Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 2: Liêm khiết - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 2: Liêm khiết - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là tôn trọng người khác,

- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hang ngày.

- Vì sao trong quan hệ xã hội mọi người đều tôn trọng lẫn nhau.

2. Kỹ năng:

- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống.

- HS rèn thói quen tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hành vi cho phù hợp

3. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề.

-Năng lực hợp tác.

-Năng lực tư duy

- Năng lực tự học.

- Năng lực ngôn ngữ.

4. Định hướng phát triển phẩm chất:

- Giáo dục ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;

- Có thái đội đồng tình ,ủng hộ và học tập những nét ứng xủ đẹp trong hành vi của những người biết tôn trọng người tôn trọng người khác , đồng thời phê phán nhưng biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng người khác.

 

doc 6 trang thuongle 2951
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 2: Liêm khiết - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
r
 Ngày .... tháng....năm 2020
 Tiết: 1- Bài 2: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được thế nào là tôn trọng người khác,
- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hang ngày.
- Vì sao trong quan hệ xã hội mọi người đều tôn trọng lẫn nhau.
2. Kỹ năng: 
- HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống.
- HS rèn thói quen 	tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hành vi cho phù hợp
3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực giải quyết vấn đề.
-Năng lực hợp tác.
-Năng lực tư duy
- Năng lực tự học.
- Năng lực ngôn ngữ.
4. Định hướng phát triển phẩm chất:
- Giáo dục ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;
- Có thái đội đồng tình ,ủng hộ và học tập những nét ứng xủ đẹp trong hành vi của những người biết tôn trọng người tôn trọng người khác , đồng thời phê phán nhưng biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng người khác.
- Có ý thức tôn trọng người khác và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.
- Không đồng tình với những hành vi làm trái đạo lý của dân tộc.
5. Nội dung tích hợp: (nếu có bài cần tích hợp các môn khác)
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
Giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm
III. Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của giáo viên: SGK,SGV, tư liệu tham khảo
- Phiếu học tập
IV. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp: 
Lớp
Sĩ số
Vắng( lý do)
8A1
8A2
8A3
8A4
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Mục tiêu : HS nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài, nội dung kiến thức cũ liên quan. 
- Thời gian: 5 phút
- Phương pháp: hs lên bảng trình bày, tự nghiên cứu
- Phương tiện, tư liệu: SGK ; thước thẳng,
3. Các hoạt động học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
* Hoạt động 1:Khởi động 
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
- Thời gian:10 phút
- Cách thức tiến hành: Hoạt động chung
- Dự kiến sản phẩm của học sinh : Trình bày miệng
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá.
GV viết lên bảng phụ câu ca dao:
? Cha ông ta muốn khuyên nhủ chúng ta điều gì qua câu ca dao trên ?
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ
* Báo cáo kết quả
Cân nhắc, suy nghĩ kỹ trước khi nói năng sao cho phù hợp và vừa lòng, biết tôn trọng người khác.
Điền từ còn thiếu vào dấu hoàn thành câu ca dao sau:
 chẳng mất tiền mua
 mà nói cho vừa lòng nhau.
*Đánh giá kết quả GV: lời nói là sản phẩm ngôn ngữ đánh dấu sự tiến hoá văn minh của con người . Cân nhắc, suy nghĩ trước khi nói sao cho phù hợp vùa lòng người nghe là thể hiện sự tôn trọng người khác.Trong cuộc sống sinh hoạt học tập lao động hàng ngày chúng ta có nhiều mối quan hệ với rất nhiều người xung quanh ta. Nếu chúng ta biết tôn trọng người khác thì cũng sẽ nhận lại được sự tôn trọng của người khác với mình. Vậy thế nào là tôn trọng người khác 
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
- Mục tiêu: HS biết phân biệt nhận xét những hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác, học tập và làm việc theo tấm gương tốt.
- Thời gian:
- Cách thức tiến hành: HS nghiên cứu SGK, giải quyết vấn đề
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Trình bày miệng.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục Đặt vấn đề
GV:Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Cho HS quan sát trên máy chiếu 3 mục 123
? Đọc câu chuyện và các tình huống trong mục ĐVĐ
1. Nhận xét cách xử sự, thái độ và việc làm của các bạn trong các trường hợp trên?
2. Theo em trong những hành vi đó hành vi nào đáng để chúng ta học tập hành vi nào đáng để chúng ta phê phán? Vì sao?
* HS tiếp nhận
*Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm báo cáo
* Đánh giá kết quả: GV nhận xét kết luận:
Chúng ta phải luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác, kính trọng người trên, biết nhường nhịn, không chê bai chế diễu người khác. Khi họ khác mình về hình thức hoặc sở sở thích, phải biết cư xử có văn hóa đúng mực, tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình. Biết đấu tranh phê phán những việc làm sai trái.
