Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hằng

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hằng

Tiết 19- Bài 13

PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI (tiết 1)

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1./Kiến thức

2/ Kỹ năng Theo chuẩn kiến thức kĩ năng

3/ Thái độ

4/Những định hướng phát triển năng lực

-Năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi

-Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác nhóm, năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề

II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

 Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, Kn trình bày suy nghĩ, KN tư duy phê phán, KN ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

 Thảo luận nhóm, động não, phân tích trường hợp điển hình, dự án, trình bày 1 phút

IV/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

 GV: SGK,SGV,CKTKN, tranh ảnh, câu chuyện, tình huống.Luật phòng, chống tệ nạn xã hội.

 HS: Đọc bài, trả lời câu hỏi trong bài.Tìm hiểu tình hình TNXH ở địa phương

 

doc 37 trang Phương Dung 2951
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/1/2021 	Ngày 18/01/2021
Tiết 19- Bài 13
PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI (tiết 1)
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1./Kiến thức 
2/ Kỹ năng 	 Theo chuẩn kiến thức kĩ năng
3/ Thái độ 
4/Những định hướng phát triển năng lực
-Năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi 
-Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác nhóm, năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
	Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, Kn trình bày suy nghĩ, KN tư duy phê phán, KN ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
	Thảo luận nhóm, động não, phân tích trường hợp điển hình, dự án, trình bày 1 phút
IV/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
	GV: SGK,SGV,CKTKN, tranh ảnh, câu chuyện, tình huống.Luật phòng, chống tệ nạn xã hội.
	 HS: Đọc bài, trả lời câu hỏi trong bài.Tìm hiểu tình hình TNXH ở địa phương
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
	1. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị sách vở của học sinh.
	2. Khám phá
-Vào bài : GV đưa ra một số số liệu , sự kiện về các tệ nạn xã hội (đánh bạc , mại dâm và đặc biệt là ma tuý)
- GV: xã hội hiện nay đang đứng trước một thách thức lớn đó là TNXH , tệ nạn nguy hiểm đó là có ảnh hưởng xấu đến xã hội , học đường . Những tệ nạn đó là gì? Diễn ra như thế nào ? Tác hại của chúng đến đâu? và giải quyết ra sao ? Đó là vấn đề mà hôm nay XH, nhà trường và mỗi chúng ta phải quan tâm .
3- Kết nối : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
HĐ1 Tìm hiểu khái niệm
GV gọi HS đọc bài.
GV tổ chức lớp thành 3 nhóm thảo luận theo những câu hỏi sau :
Câu 1. Tình huống 1 SGK.
Em đồng tình với ý kiến của bạn An không ? Vì sao ?
Nếu các bạn lớp em cũng chơi thì em làm thế nào ? 
- Ý kiến của An là đúng . Vì lúc đầu là chơI ít ..rồi thành quen ham mê sẽ chơI nhiều .
- Nếu các bạn chơi thì em sẽ ngăn cản 
- Báo cho các thầy cô giáo
Nếu nhờ cô giáo can thiệp em không sợ các bạn trả thù sao ?
Câu 2. Tình huống 2 SGK.
Theo em P,H và bà Tâm có vi phạm pháp luật không ? Và phạm tội gì ? (P,H chỉ vi phạm đạo đức , đúng hay sai )
Họ sẽ bị xử lý như thế nào? 
- P và H vi phạm pháp luật về tội cờ bạc và nghiện hút (không chỉ là vi phạm đạo đức)
- Bà Tâm vi phạm pháp luật về tội tổ chức bán ma tuý .
- Pháp luật sẽ xử lý P, H và bà Tâm theo quy định .
Câu 3 . Qua hai ví dụ trên em rút ra được bài học gì ? 
Không chơi bài ăn tiền , không ham mê cờ bạc , không nghe kẻ xấu để nghiện hút.
HĐ2: Tìm hiểu tác hại của tệ nạn xã hội .
Theo em cờ bạc , ma tuý , mại dâm có liên quan đến nhau không ? Vì sao ?
- Ba tệ nạn này có liên quan chặt chẽ đến nhau.
- Nên tránh xa các tệ nạn này .
GV tiếp tục chia lớp thành 4 nhóm để HS được giao lưu cùng nhau. Mỗi nhóm sẽ thảo luận một vấn đề.
