Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 9, Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
Thông tin 1:
Vì sao Bác Hồ được công nhận là “Danh nhân văn hoá thế giới”?
Bác Hồ suốt 30 năm bôn ba học hỏi kinh nghiệm đấu tranh tìm đường cứu nước.
Bác là hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của toàn dân tộc.
Bác đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và hoà bình tiến bộ thế giới.
Khoá họp lần thứ 24 của Đại Hội đồng UNESCO diễn ra tại Paris (từ ngày 20-10 đến 20-11-1987) đã thông qua Nghị quyết 24C/18.65 ghi nhận "năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam".
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 9, Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 9: TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC BÀI 8- Bác Hồ suốt 30 năm bôn ba học hỏi kinh nghiệm đấu tranh tìm đường cứu nước. Bác là hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của toàn dân tộc. Bác đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và hoà bình tiến bộ thế giới. * Thông tin 1: Vì sao Bác Hồ được công nhận là “ D anh nhân văn hoá thế giới”? Khoá họp lần thứ 24 của Đại Hội đồng UNESCO diễn ra tại Paris (từ ngày 20-10 đến 20-11-1987) đã thông qua Nghị quyết 24C/18.65 ghi nhận "năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh , Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam". I. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam đã có những đóng góp đáng tự hào nào vào nền văn hóa của thế giới? * Thông tin 2: => Di sản văn hóa; các danh nhân văn hóa; các vị tướng tài Việt Nam là một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh. 1. Vịnh Hạ Long 2. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 3. Cao nguyên đá Đồng Văn Di sản thiên nhiên thế giới Di sản văn hóa vật thể thế giới 4. Quần thể di tích Cố đô Huế 5. Phố cổ Hội An 6. Thánh địa Mỹ Sơn 7. Hoàng thành Thăng Long 8. Thành Nhà Hồ Di sản văn hóa phi vật thể 9 . Nhã nhạc cung đình Huế 10. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 11. Dân ca Quan họ 12. Ca trù 13. Hội Gióng 14. Hát xoan Phú Thọ 15. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 16. Đờn ca tài tử 17. Ví giặm Nghệ Tĩnh Di sản tư liệu thế giới 18 . Mộc bản triều Nguyễn 19. Bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám 20. Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm 21. Châu bản triều Nguyễn Di sản văn hóa hỗn hợp 22 . Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình Vịnh Hạ Long Phố cổ Hội An Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Thánh Địa Mỹ Sơn Cố Đô Huế ( Điện Thái Hòa) Nhã nhạc cung đình Huế Hát Xoan Phú Thọ Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương - Phú Thọ . Ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali - Inđonesia , Hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ của Việt Nam đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Áo dài Việt Nam Ẩm thực 3 miền 4 danh nhân kiệt xuất của Việt Nam được UNESCO vinh danh 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất Với bạn bè quốc tế, Người là biểu tượng của khát vọng hoà bình, đấu tranh chống áp bức, bất công. Trái tim và khối óc của Người luôn đồng lòng với nhân dân thế giới. Với khát vọng “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, bằng những cống hiến về tư tưởng cũng như về thực tiễn chiến đấu giành độc lập cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần giải phóng các dân tộc bị áp bức, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Người đã góp phần đặt nền tảng quan trọng cho sự hình thành tư tưởng về sự bình đẳng giữa các dân tộc và đồng thời là hiện thân sinh động về sự bình đẳng ấy. Đối với ND Việt Nam, C T Hồ Chí Minh khởi nguồn cho niềm tin vào sự tất thắng của cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và phồn vinh của nhân dân. C /đ Người, tên Người đã trở thành biểu tượng toàn vẹn của một chiến sĩ cách mạng kiên trung, hết lòng tận tụy vì nước, vì dân. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho mục đích cao cả nhất: Làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Và thời đại Hồ Chí Minh là một thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là nhà văn hóa kiệt xuất, nhà giáo dục lớn của nhân dân Việt Nam với những cống hiến lớn lao trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục các thế hệ con người Việt Nam mới, giúp cho mọi người Việt Nam ai cũng được học hành, từng bước nâng cao trình độ văn hóa của cả dân tộc. Sự nghiệp đó gắn liền với sự nghiệp vĩ đại giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, luôn hướng về con người, hướng về dân tộc, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Tầm vóc của danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh còn thể hiện ở sự coi trọng, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hoá lâu dài của mỗi dân tộc, mỗi gia đình, mỗi con người. Đó là sự dung hoà giữa việc khẳng định bản sắc mỗi dân tộc cũng như thúc đẩy hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau trong những sự khác biệt, đa dạng, là lòng nhân ái, vị tha, bao dung. Đó là sự đề cao việc rèn giũa, tôi luyện những đức tính trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân, từ những điều giản dị nhất cho tới những tri thức văn hoá tinh tế. Vì đó, ở C T Hồ Chí Minh người ta thấy “toát ra một nền văn hoá của tương lai, toát ra sự kết tinh những giá trị văn hoá cao đẹp của cả phương Đông và phương Tây”. 2. Nguyễn Trãi Anh hùng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai sinh, quê ở Hải Dương. Ông là con cháu của một dòng tộc nhiều đời là võ quan cao cấp dưới nhiều triều đại. Trong đó, ông ngoại ông là Tư Đồ Trần Nguyên Đán - tôn thất nhà Trần, cha ông là danh sĩ Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh. Những đóng góp của Nguyễn Trãi vô cùng lớn lao trong lịch sử của dân tộc. Ông là vị anh hùng, một nhà quân sự, chính trị và nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc. Tài năng của ông trải đều trên các lĩnh vực, được hậu thế kính phục. Trước hết là ở sự nghiệp đánh giặc cứu nước vô cùng vẻ vang. Tư tưởng chính trị quân sự ưu tú và tài ngoại giao kiệt xuất của ông đã góp phần quan trọng giúp cho phong trào khởi nghĩa Lam Sơn đi tới thắng lợi. Đồng thời, Nguyễn Trãi cũng được coi là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam. Nét nổi bật trong tư tưởng Nguyễn Trãi là sự hòa quyện, chắt lọc giữa tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo (trong đó Nho giáo đóng vai trò chủ yếu), có sự kết hợp chặt chẽ với hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam, nhưng nổi bật hơn cả là tư tưởng anh hùng, yêu nước, thương dân. Nguyễn Trãi là một trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Trãi còn là một nhà văn hóa kiệt xuất. Ông để lại rất nhiều trước tác văn chương, cả bằng chữ Hán, chữ Nôm và phong phú về thể loại, bao gồm nhiều lĩnh vực như: văn học, lịch sử, địa lý, luật pháp, lễ nghi... Những tác phẩm của ông được đánh giá là có cách lập luận sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt lý, có nhu có cương của một nghệ thuật viết chính luận bậc thầy. Ông cũng là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu của ông bao gồm: Chính luận: Quân trung từ mệnh tập, Bình ngô đại cáo (được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam sau “Nam quốc sơn hà”), Bài phú Chí Linh sơn ...; Thơ: Ức trai thi tập (tiếng Hán), Quốc âm thi tập (tiếng Nôm)...; Lịch sử: Vĩnh lăng thần đạo bi ...; Về địa lý: Dư địa chí - bộ sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam trong đó ghi chép lại những sản vật và con người nước ta thế kỷ XV... Với những công lao và đóng góp vô cùng to lớn của ông trong lịch sử nước nhà, Nguyễn Trãi được xem như nguồn tư liệu quý cho các công trình nghiên