Đề kiểm định chất lượng học sinh Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Tân Kỳ

Đề kiểm định chất lượng học sinh Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Tân Kỳ

Câu I. ( 2.5 điểm)

“ Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục (tức tước đoạt) công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa”.

 (Hồ Chí Minh)

 (Theo Sách giáo khoa Lịch sử 8, trang 17, NXB Giáo dục, năm 2004)

Từ những kiến thức lịch sử đã học, em hiểu đoạn trích trên của Hồ Chí Minh như thế nào ?

Câu II (5.5 điểm) Dựa vào các dữ liệu dưới đây:

- Bảng so sánh về vị trí sản xuất công nghiệp của các nước đế quốc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

 

doc 6 trang thuongle 4240
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm định chất lượng học sinh Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Tân Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC SINH 
CÁC KHỐI 6,7,8, NĂM HỌC 2016-0217
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 02 trang)
Môn: Lịch sử 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày kiểm định: 13,14/4/2017
Câu I. ( 2.5 điểm)
“ Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục (tức tước đoạt) công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa”.
	(Hồ Chí Minh)
	(Theo Sách giáo khoa Lịch sử 8, trang 17, NXB Giáo dục, năm 2004)
Từ những kiến thức lịch sử đã học, em hiểu đoạn trích trên của Hồ Chí Minh như thế nào ?
Câu II (5.5 điểm) Dựa vào các dữ liệu dưới đây:
- Bảng so sánh về vị trí sản xuất công nghiệp của các nước đế quốc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
	Năm
Thứ nhất
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
1870
Anh
Pháp
Đức
Mĩ
1913
Mĩ
Đức
Anh
Pháp
- Thuộc địa của các nước đế quốc:
Các nước
Diện tích thuộc địa (km2)
Các nước
Diện tích thuộc địa (km2)
Anh
34 910 000
Mĩ
1 850 000
Pháp
10 250 000
Italia
1 460 000
 (Nguồn: Sách giáo viên Lịch sử 11, NXB Giáo dục năm 2002)
Em hãy:
1. Đầu thế kỷ XX, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ như thế nào ? Em có nhận xét gì về sự phát triển kinh tế giữa các nước tư bản trên ?
2. Vì sao cuối TK XIX, đầu TK XX các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa? Nêu nhận xét về sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở đầu thế kỷ XX ?
3. Từ sự phát triển kinh tế và sở hữu thuộc địa khác nhau giữa các nước đế quốc dẫn đến hệ quả gì trong quan hệ quốc tế đầu thế kỷ XX ?
Câu III. (5.0 điểm)
Dựa vào bảng dữ liệu sau:
Thời gian
Nội dung
1.9.1858
Quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta
17.2.1859
Pháp tấn công thành Gia Định
7.1860
Phần lớn quân Pháp bị điều động sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc
1862-1864
Khởi nghĩa Trương Định
10.12.1861
Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu chiến của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông
20.11.1873
Quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội
21.12.1873
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất
19.5.1883
Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai
 (Nguồn Sách giáo khoa Lịch sử 8, NXB Giáo dục, năm 2004)
Em hãy:
1. Chỉ rõ những cơ hội Việt Nam có thể đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi nước ta.
2. Nhận xét về thái độ chống thực dân Pháp của triều đình nhà Nguyễn.
Câu IV. ( 3.0 điểm)
Sách giáo khoa Lịch sử lớp 8, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2004 (Trang 121) nói về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam, có nêu khẩu hiệu:
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu,
Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”
Khẩu hiệu trên cho thấy sự thay đổi gì về mục tiêu đấu tranh trong quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam ? Sự thay đổi bắt đầu từ khi nào ? Tại sao có sự thay đổi đó ?
Câu V. (4.0 điểm)
Đọc tình huống sau:
Khi học Bài 28. Trào lưu cải cách Duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX (Lịch sử 8), bạn Nam và bạn Minh nêu ý kiến của mình như sau:
- Bạn Nam: Các đề nghị cải cách đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó.
- Bạn Minh: Các đề nghị cải cách mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến những vấn đề cơ bản của thời đại...
Em hãy:
1. Quan điểm của em như thế nào về ý kiến của bạn Nam và bạn Minh ? Vì sao ?
2. Nếu em là một nhà cải cách Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ XIX, em có những đề xuất gì đối với triều đình nhà Nguyễn ?
.....................Hết....................
Họ và tên thí sinh....................................................Số báo danh..................
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ 8
Câu
Nội dung
Điểm
I
“ Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục (tức tước đoạt) công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa”.
Từ những kiến thức lịch sử đã học, em hiểu đoạn trích trên của Hồ Chí Minh như thế nào ?
Đoạn trích trên của Hồ Chí Minh nói về hạn chế của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại (Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ, cách mạng tư sản Pháp...)
0.25
- Bởi vì: 
+ Cách mạng đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền; Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
025
+ Động lực chính của cách mạng là quần chúng nhân dân.
0.25
- Nhưng: 
+ Cách mạng chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi cơ bản của nhân dân (như quyền tự do, dân chủ...).
0.5
+ Không giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.
0.5
+ Không hoàn toàn xóa bỏ chế độ bóc lột.
0.5
+ Các nước tư bản đẩy mạnh xâm lược, áp bức thuộc địa...
0.25
Lưu ý: - Nếu thí sinh làm những điểm tích cực và hạn chế riêng của cách mạng tư sản Mĩ và Pháp cũng cho điểm tối đa. 
II
1. Đầu thế kỷ XX, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ như thế nào ? Em có nhận xét gì về sự phát triển kinh tế giữa các nước tư bản trên ?
- Anh: Kinh tế phát triển chậm lại; năm 1913, xuống hạng 3 sau Mĩ, Đức.
0.25
- Pháp: Sản xuất công nghiệp phát triển chậm, xuống hạng tư sau Mĩ, Đức và Anh.
0.25
- Mĩ: Sản xuất công nghiệp đức đầu thế giới...
0.25
- Đức: Kinh tế phát triển mạnh, đứng đầu châu Âu, thứ 2 thế giới.
0.25
Nhận xét: Sự phát triển không đồng đều giữa các nước đế quốc (các nước đế quốc già Anh-Pháp, phát triển chậm lại; các nước đế quốc trẻ Mĩ-Đức phát triển nhanh).
0.5
2. Vì sao cuối TK XIX, đầu TK XX các nước đế quốc đẩy mạnh xâm lược thuộc địa? Nêu nhận xét về sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở đầu thế kỷ XX ?
Các nước đế quốc tăng cường xâm chiếm và tranh giành thuộc địa vì:
Các thuộc địa có vai trò quan trọng đối với các đế quốc, là nơi đầu tư và tiêu thụ hàng hoá của chính quốc, nguồn cung cấp nguyên liệu và nhân công rẻ mạt, cung cấp binh lính cho các cuộc chiến tranh...
0.75
- Đầu thế kỷ XX, tình hình thuộc địa cơ bản đã được phân chia xong, trong đó:
+ Các nước tư bản phát triển đi trước như Anh, Pháp có rất nhiều thuộc địa.
+ Trong khi các nước tư bản mới có nền kinh tế phát triển không kém Anh, Pháp, thậm chí một số ngành còn vượt hai nước này như Đức, Mĩ thì lại có rất ít thuộc địa.
0.25
0.5
0.5
3. Từ sự phát triển kinh tế và sở hữu thuộc địa khác nhau giữa các nước đế quốc dẫn đến hệ quả gì trong quan hệ quốc tế đầu thế kỷ XX ?
- Sự phát triển kinh tế và sự phân chia thuộc địa không đồng đều giữa các nước đế quốc dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc tranh chấp thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt.
0.5
- Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi vào cuối thế kỷ XIX: Chiến tranh Trung – Nhật, chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha...
0.5
- Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất, lại ít thuộc địa. Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập “phe Liên Minh”, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới. Để đối phó, Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước.
0.5
