Bài thuyết trình Công nghệ Lớp 8 - Bài 46: Máy biến áp một pha - Nguyễn Đình Khánh

Bài thuyết trình Công nghệ Lớp 8 - Bài 46: Máy biến áp một pha - Nguyễn Đình Khánh

- Slide 1 (1’01’’): trang bìa bài dự thi trình bày các thông tin chung theo mẫu quy định của BTC (kèm nhạc nền)

- Slide 2 (0’35’’): thể hiện lời chào tới người học “Chào mừng các em đã đến với nội dung bài học!” (kèm nhạc nền).

- Slide 3 (2’53’’): đoạn clip đặt vấn đề vào bài học: giới thiệu hình ảnh các ổ lấy điện xoay chiều 220 vôn và các loại đồ dùng điện thông thường sử dụng trực tiếp nguồn điện 220 vôn như bóng đèn huỳnh quang chữ U, máy khoan cầm tay, .; tuy nhiên thực tế có một số đồ dùng điện có giá trị định mức nhỏ hơn 220 vôn (tức không dùng trực tiếp được nguồn điện 220 vôn) như đèn sợi đốt nhỏ, quạt tản nhiệt máy vi tính, giới thiệu hình ảnh hệ thống truyền tải điện năng (tức không thể dùng nguồn điện 220 vôn để truyền tải đi xa). Vậy cần phải có thiết bị hỗ trợ trong hai trường hợp này đó là máy biến áp một pha, giới thiệu hình ảnh máy biến áp một pha công suất thấp.

- Slide 4(1’01’’): thể hiện câu hỏi dự đoán: chức năng chính của máy biến áp là gì? (bấm chọn câu trả lời đúng nhất, bấm chọn nút “kết quả” để biết kết quả câu trả lời là đúng hay sai, bấm tại vị trí bất kỳ để sang slide tiếp theo).

Đáp án đúng: - Biến đổi điện áp xoay chiều (tức hiệu điện thế xoay chiều).

- Slide 5 (0’13’’): thể hiện tựa bài 46 – máy biến áp một pha và hình ảnh minh họa máy biếp áp một pha.

- Slide 6 (0’46’’): thể hiện mục tiêu về kiến thức, về kỹ năng, về thái độ cần đạt qua bài học (kèm thuyết minh bằng lời nói).

- Slide 7 (0’23’’): thể hiện cấu trúc của bài học (kết hợp lồng thuyết minh bằng lời nói).

 