Câu 1. Tác hại của các tệ nạn xã hội đối với xã hội ? 
Câu 2. Tác hại của các TNXH đối với gia đình ?
Câu 3.Tác hại của các TNXH đối với bản thân cá nhân ?
Câu 4. Liên hệ ở trường, địa phương về các TNXH
 GV : Diễn giải. 
Theo tổ chức y tế thế giới thống kê trong số những người mắc các tệ nạn xã hội thì tới hơn 40% ở độ tuổi từ 14 – 24. (lao động và sinh đẻ)
Cả nước có 165 nghìn người nhiễm HIV , có 27 nghìn người tử vong vì HIV/AIDS . Dự báo cuối thập kỷ này có 350 nghìn người nhiễm HIV/AIDS 
GV kết luận và chuyển ý .
TNXH giống như những liều thuốc độc đang tàn phá những điều tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng .
HĐ3 Tìm hiểu nguyên nhân
HS thảo luận theo bàn tìm ra các nguyên nhân mắc các tệ nạn xã hội.
- Nguyên nhân nào khiến con người ta xa vào các tệ nạn xã hội ?
- Nêu các biện pháp phòng tránh các tệ nạn xã hội ? 
a- Biện pháp chung .
- Nâng cao chất lượng cuộc sống 
- Tăng cường giáo dục tư tưởng , đạo đức
- Giáo dục pháp luật 
- Cải tiến hoạt động của tổ chức Đoàn ..
- Kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục GĐ-NT- XH 
b- Biện pháp riêng .
- Không che giấu , tàng trữ..
- Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội
- Có cuộc sống lành mạnh
- Vui chơi lành mạnh
- Giúp đỡ các cơ quan phát hiện tội phạm 
- Không xa lánh , miệt thị người mắc 
GV hướng dẫn học sinh tìm ra các biện pháp chung , riêng .
HĐ4 Luyện tập củng cố:
Phòng , chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của ai ? (đánh dấu x vào lựa chọn của em )
- Gia đình 
- Nhà trường 
- Xã hội 
- Bản thân 
- Cả 4 ý kiến trên
GV kết luận tiết 1
HS nhắc lại nội dung đã học
I- Nội dung bài học
1- Thế nào là tệ nạn xã hội ? 
Là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. nguy hiểm nhất là: cờ bạc, ma túy, mại dâm.
2- Tác hại của các tệ nạn xã hội .
- Đối với xã hội .
+ Ảnh hưởng đến kinh tế, suy giảm sức lao động của xã hội 
+ Suy thoái giống nòi.
+ Mất trật tự an toàn xã hội
- Đối với gia đình .
+ Kinh tế cạn kiệt , ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của mọi người
+ Gia đình tan vỡ
- Đối với bản thân 
+ Huỷ hoại sức khoẻ dẫn đến cái chết
+ Sa sút tinh thần, phẩm chất đạo đức.
+ Vi phạm pháp luật 
* Nguyên nhân
+ Nguyên nhân khách quan .
- Kỷ cương pháp luật chưa nghiêm 
- Kinh tế kém phát triển 
- Chính sách mở cửa , ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường.
- Ảnh hưởng của các văn hoá phẩm đồi truỵ 
- Cha mẹ nuông chiều 
- Bạn bè rủ rê
+ Nguyên nhân chủ quan .
- Lười lao động , ham chơi, đua đòi , thích ăn ngon 
- Do tò mò thích cảm giác mới lạ 
- Do thiếu hiểu biết.
II. Bài tập
Bài tập 1/sgk
Bài tập 2/sgk
4. Nhận xét :
Hướng dẫn HS làm bài tập 3 SGK.
Theo em những nguyên nhân nào dẫn con người sa vào tệ nạn XH ?
5. Dặn dò :
Củng cố lại kiến thức tiết 1 đã học 
Chuẩn bị cho tiết 2 : Tìm hiểu thêm luật phòng, chống ma túy năm 2000. 
	Phần nội dung bài học.
	Đóng tình huống ở bài tập 3 và 4.
*Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:15/1/2021
Tiết 20- Bài 13: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI (Tiết 2)
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1./Kiến thức 
2/ Kỹ năng 	 Theo chuẩn kiến thức kĩ năng
3/ Thái độ 
4/Những định hướng phát triển năng lực
-Năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi 
-Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác nhóm, năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin; Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi liên quan đến tệ nạn xã hội.
- Kĩ năng ứng phó; tự bảo vệ. Kĩ năng tự tin; kiểm soát cảm xúc; kiên định; biết từ chối không tham gia tệ nạn xã hội và các hành vi mà pháp luật nghiêm cấm đối với trẻ emm và xử lí thông tin, Kn trình bày suy nghĩ, KN tư duy phê phán, KN ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
	Thảo luận nhóm, động não, phân tích trường hợp điển hình, dự án, trình bày 1 phút, đóng vai xử lí tình huống
IV/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