Đặt vấn đề.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Mục tiêu: HS hiểu thế nào là tôn trọng người khác và ý nghĩa và cách rèn luyện đức tính tôn trọng người khác.
- Thời gian:
- Cách thức tiến hành: Hoạt động nhóm
- Dự kiến sản phẩm của học sinh : - Phiếu học tập nhóm
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm
- Phát phiếu học tập ghi 4 câu hỏi
1. Em hiểu thế nào là tôn trọng người khác?
2. Kể những việc làm tôn trọng người khác?
3. Tôn trọng người khác có ý nghĩa như thế nào?
4. Cách rèn luyện đức tính tôn trọng người khác?
* Học sinh tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ
* Báo cáo kết quả
- Các nhóm báo cáo
* Đánh giá kết quả
GV nhận xét chốt kiến thức và ghi bảng
II. Nội dung bài học
1. Tôn trọng người khác
- Đánh giá đúng mực coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác.
- Thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.
2. Biểu hiện
- Biết lắng nghe, cư xử lễ phép, biết thừa nhận và học hỏi những điểm mạnh của người khác, không xâm phạm tài sản, thư từ, nhật ký, sự riêng tư của người khác, tôn trọng sở thích thói quen, điểm riêng của người khác.
3. Ý nghĩa
- Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác với mình.
- Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở lên lành mạnh và trong sáng.
4. Cách rèn luyện
- Tôn trọng người khác mọi lúc mọi nơi cả trong cử chỉ, hành động và lời nói.
* Hoạt động 3: Luyện tập 
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học
- Thời gian:
- Cách thức tiến hành: Hoạt động cá nhân
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Vở bài tập, 
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu học sinh
? làm bài tập a,b trong SGK vào vở.
HS tiếp nhận 
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc cá nhân
- GV quan sát HS làm và gợi ý , giải quyết khó khăn đối với HS yếu kém
- Dự kiến sản phẩm:
Bài tập a.b,c
* Báo cáo kết quả
- GV gọi mỗi bài 1 bạn HS làm chưa được hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.
* Đánh giá kết quả
- HS nhận xét, bổ sung đánh giá
- GV nhận xét đánh giá
-> GV chốt kiến thức và ghi bảng 
GV: cho HS đọc Bài 3(10-sgk)
- Ở trường:
+ Đối với thầy cô giáo: lễ phép, nghe lời, kính trọng.
+ Đối với bạn bè: chan hòa, đoàn kết, thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
- Ở nhà: 
+ Đối với ông bà, cha mẹ: kính trọng vâng lời.
+ Đối với anh chị em: nhường nhịn, yêu thương quý mến.
+ Ở nơi công cộng: 
- Tôn trọng nội quy nơi công cộng, không để người khác nhắc nhở hay bực mình.
4. Em hãy sưu tầm một số ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về sự tôn trọng người khác ?
 Khó mà biết lẽ, biết lời
Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang.
 Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười
Tục ngữ: "Kính già yêu trẻ"
Áo rách cốt cách người thương
II. Bài tập
a) Bài tập 1.(4)
Trả lời: Các hành vi (a) ,(i) là thể hiện sự tôn trọng người khác vì những hành vi đó thể hiện sự đánh giá đúng chuẩn mực, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hóa.
- Các hành vi: (b),(c),(d),(đ),(e),(g),(h), (k),(l),(m),(n),(o),đều thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác
2. Em tán thành hay không tán thành với mỗi ý kiến dưới đây? Vì sao?
Trả lời:
Tôn trọng người khác là tự hạ thấp mình ;
Muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng người khác;
Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình ;
Trả lời:
Không tán thành (a), đồng tình (b),(c). Bởi vì , tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá của người khác chứ không phải hạ thấp mình. Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. Tôn trọng người khác là thể hiện của lối sống có văn hóa của mỗi người.
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn
- Thời gian:
- Cách thức tiến hành: Hoạt động nhóm, sắm vai
- Dự kiến sản phẩm của học sinh : Tình huống sắm vai
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá.
GV: yêu cầu HS: Dự kiến cách ứng xử của em trong tình huống sau: Ngày chủ nhật em ra chợ thì gặp cô giáo dạy em hồi lớp 1.
HS: tiếp nhận
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc theo nhóm
- GV quan sát HS làm và gợi ý các cách bày tỏ ý kiến
- Dự kiến sản phẩm HS chào cô, hỏi thăm sức khỏe cô.
* Báo cáo kết quả:
- GV yêu cầu các nhóm lên thể hiện tình huống và cách ứng xử.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Dự kiến những bài tập và GV yêu cầu học sinh làm.
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: HS mở rộng kến thức đã học
- Thời gian:
- Cách thức tiến hành: cá nhân
- Dự kiến sản phẩm của học sinh : Câu trả lời của HS vào trong vở.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh -
GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm hiểu và liên hệ.
Sưu tầm những câu chuyện , câu ca dao tục ngữ kể về những tấm gương tôn trọng người khác.
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu
+Về nhà suy nghĩ trả lời
4.4. Củng cố: Củng cố lại kiến thức trong bài; kiểm tra sự hiểu biết của học sinh và cho học sinh tự kiểm tra
4.5. Hướng dẫn tự học ở nhà (dành từ 5 trở lên): Giao nhiệm vụ và hướng dẫn bài về nhà cho học sinh, những yêu cầu cần chuẩn bị cho tiết học tiếp theo
hs đọc và tìm hiểu trước bài mới.
5. Rút kinh nghiệm:
5.1. Kế hoạch và tài liệu dạy học:
5.2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh:
5.3. Hoạt động của học sinh:
*****************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_2_liem_khiet_nam_hoc_202.doc