docx 6 trang Hà Thảo 22/10/2024 90
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Công nghệ Lớp 8 - Bài 46: Máy biến áp một pha - Nguyễn Đình Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CUỘC THI QUỐC GIA 
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING LẦN THỨ 4
Môn: Công Nghệ lớp 8
BÀI THUYẾT MINH
Bài 46. MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA
I – Thông tin tác giả
Tác giả: Nguyễn Đình Khánh	Giới tính: Nam
Năm sinh: 14/5/1986	Năm vào ngành: 2007
Số điện thoại: 0168 869 7086	(0120 831 0367)
Địa chỉ mail: khanh.kimnguu@gmail.com
Cơ quan công tác: Trường THCS Tài Văn
Địa chỉ cơ quan: ấp Chắc Tưng, xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
II – Nội dung thuyết minh
- Slide 1 (1’01’’): trang bìa bài dự thi trình bày các thông tin chung theo mẫu quy định của BTC (kèm nhạc nền)
- Slide 2 (0’35’’): thể hiện lời chào tới người học “Chào mừng các em đã đến với nội dung bài học!” (kèm nhạc nền).
- Slide 3 (2’53’’): đoạn clip đặt vấn đề vào bài học: giới thiệu hình ảnh các ổ lấy điện xoay chiều 220 vôn và các loại đồ dùng điện thông thường sử dụng trực tiếp nguồn điện 220 vôn như bóng đèn huỳnh quang chữ U, máy khoan cầm tay, .; tuy nhiên thực tế có một số đồ dùng điện có giá trị định mức nhỏ hơn 220 vôn (tức không dùng trực tiếp được nguồn điện 220 vôn) như đèn sợi đốt nhỏ, quạt tản nhiệt máy vi tính, giới thiệu hình ảnh hệ thống truyền tải điện năng (tức không thể dùng nguồn điện 220 vôn để truyền tải đi xa). Vậy cần phải có thiết bị hỗ trợ trong hai trường hợp này đó là máy biến áp một pha, giới thiệu hình ảnh máy biến áp một pha công suất thấp.
- Slide 4(1’01’’): thể hiện câu hỏi dự đoán: chức năng chính của máy biến áp là gì? (bấm chọn câu trả lời đúng nhất, bấm chọn nút “kết quả” để biết kết quả câu trả lời là đúng hay sai, bấm tại vị trí bất kỳ để sang slide tiếp theo).
Đáp án đúng: - Biến đổi điện áp xoay chiều (tức hiệu điện thế xoay chiều).
- Slide 5 (0’13’’): thể hiện tựa bài 46 – máy biến áp một pha và hình ảnh minh họa máy biếp áp một pha.
- Slide 6 (0’46’’): thể hiện mục tiêu về kiến thức, về kỹ năng, về thái độ cần đạt qua bài học (kèm thuyết minh bằng lời nói).
- Slide 7 (0’23’’): thể hiện cấu trúc của bài học (kết hợp lồng thuyết minh bằng lời nói).
1 – Cấu tạo
2 – Nguyên lí làm việc (giảm tải – đọc thêm)
3 – Các số liệu kĩ thuật
4 – Sử dụng.
- Slide 8 (0’37’’): 1 – Cấu tạo
Giới thiệu cấu tạo bên ngoài của máy biến áp một pha thông qua hình ảnh (kết hợp lồng thuyết minh bằng lời nói): vỏ máy, đồng hồ đo, đèn hiệu, núm chỉnh, .
- Slide 9 (0’21’’): giới thiệu bộ phận chính bên trong của máy biến áp một pha gồm lõi thép và dây quấn (kèm hình ảnh minh họa và lời nói thuyết minh).
- Slide 10 (0’56’’): a) Lõi thép
Giới thiệu cấu tạo của lõi thép: ghép từ lá thép kĩ thuật điện (bằng tôn silic dày 0.35 – 0.5mm), mục đích của việc ghép từ nhiều lá thép là nhằm hạn chế dòng điện Fuco gây nóng máy, giảm hiệu suất. Có nhiều dạng khác nhau: dạng chữ U, chữ E, chữ I (kèm hình ảnh minh họa và lời nói thuyết minh).
- Slide 11 (0’32’’): giới thiệu chức năng của lõi thép: dùng dẫn từ cho máy biến áp (hình ảnh minh họa bộ lõi thép lắp hoàn chỉnh, chỉ ra vị trí của trụ từ và gông từ trên lõi thép). Đoạn clip làm thí nghiệm minh họa việc dẫn từ của lõi thép (đặt 1 cuộn dây vào 1 bên của lõi thép chữ U, nối 2 đầu cuộn dây với nguồn điện 220 vôn, đưa các vật bằng sắt thép lại gần cả hai đầu của lõi thép chữ U, cả 2 đầu lõi thép đều hút các vật sắt thép, ngắt nguồn điện thì các vật sắt thép rơi xuống).
