Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 1-4

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 1-4

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Học sinh hiểu thế nào là liêm khiết .

- Phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày .

- Vì sao phải sống liêm khiết .

- Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì

2. Về năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,.

- Năng lực chuyên biệt:

+Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.

+Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.

+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.

3. Về phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Chuẩn bị.

- GV: Sgk. Sgv gdcd 8.

- HS: Sưu tầm 1 số truyện nói về phẩm chất này .

 

docx 18 trang thucuc 6251
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 1-4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án soạn theo cv 5512 Tài liệu mang tính tham khảo
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
I. Mục tiêu: 
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là lẽ phải, tôn trọng lẽ phải
- Nếu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phỉa
- Phân biệt được hành vi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải.
- Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
2. Về năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ
3. Về phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị.
1. Thầy: SGK, SGV, tư liệu tham khảo, phiếu học tập.
2. Hs: Đọc bài và chuẩn bị bài trước.
III. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
b) Nội dung: Hoạt động chung
c) Sản phẩm: Trình bày miệng
d) Tiến trình hoạt động:
- GV viết lên bảng phụ câu tục ngữ: Nói phải củ cải cũng nghe
? Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào?
? Theo em câu tục ngữ trên khuyên nhủ chúng ta điều gì ?
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ, báo cáo kết quả
- Gv nhận xét chốt: nói lẽ phải, những điều đúng đắn luôn được mọi người công nhận ửng hộ. Nếu trong cuộc sống hàng ngày, mọi người ai cũng biết cư sử đúng đắn, tôn trọng lẽ phải, thức hiện tốt những quy định chung của cộng đồng thì xã hội sẽ trở lên tốt đẹp và lành mạnh biết bao...
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục Đặt vấn đề
a) Mục tiêu: Hs biết phân biệt lẽ phải, làm theo lẽ phải phê phán cái sai trái trong truyện và trong tình huống
b) Nội dung: Cá nhân nghiên cứu Sgk, giải quyết vấn đề, 
c) Sản phẩm: Trình bày miệng
d) Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm thảo luận 3 vấn đề sau .
Nhóm 1 : Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên .
Nhóm 2 :Trong các cuộc tranh luân có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn phản đối .Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử sự như thế nào ?
Nhóm 3 :Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra , em sẽ làm gì ?
Giáo viên kết luận cho điểm . 
*Theo em trong nhưng trường hợp trên trường hợp nào được coi là đúng đắn phù hơp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
*Vậy lẽ phải là gì ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS trao đổi, thảo luận và đưa ra đáp án.
+ GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS cần.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả của mình
+ GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
I. Đặt vấn đề
1. Quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích Trung thực, D/c đấu tranh bảo vệ lẽ phải
2. Ý kiến đúng: ủng hộ
3. Bạn quay cóp -> tỏ thái độ phê phán
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
a) Mục tiêu: Hs hiểu thế nào là lẽ phải, tôn trọng lẽ phải và ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải
b) Nội dung: Hoạt động nhóm
c) Sản phẩm: Phiếu học tập nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành ba nhóm 
- Phát phiếu học tập ghi ba câu hỏi
1. Em hiểu thế nào là lẽ phải? Tôn trọng lẽ phải?
2. Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải?
3. Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS trao đổi, thảo luận và đưa ra đáp án.
+ GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS cần.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả của mình
+ GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
II. Nội dung bài học
1. Lẽ phải, tôn trọng lẽ phải
- Lẽ phải: là những điều đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải:
+ bảo về, công nhận, tuần theo và ủng hộ những điều đúng đắn,
+ biết điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực,
+ không chấp nhận và không làm những điều sai trái ...
2. Biểu hiện
- chấp hành tốt nội quy nơi sống làm việc và học tập
3. Ý nghĩa.
- Tôn trọng lẽ phải giúp con người có cách cư xử phù hợp.
- Lam lành mạnh mối quan hệ xã hội, thức đẩy xã hội phát triển.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học
b) Nội dung: hoạt động cá nhân
c) Sản phẩm: phiếu học tập
d) Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu học sinh làm bài tập 1, 2,3 sgk.
-Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trong lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải mà em biết ?
- Hs tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- Báo cáo kết quả:
Bài tập 1.Lựa chọn cách ứng xử c.
Bài tập 2.Lựa chọn cách ứng xử c. 
Bài tập 3.Các hành vi biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải : a , e , c 
- Gv nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn
b) Nội dung: hoạt động cá nhân, nhóm,
c) Sản phẩm: Quan điểm về lẽ phải
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên yêu cầu hs :Bày tỏ ý kiến của em về nhận xét sau :
Lẽ phải thuộc về những kẻ mạnh và giàu có
- Học sinh tiếp nhận 
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc cá nhân
- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách bày tỏ ý kiến
- Dự kiến sản phẩm: Không đồng tình vì ;Lẽ phải thuộc về chân lí, chính nghĩa. Kẻ mạnh, người giàu bất cứ ai cũng phải tôn trọng lẽ phải. Mọi người tôn trọng lẽ phải làm cho xã hội công bằng và tốt đẹp hơn 
*Báo cáo kết quả: 
-Gv yêu cầu các nhóm lên trình bày quan điểm
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
*Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI 2: LIÊM KHIẾT
I. Mục tiêu: 
1. Về kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là liêm khiết .
- Phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày .
- Vì sao phải sống liêm khiết .
- Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì
2. Về năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt:
+Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
+Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.
+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
3. Về phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị.
- GV: Sgk. Sgv gdcd 8.
- HS: Sưu tầm 1 số truyện nói về phẩm chất này .
III. Tiến trình dạy học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
c) Sản phẩm: Kết quả của HS
d) Tiến trình hoạt động:
- GV: Đưa ra các tình huống TH1: Em Hà ở TP Hải Phòng nhặt được ví tiền, nhờ công an trả lại người mất.
- TH2: Chú Minh cảnh sát giao thông không nhận tiền của người lái xe khi họ vi phạm luật giao thông.
? Những hành vi trên thể hiện đức tính gì?
- GV: để hiểu hơn vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đặt vấn đề.
a) Mục tiêu: Hs biết phân biệt, nhận biết tính liêm khiết trong truyện và trong tình huống.
b) Nội dung: Cá nhân nghiên cứu Sgk, giải quyết vấn đề, 
c) Sản phẩm: Trình bày miệng
d) Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Phần đặt vấn đề 1 kể về ai ?
*Bà là người như thế nào ?
*Em có suy nghĩ gì về cách sử xự của bà Mari Quyri.
*Em có nhận xét gì về cách sử xự của Dương Chấn và Bác Hồ .
*Theo em những cách sử xự của Mari , Dương Chấn , Bác Hồ có điểm gì chung ?Bộc lộ phẩm chất gì ?
*Em thử đoán xem khi bà Mari từ chối sự giúp đở của Pháp . Sự từ chối đút lót của Dương Chấn và cách sống của Bác Hồ thì họ cảm thấy như thế nào ?
*Mọi người sẽ có thái độ như thế nào đối với họ?.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS trao đổi, thảo luận và đưa ra đáp án.
+ GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS cần.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả của mình
+ GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
I. Đặt vấn đề
