Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 14+15, Bài 5: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Bài 5 - Tiết: 14,15
KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG
TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được trách nhiệm của HS đối với truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
2. Năng lực: Chia sẻ, hoạt động nhóm, phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục tập quán lạc hậu xấu. Có kỹ năng phân tích đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử.
3. Phẩm chất
Có thái độ tôn trọng bảo vệ giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phê phán thái độ việc làm thiếu tôn trọng hoặc rời xa truyền thống dân tộc.
* Yêu cầu đối với HS khá, giỏi
- Phân biệt được giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu, cần xóa bỏ. Trình bày được ý nghĩa và sự cần thiết phải kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc.
- Phê phán những thái độ, hành vi, việc làm thiếu tôn trọng truyền thống dân tộc.
Ngày soạn: / 12 /2021 Ngày giảng: / 12 /2021 Bài 5 - Tiết: 14,15 KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu được trách nhiệm của HS đối với truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 2. Năng lực: Chia sẻ, hoạt động nhóm, phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục tập quán lạc hậu xấu. Có kỹ năng phân tích đánh giá những quan niệm, thái độ, cách ứng xử. 3. Phẩm chất Có thái độ tôn trọng bảo vệ giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phê phán thái độ việc làm thiếu tôn trọng hoặc rời xa truyền thống dân tộc. * Yêu cầu đối với HS khá, giỏi - Phân biệt được giữa truyền thống tốt đẹp của dân tộc với phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu, cần xóa bỏ. Trình bày được ý nghĩa và sự cần thiết phải kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc. - Phê phán những thái độ, hành vi, việc làm thiếu tôn trọng truyền thống dân tộc. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, một số câu ca dao, tục ngữ về truyền thống của dân tộc. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, đọc trước bài theo hướng dẫn của GV. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: 1p 2. Kiểm tra đầu giờ: 5p H: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Kể tên một số truyền thống mà em biết? HS trình bày, nhận xét, đánh giá GV lắng nghe, nhận xét, đánh giá cho điểm. 3. Tổ chức các hoạt động Ho¹t ®éng cña GV và HS Néi dung chÝnh A. HĐ mở đầu (5p) - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS và bài HS kể một truyền thống của dân tộc mình cho HS cả lớp nghe GV dẫn dắt vào bài B. HĐ hình thành KT (35p) - Mục tiêu: HS hiểu được trách nhiệm của bản thân với một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc. HS. HĐCĐ- 10’ trả lời câu hỏi mục 2TL/34,35 HS báo cáo chia sẻ - GV KL, chốt KT + Tôn trọng; bảo vệ; tìm hiểu, học tập, thực hành. Vì chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước phải có trách nhiệm lưu giữ, phát huy và quảng bá truyền thống tốt đẹp của DT mình... + Thái độ, hành vi, việc làm phù hợp: tri ân với thầy cô giáo; chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, hiếu thảo với ông bà, bố mẹ, biết yêu thương chia sẻ khó khăn... + Thái độ, hành vi, việc làm không phù hợp: xem bói, mê tín dị đoan; tục cướp vợ của người Mông, chém lợn... GV nhấn mạnh cần phê phán, đấu tranh để xóa bỏ những hủ tục lạc hậu để khỏ ảnh hưởng xấu tới c/s của người dân H: Có ý kiến cho rằng dân tộc Việt Nam ngoài truyền thống đánh giặc ra, thì không có truyền thống nào đáng tự hào đâu? Em có đồng ý không? Vì sao? HSHĐ chung cả lớp trả lời – chia sẻ HS: Dân tộc Việt Nam có rất nhiều truyền thống tốt đẹp mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy . H: Nêu những đức tính kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở Bác Hồ (Lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh ) HS: Trả lời – chia sẻ GV bổ sung: Bác không những tiếp nhận truyền thống đạo đức của dân tộc như : Yêu quê hương đất nước, nhân ái .mà còn phát huy bằng cách thực hiện tốt các giá trị đạo đức dân tộc đã trở thành tấm gương sáng để mọi người noi theo . ? Em nghĩ sao hiện nay một số bạn trẻ bắt chước cá ăn mặc sinh hoạt của người nước ngoài (Sỏ bông tai nhiều lỗ,nhuộm tóc ..) (Giáo dục thái độ ) GV nêu vấn đề: Hiện nay có nhiều bạn trẻ không thích các thể loại nghệ thuật truyền thống của dân tộc như dân ca, cải lương ..Em hãy tìm nguyên nhân của vấn đề trên Đề xuất biện pháp?