- Slide 12 (0’25’’): b) dây quấn
Giới thiệu cuộn dây dẫn bằng dây điện từ (nhôm hoặc đồng có tráng, bọc cách điện) quấn quanh lõi thép (hình ảnh các cuộn dây quấn với đường kính khác nhau, hình ảnh đoạn dây quấn có làm sạch một đoạn lớp men cách điện bên ngoài).
- Slide 13 (0’17’’): giới thiệu hình ảnh khung nhựa và cuộn dây được quấn trên khung nhựa để cách điện với lõi thép.
- Slide 14 (0’27’’): giới thiệu cuộn dây nối với nguồn điện (cấp điện vào) gọi là cuộn sơ cấp sẽ có số vòng dây là N1 và điện áp cấp vào là U1 (kèm hình ảnh minh họa và lời nói thuyết minh).
- Slide 15 (0’33’’): giới thiệu cuộn dây dùng lấy điện áp ra sử dụng gọi là cuộn thứ cấp, điện áp trên cuộn thứ cấp là U2 và có số vòng dây là N2 (kèm hình ảnh minh họa và lời nói thuyết minh). Giới thiệu nhấn mạnh giữa hai cuộn dây của máy biến áp là không có mối quan hệ trực tiếp về điện mà chỉ có mối quan hệ về từ trường.
- Slide 16 (0’20’’): giới thiệu kí hiệu của máy biến áp sử dụng trên sơ đồ mạch điện gồm kí hiệu máy biến áp có lõi thép và kí hiệu máy biến áp tự ngẫu (kèm hình ảnh minh họa và lời nói thuyết minh).
- Silde 17 (0’23’’): giới thiệu hình ảnh của máy biến áp tự ngẫu và máy biến áp ba pha.
- Slide 18 (0’14’’): giới thiệu hình ảnh máy biến áp hình xuyến và máy biến áp xung.
- Slide 19 : giới thiệu nội dung nguyên lí làm việc của máy biến áp thuộc phần giảm tải chương trình nên người học sẽ bỏ qua (bấm chọn vào mục B) hoặc nếu muốn tìm hiểu thêm (bấm chọn vào mục A). Sau đó bấm chọn vào mục “Kết quả” để xác nhận, tiếp tục bấm chuột tại vị trí bất kì để thực hiện: nếu chọn mục “A – Tìm hiểu thêm về nguyên lí làm việc” thì sẽ đi vào nội dung phần 2 – Nguyên lí làm việc, nếu chọn mục “B – Bỏ qua nội dung Nguyên lí làm việc” thì sẽ chuyển sang phần “3 – Các số liệu kĩ thuật”.
- Slide 20 (0’24’’): 2 – Nguyên lí làm việc
Khẳng định máy biến áp làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, nguyên nhân là do khi dòng điện đi qua đoạn dây dẫn sẽ sinh ra từ trường ở quanh dây dẫn (đoạn clip minh họa các đường sức từ trường tồn tại quanh đoạn dây dẫn khi có dòng điện đi qua, kèm lời nói thuyết minh).
- Slide 21 (0’25’’): thể hiện đoạn clip thí nghiệm minh họa xung quanh dây dẫn có từ trường khi dòng điện đi qua: đặt kim nam châm trên trục quay ở vị trí gần dây dẫn, khi đóng công tắc cho dòng điện đi qua dây dẫn thì kim nam châm bị lệch đi, khi ngắt công tắc thì kim nam châm lại quay về vị trí ban đầu điều này chứng tỏ có từ trường quanh dây dẫn khi cho dòng điện đi qua.
- Slide 22 (0’12’’): giới thiệu đoạn clip minh họa khi cho dòng điện đi vào cuộn dây sơ cấp thì trong lòng và xung quanh cuộn dây sẽ sinh ra từ trường.
- Slide 23 (0’46’’): giới thiệu đoạn clip thực hiện thí nghiệm minh họa kiểm tra ở quanh cuộn dây có từ trường khi cho dòng điện chạy qua: đặt một kim nam châm trên trục quay ở các vị trí khác nhau gần cuộn dây, đóng công tắc cho dòng điện chạy qua cuộn dây thì kim nam châm luôn bị lệch đi, khi ngắt công tắc thì kim nam châm quay về vị trí ban đầu chứng tỏ quanh cuộn dây có từ trường khi dòng điện đi qua.
- Slide 24 (0’12’’): giới thiệu đoạn clip minh họa từ trường sinh ra tập trung đi qua lõi thép khi có dòng điện chạy qua cuộn dây.
- Slide 25 (0’15’’): giới thiệu đoạn clip minh họa từ trường sinh ra ở cuộn dây sơ cấp đi qua cuộn dây thứ cấp biến thiên nên trong cuộn dây thứ cấp xuất hiện dòng điện cảm ứng làm sáng đèn (nguyên nhân gây ra sự biến thiên của từ trường là do dòng diện cấp vào cuộn sơ cấp là dòng điện xoay chiều biến thiên theo thời gian).
- Slide 26 (0’24’’): nhắc lại quy ước về U1 (điện áp ở cuộn sơ cấp), U2 (điện áp ở cuộn thứ cấp), N1 (số vòng dây trên cuộn sơ cấp), N2 (số vòng dây trên cuộn thứ cấp).
- Slide 27 (0’38’’): giới thiệu biểu thức của hệ số máy biến áp thể hiện mối quan hệ giữa số vòng dây trên cuộn sơ cấp, cuộn thứ cấp với điện áp trên cuộn sơ cấp, cuộn thứ cấp. Mối quan hệ này cho thấy giữa số vòng dây và điện áp là tỉ lệ thuận với nhau, tức là khi tăng số vòng dây thì điện áp tăng theo và ngược lại. Tạm đặt biểu thức này là biểu thức (1).
- Slide 28 (0’24’’): giới thiệu từ biểu thức (1), khi thực hiện chuyển vế và nghịch đảo các đại lượng ta sẽ có được biểu thức xác định giá trị điện áp trên cuộn thứ cấp hoặc xác định được số vòng dây của cuộn thứ cấp.
- Slide 29 (0’19’’): giới thiệu khi thực hiện chuyển vế và nghịch đảo tương tự ta cũng có được biểu thức xác định giá trị điện áp trên cuộn sơ cấp hoặc xác định được số vòng dây của cuộn sơ cấp.
- Slide 30: yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi xác định khi nào là máy biến áp tăng áp, khi nào là máy biến áp giảm áp bằng cách thực hiện ghép cột 2 với cột 1: điền số của cụm từ thích hợp cho ở cột 2 vào ô vuông trước cụm từ thích hợp cho ở cột 1 để tạo thành câu phát biểu đúng. (sau khi điền từ để ghép cột, bấm chọn “Kết quả” để biết kết quả đúng hay sai, bấm chọn tại vị trí bất kì để sang nội dung tiếp theo)
Đáp án: Máy biến áp có U2 > U1 – là máy biến áp tăng áp
	 Máy biến áp có U2 < U1 – là máy biến áp giảm áp
	 Máy biến áp giảm áp có – N2 < N1
	 Máy biến áp tăng áp có – N2 > N1
- Slide 31 (0’22’’): giới thiệu khi điện áp đầu vào không thay đổi nhưng muốn thay đổi giá trị điện áp đầu ra hoặc ngược lại (thay đổi giá trị điện áp đầu vào nhưng vẫn giữ nguyên giá trị điện áp đầu ra) thì ta dùng công tắc chuyển mạch để tăng hoặc giảm số vòng dây trên cuộn thứ cấp hoặc sơ cấp thì giá trị điện áp cũng sẽ thay đổi theo tương ứng.
- Slide 32 (1’30’’): giới thiệu bài toán ví dụ và cách giải bài toán: một máy biến áp giảm áp có U1 = 220 vôn, U2 = 110 vôn, số vòng dây N1 = 460 vòng, N2 = 230 vòng. Khi điện áp sơ cấp giảm U1 = 160 vôn, để giữ U2 = 110 vôn không đổi nếu số vòng dây N2 không đổi thì phải điều chỉnh số vòng dây N1 bằng bao nhiêu?
Giải:
Khi U2 và N2 giữ nguyên, điện áp sơ cấp giảm U1 = 160 vôn thì số vòng dây cuộn sơ cấp là:
N1 = U1. N2 / U2 = 160 . 230 / 110 = 334 vòng
- Slide 33: nêu nội dung câu hỏi sau khi đã tìm hiểu xong bài toán ví dụ: Để giữ nguyên giá trị U2 không thay đổi khi tăng giá trị của U1, ta phải thực hiện tăng hay giảm số vòng dây của cuộn sơ cấp N1? (học sinh nhập trực tiếp câu trả lời vào khung bên dưới câu hỏi, bấm chọn “Kết quả” để biết kết quả đúng hay sai, bấm chọn tại vị trí bất kì để sang nội dung tiếp theo)
Đáp án: tăng
hoặc tăng lên
hoặc tăng cuộn sơ cấp
hoặc tăng số vòng N1
hoặc tăng số vòng dây cuộn sơ cấp
- Slide 34 (0’53’’): 3 – Số liệu kĩ thuật
Giới thiệu các số liệu cần phải chú ý khi chọn mua máy biến áp để phù hợp với yêu cầu sử dụng: điện áp định mức đơn vị là vôn, dòng điện định mức đơn vị là ampe, công suất định mức đơn vị vôn ampe hoặc kilôvôn ampe, giới thiệu công suất định mức là khả năng cung cấp đủ điện cho các tải (đồ dùng điện) của máy biến áp.