	 GV: SGK,SGV,CKTKN, tranh ảnh, câu chuyện, tình huống. Luật phòng, chống tệ nạn xã hội.
 HS: Đọc bài, trả lời câu hỏi trong bài.Tìm hiểu tình hình TNXH ở địa phương
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
	1- Kiểm tra bài cũ: Theo em các tệ nạn ma tuý , cờ bạc, rượu chè có tác hại như thế nào đối với gia đình, xã hội và bản thân người mắc ?
Liên hệ trách nhiệm của bản thân em trong việc phòng , chống các tệ nạn xã hội này ở địa phương em cũng như cộng đồng xã hội ?
2- Khám phá:
GV củng cố , hệ thống lại kiến thức của tiết 1 dẫn dắt vào tiết 2
3- Kết nối : 
HĐ1 GV tổ chức hs tìm hiểu một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hôi.
GV dùng bảng phụ
HS đọc tài liệu , quan sát bảng phụ để trả lời câu hỏi.
 Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào đối với xã hội ?
 Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào đối với trẻ em ? 
GV giới thiệu thêm 
Điều 199: Tội sử dụng trái phép chất ma tuý.
Người nào nghiện ma tuý dưới bất cứ hình thức nào đã bị xử phạt , giáo dục nhiều lần không thay đổi sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm 
Nếu tái phạm phạt từ 2 năm đến 5 năm 
HĐ2 Tìm hiểu trách nhiệm của công dân
Bài tập nhanh : Trong các tệ nạn sau tệ nạn nào là nguy hiểm nhất (đánh dấu x vào câu trả lời đúng)
- Cờ bạc 
- Đua xe máy , xe đạp 
- Ma tuý 
- Mại dâm
- Nghiện rượu
- Quay cóp 
 Theo em các tệ nạn này có tác hại gì ?
Là học sinh em ý thức được trách nhiệm của mình là phải làm gì để phòng ,chống tệ nạn xã hội ? 
HĐ3 Luyên tập củng cố : Em đồng tình với ý kiến nào sau đây ? Vì sao ?
- Gia đình kinh tế đầy đủ con không mắc TNXH 
- Học tập tốt là biện pháp hữu hiệu để tránh xa TNXH
- Học sinh THCS không mắc TNXH
- Mắc TNXH là người lao động 
- Đánh bạc , chơi đề có thu nhập 
-Tệ mại dâm là chuyện của xã hội không liên quan đến học sinh .
Gọi học sinh lên bảng làm bài tập
GV yêu cầu học sinh kể về các tệ nạn xã hội ở địa phương .
GV kết bài
I. Nội dung bài học.(tt)
3- Pháp luật nghiêm cấm : 
* Đối với XH :
- Đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào 
- Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển , tàng trữ , mua bán , sử dụng, tổ chức sử dụng , lôi kéo, dụ dỗ, cưỡng bức sử dụng ma tuý .
- Những người nghiện ma tuý buộc phải cai nghiện 
- Nghiêm cấm mại dâm, dụ dỗ ..
* Đối với trẻ em :
- Không được uống rượu, hút thuốc, đánh bạc , dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ.
- Nghiêm cấm dụ dỗ, lôi kéo trẻ em sử dụng các chất trên 
- Nghiêm cấm dụ dỗ trẻ em mại dâm , bán hoặc mua dâm văn hoá phẩm đồi truỵ 
- Cấm các trò chơi ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em .
4- Trách nhiệm của công dân trong việc phòng , chống tệ nạn xã hôi?
- Có lối sống giản dị , lành mạnh
- Giữ gìn và giúp nhau không xa vào .
- Tuân theo quy định của pháp luật 
- Tham gia các phong trào phòng , chống...
- Tuyên truyền , vận động mọi người .
II. Bài tập
Bài tập 5/ sgk
4. Nhận xét:
Bài tập 6.SGK tr 37 : Em đồng tình với những ý kiến nào ? Vì sao ? 
- Đáp án là : a,c,g,i,k. HS giải thích lý do chọn những ý kiến này.
Bài tập 4. Sắm vai
- Một người bạn rủ em chơi điện tử
- Một người nhờ em mang một món đồ tới một địa điểm 
HS các nhóm lần lượt đóng vai 
HS cả lớp nhận xét, bổ sung và bình chọn nhóm thể hiện thành công nhất.
5. Dặn dò:
- Học thuộc bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài 14: Phòng chống nhiễm HIV/AIDS
- Sưu tầm tranh ảnh, số liệu vể HIV/AIDS. 
*Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 29/01/2021	Ngày dạy: 01/02/2021	
Tiết 21. Bài 14
 PHÒNG CHỐNG NHIỄM HIV/ AIDS
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1./Kiến thức 
2/ Kỹ năng 	 Theo chuẩn kiến thức kĩ năng
3/ Thái độ 
4/Những định hướng phát triển năng lực
-Năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi 
-Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác nhóm, năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề 
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
	Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, Kn trình bày suy nghĩ, KN tư duy phê phán, KN ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
	Thảo luận nhóm, động não, ; hỏi chuyên gia ; đóng vai. Sơ đồ tư duy.
IV/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
	 GV: SGK,SGV,CKTKN, Luật phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, tranh ảnh. Thông tin, số liệu 
	 HS: Đọc bài, trả lời câu hỏi trong bài.tranh ảnh, tình huống. Thông tin, số liệu 
V/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
Kiểm tra bài cũ: 
Hãy nêu trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội ?
Em hãy nêu một vài ví dụ biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng, chống các tệ nạn xã hội ? (trong chuẩn kiến thức kĩ năng)
Khám phá
Cho HS quan sát tranh ảnh về HIV/AIDS 
Những hình ảnh các em vừa xem nói lên điều gì ? 
Suy nghĩ, cảm xúc của em khi xem những hình ảnh này? 
 3.Kết nối	
Tệ nạn xã hội có mối qua hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất dẫn đến HIV/AIDS
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm HIV/AIDS
GV cử một học sinh nam và một học sinh nữ có giọng đọc tốt đọc nội dung bức thư .
?Tai hoạ gì đã giáng xuống gia đình bạn của Mai ?
?Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết anh trai bạn của Mai ?
?Cảm nhận của em vể nỗi đau mà AIDS gây ra cho bản thân và gia đình của họ ?
- Người nhiễm HIV/AIDS là nỗi đau bi quan hoảng sợ cái chết đến gần .Mặc cảm tự ti trước người thân , bạn bè. Đối với gia đình là nỗi đau mất đi người thân 
HS trả lời bày tỏ quan điểm riêng cả lớp thảo luận , trao đổi .
HĐ2: Tìm hiểu con đường lây truyền.
GV giới thiệu một số thông tin ,số liệu trong nước và trên thế giới vê HIV/AIDS (dùng bảng phụ)
- Nỗi đau của một chiến sĩ công an hình sự bị nhiễm HIV khi làm nhiệm vụ
- 6 học sinh ở trung tâm bảo trợ trẻ em bị cha mẹ mắc HIV bỏ rơi.
- Trên thế giới có khoảng hơn 40 triệu người mắc HIV/ AIDS 
- Số người mắc HIV/AIDS hiện nay chủ yếu ở độ tuổi từ 15- 30 
- Việt Nam 100% các tỉnh thành đều có người mắc căn bệnh này .
- 31/8/2020 cả nước có 213.008 người nhiễm 
Ca nhiễm đầu tiên của VN phát hiện năm 1990 tại TPHCM 
+ Mỗi ngày Việt Nam có 50 người mắc và dự báo đến cuối thập kỷ này có 350.000 người 
+ Hàng năm cần có 78 tỉ đồng chi cho việc phòng chống HIV/AIDS
HĐ3: Tìm hiểu tính chất
GV chia lớp thành 3 nhóm 
Câu 1: Em có suy nghĩ gì về tình trạng nhiễm HIV/ AIDS hiện nay ? HIV/AIDS là gì ? 
Nhóm 1:
- Số người nhiễm HIV/ AIDS ngày càng tăng . AIDS có thể lây truyền bất kỳ ai, bất kỳ dân tộc nào, nước nào, không phân biệt già, trẻ, trai, gái, giàu nghèo,nam nữ ..
- HIV là vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch 
 AIDS là “hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”
Câu 2: HIV/ AIDS có tác hại như thế nào ? 
Nhóm 2: Tác hại của HIV
- Ảnh hưởng đến kinh tế, nòi giống, sức khỏe, gia đình tan nát, đi tù , chết người .
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến mắc căn bệnh HIV/AIDS ?
Nhóm 3: Nguyên nhân 
- Kinh tế còn nghèo
- Đời sống không lành mạnh
- Kỷ cương , pháp luật chưa nghiêm 
- Chính sách xã hội
- Kém hiểu biết 
- Tâm sinh lí lứa tuổi
- Cuộc sống gia đình tan vỡ 
- Bản thân không làm chủ 
GV kết luận : Phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm của mọi người , mọi quốc gia , dân tộc . Nhà nước ta có những quy định pháp lệnh phòng chống HIV/ AIDS 
GV giới thiệu lên bảng phụ 
Công dân có trách nhiệm gì ?
Pháp luật nghiêm cấm hành vi nào ? 
Tính nhân đạo của pháp luật nước ta thể hiện như thế nào ? 
* Mỗi người có trách nhiệm thực hiện những biện pháp .
- Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm .
- Người nhiễm HIV/AIDS có quyền giữ bí mật .
HĐ4: Luyện tập,củng cố
Kết thúc phần này giáo viên cho học sinh giải thích câu : “Đừng chết vì thiếu hiểu biết về HIV/AIDS ”.
I- Nội dung bài học 
1- Khái niệm HIV/AIDS 
- HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch 
- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
