Đề kiểm tra học kì I Địa lí Lớp 8 - Năm học 2017-2018

Đề kiểm tra học kì I Địa lí Lớp 8 - Năm học 2017-2018

Câu 3: Đặc điểm sông ngòi châu á:

A. Mạng lới sông dày chảy từ nam lên bắc.

B. Phân bố đều, chế độ nớc phức tạp.

C. Nhiều hệ thống sông lớn nhng phân bố không đều.

D. Nhiều sông lớn với nguồn nớc do băng tuyết tan cung cấp.

Câu 4: Dầu mỏ, khí đốt của châu á tập trung chủ yếu ở:

A. Khu vực Tây Nam á . B. Khu vực Trung á.

C. Khu vực Đông Nam á. D. Khu vực Bắc á.

Câu 5: Đỉnh E-vơ-ret cao nhất thế giới nằm ở:

A. ấn Độ B. Trung Quốc C. Nê- pan D. Bu- tan

Câu 6: Khí hậu khu vực Tây Nam á khô hạn là do khu vực nằm ở vùng cao áp cận chí tuyến, ít chịu ảnh hởng của biển.

 A. Đúng B. Sai

 

doc 5 trang thuongle 3220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Địa lí Lớp 8 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đề kiểm tra môn địa lí 8 (đề 1)
 Học kì 1 năm học: 2017 - 2018
 (Thời gian làm bài: 45 phút)
Họ và tên: .. 
Lớp: 
I. Phần trắc nghiệm(3 điểm)
Câu 1: Kiểu khí hậu phổ biến của châu á là:
A. Khí hậu nhiệt đới và đại dương. B. Khí hậu ôn đới và gió mùa.
C. Khí hậu gió mùa và đại dương. D. Khí hậu gió mùa và lục địa
Câu 2: Gió mùa châu á chỉ có ở khu vực Đông Nam á
 A. Đúng B. Sai
Câu 3: Đặc điểm sông ngòi châu á:
A. Mạng lưới sông dày chảy từ nam lên bắc.
B. Phân bố đều, chế độ nước phức tạp.
C. Nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đều.
D. Nhiều sông lớn với nguồn nước do băng tuyết tan cung cấp.
Câu 4: Dầu mỏ, khí đốt của châu á tập trung chủ yếu ở:
A. Khu vực Tây Nam á . B. Khu vực Trung á.
C. Khu vực Đông Nam á. D. Khu vực Bắc á.
Câu 5: Đỉnh E-vơ-ret cao nhất thế giới nằm ở:
A. ấn Độ B. Trung Quốc C. Nê- pan D. Bu- tan
Câu 6: Khí hậu khu vực Tây Nam á khô hạn là do khu vực nằm ở vùng cao áp cận chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển. 
 A. Đúng B. Sai
II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và nguồn tài nguyên chủ yếu của khu vực Tây Nam á? Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình chính trị của khu vực?(1,5 điểm)
Câu 2: Trình bày đặc điểm địa hình của khu vực Nam á?(2 điểm)
Câu 3: Nêu đặc điểm kinh tế của Nhật Bản ? (2 điểm)
Câu 4: Hãy kể tên các nước và vùng lãnh thổ Đông á và vai trò của các nước và vùng lãnh thổ đó trong sự phát triển hiện nay trên thế giới?(1,5 điểm)
 Bài làm
Hướng dẫn chấm và biểu điểm: 
I. Trắc nghiệm (3 điểm- mỗi ý đúng 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
B
C
A
C
A
II. Tự luận(7 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
- Vị trí: Tây Nam á nằm ở giữa ba châu lục: á, Âu, Phi, có vị trí chiến lược quan trọng.
- Tài nguyên: Dầu mỏ trữ lượng nhiều nhất thế giới.
- ảnh hưởng đến tiùnh hình chính trị: Luôn xảy ra các cuộc tranh chấp, chiến tranh vì dầu mỏ.Tình hình chính trị không ổn định.
1,5
2
 Địa hình Nam á: Gồm 3 miền:
- Phía Bắc là hệ thống núi Hy-ma-lay-a cao đồ sộ nhất thế giới.
- Nằm giữa là đồng bằng ấn- hằng rộng, thấp , khá bằng phẳng do 2 sông ấn và sông hằng bồi đắp.
- Phía Nam là sơn nguyên Đề can hai sườn được nâng cao tạo thành 2 dãy núi: Gát đông và Gát Tây.
2
3
- Kinh tế Nhật Bản: Công nghiệp hàng đầu thế giới, có nhiều ngành mũi nhọn: Chế tạo ô tô, tàu biển, công nghiệp điện tử, vi điện tử, hàng không vũ trụ.Thương mại, du lịch phát triển ccao. Thu nhập đầu người cao, chất lượng cuộc sống cao và ổn định.
2