- Slide 35 (0’28’’): 4 – Sử dụng
Giới thiệu đặc điểm của máy biến áp một pha: cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, ít hư hỏng kèm theo hình ảnh minh họa của máy biến áp chỉ gồm lõi thép và cuộn dây.
- Slide 36 (0’19’’): nhấn mạnh chức năng chính của máy biến áp một pha là dùng làm tăng hay giảm điện áp xoay chiều kèm theo clip thực hiện minh họa: dùng hai vôn kế lắp ở cả hai đầu cuộn dây máy biến áp một pha (vôn kế lắp ở cuộn sơ cấp có giá trị định mức 300 vôn, vôn kế lắp ở cuộn thứ cấp có giá trị định mức 36 vôn). Cấp điện cho cuộn sơ cấp thì vôn kế chỉ giá trị khoảng 220 vôn, lúc này vôn kế ở cuộn thứ cấp chỉ giá trị khoảng 14 vôn.
- Slide 37 (0’24’’): giới thiệu về ứng dụng của máy biến áp ngày càng được dùng nhiều trong gia đình, trong các loại đồ dùng điện như máy ổn áp, máy sạc bình acquy, sạc điện thoại, (kèm hình minh họa), trong các loại thiết bị và đồ dùng điện tử.
- Slide 38 (0’38’’): giới thiệu một số vấn đề cần chú ý để đảm bảo an toàn và sử dụng máy biến áp được lâu bền: sử dụng đúng điện áp định mức, không để máy làm việc quá công suất định mức, để máy nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng gió, ít bụi, máy để lâu không sử dụng hoặc máy mới mua phải dùng bút thử điện kiểm tra xem điện có rò ra vỏ hay không.
- Slide 39: nêu câu hỏi củng cố nội dung bài học: Lõi thép của máy biến áp thường được ghép từ nhiều lá thép kĩ thuật điện là nhằm mục đích gì? (học sinh bấm chọn tại câu trả lời đúng nhất, bấm chọn “Kết quả” để biết kết quả đúng hay sai, bấm chọn tại vị trí bất kì để sang nội dung tiếp theo)
Đáp án: hạn chế dòng điện Fucô gây nóng máy và giảm hiệu suất
- Slide 40: thể hiện câu hỏi: máy biến áp một pha có cuộn sơ cấp 1100 vòng dây, điện áp đưa vào cuộn sơ cấp là 220 vôn. Cuộn thứ cấp phải quấn bao nhiêu vòng dây để điện áp lấy ra được 36 vôn?
Đáp án: cuộn thứ cấp có 180 vòng dây
- Slide 41: thể hiện câu hỏi: bộ phận chính của máy biến áp một pha gồm có những gì? (học sinh bấm chọn tại câu trả lời đúng nhất, bấm chọn “Kết quả” để biết kết quả đúng hay sai, bấm chọn tại vị trí bất kì để sang nội dung tiếp theo)
Đáp án: Dây quấn, lõi thép.
- Slide 42: thể hiện câu hỏi: cuộn dây nào trên máy biến áp một pha được xem là cuộn sơ cấp? (học sinh bấm chọn tại câu trả lời đúng nhất, bấm chọn “Kết quả” để biết kết quả đúng hay sai, bấm chọn tại vị trí bất kì để sang nội dung tiếp theo)
Đáp án: cuộn dây có nối với nguồn điện.
- Slide 43: thể hiện câu hỏi: đọc đoạn văn, tìm từ thích hợp trong danh sách điền vào các vị trí còn trống để hoàn thành đoạn văn có nghĩa: (chọn từ thích hợp trong danh sách tại mỗi ô trống, bấm chọn “kết quả” để biết kết quả đúng sai, bấm chuột tại vị trí bất kì để sang nội dung tiếp)
Máy biến áp một pha thường có hai cuộn dây quấn, dây quấn được làm bằng dây điện từ (có vỏ bọc hoặc có tráng lớp cách điện) quấn quanh lõi thép. Giữa các vòng dây có cách điện với nhau và cách điện với lõi thép.
- Slide 44 (2’34’’): thể hiện đoạn clip xây dựng sơ đồ tư duy hệ thống lại nội dung bài học.
- Slide 45 (0’26’’): thể hiện lời cảm ơn đã quan tâm theo dõi và các tài liệu, nguồn tham khảo.
- Slide 46 (0’22’’): thể hiện lời chúc sức khỏe (kèm lồng tiếng minh họa).

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_thuyet_trinh_cong_nghe_lop_8_bai_46_may_bien_ap_mot_pha.docx