2- Con đường lây truyền:
- Lây qua đường máu 
- Lây từ mẹ sang con 
- Lây qua quan hệ tình dục 
- Sử dụng chung bơm kim tiêm
3- Tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với con người.
- Hủy hoại sức khỏe, cướp đi tính mạng con người.
- Phá hoại hạnh phúc gia đình.
- Hủy hoại tương lai, nòi giống của dân tộc
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế-xã hội của đất nước.
4- Để phòng, chống nhiễm HIV/AID, pháp luật nước ta quy định ntn?
(2/sgk)
5. Công dân, học sinh phải làm gì ?
- Có hiểu biết về HIV/ AIDS 
- Chủ động phòng tránh cho mình và cộng đồng
- Không phân biệt đối xử với người mắc bệnh
- Tích cực tham gia các phong trào phòng chống HIV/AIDS
II.Bài tập:
Bài tập 3/sgk
4. Nhận xét:
Bài tập 1. GV tổ chức cho học sinh đóng vai theo tình huống bài tập 5 SGK 
Em có đồng tình với việc làm của Thuỷ không ? 
Nếu em là Hiền trong tình huống đó em sẽ làm gì ? 
5. Dặn dò: 
- Học bài .Làm các bài tập còn lại 
- Đọc soạn bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại.
*Rút kinh nghiệm
Ngày soạn : 16/1/2021 	Ngày dạy: 22/2/2021
Tiết 22-Bài 15
PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔVÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: 	
1./Kiến thức 
2/ Kỹ năng 	 Theo chuẩn kiến thức kĩ năng
3/ Thái độ 
4/ Những định hướng năng lực 
-Năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi 
-Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác nhóm, năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
Tích hợp giáo dục pháp luật.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về tình hình tai nạn do vũ khí cháy nổ và các chất độc hại gây ra.
Kĩ năng tư duy sáng tạo trong việc đề xuất các biện pháp phòng tránh tai nạn do vũ khí cho bản thân và người khác.
Kĩ năng ứng phó với sự cố nguy hiểm do chất cháy, nổ hoặc chất độc hại gây ra.
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
	Thảo luận nhóm, động não, phân tích , đóng vai, xử lí tình huống
IV/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
	 GV: SGK,SGV,CKTKN,Luật bảo vệ môi trường, Luật hình sự
	 HS: Đọc bài, trả lời câu hỏi trong bài.Sưu tầm những thông tin về tình hình tai nạn do vũ khí cháy nổ và các chất độc hại gây ra.
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1.Kiểm tra bài cũ.
Câu1 HIV Là gì? HIV lây truyền qua những con đường nào? 
Câu 2 Để phòng, chống nhiễm HIV/AIDS cần có những biện pháp nào? 
 2- Khám phá:
3- Kết nối : 
HĐ1: Phân biệt các loại vũ khí.
GV chi lớp thành 4 nhóm , giao cho mỗi nhóm thảo luận một thông tin trong SGK.
Câu 1. Lí do vì sao vẫn có người chết vì bị trúng bom mìn ? Thiệt hại đó như thế nào ?
Nhóm 1. chiến tranh kết thúc song còn nhiều bom mìn và vật liệu nổ ở khắp nơi (Quảng Trị )
- Thiệt hại : Tại Quảng Trị từ 1985-1995 có 474 người chết va bị thương trong đó 65 người chết vì bom mìn.
Câu 2. Những thiệt hại về cháy trong thời gian 1998- 2002 như thế nào ? 
Nhóm 2. Cháy nổ từ 1998-2002,cả nước có 5871 vụ cháy , thiệt hại 902.910 triệu đồng.
Câu 3. Các vụ ngộ độc gây ra những thiệt hại gì ? Nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc ?
Nhóm 3. Ngộ độc từ 1999-2000 có gần 20.000 vụ , có 246 người tử vong (TPHCM có 930 vụ ngộ độc trong đó có 29 người chết)
Nguyên nhân: Thành phần thuốc sâu , ca nóc , nhiều lý do khác.
Câu 4. Em rút ra bài học gì cho bản thân qua các thông tin trên ? 
Nhóm 4
Tính chất nguy hiểm của tai nạn cháy , nổ và chất độc hại 
-Phải có biện pháp phòng tránh 
-Trách nhiệm của bản thân .
Các nhóm thảo luận cử thư ký ghi chép và đại diện nhóm trả lời .
Tích hợp GDBVMT: Tai nạn do cháy nổ và các chất độc hại gây ra không những làm thiệt hại về người, về của mà còn gây ô nhiễm môi trường.
 Các tai nạn do vũ khí , cháy, nổ và các chất độc hại gây ra rất nguy hiểm . Vì vậy cần có những quy định của pháp luật để phòng ngừa .
HĐ2Tìmhiểu các quy định của nhà nước.
