hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ trừ gian diệt bạo, cứu người lương thiện. Ông phong mình là hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Man-cha. Một trong những cuộc phiêu lưu mạo hiểm của Đôn Ki-hô- tê là đánh nhau với những chiếc cối xay gió.
- Các em hãy quan sát: Phần trên của cối xay gió có dạng một hình nón. Chiều cao của hình nón là 42cm và thể tích của nó là 17 600 cm3.
Em hãy giúp chàng Đôn-ki-hô-tê tính bán kính đáy của hình nón (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai). 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thuyet_trinh_hinh_hoc_lop_9_chu_de_hinh_non_hinh_non_cut.doc