Bài thuyết trình Vật lí Lớp 7 - Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn - Trần Thị Thanh Bình

Bài thuyết trình Vật lí Lớp 7 - Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn - Trần Thị Thanh Bình

Câu hỏi 1:

1. Em hãy kể tên các môi trường truyền âm?

 A) Chất rắn B) Chất lỏng

 C) Môi trường chân không. D) Chất khí

Đáp án: A,B,D.

Câu hỏi 2:

2. Vật nào phản xạ âm tốt?

A) Miếng xốp B) Tấm gỗ

C) Mặt gương D) Đệm cao su.

Đáp án: C

 

doc 10 trang Hà Thảo 22/10/2024 240
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Vật lí Lớp 7 - Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn - Trần Thị Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THUYẾT TRÌNH BÀI GIẢNG E-LEARNING.
BÀI 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
Môn : Vật lý 7
Giáo viên soạn giảng: Trần Thị Thanh Bình – Giáo viên Toán –Lý
Nguyễn Thị Diệu Hiền
Đơn vị: Trường THCS Lộc Ninh - TP Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình.
SLIDE
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH

Thông tin chung


Gviên: Ở bài học trước ta đã học bài môi trường truyền âm. Bây giờ cô kiểm tra bài cũ.

Câu hỏi 1:
1. Em hãy kể tên các môi trường truyền âm?
 A) Chất rắn B) Chất lỏng 
 C) Môi trường chân không. D) Chất khí 
Đáp án: A,B,D.

Câu hỏi 2:
2. Vật nào phản xạ âm tốt?
A) Miếng xốp B) Tấm gỗ 
C) Mặt gương D) Đệm cao su.
Đáp án: C

Thống kê điểm kiểm tra bài cũ và nhận xét.

Giáo viên đặt vấn đề: 
Chào mừng các em đã đến với bài giảng E - learning, môn Vật lý lớp 7. Trước khi vào bài học cô mời các em cùng xem một đoạn video sau (Video các loại âm thanh quen thuộc trong sinh hoạt hằng ngày)

Gviên dẫn dắt: Các em thân mến, các em vừa được xem những âm thanh quen thuộc gần gũi trong cuộc sống của chúng ta. Có những âm thanh nhẹ nhàng du dương như những bản bản nhạc đánh thức ta mỗi sớm mai thức dậy, tạo hứng khởi cho một ngày mới tràn đấy sức sống (hình ảnh minh họa). Nhưng có những âm thanh kéo dài gây ra tiếng ồn lớn, làm ta khó chịu ảnh hưởng đến thần kinh và sinh hoạt (hình ảnh minh họa). Vậy ta cần phải làm gì và có những giải pháp nào? để làm giảm, hạn chế bớt tiếng ồn. Bài học hôm nay cô cùng các em sẽ giải quyết vấn đề này. Ta cùng nghiên cứu: Bài 15- Chống ô nhiễm tiếng ồn.

GViên: Bài học hôm nay các em cần nắm được những nội dung chính sau đây: 
I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn. 
II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
III. Vận dụng: Vận dụng các kiến thức đã học trong bài để giải quyết một số bài tập và những tình huống thường gặp trong cuộc sống.

Gviên ĐVĐ: Các em thấy trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều phương tiện thiết bị gây ra những âm thanh to, nhỏ khác nhau (hình ảnh minh họa). Vậy cần căn cứ vào những dấu hiệu nào để giúp ta nhận biết tiếng ồn gây ô nhiễm. Cô trò mình cùng vào mục I của bài: 
I. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn. 
Các em hãy quan sát các hình sau và điền thông tin vào bảng.