-Sáng lập ra học thuyết phóng xạ.
-Phát hiện và tìm ra phương pháp chiết ra các nguyên tố hóa học mới .
-Vui lòng sống túng thiếu và sẵn sàng giữ qui trình chiết tách cho ai cần tới , từ chối khoản trợ cấp của chính phủ Pháp.
gSống thanh cao không vụ lợi, không hám danh làm việc một cách vô tư có trách nhiệm không đòi hỏi điều kiện vật chất. 
Hoạt động 2: Nội dung bài học
a) Mục tiêu: Hs hiểu thế nào là liêm khiết và ý nghĩa của việc sống liêm khiết.
b) Nội dung: Hoạt động nhóm
c) Sản phẩm: Phiếu học tập nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt yêu cầu:
+ Qua phần đặt vấn đề em cho biết liêm khiết là gì ?
+ Trái với liêm khiết là gì? (nhỏ nhen, ích kỷ ).
+ Sống liêm khiết sẽ có ý nghĩa như thế nào ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS trao đổi, thảo luận và đưa ra đáp án.
+ GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS cần.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả của mình
+ GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
II.Nội dung bài học
1) Khái niệm:
Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sóng trong sạch, không hám danh không bận tâm toan tính nhỏ nhen ích kỷ
2) Ý nghĩa: 
Sống Liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người .
Hoạt động 3: Rèn luyện như thế nào?
a) Mục tiêu: HS nắm được cách rèn luyện để có đức tính liêm khiết.
b) Nội dung: Hoạt động cá nhân.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu yêu cầu:
? Theo em là học sinh có cần phải liêm khiết không?
? Muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS trao đổi, thảo luận và đưa ra đáp án.
+ GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS cần.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả của mình
+ GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
3) Rèn luyện như thế nào?
- Rèn luyện bản thân sống liêm khiết.
- Làm giàu bằng chính sức lao động của mình
- Không tham ô, tham nhũng, hám danh lợi.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b) Nội dung: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
c) Sản phẩm: Kết quả của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Gv nêu yêu cầu:
+ Cho hs làm bài tập 1/Sgk
* Tình huống:
Hà Anh rất nhanh nhẹn, biết giúp đỡ mọi người trong lớp. Nhưng mỗi lần giúp đỡ ai Hà Anh lại đòi trả công vì bạn quan niệm: Việc nào có lợi cho bản thân thì mới làm.
Câu hỏi:
1/ Em có nhận xét gì về quan điểm của Hà Anh ? Em có đồng tình với quan điểm ấy không ? Vì sao ?
2/ Nếu là bạn của Hà Anh, em sẽ nói gì vói bạn ?
- HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời:
Bài tập 1:
1) Hành vi b, d, e thể hiện tính không liêm khiết
2) Không tán thành với tất cả các cách xử sự ở những tình huống đó vì chúng đều biểu hiện những khía cạnh khác nhau của sự không liêm khiết
Bài tập 2:
1/ Việc làm của Hà Anh là ích kỉ, nhỏ nhen, chạy theo lợi ích cá nhân. Em không đồng tình với quan điểm sống như vậy.
2/ Nếu là bạn của Hà An em sẽ nói: Nếu bạn cứ tiếp tục sống như vậy, thì người khác cũng sẽ lợi dụng bạn, vậy nên phải sống liêm khiết, thật thà.
-GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
b) Nội dung: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
- Tập đóng vai với tình huống:
Lan và Hà là hai bạn chơi thân với nhau từ ngày lên lớp8. Cả hai đều học giỏi. Một hôm Lan phát hiện cha Hà là người đạp xích lô , từ đó Lan không chơi với Hà nữa và thường xuyên ( nói xấu) chê bai nhà Hà với các bạn khác, còn rủ rê các bạn khác không chơi với Hà nữa. .
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
*Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
I. Mục tiêu: 
1. Về kiến thức:
- Hs hiểu thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày.
- Vì sao trong quan hệ xã hội mọi người đều tôn trọng lẫn nhau.
2. Về năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ
3. Về phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị.
1.GV: đọc tài liệu, soạn giáo án SGK, giáo án, bút da, giấy khổ lớn, phiếu học tập
2. HS: đọc trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
b) Nội dung: Hoạt động chung
c) Sản phẩm: Trình bày miệng
d) Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV viết lên bảng phụ câu ca dao
Điền từ vào dấu . Hoàn thành câu ca dao sau 
 chẳng mất tiền mua
 mà nói cho vừa lòng nhau
? Cha ông ta muốn khuyên nhủ con cháu điều gì qua câu ca dao trên?
* Học sinh thực hiện nhiệm vụ
* Báo cáo kết quả
Cân nhắc, suy nghĩ kỹ trước khi nói năng sao cho phù hợp và vừa lòng, biết tôn trọng người khác
* Đánh giá kết quả
Gv : Lời nói là sản phẩm ngôn ngữ đánh dấu sự tiến hóa văn minh của con người. Cân nhắc, suy nghĩ trước khi nói sao cho phù hợp vừa lòng người nghe là thể hiện sự tôn trọng người khác. Trongcuộc sống sinh hoạt học tập lao động hàng ngày chúng ta có nhiều mối quan hệ với rất nhiều người xung quanh ta. Nếu chúng ta biết tôn trọng người khác thì cũng sẽ nhận lại được sự tôn trọng của người khác với mình Vậy thế nào là 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục Đặt vấn đề
a) Mục tiêu: Hs biết phân biệt nhận xét những hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác , học tập và làm theo tấm gương tốt.
b) Nội dung: Cá nhân nghiên cứu Sgk, giải quyết vấn đề, 
c) Sản phẩm: Trình bày miệng
d) Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Thảo luận tìm hiểu vấn đề.
GV: Gọi học sinh đọc tình huống.
- Chia lớp thành 3 nhóm, ghi câu hỏi thảo luận ở bảng phụ để cả lớp theo dõi.
- Nhóm 1::
 + Nhận xét cách cư xử, thái độ và việc làm của bạn Mai.
 + Hành vi của Mai được mọi người đối xử như thế nào?
- Nhóm 2:
 + Nhận xét về cách cư xử của một số bạn đối với Hải?
 + Suy nghĩ của Hải như thế nào? Thái độ của Hải thể hiện đức tính gì?
- Nhóm3:: 
 + Nhận xét việc làm của Quân và Hùng?
 + Việc làm đó thể hiện đức tính gì?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS trao đổi, thảo luận và đưa ra đáp án.
+ GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS cần.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả của mình
+ GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
I. Đặt vấn đề
- Nhóm 1:
 Mai là học sinh giỏi 7 năm liền nhưng không kiêu căng, coi thường người khác.
 Lễ phép, chan hoà, cởi mở, giúp đỡ nhiệt tình, vô tư, gương mẫu chấp hành nội qui. Mai được mọi người tôn trọng quí mến.
- Nhóm 2: 
 Các bạn trong lớp trêu chọc Hải vì em da đen. Hải không cho da đen là xấu mà còn tự hào vì được hưởng màu da của cha.
 Hải biết tôn trọng cha mình.
- Nhóm 3:
 Quân và Hùng đọc truyện cười trong giờ văn.
 Quân và Hùng thiếu sự tôn trọng người khác.
Hoạt động 2: Nội dung bài học
a) Mục tiêu: Hs hiểu thế nào là tôn trọng người khác, ý nghĩa và cách rèn luyện đức tính tôn trọng người khác , cách rèn luyện tính tôn trọng người khác
b) Nội dung: Hoạt động nhóm
c) Sản phẩm: Phiếu học tập nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Tìm hiểu nội dung bài học.
? Qua phần đặt vấn đề trên em nào cho biết thế nào là tôn trọng người khác?
? Vì sao chúng ta phải tôn trọng người khác?
? Ý nghĩa của tôn trọng người khác đối với cuộc sống hàng ngày?
? Chúng ta phải rèn luyện đức tính tôn trọng người khác như thế nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS trao đổi, thảo luận và đưa ra đáp án.
+ GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS cần.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả của mình
+ GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
GV kết luận: Là học sinh THCS các em biết rèn luyện đức tính tôn trọng người khác. Nêu gương tốt, phê phán cái xấu, biết điều chỉnh hành vi của mình để góp phần cho gia đình, nhà trường và xã hội tốt đẹp hơn.
II: Nội dung bài học
1. Khái niệm:
-Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác. 
-Thể hiện lối sống có văn hoá với mọi người.. 
2. Ý nghĩa
- Tôn trọng người khác mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.
- Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
 3. Cách rèn luyện:
- Tôn trọng người khác mọi lúc, mọi nơi.
- Thể hiện cử chỉ, hành động và lời nói tôn trọng người khác.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học
b) Nội dung: hoạt động cá nhân
c) Sản phẩm: phiếu học tập
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên yêu cầu hs: Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK
- Học sinh tiếp nhận, làm việc cá nhân
- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém
*Báo cáo kết quả: 
Bài tập 1: 
- Các hành vi: (a), (i) là thế hiện sự tôn trọng người khác vì những hành vi đó thể hiện sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hóa.
- Các hành vi: (b), (c), (d), (đ), (e), (g), (h), (k), (1), (m), (n), (o) đều thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác.
Bài tập 2: 
Em không tán thành ý kiến (a), em đồng tình với ý kiến (b),(c). Bởi vì, tôn trọng người khác là như sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá của người khác chứ không phải hạ thấp mình. Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. Tôn trọng người khác là thể hiện của lối sông có văn hóa của mỗi người. 
Bài tập 3: 
- Ở trường:
+ Đối với thầy cô giáo: lễ phép, nghe lời, kính trọng.
+ Đối với bạn bè: chan hòa, đoàn kết, thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
- Ở nhà:
+ Đối với ông bà, cha mẹ: kính trọng, vâng lời.
+ Đối với anh chị em: nhường nhịn, yêu thương, quý mến
- Ở nơi công cộng:
+ Tôn trọng nội quy nơi công cộng, không để người khác nhắc nhở hay bực minh.
Bài tập 4: 
- Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Khó mà biết lẽ, biết lời
Biết ăn, biết ở, hơn người giàu sang.
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
Tục ngữ:- Kính già yêu trẻ.
- Áo rách cốt cách người thương
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn
b) Nội dung: hoạt động , nhóm, sắm vai
c) Sản phẩm: Tình huống sắm vai
d) Tổ chức thực hiện:
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu hs :Dự kiến cách ứng xử của em trong tình huống sau: Ngày chủ nhật em ra chợ thì gặp cô giáo đã dạy em hồi lớp 1
- Học sinh tiếp nhận 
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc theo nhóm
- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách bày tỏ ý kiến
- Dự kiến sản phẩm: Học sinh chào cô, hỏi thăm sức khỏe cô
*Báo cáo kết quả: 
-Gv yêu cầu các nhóm lên thể hiện tình huống và cách ứng xử
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
*Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI 4: GIỮ CHỮ TÍN
I. Mục tiêu: 
1. Về kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là giữ chữ tín , những biểu hiện khác nhau của việc giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày.
- Vì sao trong cuộc sống các mối quan hệ xã hội , mọi người đều phải giữ chữ tín.
2. Về năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt:
+ Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
+ Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.
+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
3. Về phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Chuẩn bị.
- GV: Phiếu thảo luận, bảng phụ hoặc máy chiếu.
 - HS: Giấy thảo luận, kiến thức.
III. Tiến trình dạy học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
c) Sản phẩm: Kết quả HS
d) Tiến trình hoạt động:
- GV đưa tình huống: Hằng và Mai chơi thân với nhau. Trong giờ kiểm tra, Mai giở tài liệu để chép, Hằng biết nhưng không nói gì.
? Hãy nhận xét hành vi của bạn Mai và bạn Hằng?
? Hành vi của Mai và Hằng có tác hại gì?
- GV: Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta học bài hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục Đặt vấn đề
a) Mục tiêu: Hs biết phân biệt nhận xét những việc làm giữ chữ tín , học tập và làm theo tấm gương tốt.
b) Nội dung: Cá nhân nghiên cứu Sgk, giải quyết vấn đề, 
c) Sản phẩm: Trình bày miệng
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Cho học sinh đọc câu chuyện 1. 
? Việc làm của nước Lỗ phải làm đó là gì?
? Tìm hiểu việc làm của Nhạc Chính Tử?
? Vì sao Nhạc Chính Tử làm như vậy?
GV: Cho học sinh đọc câu chuyện thứ 2.
? Em bé đã nhờ Bác điều gì? 
? Bác đã làm gì và vì sao Bác làm như vậy?
- GV: Cho học sinh đọc vấn đề 3.
? Người sản xuất kinh doanh hàng hoá phải làm tốt việc gì đối với người tiêu dùng? Vì sao?
? Khi kí kết hợp đồng cần làm đúng điều gì? Vì sao không được làm trái qui định kí kết?
? Biểu hiện nào của việc làm được mọi người tin cậy, tín nhiệm?
? Trái với những việc làm ấy là gì?