- Đầu thế kỉ XX ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau, âm mưu xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh, một cuộc chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thị trường thế giới không thể tránh khỏi.
0.5
III
1. Chỉ rõ những cơ hội Việt Nam có thể đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi nước ta
+ Đầu năm 1860, Pháp sa lầy ở chiến trường châu Âu và Trung Quốc..., không thể viện trợ cho quân đội ở Việt Nam. Một phần lực lượng ở Gia Định cũng bị điều sang Trung Quốc tham chiến. Ở Gia Định chỉ còn khoảng 1000 quân đóng trên chiến tuyến dài 10km. Mặt khác, lúc này phong trào kháng chiến của quần chúng nhân dân lên cao, làm cho quân Pháp hoang mang, phải huỷ thành Gia Định xuống thuyền đóng quân. Đây là một cơ hội vô cùng lớn cho quân ta vì lực lượng quân Pháp lúc này rất ít ỏi, nếu ta tập trung lực lượng đế đánh thì sẽ giành được thắng lợi.
1.0
+ Ngày 21/12/1873, trận Cầu Giấy lần thứ nhất thắng lợi, tên chỉ huy Pháp là Gác ni ê chết tại trận, làm cho quân Pháp ở Hà Nội và nhiều nơi hoang mang dao động, ngược lại tinh thần quân ta lại lên cao. Đây là cơ hội tốt để chúng ta tiêu diệt chúng.
1.0
+ Ngày 19/5/1883: Trận Cầu Giấy lần thứ hai. Tên Rivie bỏ mạng, nhiều binh sĩ và sĩ quan địch bị bắt, giết, làm nức lòng quân dân ta, nhân dân ta quyết tâm đánh Pháp tới cùng, còn quân địch thì hoang mang cực độ.
1.0
+ Như vậy đây đều là 3 cơ hội tốt, hiếm có để quân và dân ta tiến lên phản công tiêu diệt địch. Tuy nhiên nhà Nguyễn, từ do dự, không kiên quyết đến đầu hàng giặc, từ từ dâng nước ta cho giặc, biến việc mất nước từ không tất yếu thành tất yếu.
0.5
2. Nhận xét về thái độ chống thực dân Pháp của triều đình nhà Nguyễn
- Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng lại bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc và thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).
0.75
- Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc.
0.75
IV
Khẩu hiệu trên cho thấy sự thay đổi gì về mục tiêu đấu tranh trong quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam ? Sự thay đổi bắt đầu từ khi nào ? Tại sao có sự thay đổi đó ?
- Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân ta đã chủ động phối hợp với triều đình để kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
0.5
- Trước thái độ bạc nhược, đầu hàng của nhà Nguyễn, nhân dân ta đã thay đổi mục tiêu đấu tranh: Đánh đổ cả thực dân Pháp và triều đình phong kiến nhà Nguyễn.
1.0
- Mục tiêu này thay đổi sau khi triều đình nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1873).
0.5
- Sở dĩ có sự thay đổi đó là vì: Do triều đình nhà Nguyễn đã phản đội nhân dân, từng bước đầu hàng thực dân Pháp (ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Hiệp ước Giáp Tuất (1873), công nhận về pháp lý chủ quyền của Pháp ở Nam Kỳ...
1.0
V
1. Quan điểm của em như thế nào về ý kiến của bạn Nam và bạn Minh ? Vì sao ?
- Ý kiến của bạn Nam đúng, vì: 
Trên thực tế các đề nghị cải cách đã đáp ứng được phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó như: chấn chỉnh bộ máy quan lại; phát triển kinh tế; chấn chỉnh quốc phòng, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục...
Tuy nhiên bạn Nam chưa nêu được những hạn chế của các đề nghị cải cách duy tân 
0.25
0.5
0,25
- Ý kiến của bạn Minh đúng, vì: 
Các đề nghị cải cách còn lẻ tẻ (như: đề nghị mở cửa biển; khai hoang, khai mỏ; chấn hưng dân khí...Chưa đề cập đến những vấn đề của thời đại (giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp...).
Tuy nhiên bạn Minh lại chỉ nêu được những điểm hạn chế của các đề nghị cải cách...
0.25
0.5
0.25
2. Nếu em là một nhà cải cách Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ XIX, em có những đề xuất gì đối với triều đình nhà Nguyễn ?
2.0
- Học sinh đề xuất ý kiến của mình về: Chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đối ngoại, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp...
- Giám khảo căn cứ vào những đề xuất hợp lý của học sinh để cho điểm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_dinh_chat_luong_hoc_sinh_lich_su_lop_8_nam_hoc_2016.doc