Bài giảng Công nghệ Lớp 8 - Bài 25+26: Mối ghép cố định - Nguyễn Văn Chinh

Bài giảng Công nghệ Lớp 8 - Bài 25+26: Mối ghép cố định - Nguyễn Văn Chinh

Thế nào là mối ghép cố định?
Chúng gồm mấy loại? Lấy ví dụ minh họa?

Mối ghép cố định là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

 Chúng bao gồm 2 loại: mối ghép không tháo được và mối ghép tháo được.

+ Mối ghép không tháo được: Mối ghép bằng đinh tán, bằng hàn,

+ Mối ghép tháo được: Mối ghép bằng ren, then, chốt.

 

pptx 28 trang phuongtrinh23 26/06/2023 2130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ Lớp 8 - Bài 25+26: Mối ghép cố định - Nguyễn Văn Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: CÔNG NGHỆ 8 
TRƯỜNG THCS TIẾN THÀNH 
Bài 25+26: MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH 
Giáo viên: Nguyễn Văn Chinh 
Câu 1: Chi tiết máy là gì? 
Gồm những loại nào? 
Trả lời : 
- Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh, có nhiệm vụ nhất định trong máy. Gồm 2 loại: Chi tiết máy có công dụng chung và chi tiết máy có công dụng riêng. 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
BÀI 25+26: MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH 
I. MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH 
I I. MỐI GHÉP KHÔNG THÁO ĐƯỢC: Mối ghép bằng đinh tán 
I II. MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC: Mối ghép bằng ren 
Thế nào là mối ghép cố định?Chúng gồm mấy loại? Lấy ví dụ minh họa? 
 Mối ghép cố định là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau. 
 Chúng bao gồm 2 loại: mối ghép không tháo được và mối ghép tháo được. 
+ Mối ghép không tháo được: Mối ghép bằng đinh tán, bằng hàn, 
+ Mối ghép tháo được: Mối ghép bằng ren, then, chốt. 
I. MỐI GHÉP CỐ ĐỊNH: 
Chi tiết 1 
Chi tiết 2 
Em hãy cho biết mối ghép giữa chi tiết 1 và chi tiết 2 là mối ghép gì? 
Mối hàn 
Mối hàn 
Em hãy cho biết mối ghép trong hình trên là mối ghép gì? 
Mối ghép ren 
Em hãy cho biết làm thế nào để tháo rời các chi tiết của hai mối ghép trên? 
Phải phá hỏng mối ghép 
Tháo rời các chi tiết 
Mối ghép hàn 
Mối ghép ren 
Em hãy cho biết hai mối ghép trên có điểm gì giống nhau và khác nhau ? 
Giống nhau 
- Chi tiết 1 ghép cố định với chi tiết 2 . 
Khác nhau 
- Hình a : mối ghép không tháo được . 
- Hình b : mối ghép tháo được . 
A 
B 
Mối ghép hàn 
Là loại mối ghép không tháo được 
Muốn tháo rời buộc phải phá hỏng mối ghép 
Mối ghép ren 
Là loại mối ghép tháo được 
Có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn 
II – MỐI GHÉP KHÔNG THÁO ĐƯỢC 
Chi tiết được ghép là các kim loại dạng tấm. 
Chi tiết ghép là đinh tán. 
1. Mối ghép bằng đinh tán 
a. Cấu tạo mối ghép 
Em hãy cho biết trong mối ghép đinh tán, các chi tiết được ghép thường có dạng gì? 
Em hãy cho biết trong mối ghép đinh tán, chi tiết ghép là gì? 
Đinh tán 
Đinh tán sau khi ghép 
Tiến trình tán đinh tán 
Khi ghép, thân đinh tán được luồn qua lỗ của chi tiết được ghép, sau đó dùng búa tán đầu còn lại thành mũ. 
b. Đặc điểm và ứng dụng 
Ứng dụng: Chi tiết ghép không hàn được hoặc khó hàn. 
Nồi hơi 
Đặc điểm: Mối ghép chịu nhiệt độ cao. 
b. Đặc điểm và ứng dụng 
Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh. 
Đặc điểm: Mối ghép chịu nhiệt độ cao. 
Ứng dụng: Chi tiết ghép không hàn được hoặc khó hàn. 
Mối ghép phải chịu lực lớn, chấn động mạnh. 
2. Mối ghép bằng hàn (SGK-87) 
III. MỐI GHÉP THÁO ĐƯỢC 
1. Mối ghép bằng ren 
a. Cấu tạo mối ghép 
Em hãy quan sát, cho biết mối ghép bằng ren gồm có những loại nào ? 
a) Mối ghép bu lông 
b) Mối ghép vít cấy 
c) Mối ghép đinh vít 
Nêu cấu tạo của các loại mối ghép: Bu lông, vít cấy, đinh vít ? 
a) Mối ghép bu lông 
Đai ốc 1 
Vòng đệm 2 
Chi tiết ghép 3, 4 
Bu lông 5 
- Mối ghép bu lông: gồm đai ốc (1), vòng đệm (2), chi tiết ghép (3,4), bu lông (5). 
b) Mối ghép vít cấy: gồm đai ốc (1), vòng đệm (2), chi tiết ghép (3, 4), vít cấy (6). 
c) Mối ghép đinh vít : gồm chi tiết ghép (3, 4), đinh vít (7). 
Chi tiết ghép 
Đinh vít 
Vòng đệm 
Đai ốc 
Vít cấy 
1. Mối ghép bằng ren  a. Cấu tạo mối ghép  - Mối ghép bu lông: Đai ốc (1), Vòng đệm (2), Các chi tiết ghép (3,4), Bu lông (5). - Mối ghép vít cấy: Đai ốc (1), Vòng đệm (2), Các chi tiết được ghép (3,4), Vít cấy (6). 
- Mối ghép đinh vít: Các chi tiết được ghép (3,4), Đinh v ít (7). 
Nêu điểm giống nhau và khác nhau của 3 loại mối ghép trên ? 
Giống nhau: Đều ghép nối các chi tiết bằng ren. Khi ghép đều luồn qua lỗ của chi tiết 3 để ghép 2 chi tiết 3 và 4. 
Khác nhau: 
Mối ghép bu lông 
Mối ghép vít cấy 
Mối ghép đinh vít 
Chi tiết 4 không có ren 
Chi tiết 4 có ren 
Chi tiết 4 có ren, không cần đai ốc 
Mối ghép bu lông 
Cách ghép chi tiết trong mỗi mối ghép 
Mối ghép vít cấy 
Mối ghép đinh vít 
b. Đặc điểm và ứng dụng 
a) Mối ghép bu lông 
b) Mối ghép vít cấy 
c) Mối ghép đinh vít 
Mối ghép bằng ren có ưu điểm gì ? 
Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp. 
Khi nào ta dùng mối ghép bu lông, vít cấy, đinh vít ? 
Dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp. 
Được dùng khi những chi tiết bị ghép có chiều dày quá lớn. 
Dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ. 
Đặc điểm: Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp. 
b. Đặc điểm và ứng dụng 
Ứng dụng: 
+ Mối ghép bu lông dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp. 
+ Mối ghép vít cấy dùng với những chi tiết bị ghép có chiều dày quá lớn. 
+ Mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ. 
Hãy nêu một số ứng dụng của mối ghép bằng ren trong thực tế. 
MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ 
Trên xe đạp 
Trên xe máy 
2. Mối ghép bằng then và chốt (SGK-90) 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_nghe_lop_8_bai_2526_moi_ghep_co_dinh_nguyen_v.pptx