Giáo viên đưa bảng:
(Học sinh được thực hiện hai lần) 
Gviên: Sau khi điền các thông tin vào bảng, các em thấy 3 hình trên có đặc điểm nào giống và khác nhau không?
Gviên thuyết trình: Ba hình trên có:
 - Điểm giống là âm thanh phát ra đều to.
 - Điểm khác: thời gian âm phát ra dài, ngắn khác nhau.
(Nhấn phím bất kì để sang nội dung tiếp theo)

 Gviên: Vậy thì qua đó hình nào trong 3 hình trên thể hiện tới mức ô nhiễm tiếng ồn?
Đáp án: B, C.
(Học sinh được thực hiện hai lần)

Gviên thuyết trình: Sau khi xem ba hình trên ta thấy:
- Hình thứ nhất: Tiếng sấm sét tuy to nhưng không kéo dài nên không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của con người. Do đó không xem là có ô nhiễm tiếng ồn.
- Hình thứ hai: Tiếng ồn của máy khoan to, kéo dài gây ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại và gây điếc tai người thợ khoan. Do đó có ô nhiễm tiếng ồn.
- Còn với hình ba: Tiếng ồn to, kéo dài từ chợ, gây ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh. Do đó có ô nhiễm tiếng ồn.

Học sinh xem 1 đoạn video về các loại tiếng ồn có thể gây ô nhiễm.

Gviên: Từ những nhận xét và những hình ảnh các em vừa được xem ở đọan phim trên. Để trả lời câu hỏi: Theo em thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm?
Giáo viên nêu đáp án và thuyết trình:
Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của con người.

Từ kết luận trên các em hãy cho biết trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn, trường hợp nào không có ô nhiễm tiếng ồn.
Học sinh làm 2 bài tập.
Bài tập 1: Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn:
Tiếng hét rất to sát tai
Làm việc cạnh máy xay xát thóc, gạo, ngô.
Trường học ở cạnh chợ.
Bệnh viện, trạm xá ở cạnh chợ
Đáp án: B, C, D
(Học sinh được thực hiện hai lần)

Bài tập 2: Trường hợp nào sau đây không có ô nhiễm tiếng ồn:
Làm việc trong phòng khép kín.
Làm việc bên cạnh các loại máy bào, máy khoan đang hoạt động.
Lớp học ở sát đường có nhiều xe cộ đi lại
 Đáp án: A
(Học sinh được thực hiện hai lần)

ĐVĐ chuyển mục:
Trong mục này các em đã tìm hiểu và nhận biết được tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn như thế nào? Trên thực tế tiếng ồn gây ô nhiễm có ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của con người hay không, nó còn gây ra tác hại nào nữa. Cần có biện pháp nào để giảm những tác hại đó. Chúng ta nghiên cứu mục: 
II. Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiêng ồn.

Gviên: Trước khi tìm hiểu các biện pháp chống ô nhiễm tiêng ồn. Chúng ta cùng xem đoạn phim sau, để biết các tác hại của việc ô nhiễm tiếng ồn.
(Clip về các tác hại của việc ô nhiễm tiếng ồn)

Câu hỏi:
Sau khi xem clip xong em hãy cho biết việc ô nhiễm tiếng ồn gây ra những tác hại nào?
A) Ảnh hưởng đến tai, bị nhồi máu cơ tim.
B) Suy giảm thị lực, rối loạn cơ quan nội tiết.
C) Gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu choáng váng, rối loạn giấc ngủ, giảm trí nhớ.
D) Gây khó chịu, lo lắng bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt và học tâp.
Đáp án: A,B,C,D
(Học sinh được thực hiện hai lần)


Gviên: (Giáo dục học sinh)
 Đây là hình ảnh quen thuộc các em thường thấy trong giờ ra chơi. Nhìn bề ngoài chúng ta cảm thấy rất đơn giản, nhưng nếu các em thường xuyên chơi và làm nhiều lần như thế thì nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bản thân như đau cổ họng, làm âm thanh bị trầm đi Không chỉ thế mà còn làm cho bạn mình đau tai, có thể thủng màng nhỉ, ảnh hưởng đến ngưỡng nghe của tai, gây điếc tai. Hơn thế nữa còn làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, bộ não đó là làm giảm trí nhớ gây đau đầu ảnh hưởng đến quá trình học tập và sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy các em không nên làm những hành động đó.

