Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài: Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội
1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM
Kh
• Khái niệm phòng chống tội phạm
• Nội dung nhiệm vụ phòng chống tội phạm.
• Chủ thể và những nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm
• Phân loại và biện pháp phòng ngừa tội phạm
• Phòng chống tội phạm trong nhà trường
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài: Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội Nội dung 1 - Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm 2 - Công tác phòng chống tệ nạn xã hội 1 - Những vấn đề cơ bản về phòng chống tội phạm Khái niệm phòng chống tội phạm Nội dung nhiệm vụ phòng chống tội phạm. Chủ thể và những nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm Phân loại và biện pháp phòng ngừa tội phạm Phòng chống tội phạm trong nhà trường a) Khái niệm phòng chống tội phạm phòng ngừa tội phạm Phòng ngừa tội phạm là việc các cơ quan của nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. a) Khái niệm phòng chống tội phạm Phòng chống tội phạm được tiến hành theo hai hướng cơ bản sau: Hướng thứ nhất: Phát hiện, khắc phục, hạn chế, và đi đến thủ tiêu các hiện tượng xã hội tiêu cực Là những nguyên nhân , điều kiện của tình trạng phạm tội và phạm tội cụ thể Đây là hướng mang tính cơ bản, chiến lược và lâu dài a) Khái niệm phòng chống tội phạm Hướng thứ hai: hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi tội phạm xảy ra. Đây cũng là hướng quan trọng không thể xem nhẹ, bởi trong thực tế những nguyên nhân, điều kịên làm phát sinh, phát triển tội phạm vẫn tồn tại, hoạt động phòng ngừa tội phạm còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết nên tội phạm vẫn xảy ra. Hướng này đòi hỏi các cơ quan chức năng phối hợp kịp thời phát hiện, điều tra truy tố, xét xử tội phạm, cải tạo người phạm tội trở thành người công dân lương thiện. a) Khái niệm phòng chống tội phạm Tóm lại: Phòng chống tội phạm mang tính đồng bộ, hệ thống và có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Mục đích của công tác phòng ngừa tội phạm: là khắc phục thủ tiêu các nguyên nhân điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế, làm giảm từng bước tiến tới loại trừ tội phạm này ra khỏi xã hội. b) Nội dung nhiệm vụ hoạt động phòng chống tội phạm Nghiên cứu, xác định rõ các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội ( những nguyên nhân, điều kiện của phạm tội hiện nay) Sự tác động bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường Tác động trực, tiếp toàn diện của những hiện tượng xã hội tiêu cực do chế độ cũ để lại. Hậu quả của chế đọ thực dân, đế quốc cùng với chiến tranh kéo dài đã phá hoại cơ sở vật chất, hình thành lối sống hưởng thụ, tư tưởng tham lam, ích kỷ, sa đoạ trụy lạc trong một bộ phận nhân dân. Tư tưởng trọng nam khinh nữ; những tác động tiêu cực, tàn dư còn tồn tại lâu dài tác động vào đời sống xã hội làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực. Sự xâm nhập ảnh hưởng của tội phạm, tệ nạn xã hội của các quốc gia. b) Nội dung nhiệm vụ hoạt động phòng chống tội phạm Nghiên cứu, xác định rõ các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội ( những nguyên nhân, điều kiện của phạm tội hiện nay) - Những sơ hở, thiếu sót trong các mặt công tác quản Lý của nhà nước, các cấp các ngành . - Những thiếu sót trong giáo dục đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ văn hoá của người dân. - Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, việc thực thi pháp luật còn kém hiệu quả, một số chính sách về kinh tế, xã hội chậm đổi mới .. - công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan chức năng nói chung và của ngành công an nói riêng còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu sót.. .. b) Nội dung nhiệm vụ hoạt động phòng chống tội phạm Nghiên cứu, xác định rõ các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội ( những nguyên nhân, điều kiện của phạm tội hiện nay) - Công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự còn bộc lộ nhiều sơ hở. Công tác giáo dục cải tạo chưa xoá bỏ được tư tưởng của các đối tượng, số đối tượng phạm tội trở lại còn nhiều - Phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm ở một số nơi chưa thực sự mạnh mẽ, chưa hiệu quả. Chưa phát huy được, chưa hiệu quả. Chưa phát huy được sức mạnh của quần chúng trong công tác giáo dục, cải tạo và tái hoà nhập cộng đồng cho người phạm tội. b) Nội dung nhiệm vụ hoạt động phòng chống tội phạm Nghiên cứu, soạn thảo ra các chủ trương, giải pháp, biện pháp, thích hợp nhằm xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện phạm tội. - Các giải pháp kinh tế - Các giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật - Phòng ngừa tội phạm kết hợp với thực hiện các chính sách xã hội phù hợp với các địa phương cụ thể - NN phải XD chương trình quốc gia phòng chống tội phạm - Mỗi cấp mỗi ngành phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình để XD và tổ chức chương trình hành động cụ thể phòng chống tội phạm. b) Nội dung nhiệm vụ hoạt động phòng chống tội phạm Nghiên cứu, soạn thảo ra các chủ trương, giải pháp, biện pháp, thích hợp nhằm xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện phạm tội. - Mỗi công dân phải nhậ thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong công tác phòng ngừa tội phạm. - NN chính quyền các cấp phải thường xuyên kiểm tra, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần nhằm duy trì và đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm. b) Nội dung nhiệm vụ hoạt động phòng chống tội phạm Tổ chức các hoạt động phòng ngừa tội phạm - Chính quyền các cấp tổ chức triển khai thực hiện chương trình phòng ngừa tội phạm nhằm khắc phục nguyên nhân, điều kiện của tội phạm ở mỗi cấp. - Các bộ, ngành tổ chức triển khai thực hiện chương trình phòng ngừa tội phạm chương trình phòng ngừa tội phạm nhằm khắc phục nguyên nhân, điều kiện của tội phạm có liên quan đến5 hoạt động của mình. - Từng hộ gia đình, mỗi cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động phòng ngừa tội phạm. b) Nội dung nhiệm vụ hoạt động phòng chống tội phạm Tổ chức, tiến hành các hoạt động phát hiện điều tra, xử lý tội phạm. Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ tiến hành phát hiện điều tra, xử lý tội phạm theo qui định của pháp luật Có trách nhiệm: chủ động phối kết hợp với các LL có liên quan kịp thời phát hiện các thông tin về tội phạm và có liên quan đến tôi phạm; Tổ chức điều tra rõ các hành vi phạm tội, con người kẻ phạm tội, làm rõ những vến đề cần chứng minh theo yeu cầu của pháp luậtphục vụ xử lý tội phạm; Các cơ quan truy tố, xét xử cần căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi phạm tội để xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. c) Chủ thể và những nguyên tắc hoạt động phòng chống tội phạm Chủ thể hoạt động phòng chống tội phạm. - Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp - Chính phủ và UBND các cấp - Các cơ quan quản lý kinh tế, văn hoá, giáo dục, dịch vụ, du lịch trong phạm vi tổ chức hoạt động chuyên môn. - Các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản - Các cơ quan bảo vệ pháp luật: Công an, Toà án, Viện kiểm sát. - Công dân c) Chủ thể và những nguyên tắc hoạt động phòng chống tội phạm Nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm. Nhà nước quản lý; Kết hợp giữa chủ động phòng ngừa với chủ động liên tục tiến công; Tuân thủ pháp luật; Phối hợp và cụ thể; Dân chủ; Nhân đạo; Khoa học và tiến bộ d) Phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm Các biện pháp phòng ngừa theo mức độ - Phòng ngừa chung (là tổng hợp tất cả các biện pháp về kinh tế, văn hoá, pháp luật và giáo dục đây là phòng ngừa xã hội) - Phòng ngừa riêng ( phòng và chống của lĩnh vực chuyên môn ) d) Phân loại các biện pháp phòng ngừa tội phạm Các biện pháp phòng chống - Theo nội dung tác động của phòng ngừa tội phạm - Theo phạm vi, qui mô tác động của các biện pháp phòng chống tội phạm - Theo phạm vi các lĩnh vực hoạt động của nhà nước xã hội - Theo phạm vi đối tượng tác động của biện pháp phòng chống tội phạm - Theo chủ thể hoạt động phòng chống tội phạm e) Phòng chống tội phạm trong nhà trường Trách nhiệm của nhà trường - Thực hiện đầy đủ chương trình phòng chống tội phạm tệ nạn XH trong nhà trường. - Xây dựng trong sạch lành mạnh không có các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn XH và tội phạm - Tổ chức cho HS - SV ký cam kết không tham gia tệ nạn XH, không có hành vi hoạt động phạm tội. