Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Diễn Châu
Câu 1. ( 5.5 điểm)
Từ những kiến thức đã học về Lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917), em hãy:
a. Trình bày những hiểu biết của em về Cách mạng tư sản.
b. Kể tên các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu.
Câu 2. ( 4 điểm)
Lập bảng so sánh Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 với các cuộc Cách mạng tư sản trước đó theo các nội dung sau:
Nội dung so sánh Các cuộc cách mạng tư sản Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Nhiệm vụ
Giai cấp lãnh đạo
Lực lượng
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi huyện Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Diễn Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 8 NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Lịch sử - (Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1. ( 5.5 điểm) Từ những kiến thức đã học về Lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917), em hãy: a. Trình bày những hiểu biết của em về Cách mạng tư sản. b. Kể tên các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu. Câu 2. ( 4 điểm) Lập bảng so sánh Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 với các cuộc Cách mạng tư sản trước đó theo các nội dung sau: Nội dung so sánh Các cuộc cách mạng tư sản Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Nhiệm vụ Giai cấp lãnh đạo Lực lượng Kết quả, ý nghĩa Câu 3.( 7 điểm) Trình bày bối cảnh lịch sử, kể tên các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất? Sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp trong giai đoạn này đặt ra cho cách mạng Việt Nam những vấn đề gì cần giải quyết? Câu 4.(3,5 điểm) So sánh điểm giống và khác nhau giữa phong trào Cần vương với cuộc khởi nghĩa Yên Thế? ------------------------------------------ Hết ---------------------------------------------- Giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: ..SBD: . ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM HSG MÔN LỊCH SỬ 8 ( Đáp án gồm 3 trang) Câu/ý Nội dung Điểm 1 Từ những kiến thức đã học về Lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917) 5.5 a. Trình bày những hiểu biết của em về Cách mạng tư sản. - Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản(hay quý tộc mới) lãnh đạo, nhằm lật đổ chế độ phong kiến. 1 - Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. 1 - Cách mạng tư sản bắt đầu từ thế kỷ 16 kéo dài tới thế kỷ 20. 0.5 b. Kể tên các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu. - Cách mạng Hà Lan (Thế kỉ XVI) 0.5 - Cách mạng tư sản Anh (Thế kỉ XVII) 0.5 - Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (1775 ) 0.5 - Cách mạng tư sản Pháp 1789- 1794 0.5 - Cuộc Duy Tân Minh Trị 1868 0.5 - Cách mạng Tân Hợi 1911 0.5 2 Lập bảng so sánh Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 với các cuộc cách mạng tư sản trước đó theo các nội dung sau: 4 Nội dung so sánh Các cuộc cách mạng tư sản Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Nhiệm vụ Lật đổ phong kiến, giành chính quyền về tay tư sản, xây dựng chế độ tư bản. Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, giành chính quyền về tay nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Giai cấp lãnh đạo Tư sản liên minh với quý tộc mới Vô sản Lực lượng Tư sản và nông dân Công nhân và nông dân Kết quả, ý nghĩa - Lật đổ nền thống trị phong kiến, đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản. - Lật đổ phong kiến, đưa tư sản lên nắm quyền; xác lập chế độ tư bản, mở đường cho kinh tế tư bản phát triển, mở ra một thời đại mới của lịch sử loài người – thời cận đại. Các cuộc cách mạng tư sản chỉ thay chế độ bóc lột phong kiến sang bóc lột tư bản nhân dân lao động đều không được hưởng các quyền lợi. - Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản ở Nga, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. - Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga đưa nhân dân lao động lên nắm quyền, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức đưa loài người bước sang thời kì lịch sử mới – thời hiện đại. * Lưu ý. Thí sinh làm đến mức độ nào cho điểm ở mức độ đó. 1 0.5 0.5 0.5 1 0.5 3 Trình bày bối cảnh lịch sử, kể tên các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất? Sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp trong giai đoạn này đặt ra cho cách mạng Việt Nam những vấn đề gì cần giải quyết? 7 Trình bày bối cảnh lịch sử, kể tên các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất. * Bối cảnh lịch sử + Sau khi phong trào Cần Vương thất bại, nhiều cuộc đấu tranh yêu nước chống Pháp theo hướng mới tiếp tục nổ ra. 0.5 +Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp làm cho xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc, các giai cấp, tầng lớp mới được hình thành. 0.5 + Tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào Việt Nam hình thành nên một xu hướng cứu nước mới. 0.5 *Các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất. - Phong trào Đông Du (1905-1909) 0.25 - Phong trào Đông kinh nghĩa thục (1907) 0.25 - Cuộc vận động Duy tân. 0.25 - Phong trào chống thuế Trung Kì (1908). 0.25 Sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp trong giai đoạn này đặt ra cho cách mạng Việt Nam những vấn đề cần giải quyết: - Cần lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và xu thế phát triển của thế giới. 1.5 - Xác định đúng các vấn đề cốt lõi của cách mạng như: nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, lực lượng, phương pháp cách mạng 1.5 - Xác định được mối liên hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới 1.5 4 So sánh điểm giống và khác nhau giữa phong trào Cần vương với cuộc khởi nghĩa Yên Thế? 3.5 * Giống nhau - Đều là các cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp. - Nêu cao tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường của người chỉ huy và nghĩa quân. - Được nhân dân ủng hộ. - Biết lợi dụng địa bàn để xây dựng căn cứ, có lối đánh phù hợp. - Kết quả: đều thất bại. 0.5 0.25 0.25 0.25 0.25 * Khác nhau: - Mục đích: + Phong trào Cần Vương là phò vua cứu nước. + Khởi nghĩa Yên Thế là đấu tranh bảo vệ mảnh đất ở địa phương Yên Thế (giữ đất, giữ làng). 0.75 - Thành phần lãnh đạo: + Phong trào Cần Vương là những sĩ phu, văn thân. + Khởi nghĩa Yên Thế là nông dân. 0.75 Thời gian tồn tại: Cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài hơn. 0.5 * Thí sinh có thể trình bày theo cách khác nhưng đảm bảo kiến thức vẫn cho điểm tối đa.
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_lich_su_lop_8_nam_hoc_2018_2.docx