cứu, các t p hội họa, văn học và nghệ thuật 3. Danh nhân Nguyễn Du Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh tại Kinh thành Thăng Long (nay là thủ đô Hà Nội). Cha ông là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm, quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, đã từng làm đến chức Tham Tụng (Tể tướng) dưới triều Lê. Năm 1783, ông thi đỗ Tam trường. Ông từng giữ chức vụ như: Đông Các đại học sĩ, Cần Chánh Đại học sĩ (trong thời gian này ông được cử đi sứ Trung Quốc), Hữu Tam Tri Bộ Lễ... Không chỉ là một “ngôi sao sáng” trên bầu trời văn học cổ Việt Nam, Đại thi hào Nguyễn Du còn được cả thế giới biết đến và công nhận. Tác phẩm “Truyện Kiều” của ông đã trở thành một tài sản văn học chung của thế giới. Theo nhà Kiều học Trần Đình Tuấn trong hồ sơ đề nghị UNESCO vinh danh Nguyễn Du, có nhắc lại sự kiện Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi sang Việt Nam đã bắt đầu buổi nói chuyện với sinh viên bằng hai câu Kiều: Sen tàn cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày ngắn Đông đà sang Xuân. Theo ông Tuấn, điều đó gắn với một thực tế là vài trăm năm qua, “Truyện Kiều” đi vào đời sống người dân Việt Nam mãnh liệt tới mức người ta có thể trích dẫn bất cứ câu Kiều nào để thay lời muốn nói, trong những văn cảnh điển hình. “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi quốc gia, trở thành một phần tinh hoa của văn hóa nhân loại, ghi dấu văn học Việt Nam trên thi đàn quốc tế. "Truyện Kiều" đã được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ (Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hy Lạp, Mông Cổ, Ả Rập, Nga...) với trên 60 bản dịch khác nhau. Tại mỗi quốc gia, tác phẩm để đời này đều được đón tiếp nồng nhiệt và đều có một đời sống riêng. Bên cạnh tư cách một nhà thơ, Nguyễn Du còn là danh nhân có tinh thần tự hào dân tộc và tình yêu mãnh liệt với tiếng mẹ đẻ. Dũng cảm vượt qua rào cản nặng nề hàng ngàn năm của Hán văn để sáng tác bằng Việt văn. Nguyễn Du lần đầu tiên đưa tiếng Việt và ngôn ngữ Việt trở thành ngôn ngữ văn học chính thống của quốc gia. 4. Danh nhân Chu Văn An Người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc Chu Văn An (1292-1370) tên thật là Chu An, tự là Linh Triệt, quê ở thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Được đánh giá là người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam, đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp dạy học, với triết lý giáo dục nhân văn, không phân biệt giàu nghèo, học đi đôi với thực hành, học suốt đời để biết, để làm việc và cống hiến cho xã hội. Tư tưởng đó của ông không những có ảnh hưởng tới nhiều thế hệ người VN mà còn góp phần phát triển các giá trị nhân văn trong khu vực. Quan điểm giáo dục của ông có những giá trị tiến bộ vượt thời đại, gần gũi với mục đích giáo dục của thế giới hiện nay. Là người chính trực, không màng danh lợi, nên khi thi đỗ Thái học sinh (tức Tiến sĩ) vào đời Trần Minh Tông (1314-1329), nhưng ông không ra làm quan mà trở về quê nhà mở trường dạy học - trường Huỳnh Cung. Trong số môn đệ của ông, có nhiều người thành đạt, làm quan lớn như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát - cả hai đều đỗ Thái học sinh và làm đến chức Hành khiển trong triều Trần. Họ không chỉ được ông dạy chữ thánh hiền mà còn được dạy về đạo đức của bậc trí nhân quân tử. Tiếng tăm uy tín của trường Huỳnh Cung cũng như tư cách của thầy Chu Văn An ngày càng lớn và vua Trần Minh Tông đã cho mời ông đến Thăng Long giữ chức Tư nghiệp (tức Hiệu trưởng) tại Quốc Tử Giám và dạy học cho các Hoàng tử, trong đó có hoàng tử Trần Hiến Tông, sau này là vua Hiến Tông (trị vì từ năm 1329 đến năm 1341). Chọn nghề giáo, nhưng Chu Văn An không sống lẩn tránh, quay lưng lại thời cuộc như đa số các văn sĩ thời bấy giờ. Ông nhập thế với ý thức của một trí thức Nho giáo rất rõ ràng, chỉ có điều bằng con đường riêng của mình – con đường dạy học, đào tạo nhân tài cho đất nước. Nhân cách nhà giáo Chu Văn An đã được lưu truyền trong sử sách Việt Nam từ đời này qua đời khác. Ngày nay, tưởng nhớ tới đạo đức và sự nghiệp của ông, nhiều nơi trong nước có di tích thờ phụng ông như: đền Thanh Liệt; đền Huynh Cung; đền Văn Điển; đền Phượng Sơn ở Chí Linh, Hải Dương, nơi ông về sống ẩn và dạy học, ở nơi đây có dựng cột đá khắc 8 chữ: "Chu Văn Trình tiên sinh ẩn cư xứ". Nhân dân Thủ đô Hà Nội cũng đã lấy tên ông để đặt tên cho một đường phố và một trường trung học lớn của Hà Nội. Đó là phố Chu Văn An và Trường phổ thông Trung học Chu Văn An. Như vậy, cho đến nay, UNESCO đã vinh danh 4 danh nhân kiệt xuất của Việt Nam: - Nguyễn Trãi (1980) nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh , - Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990) nhân 100 năm ngày sinh, - Nguyễn Du (2015) nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh và Chu Văn An (2020) nhân kỷ niệm 650 năm ngày mất. Và hai vị tướng tài của Việt Nam là Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo- Đại vương Trần Quốc Tuấn (cháu của vua Trần Thái Tông) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp-Vị đại tướng của nhân dân. 1. Trần Hưng Đạo - Hưng Đạo Đại vương (1213-1300): Anh hùng danh nhân quân sự cổ kim của thế giới. Quốc Tuấn rất thông minh, xuất chúng, đọc rộng các sách cả văn lẫn võ. Trong đời mình Quốc Tuấn đã trải qua một lần gia biến, ba lần nạn nước. Nhưng ông lại càng tỏ ra là người hiền tài, một vị anh hùnh cứu nước. Ông luôn đặt lợi nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở đỉnh cao muôn trượng đủ sức đè bẹp quân thù. Trong lần quân Nguyên sang xâm lược lần thứ ha, thấy rõ ngành trưởng, ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần Quang Khải không chung sức chung lòng thì kẻ thù có lợi chỉ có thể là quân giặc. Bởi vậy, Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh. "Chuyện kể rằng, một lần ở biển Đông, Quốc Tuấn mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện chơi cờ và sai người nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Trần Quang Khải, vĩnh viễn xóa nỗi hiềm khích giữa hai người, đầu mối của hai chi họ Trần (Quốc Tuấn là con Trần Liễu, Quang Khải là con Trần Cảnh). Lần khác, Quốc Tuấn đem việc xích mích dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý kích ông nên cướp ngôi chi thứ. Ông nổi giận rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. May nhờ các con và những người tâm phúc van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng: Từ nay cho tới khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thần này nữa. Trong kháng chiến, ông luôn hộ giá bên vua, tay chống gậy bịt sắt. Dư luận xì xào sợ Ông giết vua,. Ông liền bỏ luôn phần bịt sắt, chỉ chống gậy để tránh hiềm nghi, làm yên lòng quân dân". Trong ba lần chống giặc ngoại xâm, Ông đều được giao quyền Tiết chế (Tổng tư lệnh quân đội) vì ông biết dùng người tài đúng chỗ, thương yêu bảo vệ binh lính, các tướng sĩ đều hết lòng tin yêu ông. Đạo quân cha con ấy trở thành đội quân bách chiến bách thắng trong lịch sử Việt Nam. Trần Quốc Tuấn là tướng trụ cột của triều đình. Ông đã dầy công nghiên cứu và soạn thảo hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp Tông bí truyền thư dể răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ, truyền lệnh cho các tướng, dạy bảo họ lẽ thắng trận, tiến lui. Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài gồm đủ tài, đức: Là tướng nhân, ông thương dân thương quân lính như chính bản thân mình. Là tướng nghĩa, ông coi việc đúng hơn là cái lợi ích đơn thuần. Là tướng trí, ông vận dụng binh pháp, tiến thoái theo đạo trời hành sự. Là tướng dũng, ông xông pha trăm trận, bách chiến bách thắng, Bạch Đằng giang oanh liệt nghìn đời . Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông thì gặp họa. Cho nên, cả 3 lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọng trách điều bát binh mã và đều lập công lớn. "Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm và hỏi: Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao? Ông đã trăng trối những lời tâm huyết, sâu sắc, đúng cho mọi thời đại: "Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.". Tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300), "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời ông dặn, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rường An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ. Vua gia phong cho ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, phong ấp của ông lúc sinh thời. 2. Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013) được mệnh danh là bậc thầy số 1 về chiến tranh du kích. Báo chí, truyền thông nước ngoài gọi ông là "Napoleon của Việt Nam". Không qua một trường lớp quân sự chính quy nào nhưng Võ Nguyên Giáp đã trở thành "vị tướng 5 sao" đầu tiên của Việt Nam khi mới chỉ 37 tuổi. Điểm khác biệt của Tướng Giáp mà hiếm có vị tướng nào trên thế giới làm được, đó là sự nể phục và quý trọng của các bại tướng dưới tay ông. Tướng De Castries thất bại trước tướng Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã phải thừa nhận: “Tôi hân hạnh được làm đối thủ của Tướng Giáp, được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như Tướng Giáp. Tôi ngưỡng mộ và kính phục ông”. Trong buổi gặp gỡ cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Robert McNamara năm 1997, tướng Chester Cooper của phía Mỹ đã bày tỏ thái độ ngưỡng mộ với cố Đại tướng Việt Nam: “Thưa ngài, tôi thán phục ngài từ 20 năm trước. Nay tôi vẫn thán phục”. Và ngay cả một cựu lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam là James G. Zumwalt đã phải thốt lên: “Tôi chỉ có thể nói rằng, ông ấy là vị tướng vĩ đại nhất thuộc về một thế hệ vĩ đại nhất của Việt Nam”. Với tài thao lược của mình, ông đã chỉ huy thành công chiến dịch Điên Biên Phủ, tiêu diệt “pháo đài bất khả xâm phạm” của Pháp, tổ chức chiến dịch Hồ Chí Minh huyền thoại, chính thức giành lại độc lập cho dân tộc ta. Cũng từ đây, biệt danh “Napoleon của Việt Nam” bắt đầu xuất hiện. Sở dĩ nhiều người gọi ông như vậy là bởi cách dụng binh của Tướng Giáp có nhiều điểm tương đồng với hoàng đế Pháp. Ông chỉ huy những chiến dịch tưởng chừng không thể thắng, đưa ra những quyết định mà có lẽ không một vị tướng nào dám thực hiện. Đặc biệt, Tướng Giáp rất giỏi khi tổ chức, bố trí những trận đánh du kích lấy ít địch nhiều. Điển hình trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ngay sát giờ nổ súng, ông hạ lệnh rút hết quân đội, pháo binh ra khỏi vị trí, lùi thời điểm tiến đánh, chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Trong kháng chiến chống Mỹ, cố Đại tướng đã ra lệnh cho mở đường mòn Hồ Chí Minh - con đường huyết mạch, cực kỳ quan trọng và đem về thắng lợi toàn cục cho dân tộc ta. Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi là một vị tướng tài năng nhất của dân tộc và là vị tướng giản dị, một vị tướng của nhân dân. Ngô Quyền : Ông nổi tiếng với trận đánh giết quân Nam Hán năm 938 tại sông Bạch Đằng . K ết thúc 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì phong kiến đầu tiên cho nước ta. Đinh Bộ Lĩnh : Năm 926, đất nước loạn lạc hình thành 12 sứ quân. Ông cùng Đinh Liễn chiêu mộ binh tài, dẹp loạn, cứu nguy cho nước nhà. Năm 968, ông lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô tại Hoa Lư Ninh Bình. Lê Hoàn: Đ ược Đinh Tiên Hoàng phong làm Thập Đạo tướng quân lúc vừa tròn 30 tuổi. Khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại, Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Nhân cơ hội đó, Nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Vì lợi ích của dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga đã trao ngôi vua cho Lê Hoàn. Lê Hoàn lên ngôi vua lấy niên hiệu là