Gviên: Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta như thế nào và làm thế nào để chúng ta có thể hạn chế hay giảm thiểu sự tương tác tiêu cực của các âm thanh lớn đến sức khỏe. Các em cùng xem đoạn Clip sau. (Clip những tác hại của ô nhiễm tiếng ồn gây ra.)
Gviên: Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta như thế nào và làm thế nào để chúng ta có thể hạn chế hay giảm thiểu sự tướng tác tiêu cực của các âm thanh lớn đến sức khỏe. Các em cùng tìm hiểu những biện pháp sau.
(Gviên chiếu hình ảnh kèm theo thuyết trình)
* Gviên thuyết trình: Ở những nơi gần trường học, hay bệnh viện lượng người tham gia giao thông đông. Để giảm tiếng ồn trên, chúng ta phải có những biển báo hạn chế tiếng ồn.
* Sự đô thị hóa của các thành phố lớn, sự bùng nổ của các phương tiện tham gia giao thông là rất lớn, dân cư tập trung đông. Vì vậy phải xây dựng tường bê tông, ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc để giảm tiếng ồn.
* Trồng cây xanh giúp ta làm sạch môi trường sống, cải tạo thiên nhiên tốt và trồng cây xanh cũng góp phần làm giảm ô nhiễm tiếng ồn. Bởi vì khi âm truyền đến gặp lá cây sẽ phản xạ theo các hướng khác nhau.
* Các phòng học, các nhà hát, các phòng thu âm, người ta thường treo rèm, tường nhà dày bằng xốp, làm tường phủ dạ, thạch cao, phủ nhung để giảm tiếng ồn.

Gviên: Trên đây là một số biện pháp làm giảm thiểu tiếng ồn phổ biến trong cuộc sống đặc biệt là tiếng ồn giao thông. Từ những thông tin về các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn giao thông nêu trên. Em hãy làm bài tập sau: (Nối cột )
Đáp án: B, A, C
(Học sinh được thực hiện hai lần)

Gviên: Ở bài học trước các em đã biết những vật liệu nào là vật liệu phản xạ âm tốt, vật liệu nào là vật liệu phản xạ âm kém. Chính những vật liệu này thường được dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít. 
Học sinh làm bài tập: Em hãy kể tên một số vật liệu thường được dùng để ngăn chặn âm làm cho âm truyền qua ít?
Tường gạch
Tấm thạch cao
Gỗ
Bê tông.
Đáp án: A, B, C, D
(Học sinh được thực hiện hai lần)

Gviên: Chiếu nội dung về những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
 Để chống ô nhiễm tiếng ồn đặc biệt là tiếng ồn giao thông, người ta thường dùng những biện pháp sau:
1/ Treo biển báo “cấm bóp còi” tại những nơi gần, bệnh viện, trường học.
2/ Xây dựng tường bêtông ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc.
3/ Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây phản xạ theo các hướng khác nhau.
4/ Làm trần nhà, tường nhà dày bằng xốp, làm tường phủ dạ nhung để ngăn bớt âm truyền qua chúng.

Các em đã biết thế nào là ô nhiễm tiếng ồn, các tác hại và biện pháp hạn chế chúng. Các em hãy vận dụng những kiến thức này để chúng ta giải quyết một số bài tập sau.
III. Vận dụng:

Câu hỏi vận dụng 1:
Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?
Tiếng sấm sét
Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy.
Tiếng sóng biển ầm ầm
Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài. 
Đáp án: D
(Học sinh được thực hiện hai lần)

Câu hỏi vận dụng 2:
Vật nào dưới đây thường không được dùng làm vật cách âm giữa các phòng? 
Tường bê tông.
Cửa kính 2 lớp.
Rèm treo tường.
 Cửa gỗ.
 Đáp án: C.
(Học sinh được thực hiện hai lần)