? Qua phần đặt vấn đề chúng ta rút ra bài học gì?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS trao đổi, thảo luận và đưa ra đáp án.
+ GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS cần.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả của mình
+ GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
I. Đặt vấn đề
- Nước Lỗ phải cống nạp cái đỉnh quý cho nước Tề. Nước Lỗ làm cái đỉnh giả mang sang.
- Nhạc Chính Tử không chịu mang cái đỉnh giả sang nước Tề.
Vì ông sợ đánh mất lòng tin của vua Tề với ông.
- Nhờ Bác mua một cái vòng bạc.
- Bác đã hứa và đã giữ đúng lời hứa đó. Bác làm như vậy là vì Bác trọng chữ tín.
- Đảm bảo chất lượng hàng hoá, giá thành, mẫu mã, thời gian sử dụng.
 Vì nếu không làm như vậy sẽ mất lòng tin đối với khách hàng và hàng hoá sẽ không tiêu thụ được.
- Khi kí kết hợp đồng phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu được kí kết.
 Nếu không làm đúng sẽ ảnh hưởng đến yếu tố kinh tế, thời gian, uy tín đặc biệt là lòng tin giữa hai bên.
- Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo, làm tròn trách nhiệm, trung thực.
- Làm qua loa, đại khái, gian dối.
- Chúng ta phải biết giữ lòng tin, giữ lời hứa, có trách nhiệm đối với việc làm của mình.
 Giữ chữ tín sẽ được mọi người tin yêu, tôn trọng.
Hoạt động 2: Nội dung bài học
a) Mục tiêu: Hs hiểu thế nào là giữ chữ tín, ý nghĩa và cách rèn luyện đức tính giữ chữ tín, cách rèn luyện tính giữ chữ tín với người khác.
b) Nội dung: Hoạt động nhóm
c) Sản phẩm: Phiếu học tập nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Thế nào là giữ chữ tín? 
? ý nghĩa của việc giữ chữ tín ? 
? Cách rèn luyện giữ chữ tín là gì ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS trao đổi, thảo luận và đưa ra đáp án.
+ GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS cần.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả của mình
+ GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét.
- Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
II. Nội dung bài học
1. Giữ chữ tín.
- Coi trọng lòng tin của người khác đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.
2. ý nghĩa của việc giữ chữ tín.
- Được mọi ngời tin cậy, tín nhiệm, tin yêu. Giúp mọi ngời đoàn kết và hợp tác.
3. Cách rèn luyện .
- Làm tốt nghĩa vụ của mình 
- Hòan thành nhiệm vụ 
- Giữ lời hứa, đúng hẹn
- Giữ lòng tin
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: 
+ Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.
+ Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo. 
b) Nội dung: Tổ chức hoạt động cá nhân, nhóm
c) Sản phẩm: vở HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên yêu cầu HS làm bài tập 1, 2, 3 SGK.
- Hs suy nghĩ, thảo luận và đưa ra đáp án
Bài tập 1. 
- Đáp án đúng: b là giữ chữ tín vì hoàn cảnh khách quan 
- a,c,d,đ không giữ chữ tín
Bài tập 2.
- Làm việc cẩu thả
- Nói hay làm dở
- Để bổ mẹ, anh chị nhắc nhở nhiểu
-Thờng xuyên vi phạm kỷ luật nhà trường 
- Mắc lỗi nhiều lần không sửa chữa
- Nhiều lần không học bài 
- Nghỉ học hứa chép bài song không thuộc bài
- Học sinh tự bày tỏ quan điểm của mình . Đây đều là những biểu hiện của hành vi không biết giữ chữ tín.
Bài tập 3. Sắm vai 
Chuyện xảy ra ở nhà Hằng: Mai đến rủ Hằng đi sinh nhật nhưng Hằng không đi, vờ hứa phải đi đón em vào giờ đó.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức 
GV kết luận: Tín là giữ lòng tin của mọi người. Làm cho mọi người tin tưởng ở đức độ, lời nói, vịêc làm của mình.Tín phải được thể hiện trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội. Chúng ta phải biết lên án những kẻ không biết trọng nhân nghĩa, ăn gian nói dối, làm trái đạo li.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức kĩ năng có được vào các tình huống thực tiễn.
b) Nội dung: Cá nhân, cộng đồng
c) Sản phẩm: vở HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên 
? Kể một câu chuyện hoặc một tình huống trong cs thể hiện việc giữ chữ tín? 
- Học sinh tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :cá nhân
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm
*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức 
*Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_1_4.docx