Lê Đại Hành. Vẫn lấy tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư. Lý Thường Kiệt ( 1019- 1105) : Ông nổi tiếng với nhiều trận đánh nổi tiếng trong đó có trận đánh trên sông Như Nguyệt cùng bài thơ thần "Nam Quốc Sơn Hà" trong lịch sử. Nguyễn Huệ - Quang Trung Ông có công lớn trong việc đánh đổ hai thế lực Đàng Trong và Đàng Ngoài, đánh tan 20 vạn quân Thanh, chưa từng thất bại. (1753- 1792) Lý Ông Trọng: Đi sứ sang TQ, từng giúp Tần Thủy Hoàng đánh tan quân Hung Nô quấy nhiễu. Phạm Ngũ Lão gắn liền câu chuyện bị giáo đâm thủng đùi không nhúc nhích. Trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, ông đều lập công lớn. Phùng Hưng tự là Công Phấn, người làng Đường Lâm có sức mạnh phi thường, dũng mãnh, đánh được hổ, vật được trâu. Vốn con nhà hào phú, có thế lực. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914 – 1967) là một tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng công tác ở nhiều lĩnh vực chính trị khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là "vị tướng phong trào ". Ông cũng là người đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm "Nắm thắt lưng địch mà đánh". Đại tướng Lê Trọng Tấn gắn liền với những chiến công và các bước trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhiều trận đánh, chiến dịch mang tầm chiến lược trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược như: Biên giới (1950), Hòa Bình (1951), Tây Bắc (1952),Thượng Lào (1953), Điện Biên Phủ (1954), Đường 9 – Nam Lào (1971), Trị Thiên(1972), Đà Nẵng (1975), Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đều in đậm dấu ấn của tướng Lê Trọng Tấn. Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét:“Tướng Lê Trọng Tấn là một trong những tư lệnh chiến dịch, chỉ huy tác chiến hiệp đồng binh chủng giỏi nhất của Quân đội ta”. Vị tướng thiên tài của nhân loại thế kỷ XX Nhà sử học người Mỹ: “Tướng Giáp là một nhân vật kiệt xuất”. I. Đặt vấn đề Lí do quan trọng nào giúp nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ? Mở rộng quan hệ và học tập kinh nghiệm của các nước khác. Phát triển các ngành công nghiệp mới có nhiều triển vọng. - Hiện nay, hợp tác kinh tế giữa Trung quốc và Việt Nam đang phát triển mạnh . I. Đặt vấn đề Nước ta có tiếp thu và sử dụng những thành tựu mọi mặt của thế giới không? Nêu ví dụ. Nước ta tiếp thu rất nhanh và sử dụng thành thạo những thành tựu mọi mặt của thế giới như: điện thoại di động, máy vi tính, ti vi màu, điện tử viễn thông, đường xá, cầu cống, nhà cửa .. II. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Thế nào tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Em hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là: Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc khác, luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc khác; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình. Em hãy nêu những biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? B iểu hiện: - Tìm hiểu về lịch sử, kinh tế và văn hóa của các dân tộc khác. - Tôn trọng ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán của họ. - Thừa nhận và học hỏi những tinh hoa văn hóa, những thành tựu về các mặt của họ Việc tôn trọng, học hỏi những tinh hoa, những điểm mạnh, những thành tựu của các dân tộc khác sẽ đem lại điều gì cho chúng ta? Mỗi dân tộc đều có những tinh hoa, những thành tựu nổi bật về kinh tế, chính trị, khoa học - kỹ thuật, công nghệ, văn hóa, nghệ thuật, những công trình đặc sắc, những truyền thống quý báu. Đó là vốn quý của loài người, cần được tôn trọng, tiếp thu và phát triển. 2. Ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác + Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm tốt, tìm ra hướng đi phù hợp trong việc xây dựng và phát triển đất nước nhanh hơn, mạnh hơn và bền vững hơn. + Giúp nước ta tránh được các sai lầm mà một số nước đã trải qua, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước. + Trong xu thế hội nhập ngày nay, tôn trọng và học hỏi các dân tộc càng quan trọng, giúp cho sự hợp tác, giao lưu được thuận lợi, dễ dàng hơn. 3. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác như thế nào? THẢO LUẬN : Nên học tập các dân tộc khác như thế nào? Lấy ví dụ về một số trường hợp nên hoặc không nên trong việc học hỏi các dân tộc khác. 3. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác như thế nào? Chúng ta nên: Tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Tiếp thu có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta. Tăng cường giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực, xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc. Tôn trọng và học tập tất cả các dân tộc khác, kể cả các dân tộc đang phát triển vì họ cũng có những mặt mạnh, mặt tốt. Khi giao tiếp với người nước ngoài luôn tỏ thái độ tôn trọng họ và luôn thể hiện lòng tự tôn dân tộc. Văn hóa xếp hàng của người Nhật Ứng dụng KHKT vào sản xuất 3. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác như thế nào? Không nên : Bắt chước một cách máy móc hoặc chạy theo phong trào, theo mốt một cách mù quáng, du nhập những thói hư, tật xấu, phong tục tập quán không phù hợp với dân tộc mình. 3. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác như thế nào? Phê phán : Lối sống lai căng, thực dụng, đua đòi ăn chơi, hưởng lạc của một số thanh niên hiện nay. Em hãy nêu một số các công trình tiêu biểu của một số nước mà em biết? III. Bài tập Vạn lí trường thành (Trung Quốc) Thủ đô Viêng Chăn (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) a Bắt chước kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh. K b Tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới. Đ K d Học hỏi công nghệ sản xuất hiện đại để ứng dụng ở Việt Nam. Đ c Chỉ xem phim, xem truyện của nước ngoài, không xem phim, xem truyện của Việt Nam. Em đồng ý ( Đ) hoặc không đồng ý (K) với những việc làm nào dưới đây? Bài tập 5: sgk 22 III. BÀI TẬP e Chỉ dùng hàng ngoại, chê hàng của Việt Nam. K f Không xem nghệ thuật dân tộc của Việt Nam. K K h Dùng tiếng Việt xen lẫn tiếng nước ngoài. Đ g Không xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác. Em đồng ý (Đ) hoặc không đồng ý (K) với những việc làm nào dưới đây? Toàn và Hòa đang tranh luận với nhau, Toàn nói: “Ở những nước đang phát triển không có gì đáng học tập vì họ lạc hậu lắm, chỉ ở những nước phát triển có kinh tế, khoa học - kỹ thuật tiên tiến mới có nhiều thành tựu đáng để ta học tập”. Trái lại Hòa bảo: “Ngay cả những nước đang phát triển cũng có nhiều mặt mà ta cần học tập”. Em đồng ý với ý kiến bạn nào? Vì sao? THẢO LUẬN BÀI TẬP 4 SGK-22: Thời gian: 2 phút; Em đồng ý với ý kiến của bạn Hòa * Vì những nước đang phát triển tuy có thể nghèo nàn, lạc hậu nhưng đã có những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc, mang tính truyền thống cần học tập. Ví dụ như Việt Nam của chúng ta là nước đang phát triển nhưng chúng ta cũng có những di sản văn hóa đóng góp cho nền văn hóa nhân loại, chúng ta có truyền thống yêu nước, có kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm, nhân dân Việt Nam cần cù, chịu thương, chịu khó, người Việt Nam nhân hậu mến khách, ta có phong tục tập quán làm nên bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, những cái chúng ta có được đáng để các nước học tập, nhất là trong quá trình giao lưu hội nhập hiện nay. Đáp án Hướng dẫn về nhà Học bài và làm bài tập trong SGK. Ôn tập chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết: + Bài 1: Tôn trọng lẽ phải. + Bài 2: Liêm khiết. + Bài 3: Tôn trọng người khác. + Bài 4: Giữ chữ tín. + Bài 5: Pháp luật và kỉ luật. + Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh. + Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. + Bài 10: Tự lập.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_9_bai_8_ton_trong_va.pptx