Tích hợp GDBVMT: Chỉ những cơ quan, tổ chức xã hội cá nhân được nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng chất nổ, cháy, chất phóng xạ, chất độc hại, phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.
GV chốt lại điểm 2 nội dung bài học .
HĐ3: Liên hệ công dân, học sinh
GV cho học sinh xử lý tình huống : HS biết cách hành động phù hợp với quy định về phòng ngừa 
Tích hợp GDBVMT: Trách nhiệm của học sinh: Thực hiện và tuyên truyền vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại.
Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên
GV chốt lại mục 3 nội dung bài học .
HĐ4: Luyện tập, củng cố. 
Gọi học sinh làm bài tập 3,4/sgk.
Trong các hành vi sau , hành vi nào vi phạm pháp luật ? 
- Dùng mìn đánh cá 
- Buôn , bán vũ khí 
- Cưa , đục bom mìn cũ
- Đốt rừng làm nương , rẫy 
- Sử dụng thuốc trừ sâu sai quy định 
- Ăn các loại cá có nọc độc 
- Bắn pháo hoa ngày lễ tết 
 - Công an dùng súng truy bắt tội phạm 
I- Nội dung bài học 
1- Nhận dạng các loại vũ khí, cháy,nổ.
- Loại vũ khí thông thường: Súng, đạn, lựu đạn, bom, mìn..
- Chất nổ: thuốc nổ, thuốc pháo, ga 
- Chất cháy: xăng, dầu 
- Chất độc hại: chất phóng xạ, chất độc da cam, thuốc bảo vệ thực vật 
2- Tác hại : 
- Mất tài sản của cá nhân , gia đình, XH
- Bị thương ,tàn phế , chết người 
3- Các quy định của nhà nước: (2/sgk)
- Cấm vận chuyển , tàng trữ, buôn bán trái phép 
- Chỉ những cơ quan được nhà nước cho phép 
- Cơ quan , tổ chức , cá nhân được sử dụng phải tuân thủ quy định an toàn .
4- Công dân, học sinh cần làm gì?
- Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm 
- Tuyên truyền đến mọi người 
- Tố cáo các hành vi vi phạm 
II. Bài tập:
Bài tập 3:
Các hành vi a,b,d,e,g là vi phạm pháp luật .
Bài tập 4: Trong tình huống a,b,c cần khuyên ngăn mọi người tránh xa nơi nguy hiểm. 
- Tình huống d, cần báo ngay cho người có trách nhiệm .
4. Nhận xét:
GV cho học sinh xử lý tình huống (Đóng vai)
- TH1: Đ và T tình cớ nhặt đựơc quả bom bi bên lề đường , Đ hoảng sợ rủ T bỏ chạy đi chỗ khác. T không chạy mà còn nói “chúng mình mang về đập lấy thuốc nổ bán lấy tiền” Đ can ngăn nhưng T không nghe .
- TH2: Nhà Hà trồng một ruộng dưa chuột . Mai về nhà Hà chơi, Mai ra vườn hái dưa ,Hà can ngăn Mai và nói : “ruộng dưa này được phun thuốc sâu, dưa này nhìn ngon nhưng không để ăn mà để bán , muốn ăn thì hái ở vườn cạnh nhà ”
5. Dặn dò:
- Học bài và làm các bài tập còn lại. 
- Tìm hiểu những quy định của pháp luật về vấn đề này.
- Đọc soạn bài 16 : 
Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
*Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 27/2/2021 Tuần: từ tuần 24 đến tuần 27
Ngày dạy: từ ngày 6/3 đến ngày 20/3	Tiết: từ tiết 23 đến tiết 26
CHỦ ĐỀ
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HÓA, GIÁO DỤC VÀ KINH TẾ (4 tiết)
 I/ MỤC TIÊU CHUNG :
1. Kiến thức
- Hiểu được nội dung quyền sở hữu, biết những tài sản thuộc tài sản sở hữu của công dân.
- Hiểu được tài sản nhà nước là tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân, do nhà nước chịu trách nhiệm quản lý.
- Nêu được trách nhiệm của nhà nước và nghĩa vụ của công dân đối với tài sản của công dân và tài sản nhà nước.
2. Kỹ năng 
Phân biệt được hành vi tôn trọng với hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản của người khác
Biết phối hợp với các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng 
3. Thái độ
Có ý thức tôn trọng tài sản của người khác, nhà nước và lợi ích công cộng
Phê phán những hành vi, việc làm xâm hại đến tài sản của người khác, nhà nước và lợi ích công cộng. 
4.Những định hướng năng lực 
- Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác ....
- Năng lực chuyên biệt: Hợp tác để giải quyết các vần đề của xã hội, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân. 
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Kĩ năng phân tích so sánh hành vi tôn trọng và hành vi không tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác.
