Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 9, Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:
- Hiểu thế nào là hoạt động chính trị- xã hội
- Hiểu được ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị xã hội
2. Về kỹ năng:
- Tham gia các hoạt động chính trị xã hội do lớp, trường, địa phương tổ chức
- Biết tuyên truyền, vận động bạn bè cùng tham gia
3. Về thái độ: Tích cực, tự giác, có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động chính trị
4. Năng lực:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lý
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông(ICT)
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
5. Tích hợp:
- Kĩ năng tư duy phê phán đói với những biểu hiện tích cực hoặc không tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội.
- Kĩ năng ra quyết định; giải quyết các vấn đề trong các tình huống liên quan đến các hoạt động CT-XH
- Kĩ năng đạt mục tiêu; quản lí thời gian; đảm nhận trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch tham gia hoạt động CT-XH
* Tích hợp GD bảo vệ môi trường vào mục
- Hoạt động bảo vệ môi trường và TNTN là loại hoạt động CT-XH.
- Ý nghĩa của việc tham gia bảo vệ môi trường và TNTN.
*QDQP: Ví dụ về tấm gương thanh thiếu niên tích cực trong việc gìn giữ an ninh, trật tự an toàn xã hội
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 9- Bài 7: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI . I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: - Hiểu thế nào là hoạt động chính trị- xã hội - Hiểu được ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị xã hội 2. Về kỹ năng: - Tham gia các hoạt động chính trị xã hội do lớp, trường, địa phương tổ chức - Biết tuyên truyền, vận động bạn bè cùng tham gia 3. Về thái độ: Tích cực, tự giác, có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động chính trị 4. Năng lực: - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sáng tạo - Năng lực tự quản lý - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông(ICT) - Năng lực sử dụng ngôn ngữ 5. Tích hợp: - Kĩ năng tư duy phê phán đói với những biểu hiện tích cực hoặc không tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội. - Kĩ năng ra quyết định; giải quyết các vấn đề trong các tình huống liên quan đến các hoạt động CT-XH - Kĩ năng đạt mục tiêu; quản lí thời gian; đảm nhận trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch tham gia hoạt động CT-XH * Tích hợp GD bảo vệ môi trường vào mục - Hoạt động bảo vệ môi trường và TNTN là loại hoạt động CT-XH. - Ý nghĩa của việc tham gia bảo vệ môi trường và TNTN. *QDQP: Ví dụ về tấm gương thanh thiếu niên tích cực trong việc gìn giữ an ninh, trật tự an toàn xã hội II. Chuẩn bị : Gv : Sgk,Stk, tranh ảnh có liên quan dến nội dung bài học . Hs : chuẩn bị bài ở nhà . III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học . 1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số. (1’) 2. Kiểm tra bài cũ : Không có 3. Bài mới : A. HĐ khởi động - Mục tiêu: + HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học. + NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác... + PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận Cách tiến hành Gv : Cho hs quan sát ảnh: Hs tham gia thi tìm hiểu môi trường . ? Miêu tả việc làm của các nhan vật trong tranh. ? Hình ảnh trong tranh liên quan đến hoạt động gì ? Hs : Trả lời . B.Hoạt động hình thành kiến thức - Mục tiêu: + HS hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo, những biểu hiện... + NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác... + PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận, giao tiếp và sáng tạo... Cách tiến hành Gv : Gợi đẫn hs vào bài . Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục đặt vấn đề. - Mục đích: HS tìm hiểu 3 tình huống - Phương pháp: hỏi- đáp, gợi mở, động não, nêu vấn đề, giảng bình, trình bày một phút - Thời gian: 12 phút - Phương tiện, tư liệu: Thảo luận nhóm bàn trong 7 phút : Nhóm 1: Có quan niệm cho rằng: Để lập nghiệp chỉ cần học văn hóa ... chính trị - xã hội (SGK/18). Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Tại sao ? HS trả lời: - Không đồng ý với quan điểm trên. Vì nếu chỉ lo học văn hóa, tiếp thu KH-KT, rèn luyện kỹ năng lao động thì sẽ phát triển không toàn diện. Chỉ biết chăm lo lợi ích cá nhân không biết quan tâm đến lợi ích tập thể không có trách nhiệm với cộng đồng. Nhóm 2: Có quan niệm cho rằng: “Học văn hóa tốt của đất nước” (SGK/18). Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Tại sao ? HS trả lời: - Đồng ý với quan điểm trên. Vì học văn hóa tốt, biết tích cực lao động, tham gia công tác chính trị - xã hội sẽ trở thành người phát triển toàn diện có tình cảm, biết yêu thương con người, có trách nhiệm đối với tập thể, cộng đồng. Nhóm 3: Hãy kể những hoạt động chính trị - xã hội mà em biết và đã tham gia ? HS trả lời: - Học tập văn hóa; hoạt động Đoàn – Đội, hoạt động giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hiến máu nhân đạo, tham gia chống tệ nạn XH. Nhóm 4: Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có lợi ích gì cho cá nhân và xã hội ? HS trả lời: - Học sinh cần tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực ứng xử, năng lực tổ chức, quản lý, hợp tác. HS:Thảo luận, đại diện nhóm trình bày. GV :Nhận xét bổ sung. * Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu nội dung bài học - Mục đích: HS tìm hiểu nội dung bài học - Phương pháp: hỏi- đáp, gợi mở, động não, nêu vấn đề, giảng bình, trình bày một phút - Thời gian: 13 phút - Phương tiện, tư liệu: Giải thích : Chính trị, xã hội . ? Thế nào là hoạt động chính trị - xã hội ? Quan sát tranh :Hoạt động chính trị xã hội . Liên hệ:Hãy nêu những hoạt động chính trị –xã hội ở địa phương mà em biết ? HS: Làm công tác phổ cập,Thanh niên tình nguyện ,CBGVCNV ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh . Lưu ý :Có nhiều hoạt động xã hội nhưng có người còn lợi dụng làm ảnh hưởng đến tình hình chính trị ở :Lợi dụng tôn giáo để làm trái chính sách pháp luật của nhà nước . GV mở rộng, khắc sâu kiến thức cho HS. 1. Hoạt động xây dựng và bảo vệ Nhà Nước. +Tham gia sản xuất của cải vật chất. +Tham gia chống chiến tranh, khủng bố. 2.Hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể. +Tham gia các hoạt động của Đội thiếu niên, Đoàn Thanh niên. +Hội cựu chiến binh,Hội Người cao tuổi. 3.Hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường tự nhiên, XH. + Hoạt động từ thiện. + Hoạt động nhân đạo. + Xóa đói giảm nghèo. *Tích hợp QDQP:? Ví dụ về tấm gương thanh thiếu niên tích cực trong việc gìn giữ an ninh, trật tự an toàn xã hội - HS có thể nêu những tấm gương có trong cuộc sống, ngay tại địa bàn dân cư - Hoặc lấy ví dụ trên báo chí GV giới thiệu: Dù tuổi đời còn rất trẻ (sinh năm 1991) nhưng trung úy Nguyễn Minh Khoa, hiện công tác tại Đội CSGT Bến Thành thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TPHCM đã đạt được nhiều thành tích đáng nể trong việc bắt cướp. Công việc thường ngày của anh là điều tiết giao thông, đảm bảo ANTTGT cho người dân. Thế nhưng cùng với đó, trung úy Khoa cũng đã nhiều lần tham gia bắt cướp “bất đắc dĩ”. Chỉ trong 2 năm qua, trung úy Khoa đã tham gia truy đuổi 5 vụ cướp, bắt giữ một số đối tượng. Đáng nói hơn, đã có lần trung úy Khoa gặp nguy do truy đuổi kể cướp nhiễm HIV. Anh sau đó phải lập tức điều trị phơi nhiễm. ? Nêu ý nghĩa của việc tham gia hoạt động chính trị - xã hội ? ? Để thực hiện tốt các kế hoạch chúng ta cần có yêu cầu gì ?