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật.. .. - Phát động các phong trào trong nhà trường hưởng ứng các cuộc vận động toàn dân tham gia phòng chống tội phạm - Phối hợp với LL công an rà soát phát hiện, cung cấp thông tin số HS - SV có biểu hiện nghi vấn - Đấu tranh xoá bỏ các tụ điểm hoạt động tệ nạn XH ở khu vực xung quanh trường. e) Phòng chống tội phạm trong nhà trường Trách nhiệm của học sinh - Không ngừng học tập nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật và ND cơ bản nhất về phòng ngừa tội phạm. Tuyên truyền phổ biến phát luật cho mọi người. Chấp hành nghiêm chỉnh những nội qui, qui định của nhà trường - Trực tiếp tham gia các hoạt động phòng ngừa tội phạm, tham gia vào các tổ chức cờ đỏ tiến hành tuần tra, kiểm soát bảo vệ an ninh trật tự trong khu vực trường, lớp; phát hiện các hiện tượng tiêu cực có thể nảy sinh trong trường, lớp; các quan hệ nam nữ không lành mạnh, các hành vi nghi vấn nghiện ma tuý, cờ bạc, lô đề, cá cược có thể dẫn đến phạm tội. e) Phòng chống tội phạm trong nhà trường Trách nhiệm của học sinh - Khi có vụ phạm tội xảy ra trong khu vực trường, lớp phát hiện và cung cấp cho cơ quan chức năng những thông tin có liên quan đến vụ việc phạm tội, người phạm tội; tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi người mà có thể cộng tác giúp đỡ LL công an một cách công khai hay bí mật. 2 – Công tác phòng chống tệ nạn xã hội a) Khái niệm, mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội và đặc điểm đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội. b) Chủ trương, quan điểm và các qui định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội c) Các loại tệ nạn xã hội phổ biến và phương pháp phòng chống d) Trách nhiệm của nhà trường và HS - SV trong phòng chống tệ nạn xã hội. a) Khái niệm, mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội và đặc điểm đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội Khái niệm về tệ nạn xã hội Tệ nạn xã hội là một nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực , có tính phổ biến, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng. a) Khái niệmtệ nạn xã hội Tệ nạn xã hội là - Thói hư, tật xấu. - Phongtục tập quán cổ hủ, lạc hậu. - Nếp sống trụy lạc, mê tín đồng bóng, bói toán. a) Khái niệmtệ nạn xã hội Bản chất của tệ nạn XH là xấu, trái với nếp sống văn minh, trái với đạo đức, bản chất chế độ XHCN. Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống thực dụng , coi thường chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật, làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, phá vỡ tình cảm, hạnh phúc của gia đình, phá hoại nhân cách phẩm giá của con người, ảnh hưởng đến kinh tế, sức khoẻ, năng suất lao động, làm băng hoại giống nòi dân tộc là con đường dẫn đến tội phạm a) Khái niệm, mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội và đặc điểm đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội Mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội - Ngăn ngừa chặn đứng không để cho tệ nạn xã hội phát sinh, phát triển, lan rộng trên địa bàn. - Từng bước xoá bỏ dần những nguyên nhân điều kiện của tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh, bảo vệ thuần phong mỹ tục của dân tộc. - Phát hiện đấu tranh xử lý nghiêm minh những hành vi hoạt động tệ nạn xã hội góp phần giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội Đặc điểm tệ nạn xã hội - Có tính lây lan nhanh trong xã hội - Tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức; đối tượng tham gia rất đa dạng và phức tạp về thành phần. - Các đối tượng hoạt động có nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để đối phó với LL chức năng và che mắt quần chúng nhân dân, chúng thường cấu kết với nhau thành đường dây, ổ nhóm. - Tệ nạn xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự, các hiện tượng tiêu cực xã hội khác và có sự chuyển hoá lãn nhau. - Địa bàn tập chung hoạt động thường là những nơi tập chung đông người, các khu công nghiệp, du lịch những nơi trình độ của quần chúng nhân dân còn lạc hậu thấp kém và công tác quản lý xã hội còn nhiều sơ hở thiếu sót. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là quá trình nhà nước cùng các ngành , các cấp các đoàn thể tổ chức xã hội và mọi công dân ( trong đó LL công an là nòng cốt) tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại trừ các tệ nạn xã hội. b) Chủ trương, quan điểm và các qui định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. Chủ trương, quan điểm Nghiêm cấm mọi hình thức hoạt động tệ nạn xã hội, xử lý thích đáng những tên hoạt động chuyên nghiệp, hoạt động có ổ nhóm, những tên cầm đầu hoặc tổ chức lôi kéo người khác đi vào con đường tệ nạn xã hội. Chủ động phòng ngừa ngăn chặn không để tệ nạn xã họi lây lan phát triển gây tác hại đến đời sống nhân dân và trật tự, an toàn xã hội. Giáo dục cải tạo những người mắc tệ nạn xã hội làm cho trở thành công dân có ích cho xã hội b) Chủ trương, quan điểm và các qui định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. Chủ trương, quan điểm Nghiêm cấm mọi hình thức hoạt động tệ nạn xã hội, xử lý thích đáng những tên hoạt động chuyên nghiệp, hoạt động có ổ nhóm, những tên cầm đầu hoặc tổ chức lôi kéo người khác đi vào con đường tệ nạn xã hội. chủ động phòng ngừa ngăn chặn không để tệ nạn xã họi lây lan phát triển gây tác hại đến đời sống nhân dân và trật tự, an toàn xã hội. giáo dục cải tạo những người mắc tệ nạn xã hội làm cho trở thành công dân có ích cho xã hội b) Chủ trương, quan điểm và các qui định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. Các qui định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. Trong quá trình đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, NN ta luôn trú trọng đến việc nâng cao vai trò, hiệu quả của pháp luật và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh công tác này, như: tội chứa mại dâm: tội môi giới mại dâm; tội mua dâm người chưa thành niên; tội đánh bạc; tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc; các tội phạm về ma tuý c) Các loại tệ nạn xã hội phổ biến và phương pháp phòng chống. Tệ nạn nghiện ma tuý. -Phải từng bước kiềm chế, ngăn chặn không để tệ nạn lây lan phát triển, đặc biệt trong trường học, trong học sinh và giáo viên. Không để có thêm HS - SV mắc nghiện ma tuý trong các trường học. Phát hiện, xoá bỏ, nguyên nhân, điều kiện hình thành tệ nạn ma tuý. Có các hình thức xử lý nghiêm minh các đối tượng có liên quan đến ma tuý, các đối tượng hoạt động có tính chất chuyên nghiệp. c) Các loại tệ nạn xã hội phổ biến và phương pháp phòng chống. Tệ nạn mại dâm. Kịp thời phát hiện và ngăn chặn không để tệ nạn mại dâm lây lan, phát triển, đặc biệt giữ gìn môi trường lành mạnh trong nhà trường. Từng bước xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện của tệ nạn mại dâm tiến tới đẩy lùi tệ nạn mại dâm ra khỏi đời sống xã hội; Phát hiện, điều tra xử lý theo qui định của pháp luật. c) Các loại tệ nạn xã hội phổ biến và phương pháp phòng chống. Tệ nạn cờ bạc. Kịp thời phát hiện và ngăn chặn không để tệ nạn cờ bạc lây lan phát triển gây hậu quả tác hại, đặc biệt trong HS - SH và nhà trường. Tiến hành đồng bộ các biện pháp để đấu tranh xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện của tệ nạn cờ bạc. Phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các cơ quan để đấu tranh triệt phá các ổ nhóm, đường dây tổ chức hoạt động; Xử lý nghiêm minh các đối tượng hoạt động cờ bạc. c) Các loại tệ nạn xã hội phổ biến và phương pháp phòng chống. Tệ nạn mê tín dị đoan. Nâng cao trình độ nhận thức của toàn dân và HS - SV để họ tự đấu tranh với tệ nạn mê tín dị đoan ; Phân biệt được những hành vi mê tín dị đoan với các hành động tín ngưỡng, tôn giáo trong quần chúng nhân dân, với những hoạt động lễ hội truyền thống văn hoá dân tộc. kịp thời phát hiện các hình thức hoạt động mê tín dị đoan để có biện npháp ngăn chặn. d) Trách nhiệm của nhà trường và của HS - SV trong phòng chống tệ nạn xã hội. Đối với nhà trường. Thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục trong nhà trường về phòng chống tệ nạn xã hội. Đối với học sinh - sinh viên. Nhận thức rõ hậu quả của tệ nạn xã hội, con đường dẫn đến phạm tội.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_nhung_van_de_co_ban_ve.ppt