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản của người khác. xâm phạm tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo; kĩ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của bản thân và thể hiện sự tôn trọng tài sản của người khác.
- Kĩ năng ra quyết định trước những hành vi Kĩ năng tư duy sáng tạo; nêu và giải quyết vấn đề trước tình trạng xâm phạm tài sản nhà nước hiện nay (nạn phá rừng hiện nay, lấn chiếm đất công, tham nhũng lãng phí của công )
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
Thảo luận nhóm, động não, phân tích trường hợp điển hình, dự án, trình bày 1 phút
IV/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
GV: SGK,SGV,CKTKN, Luật dân sự. Hiến pháp 2013 
HS: Đọc bài, trả lời câu hỏi trong bài.Tình huống, ca dao, tục ngữ
A/ Tiết 23+ 24 - Bài 16 QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN
VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
V/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1.Kiểm tra bài cũ: 
a. Những tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại thường xảy ra với trẻ em là do các nguyên nhân nào ? Vì sao phải phòng ngừa các tai nạn đó ?
b. Nêu những quy định của Nhà nước về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại? 
 2.Khám phá 
GV: Trên tay cô đang cầm vật gì ? ( Quyển sách )
? Vậy quyển sách này là của ai ? 
? Cô cho em mượn quyển sách này được không ? Vì sao?
HS: Được, Vì cô là chủ sở hữu của quyển sách đó.
GV: Đó thuộc quyền sở hữu về tài sản của cô, vậy công dân có quyền sở hữu tài sản những gì và mọi người tôn trọng tài sản của người khác như thế nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôm nay .
3- Kết nối : 
HĐ1: Tìm hiểu quyền sở hữu tài sản của công dân.
GV chia lớp thành 3 nhóm và tổ chức học sinh thảo luận các tình huống trong SGK 
GV giao câu hỏi cho từng đội 
Năng lực hợp tác
I. Nội dung bài học.
1.Thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân là gì và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác ?
Câu 1. Những người sau đây có quyền gì ? Em hãy chọn đúng các mục tương ứng ? 
Người chủ xe máy 
Người được giao giữ xe máy 
Người muợn xe máy 
a- Giữ gìn bảo quản xe 
b- Sử dụng xe để đI 
c- Bán, tặng , cho người khác
Câu 2. Người chủ xe có quyền gì ? Em hãy chọn các nội dung tương ứng ? 
Cất giữ trong nhà
Dùng để đi chở hàng
Bán, tặng , cho mượn
a- Sử dụng 
b- Định đoạt 
c- Chiếm hữu
Câu 3. Bình cổ ông An tìm được có thuộc về ông An không ?Vì sao ? ông An có quyền bán chiếc bình cổ đó không ? Vì sao ? 
- Bình cổ không thuộc về ông An mà thuộc về nhà nước .
- Chủ sở hữu mới có quyền bán bình cổ đó là cơ quan văn hoá hoặc bảo tàng 
Quyền sở hữu là gì ? 
Thế nào là quyền chiếm hữu sử dụng, định đoạt ? 
Trong ba quyền này , quyền nào là quan trọng nhất? 
GV chốt lại : Chiến hữu là chiếm giữ tài sản ; định đoạt là quyết định số phận tài sản ; sử dụng là dùng đúng mục đích .
Chúng ta đã tìm hiểu công dân có quyền sở hữu và quyền sở hữu bao gồm có 3 quyền SGK
Tình huống :Vào đầu năm học lớp 8, bố mẹ mua cho Hùng một chiếc xe đạp để đi học .Vậy theo em Hùng có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó ? Hùng có quyền bán xe đó cho người khác không ?Vì sao?
HS:- Hùng có quyền sở hữu chiếc xe đạp đó: Sử dụng , quản lí .
 -Nhưng Hùng không có quyền bán chiếc xe đó .Vì xe đó bố mẹ Hùng mua cho Hùng và Hùng còn độ tuổi chịu sự quản lí của bố mẹ, nghĩa là bố mẹ mới có quyền định đoạt : Bán.
HĐ2:Tìm hiểu công dân có quyền sở hữu nào?
GV yêu cầu học sinh kể tên một số tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân 
GV kẻ bảng và gợi ý học sinh trả lời 
- Gia đình em có tài sản gì ?
- Bố mẹ em có sở hữu lương không ?
- Nhà ở do nhà nước cấp gia đình em có quyền sở hữu không ?
- Bố mẹ em có sổ tiết kiệm không ? Tiền này gọi là tiền gì ? 
- Chú A mua máy xát để sản xuất, quyền tài sản của chú A là gì ? 
- Cô H có người bà con đi nước ngoài gửi biếu tiền , cô có được sử dụng không ?
HS kẻ bảng và gọi tên các loại tài sản 
Giải quyết vấn đề
Năng lực tư duy sáng tạo
Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Tư duy sáng tạo.
Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, bao gồm : quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.
Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác là nghĩa vụ tôn trọng tài sản thuộc sở hữu của người khác.
Quyền sở hữu tài sản 
Ví dụ tài sản
Tư liệu sinh hoạt
Tủ lạnh, quạt, ti vi , xe máy ..
 Thu nhập hợp pháp
Lương , phụ cấp đi làm của bố mẹ
Góp vốn kinh doanh
Nuôi tôm , bán hàng , kinh doanh
Tư liệu sản xuất
Máy xay xát, máy cày bừa.....
Của cải để dành
Tiết kiệm vàng, tiền ..
GV chuyển ý : Bên cạnh quyền sở hữu , chúng ta cần phải biết tôn trọng tài sản của người khác và nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu .
HĐ3: Tìm hiểu nghĩa vụ của công dân
GV đọc cho cả lớp nghe Điều 175 và 178 Bộ luật dân sự 
GV đặt câu hỏi .
Tôn trọng tài sản người khác thể hiện qua những hành vi nào ? 
Vì sao phải tôn trọng tài sản của người khác ? 
Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất gì ? 
Tổ chức trò chơi tiếp sức ( 2 phút)
Đội 1: Tìm những hành vi tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác.
Đội 2: Tìm những hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản của người khác
HĐ 4: Tìm hiểu trách nhiệm của nhà nước
Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân?
- Những tài sản nào nhà nước quy định phải đăng ký quyền sở hữu ? Vì sao phải đăng ký ?
- Đăng ký quyền sở hữu có phải là biện pháp tự bảo vệ tài sản không ? Vì sao ?
- Nêu một số biện pháp nhà nước bảo vệ quyền sở hữu của công dân ? 
HS nhận xét , tranh luận
HĐ5: Luyện tập, củng cố
GV cho học sinh làm bài tập củng cố (dùng bảng phụ)
GV cho HS thảo luận bài tập 3 SGK 
Năng lực tự nhận thức
Năng lực tự nhận thức, tư duy sáng tạo
Năng lực hợp tác
 2.Nghĩa vụ của công dân phải tôn trọng tài sản của người khác.
 - Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lí.
- Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn.
- Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận và sử dụng xong phải trả lại cho chủ sở hữu 
Gây thiệt hại phải bồi thường ...
- Vì nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân bằng pháp luật.
- Thể hiện phẩm chất thật thà, trung thực , liêm khiết ...
(HS liên hệ với những phẩm chất đạo đức đã học)
3. Trách nhiệm của nhà nước
 - Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy bản quy phạm pháp luật quyền sở hữu của công dân.
- Quy định các biện pháp và các hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tùy theo mức độ, tính chất vụ việc ; quy định trách nhiệm và cách thức bồi thường dân sự đối với những hành vi gây thiệt hại mất mát do vay mượn, thuê tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác.
-Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác.
II. Bài tập
 *Bài tập 3 SGK
- Nhà nứơc công nhận và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân .
- Pháp luật quy định phải đăng ký tài sản có giá trị : nhà ở, đất đai , ô tô , xe máy ....để nhà nước bảo vệ quyền sở hữu của công dân khi bị xâm phạm 
- Có đăng ký công dân mới có cơ sở pháp lý để bảo vệ .
4. Nhận xét:
Bài tập 1. 
- Khi thấy một bạn nào đó cùng trang lứa với em đang lấy tiền của người khác , em sẽ làm gì ? Vì sao em làm như vậy? 
+ Em sẽ làm động tác để người đó biết mình đang bị mất cắp, sau đó em sẽ khuyên bạn .
+ Vì tài sản đó do lao động vất vả họ mới có được , làm như vậy là không thật tha , là xấu, bị pháp luật xử lý .
Bài tập 5. Tìm một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến nội dung bài học này .
* Tục ngữ: 	
- Cha chung không ai khóc - Ăn một miếng, tiếng một đời
- Lòng tham không đáy 
* Ca dao : 
Chim tham ăn xa vào vòng lưới 
Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu .
5. Dặn dò .
- Học bài, làm các bài tập còn lạ
- Tìm hiểu quy đinh của pháp luật 
- Đọc soạn bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản NN và lợi ích công cộng.
*Rút kinh nghiệm
B/ Tiết 25+ 26 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc_2020_2021_nguyen_thi.doc