(Câu hỏi dành cho học sinh giỏi ) HS: Tự giác chủ động tham gia tích cực do Đoàn đội ở trường tổ chức ,phải có kế hoạch làm việc không gây ảnh hưởng đến kế hoạch học tập ,lao động , chống ngại khó ngại khổ. ? Khi tham gia hoạt động do trường tổ chức em thường xuất phát từ lí do nào ? HS:-Hoàn thành tốt công việc được giao . -Vì tự giác thực hiện có trách nhiệm . ? HS phải làm gì để tham gia các hoạt động chính trị - xã hội ? GV chốt ý bổ sung :Việc tham gia các hoạt động chính trị - xã hội trước hết bản thân được phát triển mọi mặt, được mọi người yêu quý, góp phần xây dựng quan hệ tốt đẹp hơn. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập - Mục đích: HS thực hiện bài tập - Phương pháp: hỏi- đáp, gợi mở, động não, nêu vấn đề, giảng bình, trình bày một phút - Thời gian: 10 phút - Phương tiện, tư liệu: ? Bài tập 1 SGK trang 19? ? Làm bài tập 2 SGK /19. GVHD BT3,4,5 I- Đặt vấn đề: II.NỘI DUNG BÀI HỌC : 1.Hoạt động chính trị - xã hội : Là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà Nước, chế độ chính trị - xã hội là những hoạt động trong các tổ chức chính trị đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người. 2.Ý nghĩa : Hoạt động chính trị - xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện phát triển khả năng về đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của XH. 3. Cách rèn luyện: HS cần tham gia các hoạt động chính trị xã hội để hình thành, phát triển thái độ tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức, quản lý, hợp tác. III- LUYỆN TẬP: 1 .Bài tập 1 SGK trang 19 ? Đáp án: Chọn (a),(e),(g),(h),(i),(k),(l) 2. Bài tập 2 SGK /19 . Đáp án: - Hoạt động thể hiện tính tích cực : (a), (e), (g), (I), (k), (l). - Hoạt động thể hiện tích tiêu cực: (b), (c), (d), (đ), (h). E. Hoạt động tìm tòi mở rộng 1 Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học. Về nhà tìm hiểu, liên hệ các cách thực hiện tự rèn luyện phẩm chất chí công vô tư. 2 Phương pháp : cá nhân 3.Năng lực: Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề. 4. Thời gian: 5 phút 5. Cách thức tiến hành: Yêu cầu học sinh thực hiện : - Thực hiện sự tự chủ ngay trong trường lớp, trong sinh hoạt hàng ngày. - HS nhận xét đánh giá vào giờ học sau 5 RKN: 5.1. Kế hoạch và tài liệu dạy học. 5.2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh. 5.3. Hoạt động của học sinh 4. Củng cố: Hệ thống nội dung bài học - Mục đích: Nhăc lại kiến thức, hệ thống, khái quát những kiến thức trong bài học, giúp HS nắm chắc kiến thức, vận dụng kiến thức làm bài tập, vào thực tế, tạo cơ sở để HS tiếp thu tốt kiến thức mới. - Thời gian: 5 p - Phương pháp: hỏi- đáp tái hiện kiến thức, thực hành - Phương tiện, tư liệu: SGK - Cách thức tiến hành: Nhắc lại nội dung bài học? 5. Hướng dẫn về nhà - Mục đích: HS biết việc mình cần làm sau khi kết thúc giờ học, rèn kỹ năng cho học sinh tự học, tự nghiên cứu trước khi đến lớp - Thời gian: 5 p - Phương pháp: giao nhiệm vụ - Cách thức tiến hành: Tìm các câu chuyện về những tấp gương tích cực tham gia các hoạt động chính trị.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_9_bai_7_tich_cuc_tham_g.docx