( Rèn kĩ năng rèn luyện bản thân ) HS:-Nguyên nhân: ít hiểu biết về các thể loại này, a dua, chạy theo mốt, thích những cái mới lạ.. -Biện pháp :+Với học sinh: Tích cực hoc tập về các thể loại để thấy cái hay cái đẹp của nó, không chạy theo mốt tham gia các hoạt động nghệ thuật do trường tổ chức .. +Trường –XH: Thường xuyên tổ chức các hoạt động tạo điều kiện cho bạn trẻ thưởng thức ,tuyên truyền giáo dục Giáo dục ý thức học sinh: giữ gìn bản sắc dân tộc, không chạy theo cái mốt lạ chống lại những biểu hiện coi thường hoặc xa rời những giá trị truyền thống của dân tộc . * Mở rộng : Một dân tộc không biết giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc thì mình dân tộc đó đứng trước nguy cơ đánh mất bản sắc của dân tộc và bị đồng hóa bởi các dân tộc khác . HĐCĐ- 5’làm BT 2(36) HS chia sẻ, GV KL HĐCN- 5’ làm BT 3 TL/36 HS chia sẻ GVKL HSHĐCN – 10p xây dựng dàn ý HS baó cáo, chia sẻ GV hướng dẫn dàn ý I. Mở bài: Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ II. Thân bài: 1. Giải thích về lòng yêu nước Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình. 2. Biểu hiện của lòng yêu nước * Thời kỳ chiến tranh Đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc. Ở hậu phương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường Lòng yêu nước ở giai đoạn này là một tình cảm quyết liệt mà mạnh mẽ Lấy ví dụ, lòng yêu nước thể hiện qua một số câu nói nổi tiếng như: “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Các tấm gương hy sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng lớn, như Bác Hồ đã nói: “Lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước” * Thời kỳ hòa bình Thể hiện ở nhưng hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa . Với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững. Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người Lòng yêu nước còn là niềm trăn trở trước những vấn đề của đất nước, dùng hành động thực tế để giải quyết những vấn đề đó. Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc: biểu hiện cụ thể qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc; các bảo tàng lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc. 3. Vai trò của lòng yêu nước Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong hành trình sống khắc nghiệt. Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình. 4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể: Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài. Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu. III. Kết bài: Khẳng định lòng yêu nước của mỗi công dân Việt Nam Kêu gọi mọi người hãy quên đi sự ích kỷ bản thân, “cái tôi” cá nhân để cùng hướng về tổ quốc. HS dựa vào dàn ý viết bài văn hoàn chỉnh 2. Trách nhiệm của HS với truyền thống tốt đẹp của DT - Tôn trọng; bảo vệ; tìm hiểu, học tập, thực hành - Bảo vệ, kế thừa và phát huy góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc. - Tự hào về truyền thống dân tộc. tự hào các anh hùng dân tộc,danh nhân văn hóa , giữ gìn và bảo vệ các di tích lịch sử ,các loại hình nghệ thuật.. - Phê phán, ngăn chặn tư tưởng, việc làm phá hoại truyền thống dân tộc. 3. Bài tập a. Bài tập 2 - Đúng: A,B,C - Sai: D B. Bài tập 3 A,C,G,H,N,I,Q BT thêm: Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. 4. Củng cố: 3’ H: Bản thân em cần có trách nhiệm gì đối với truyền thống tốt đẹp của dân tộc? 5. Hướng dẫn học bài * Bài cũ: Học kĩ nội dung đã phân tích. * Bài mới: Chuẩn bị ôn tập học kì I.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_1415_bai_5_ke_thua_va_p.docx