Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 22, Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 22, Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Giúp học sinh nhận dạng được các loại vũ khí thông thường, chất nổ, độc hại và tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại đó đối với con người và xã hội. Nêu được những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Biết phòng chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hàng ngày.

3. Năng lực

- Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác .

- Năng lực chuyên biệt: Hợp tác để giải quyết các vần đề của xã hội, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân.

2. Phẩm chất

Yêu nước, trách nhiệm, nhân ái .

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, bảng phụ, các câu truyện về tình huống, máy chiếu, bài tập .

2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà, sưu tầm tài liệu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu

Học sinh nhận diện được tác hại của vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hàng ngày.

b. Nội dung hoạt động

Cá nhân, trao đổi với bạn.

c. Sản phẩm học tập

Học sinh trả lời được gợi ý của giáo viên.

d. Tổ chức hoạt động

- Cho HS quan sát tranh ảnh:

- Học sinh quan sát và trả lời.

- GV dẫn dắt vào bài: Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với nhiều tai nạn và rủi ro. Một trong những tai nạn đó có liên quan có liên quan đến vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. Vậy làm thế nào để phòng tránh những tai nạn đó. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học này để hiểu rõ vấn đề trên.

B. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

a. Mục tiêu

- Giúp học sinh nhận dạng được các loại vũ khí thông thường, chất nổ, độc hại và tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại đó đối với con người và xã hội. Nêu được những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Biết phòng chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hàng ngày.

b. Nội dung hoạt động

- Hoạt động nhóm.

- Hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm học tập

 

doc 5 trang thucuc 7441
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 22, Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	22	Ngày soạn: 30/01/2021
Tiết	22	Ngày dạy : 03/02/2021
BÀI 15: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Giúp học sinh nhận dạng được các loại vũ khí thông thường, chất nổ, độc hại và tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại đó đối với con người và xã hội. Nêu được những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Biết phòng chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hàng ngày.
3. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác ....
- Năng lực chuyên biệt: Hợp tác để giải quyết các vần đề của xã hội, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân. 
2. Phẩm chất
Yêu nước, trách nhiệm, nhân ái ..
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, bảng phụ, các câu truyện về tình huống, máy chiếu, bài tập ...
2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà, sưu tầm tài liệu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động 1: Khởi động 
a. Mục tiêu
Học sinh nhận diện được tác hại của vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hàng ngày. 
b. Nội dung hoạt động
Cá nhân, trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm học tập
Học sinh trả lời được gợi ý của giáo viên.
d. Tổ chức hoạt động
- Cho HS quan sát tranh ảnh:
- Học sinh quan sát và trả lời.
- GV dẫn dắt vào bài: Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với nhiều tai nạn và rủi ro. Một trong những tai nạn đó có liên quan có liên quan đến vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. Vậy làm thế nào để phòng tránh những tai nạn đó. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học này để hiểu rõ vấn đề trên.
B. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
a. Mục tiêu
- Giúp học sinh nhận dạng được các loại vũ khí thông thường, chất nổ, độc hại và tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại đó đối với con người và xã hội. Nêu được những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Biết phòng chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hàng ngày.
b. Nội dung hoạt động
- Hoạt động nhóm.
- Hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm học tập
I. Đặt vấn đề 
Nhóm 1. chiến tranh kết thúc song còn nhiều bom mìn và vật liệu nổ ở khắp nơi (Quảng Trị )
- Thiệt hại: Tại Quảng Trị từ 1985 - 1995 có 474 người chết va bị thương trong đó 65 người chết vì bom mìn.
Nhóm 2. Cháy nổ từ 1998 - 2002, cả nước có 5871 vụ cháy, thiệt hại 902.910 triệu đồng.
Nhóm 3. Ngộ độc từ 1999 - 2000 có gần 20.000 vụ, có 246 người tử vong (thành phố Hồ Chí Minh có 930 vụ ngộ độc trong đó có 29 người chết).
Nhóm 4: Bài học
- Tính chất nguy hiểm của tai nạn cháy, nổ và chất độc hại.
- Phải có biện pháp phòng tránh.
- Trách nhiệm của bản thân.
Nguyên nhân: Thành phần thuốc sâu, ca nóc, nhiều lý do khác.
* Những quy định của nhà nước. (SGK)
- Đáp án: Các hành vi a, b, d, e, g là vi phạm pháp luật.
- Trong tình huống a, b, c cần khuyên ngăn mọi người tránh xa nơi nguy hiểm.
- Tình huống d cần báo ngay cho người có trách nhiệm.
II. Nội dung bài học 
1. Các loại vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Vũ khí: súng, đạn, lựu đạn, bom, mìn, lưỡi lê, dao, 
- Chất nổ : thuốc nổ, thuốc pháo, ga, 
- Chất cháy: xăng, dầu hỏa, .
- Chất độc hại: chất phóng xạ, chất độc da cam, thuốc bảo vệ thực vật, thủy ngân, a xít, 
2. Tác hại của vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
- Các tai nạn do vũ khí,cháy nổ và các chất độc hại gây ra những tổn thất to lớn về người, tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội. Ngoài ra nó còn gây ô nhiễm môi trường như: Đắm tàu chở dầu, .
3. Một số quy định của pháp luật
- Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
- Những cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhà nước giao nhiệm vụ (bảo quản, chuyên chở, sử dụng) phải được huấn luyện về chuyên môn có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ các quy định về an toàn.
4. Trách nhiệm của học sinh
- Tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. Như không sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, 
- Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt các quy định trên.
- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên.
d. Tổ chức hoạt động
I. Đặt vấn đề 
- GV chi lớp thành 4 nhóm , giao cho mỗi nhóm thảo luận một thông tin trong SGK.
Câu 1. Lí do vi sao vẫn có người chết vì bị trúng bom mìn ? Thiệt hại đó như thế nào?
Câu 2. Những thiệt hại về cháy trong thời gian 1998- 2002 là như thế nào ?
Câu 3. Các vụ ngộ độc gây ra những thiệt hại gì ? Nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc?
Câu 4. Em rút ra bài học gì cho bản thân qua các thông tin trên ?
II. Nội dung bài học 
- Các nhóm thảo luận cử thư ký ghi chép và đại diện nhóm trả lời.
- GV kết luận: Các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra rất nguy hiểm. Vì vậy cần có những quy định của pháp luật để phòng ngừa.
- GV chốt lại ý 1 nội dung bài học.
- GV yêu cầu học sinh thảo luận làm bài tập 3 SGK.
- GV chốt lại điểm 2 nội dung bài học .
- GV cho học sinh xử lý tình huống: HS biết cách hành động phù hợp với quy định về phòng ngừa..
- Các bàn thảo luận các tình huống trong bài tập 4 SGK.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- GV chốt lại mục 3 nội dung bài học.
- GV cho học sinh làm bài tập củng cố.
- Tác hại của việc sử dụng trái phép chất cháy, nổ và các chất độc hại ?
- Nhà nước đã ban hành những quy định gì ?
- Học sinh chúng ta cần phải làm gì ?
- GV yêu cầu học sinh đọc lại nội dung bài học
C. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức bài học 
- Hệ thống hóa kiến thức đã được tìm hiểu.
b. Nội dung hoạt động
- Cá nhân.
c. Sản phẩm học tập
Học sinh trả lời đúng được các đáp án phần trắc nghiệm.
d. Tổ chức hoạt động
- Các câu hỏi học sinh làm bài tập:
Câu 1: Dầu hỏa là
A. Chất độc hại
B. Chất cháy
C. Chất nổ
D. Vũ khí
Câu 2: Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí?
A. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.
B. Cá nhân.
C. Công ty tư nhân.
D. Tổ chức phản động.
Câu 3: Số lượng buôn pháo nổ từ 10 kg đến dưới 50 kg bị phạt bao nhiêu tiền?
A. 10 triệu đến 100 triệu đồng.
B. 10 triệu đến 50 triệu đồng.
C. 10 triệu đến 150 triệu đồng.
D. 10 triệu đến 20 triệu đồng.
Câu 4: Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy là 
A. Ngày 4 tháng 10
B. Ngày 14 tháng 4
C. Ngày 14 tháng 10
D. Ngày 10 tháng 4
Câu 5: Thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất được gọi là?
A. Vũ khí.
B. Tang vật.
C. Chất độc hại.
D. Chất gây nghiện.
Câu 6: Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Sử dụng súng tự chế.
B. Cưa mìn để lấy thuốc nổ.
C. Dùng dao để đánh nhau.
D. Cả A, B, C.
Câu 7: Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì?
A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí.
B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Mời bạn bè mua pháo.
D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.
D. Hoạt động 4: Vận dụng - mở rộng 
a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức bài học 
- Hệ thống hóa kiến thức đã được tìm hiểu.
b. Nội dung hoạt động
- Cá nhân, nhóm.
c. Sản phẩm học tập
- Theo em, chất và loại sau đây có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người:
a. Bom, mìn, đạn, pháo
c. Thuốc nổ
d. Xăng dầu
đ. Súng săn
e. Súng các loại
g. Thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu
h. Các chất phóng xạ
i. Chất độc mầu da cam
l. Thủy ngân
- Theo em sẽ rất nguy hiểm đe doạ đến tính mạng bản thân, của mọi người và ảnh hưởng xấu đế môi trường xã hội. Xã hội sẽ bất ổn nếu:
+ Ai cũng có quyền được sử dụng vũ khí
+ Chở thuốc pháo, thuốc nổ, .....trên ôtô
+ Được tự di tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại
d. Tổ chức hoạt động
1. Theo em, chất và loại nào sau đây có thể gây tai nạn nguy hiểm cho con người?
a. Bom, mìn, đạn, pháo
b. Lương thực, thực phẩm
c. Thuốc nổ
d. Xăng dầu
đ. Súng săn
e. Súng các loại
g. Thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu
h. Các chất phóng xạ
i. Chất độc màu da cam
k. Kim loại thường
l. Thủy ngân
2. Em hãy dự đoán xem điều gì có thể xảy ra
a. Ai cũng có quyền được sử dụng vũ khí
b. Chở thuốc pháo, thuốc nổ, .....trên ôtô
c. Được tự di tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại
* Về nhà soạn chủ đề: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_22_bai_15_phong_ngua_ta.doc