Bài thuyết trình Công nghệ Lớp 8 - Tiết 29, Bài 29: Truyền chuyển động - Lê Văn Châu

Bài thuyết trình Công nghệ Lớp 8 - Tiết 29, Bài 29: Truyền chuyển động - Lê Văn Châu

1. Kiến thức:

- Hiểu được vai trò quan trọng của truyền chuyển động.

- Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền động.

2. Kĩ năng: Tháo, lắp và xác định được tỉ số truyền của một số bộ truyền động.

3. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, đam mê tìm hiểu các bộ truyền chuyển động trong đời sống và trong kĩ thuật.

4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực:

- Hình thành và phát triển năng lực nhận biết các nguyên lý và các bộ phận của cơ cấu.

- Năng lực sử sụng chính xác các ngôn ngữ kĩ thuật.

- Năng lực vận dụng chế tạo những cơ cấu thông dụng trong đời sống và học tập.

I. Tại sao cần truyền chuyển động?

- Để trả lời nội dung I của bài, GV cho HS quan sát đoạn clips về truyền chuyển động từ trục giữa đến trục sau của xe đạp.

- Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi trắc nghiệm:

 

docx 4 trang Hà Thảo 22/10/2024 570
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Công nghệ Lớp 8 - Tiết 29, Bài 29: Truyền chuyển động - Lê Văn Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỸ LAWRENCE S.TING
Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4
--------------------
BẢNG THUYẾT MINH BÀI DỰ THI
-Tiêu đề bài dự thi:Tiết 29: Bài 29 – TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG
-Chủ đề: Môn: Công nghệ - Lớp 8
-Thông tin tác giả: Giáo viên: Lê Văn Châu
-Email: lvchau.c2vg.pl@hue.edu.vn
-ĐT: 0986621724
-Đơn vị công tác: Trường THCS Vinh Giang 
-Địa chỉ: Xã Vinh Giang, huyện Phú Lộc, tỉnh TT Huế.
-Giấy phép bài dự thi: CC-BY-SA
-Tháng/năm: Tháng 11/2016
* Phần nội dung thuyết minh bài giảng
Tiết 29: Bài 29 - TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG
I. Giới thiệu bài:
Xin Chào các em. Thầy rất vui được gặp các em trong chương trình dạy học môn Công nghệ lớp 8. Các em thân mến, nội dung bài học hôm nay rất hứng thú và bổ ích. Trong máy thường gồm một hay nhiều cơ cấu. Trong cơ cấu, chuyển động được truyền từ vật này sang vật khác. Trong hai vật nối với nhau bằng khớp động, người ta gọi vật truyền huyển động là vật dẫn, còn vật nhận chuyển động là vật bị dẫn.
Vậy bài học hôm nay, chúng ta tìm hiểu những cơ cấu truyền chuyển động.
II. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Hiểu được vai trò quan trọng của truyền chuyển động.
- Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền động.
2. Kĩ năng: Tháo, lắp và xác định được tỉ số truyền của một số bộ truyền động.
3. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, đam mê tìm hiểu các bộ truyền chuyển động trong đời sống và trong kĩ thuật.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực: 
- Hình thành và phát triển năng lực nhận biết các nguyên lý và các bộ phận của cơ cấu.
- Năng lực sử sụng chính xác các ngôn ngữ kĩ thuật.
- Năng lực vận dụng chế tạo những cơ cấu thông dụng trong đời sống và học tập.
I. Tại sao cần truyền chuyển động?
- Để trả lời nội dung I của bài, GV cho HS quan sát đoạn clips về truyền chuyển động từ trục giữa đến trục sau của xe đạp.
- Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi trắc nghiệm:
+Câu 1: Tại sao cầm truyền chuyển động từ trục giữa đến trục sau xe đạp?
Vì trục giữa và trục sau của xe đạp được đặt xa nhau.
Chúng đặt gần nhau.
Vì chúng được dẫn động từ một dạng chuyển động ban đầu. 
Đây là dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Học sinh sẽ chọn 2 đáp án đúng để bấm vào nút “Trả lời”. Nếu trả lời sai, thì được trả lời lại lần 2.
 Đáp án đúng là A và C
+Câu 2: Tại sao số răng của đĩa lại nhiều hơn số răng của líp?
Vì chúng có tốc độ quay giống nhau.
Vì chúng có tốc độ quay không giống nhau.
 Vì chúng được đặt xa nhau.
Vì chúng được đặt gần nhau.
Đáp án đúng là B
Sau khi HS vượt qua 2 câu hỏi trắc nghiệm, giáo viên kết luận nội dung I:
Do các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và khi làm việc thì mỗi bộ phận có tốc độ quay khác nhau. Cho nên cần phải truyền chuyển động thông qua các cơ cấu.
- Giáo viên giới thiệu sang mục II của bài:
II. Bộ truyền chuyển động
Truyền động ma sát – Truyền động đai
Truyền động ma sát là cơ cấu truyền chuyển động quay nhờ lực ma sát giữa mặt tiếp xúc của vật dẫn và vật bị dẫn.
Cấu tạo bộ truyền động
-Cấu tạo bọ truyền động đai gồm: Bánh dẫn 1; bánh bị dẫn 2 và dây đai.
- Bánh dẫn được làm bang kim loại (gang hoặc thép..)
- Dây đai thường được làm bằng da thuộc, cao su, vải đúc với cao su...
b. Nguyên lí làm việc:
- GV cho HS xem đoạn clips do gv chuẩn bị trên mô hình và quay video cùng với lời thuyết minh về nguyên lí làm việc của bội truyền động đai.
- Nội dung lời thuyết minh:
Khi bánh dẫn 1 (có đường kính D1) quay với tốc độ nd (n1) (vòng/phút), nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai, bánh bị dẫn 2 (có đường kính D2) sẽ quay với tốc độ nbd (n2) (vòng/phút), tỉ số truyền i được xác định bởi công thức:
c.Ứng dụng:
Gv vừa thuyết minh vừa cho HS xem đoạn clips về ứng dụng của bộ truyền động đai trong kĩ thuật:
Nội dung: Bộ truyền động đai có cấu tạo đơn giản, làm việc êm, ít ồn, có thể truyền động giữa các trục cách xa nhau, nên được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại máy khác nhau như máy khâu (máy may), máy khoan, máy tiện, ô tô, máy kéo 
GV thuyết minh nội dung lời chuyển giảng sang phần 2 đồng thời cho xem đoạn clips về truyền động xích: Các em ạ. Trong thực tế, khi ma sát giữa bánh đai và dây đai không đủ đảm bảo thì chúng có thể bị trượt nên tỉ số truyền bị thay đổi. Để khắc phục sự trượt của truyền động đai, người ta dùng truyền động ăn khớp.
Bộ truyền động ăn khớp điển hình là truyền động răng và truyền động xích.
Truyền động ăn khớp
a. Cấu tạo bộ truyền động
-Bộ truyền động bánh răng gồm: 1 bánh dẫn; 2 bánh bị dẫn
-Bộ truyền động xích gồm: 1 đĩa dẫn; 2 đĩa bị dