Giáo án Giáo dục công dân Khối 8 - Tiết 4, Bài 4: Giữ chữ tín - Năm học 2018-2019

Giáo án Giáo dục công dân Khối 8 - Tiết 4, Bài 4: Giữ chữ tín - Năm học 2018-2019

A. Khởi động:

Hoạt động 1: Tình huống xuất phát(3’)

1. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tâm thế cho hs trước khi vào bài.

2. Phương pháp: thuyết trình.

3. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.

4. Phương tiện dạy học: không.

5. Sản phẩm: hs có tâm thế trước khi vào bài.

Hoạt động 2: Đặt vấn đề: (12’)

1. Mục tiêu: Nêu được vấn đề về giữ chữ tín thông qua truyện đọc

2. Phương pháp: thuyết trình, hỏi và trả lời, thảo luận nhóm, động não.

3. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm.

4. Phương tiện dạy học: câu hỏi, sgk

5. Sản phẩm: Hs hình thành tư duy đặt vấn đề về giữ chữ tín thông qua truyện đọc

 

docx 12 trang thucuc 3501
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Khối 8 - Tiết 4, Bài 4: Giữ chữ tín - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN
TIEÁT
TEÂN BAØI HOÏC
NGÀY SOẠN
NGÀY GIẢNG
04
04
Bài 4 : GIỮ CHỮ TÍN
12/09/2018
19/09/2018
1. OÅn ñònh toå chöùc: (1 phuùt)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
a. Thế nào là tôn trọng người khác? 
b. Nêu một vài biểu hiện của việc tôn trọng người khác? Tôn trọng người khác có tác dụng gì cho xã hội? 
* Đáp án: 
- Tôn trọng người khác là đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của mọi người khác. (4 điểm )
- Biểu hiện tôn trọng: Biết lắng nghe; biết cư xử lễ phép, lịch sự với người khác; biết thừa nhận và học hỏi những điểm mạnh của người khác; tôn trọng những sở thích, thói quen, bản sắc riêng của người khác; không xâm phạm tài sản, thư từ, nhật kí, sự riêng tư của người khác. (4 điểm )
- Mọi người biết tôn trọng lẫn nhau sẽ góp phần làm cho quan hệ xã hội trong sáng, lành mạnh và tốt đẹp hơn. (2 điểm )
A. Khởi động:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát(3’)
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tâm thế cho hs trước khi vào bài.
2. Phương pháp: thuyết trình.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: không.
5. Sản phẩm: hs có tâm thế trước khi vào bài.
Nội dung hoạt động:
Noäi dung
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa HSø
NLHT
Cơ sở để củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau, đó là lòng tin. Làm thế nào để xây dựng được lòng tin của mọi người. Bài học hôm nay sẽ giải đáp câu hỏi đó.
HS lắng nghe
Nl giao tiếp
B. Hình thành kiến thức:
Hoạt động 2: Đặt vấn đề: (12’)
1. Mục tiêu: Nêu được vấn đề về giữ chữ tín thông qua truyện đọc 
2. Phương pháp: thuyết trình, hỏi và trả lời, thảo luận nhóm, động não.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm.
4. Phương tiện dạy học: câu hỏi, sgk
5. Sản phẩm: Hs hình thành tư duy đặt vấn đề về giữ chữ tín thông qua truyện đọc 
2. Bài mới : 
Nội dung
Họat đông của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Năng lực hình thành
I. Đặt vấn đề:
Thảo luận các tình huống
* Kết luận: Phải biết giữ lời hứa
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đặt vấn đề(5p)
GV chia HS thành nhóm để thảo luận mục đặt vấn đề theo câu hỏi SGK.
Nhóm 1:
 1. Tìm hiểu việc làm của nước Lỗ
2. Tìm hiểu việc làm của Nhạc Chính Tử. Vì sao Nhạc Chính Tử làm như vậy?
Nhóm 2:
 1. Một em bé đã nhờ Bác điều gì?
 2. Bác đã làm gì và vì sao Bác làm như vậy?
Nhóm 3:
Người sản xuất, kinh 
doanh hàng hóa phải làm tốt việc gì đối với người tiêu dùng? Vì sao?
 2. Kí kết hợp đồng phải làm đúng điều gì? Vì sao không được làm trái với quy định kí kết?
Nhóm 4: 
1. Biểu hiện nào của việc làm được mọi người tin cậy, tín nhiệm?
2. Trái ngược với những việc làm ấy là gì? Vì sao không được tin cậy, tín nhiệm.
* GV chốt lại: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ với mọi người xung quanh (nói và làm phải đi đôi với nhau) 
 Giữ đúng lời hứa là biểu hiện quan trọng nhất của chữ tín, song giữ chữ tín không phải chỉ giữ lời hứa mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa (chất lượng, hiệu quả, sự tin cậy của mọi người ... trong công việc, quan hệ xã hội...)
- Cử đại diện trình bày. -> Nhóm khác nhận xét bổ sung. 
N1: 1. Nước Lỗ phải cống nạp một cái đỉnh quý cho nước Tề. Nước Lỗ làm đỉnh giả mang sang.
2. Vua Tề chỉ tin người mang đi là Nhạc chỉnh Tử. Nhưng ông không chịu đưa sang vì cái đỉnh giả đó sẽ làm mất lòng tin của vua Tề với ông.
N2: Một em bé nhờ Bác mua một cái vòng bạc. Bác đã hứa và đã giữ lời hứa đó. Bác làm như vậy vì Bác là người giữ chữ tín.
N3:1.Những việc làm tốt của người sản xuất và kinh doanh:
- Đảm bảo chất lượng hàng hóa; giá thành; mẫu mã, thời gian, thái độ.
- Vì nếu không làm như vậy sẽ mất lòng tin đối với khách hàng và hàng hóa sẽ không tiêu thụ được.
2. Kí kết hợp đồng phải :
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu đã kí kết.
- Nếu không làm đúng sẽ ảnh hưởng đến yếu tố kinh tế, thời gian, uy tín... đặc biệt là lòng tin giữa hai bên.
N4:1. Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo, làm tròn trách nhiệm, trung thực.
 2. Làm qua loa đại khái, gian dối, sẽ không được tin cậy, tín nhiệm vì không biết tôn trọng nhau không, biết giữ chữ tín. 
Hợp tác, giao tiếp.
Hoạt động 3: Nội dung bài học (12’)
1. Mục tiêu: HS hieåu ñöôïc theá naøo là giữ chữ tín, bieåu hieän cuûa giữ chữ tín, ýÙ nghóa cuûa giữ chữ tín.
2. Phương pháp: thuyết trình, hỏi và trả lời, thảo luận nhóm, động não.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm.
4. Phương tiện dạy học: câu hỏi, sgk.
5. Sản phẩm: HS hieåu ñöôïc theá naøo là giữ chữ tín, bieåu hieän cuûa giữ chữ tín, ýÙ nghóa cuûa giữ chữ tín.
Nội dung hoạt động:
Nội dung
Họat đông của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Năng lực hình thành
II. Nội dung bài học:
1. Thế nào là giữ chữ tín:
- Là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau .
- Những biểu hiện của giữ chữ tín: Giữ lời hứa, đã nói là làm, tôn trọng những điều cam kết, .
- Không giữ chữ tín: Nói một đằng làm một nẻo; chỉ nói không làm; không giữ lời hứa;
2. Ý nghĩa: 
- Sẽ được mọi người tin cậy, tín nhiệm; giúp mọi người đoàn kết dễ dàng hợp tác với nhau .3. Cách rèn luyện: 
- Làm tốt nhiệm vụ của mình 
- Hoàn thành nhiệm vụ 
- Đúng hẹn 
- Giữ được lòng tin
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học: (9 p)
? Qua phần đặt vấn đề em hiểu thế nào là giữ chữ tín.
? Ý nghĩa của việc giữ chữ tín 
? Theo em phải rèn luyện như thế nào để trở thành người giữ chữ tín?
Gv chốt kiến thức
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs lắng nghe
Hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề.
C. Luyện tập: (5’)
1. Mục tiêu: Giúp hs giải quyết các bài tập SGK
2. Phương pháp: hỏi và trả lời, động não.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: sgk
5. Sản phẩm: hs giải quyết được bài 1.
Nội dung hoạt động:
Nội dung
Họat đông của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Năng lực hình thành
III. Bài tập:
Bài tập 1: Xác định những hành vi giữ chữ tín:
a) Hành vi của Minh không phải hành vi giữ chữ tín. 
b) Bố Trung không phải là không giữ chữ tín. 
 c) Nam không giữ chữ tín.
d) Ông Vĩnh không giữ chữ tín.
đ) Lan không giữ chữ tín.
e) Nga không giữ chữ tín
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập( 10 p)
BT1/12: HS làm việc cá nhân
BT2/13: HS thảo luận nhóm
.Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét
Hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, ra quyết định thực hiện các bài tập.
D. Vận dụng tìm tòi mở rộng (5’)
1. Mục tiêu: Giúp hs mở rộng, nâng cao hiểu biết về lòng tự trọng
2. Phương pháp: thuyết trình, hỏi và trả lời, động não.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: Giáo án, SGK
5. Sản phẩm: Hs làm bài tập nhanh
Noäi dung
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa HSø
NLHT
? Hãy chọn những dòng ở cột A nối với cột B sao cho đúng 
Cột A
Cột B
1. Tôn trọng người khác 
a. Không tham của rơi 
2. Liêm khiết 
b. Đến nơi đúng hẹn
3. Giữ chữ tín 
c. Không quay cóp trong thi cử 
d. Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện
 .
-Hs: suy nghĩ, trả lời
-> Trả lời: 1-b,d ; 2-a,c ;3-b
NL tư duy
NL giải quyết vấn đề, 
E. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Học phần nội dung, lấy được ví dụ.
- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài 6:Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh 
* Câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá.
Câu 1: Em hiểu thế nào là giữ chữ tín ? 
Câu 2: Tìm 2 hành vi giữ chữ tín và 2 hành vi không giữ chữ tín? 
Câu 3: Đặt một tình huống: rèn luyện hành vi giữ chữ tín? 
Có một lần, Khổng Phu Tử rời nước Ngụy đi đến một nước khác. Phu Tử trông thấy một vị đại thần của nước Ngụy đang ở đó chế tạo một lượng lớn vũ khí phản động. Phu Tử nhìn thấy liền lập tức liên tưởng được, nếu họ mà phản động thì sẽ có kết quả thế nào đây? Nhất định là nhân sẽ không còn đường sống. Tên phản động này thấy Phu Tử đã phát hiện ra mưu đồ của hắn liền bao vây Phu Tử lại không để ông đi. Hắn ta nói với Phu Tử: “Ngài phải ngước nhìn trời mà thề sẽ không nói ra chuyện của tôi, thì tôi mới để ngài đi”. Phu Tử nói: “Được. Tôi hứa với anh”. Thế rồi, quân đội rút đi. Sau khi rút đi, Phu Tử lập tức nói với học trò: “Đi thôi, về nước Ngụy, nói với quân vương biết”. Tử Lộ liền nói: “Thưa Phu Tử, sao thầy nói lại không giữ lời ạ?”, Phu Tử nói với Tử Lộ rằng: “Uy tín lúc bị uy hiếp, có thể không phải tuân thủ, mà dù ta có đi thông báo, thì uy tín cá nhân ta có bị hủy hoại cũng không sao, chỉ cần hàng ngàn vạn người dân tránh được tai nạn là được. Cho nên, Phu Tử có thể bỏ qua những thứ hư ảo bên ngoai, mà thành tựu lợi ích chân thật của nhân dân. Đây chính là hiểu được thiên biến vạn ứng như thế nào.
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, là người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh của Người được lưu giữ trong trái tim mỗi người Việt Nam. Hơn bốn mươi năm Bác đã đi xa nhưng Bác vẫn mãi là tấm gương sáng cho hàng triệu người dân Việt Nam và thế giới.
Hồi ở Pác Pó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:
Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé! 
Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói:
Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu. 
Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé – bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:
- Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phảilàm được, đó là "chữ tín". Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.
Bác Hồ là người bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn luôn giữ lời hứa với mọi người, đặc biệt là với các em nhỏ. Chúng ta phải biết tôn trọng chữ tín bởi nó là nền tảng, hành vi đạo đức từ xưa đến nay.
Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay
Giữ chữ tín là phẩm chất cao quý trong đời sống xã hội cho nên việc bội tín không chỉ làm xấu bản thân mà con gây tác hại đối với người khác. Chúng ta phải thực hiện tốt lời mình đã hứa để hoàn thiện nhân cách. Lòng tin bắt nguồn từ xã hội hướng tới cái thiện, chữ tín trở thành phạm trù đạo đức trong quan hệ ứng xử.
Qua câu chuyện này, chúng ta rút ra được rằng nên sống và làm theo tấm gương đạo đức của Bác để Có một câu chuyện “Ba nghìn dặm không mất tín”, kể về hai người bạn gặp nhau vào khoảng đầu mùa xuân. Trước khi chia tay, chủ nhà hỏi người bạn của mình rằng, khi nào thì lại đến chơi. Người bạn kia hẹn vào tết Trung thu sẽ tới để hai người cùng ngắm trăng.
Đến tết Trung thu, chủ nhà mang rượu và thức ăn ra hoa viên sau nhà, không ăn không uống mà kiên trì ngồi chờ bạn đến. Đến lúc gần tới canh 3, người bạn kia quả nhiên đi đến, đứng ngoài cửa hoa viên hỏi: “Hiện tại chưa qua canh 3 nên vẫn tính đang là ngày rằm chứ?”.
Chủ nhà trả lời bạn: “Chưa qua, chưa qua, đương nhiên vẫn là rằm tháng tám rồi. Tôi biết rõ ngài nhất định sẽ đến, bởi vì trong trí nhớ của tôi thì ngài chưa thất tín với tôi bao giờ. Xin mời, mau vào cùng tôi uống rượu ngắm trăng”. Chủ nhà nói xong liền chạy lại cổng của hoa viên mời bạn.
Người bạn vội nói: “Xin ngài đừng qua đây! Vì gặp chuyện đặc biệt nên ta không thể gặp ngài đúng hẹn. Ta từng nghe có người nói, con người mà trút bỏ đi thân thể rồi thì chỉ trong tích tắc, nguyên thần có thể đi ngàn dặm đường. Cho nên, vào canh hai ta đã trút bỏ đi thân thể của mình để có thể đi ba nghìn dặm đến đây trước canh ba. Giờ ta đã ở đây rồi, xem ra lời ấy cũng không phải hư truyền. Ta với ngài giờ đã là Âm Dương cách biệt, nhưng dù sao thì ta cũng đã giữ được lời hứa với ngài”.
Người bạn trong câu chuyện này đã đặt chữ tín ở vị trí trọng yếu nhất, thậm chí còn cao hơn cả tính mạng của mình.
Trong cuốn: “Sử ký. Quý bố loan bố liệt truyện” có ghi chép rằng: “Đắc thiên lưỡng hoàng kim, bất như đắc quý bố nhất nặc”. (Tạm dịch: Được trăm cân vàng cũng không bằng một tiếng ừ của Quý Bố). Thời Hán Sở phân tranh, Quý Bố là tùy tướng của Hạng Võ, là một người rất coi trọng chữ tín. Mỗi khi ông đã hứa hẹn với ai điều gì thì không bao giờ ông để thất hứa. Cho nên người đời xem lời hứa của Quý Bố rất có giá trị, ví là quý hơn cả trăm nén vàng vậy. Người đời sau nói: “Lời hứa đáng giá ngàn vàng“, đều có ý chỉ lời hứa có giá trị vô cùng to lớn.
Ngày nay lời hứa không đáng giá một đồng. Ngay cả hợp đồng lập ra cũng có hợp đồng giả, những thứ như công văn giả, văn bằng giả, giấy chứng nhận giả ở khắp nơi đều có.
Người xưa khi nói thường hay dùng từ “tín nghĩa”, lời một khi đã nói ra thì cả đời sẽ phải thực hiện. Ngày nay, chữ “tín nghĩa” thường được ghi thành “tín dự” (tín tâm và danh dự), chỉ khác nhau một chữ, nhưng ý nghĩa thì đã sai khác ngàn dặm. Đa số từ ấy ngày nay chỉ để thỏa mãn ham muốn cá nhân của mình chứ không hề nói tới đạo nghĩa.
Nhân vật chính trong câu chuyện xưa, vì giữ lời hứa mà sẵn sàng trả giá bằng mạng sống của mình. Lời một khi nói ra thì có trời đất chứng giám, cho nên, đừng vì tùy hứng mà lỡ thất tín với người khác. Chúng ta cần phải noi gương người xưa, coi trọng chữ tín, như thế mới có thể khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn.
xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng của mọi người.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_khoi_8_tiet_4_bai_4_giu_chu_tin_na.docx