 4
- Trừ Triều Tiên có nền kinh tế phát triển chậm, còn các nước khác đều có trình độ công nghệ cao, nền kinh tế phát triển và đều xuất siêu ra thị trường thế giới.
- Vì lẽ đó, hầu hết các nước và vùng và vùng lãnh thổ Đông á đều có vai trò to lớn đối với sự phát triển hiện nay của thế giới, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của thế giới.
1,5
đề kiểm tra môn địa lí 8 (đề 2)
Học kì 1 năm học: 2017 - 2018
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Họ và tên: 
Lớp: ..
I .Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Kiểu khí hậu phổ biến của châu á là:
A. Khí hậu nhiệt đới và đại dương. B. Khí hậu ôn đới và gió mùa.
C. Khí hậu gió mùa và đại dương. D. Khí hậu gió mùa và lục địa
Câu 2: Gió mùa châu á chỉ có ở khu vực Đông Nam á
 A. Đúng B. Sai
Câu 3: Đặc điểm sông ngòi châu á:
A. Mạng lưới sông dày chảy từ nam lên bắc.
B. Phân bố đều, chế độ nước phức tạp.
C. Nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân bố không đều.
D. Nhiều sông lớn với nguồn nước do băng tuyết tan cung cấp.
Câu 4: Dầu mỏ, khí đốt của châu á tập trung chủ yếu ở:
A. Khu vực Tây Nam á . B. Khu vực Trung á.
C. Khu vực Đông Nam á. D. Khu vực Bắc á.
Câu 5: Đỉnh E-vơ-ret cao nhất thế giới nằm ở:
A. ấn Độ B. Trung Quốc C. Nê- pan D. Bu- tan
Câu 6: Khí hậu khu vực Tây Nam á khô hạn là do khu vực nằm ở vùng cao áp cận chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng của biển. 
 A. Đúng B. Sai
II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: Những thành tựu về nông nghiệp của các nước châu á được biểu hiện như thế nào?(2 điểm)
Câu 2: Trình bày đặc điểm kinh tế của ấn độ?(2 điểm)
Câu 3: Nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông á?(1,5 điểm)
Câu 4: Hãy kể tên các nước và vùng lãnh thổ Đông á và vai trò của các nước và vùng lãnh thổ đó trong sự phát triển hiện nay trên thế giới?(1,5 điểm)
 Hướng dẫn chấm và biểu điểm 
I. Trắc nghiệm (3 điểm- mỗi ý đúng 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
B
C
A
C
A
II. Tự luận(7 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
Thành tựu về nông nghiệp của các nước châu á được biểu hiện:
- Các nước châu á sản xuất 93% sản lượng lúa gạo của thế giới, xuất khẩu nhiều lúa gạo nhất thế giới. Sản xuất ra 39% sản lượng lúa mì của thế giới. Đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cho thế giới.
- Chăn nuôi phát triển, vật nuôi đa dạng.
2
2
 Kinh tế ấn Độ: Phát triển nhất khu vực Nam á.
- Công nghiệp hiện đại nhiều ngành công nghệ cao, tinh vi, chính xác.
- Nông nghiệp: Thực hiện thành công cuộc :cách mạng xanh và cuộc :cách mạng trắng.
- Dịch vụ: Phát triển mạnh chiếm 48 % GDP, bình quân GDP đầu người ngày càng tăng.
2
3
- Phần đất liền:
+ Phía tây: Núi cao hiểm trở, sơn nguyên cao, bồn địa rộng lớn.
+ Phía đông: Nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ xen đồi núi thấp.
- Phần hải đảo: Vùng núi trẻ, nhiều động đất và núi lửa.
1,5
4
- Trừ Triều Tiên có nền kinh tế phát triển chậm, còn các nước khác đều có trình độ công nghệ cao, nền kinh tế phát triển và đều xuất siêu ra thị trường thế giới.
- Vì lẽ đó, hầu hết các nước và vùng và vùng lãnh thổ Đông á đều có vai trò to lớn đối với sự phát triển hiện nay của thế giới, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của thế giới.
1,5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_dia_li_lop_8_nam_hoc_2017_2018.doc