Bài tập: Nối cột:
Đáp án: H.15.3: A,C
 H.15.2: C,B,D 
(Học sinh được thực hiện hai lần)

Gviên: (Giáo dục học sinh) - Chiếu clip (Về những âm thanh vượt ngưỡng nghe cho phép của tai người). 
Các em có biết không. Trong thực tế hằng ngày các em tiếp xúc với nhiều loại âm thanh quen thuộc mà những âm thanh trên vượt quá ngưỡng nghe cho phép của tai người rất nhiều. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho chúng ta và những người thân trong gia đình thì các em khi ra đường tham gia giao thông cần có trang bị cá nhân như: đội mũ, đeo khẩu trang, bông nút kín tai để hạn chế tối thiểu những tiếng ồn trên.
Hình ảnh về một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn khi tham gia giao thông

 Giáo viên: Các em đã nắm được các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. Hãy vận dụng kiến thức đó để giải quyết tình huống sau:
Câu hỏi tình huống: 
Giả sử nhà em ở gần chợ có rất nhiều người tham gia trao đổi buôn bán hàng hóa gần như cả ngày và đêm. Em hãy chọn phương án nào sau đây để chống ô nhiễm tiếng ồn:
Đặt cây cảnh trong nhà.
Luôn mở cửa cho thông thoáng.
Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà.
Chuyển nhà đi nơi khác.
Đáp án: C
(Học sinh được thực hiện hai lần)

Gviên thuyết trình có hình ảnh về việc áp dụng các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn liên hệ tại trường:
 Ngay tại trường THCS Lộc Ninh năm học 2016 – 2017 đã được cấp trên đầu tư xây dựng các phòng học chức năng. Việc xây dựng trên đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng cơ sở vật chất, tạo điều kiện tốt hơn cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Song song với việc đó, trong quá trình thi công tiếng ồn của xe chở vật liệu, tiếng ồn của máy trộn bê tông, máy hàn sắt liên tục hoạt động trên công trường ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh và việc giảng dạy của giáo viên. Do đó để khắc phục tình trạng trên nhà trường đã kết hợp với chi đoàn, đội thiếu niên tiền phong và các tổ chức đoàn thể trên địa bàn trang bị, hỗ trợ để cùng trường thực hiện một số biện pháp: Ví dụ treo rèm ở các lớp học, phòng học tiếng Anh, phòng học vi tính, phát động học sinh vệ sinh phong quang, trồng và chăm sóc các cây xanh. Cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự cho mọi người. Học sinh cần thực hiện nếp sống văn minh tại trường học đó là: bước nhẹ khi lên cầu thang, không nói chuyện trong lớp, không nô đùa, mất trật tự trong lớp học, trường học Chính những việc làm trên đã góp phần trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhiều năm qua. Vì vậy tập thể giáo viên và học sinh của trường luôn tạo một khí thế thi đua dạy tốt, học tốt là địa chỉ đáng tin cậy cho các phụ huynh tin yêu gửi gắm con em.

Các em hãy nhìn vào bản đồ tư duy để nắm lại nội dung chính của bài học hôm nay.


Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ sách giáo khoa.
- Làm các bài tập: 15.1; 15.3; 15.5; 15.8; SBT.
BÀI 16: TỔNG KẾT
CHƯƠNG 2: ÂM HỌC
- Trả lời phần tự kiểm tra và làm phần vận dụng ở trang 45 và 46 SGK.

Bài học hôm nay đã kết thúc. Một lần nữa cảm ơn các em đã chú ý lắng nghe và hợp tác cùng cô để hoàn thành tốt bài học này. Chúc các em khỏe, chăm ngoan, học giỏi.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thuyet_trinh_vat_li_lop_7_bai_15_chong_o_nhiem_tieng_on.doc
  • docThuyet trinh bai Dan Nhiet.doc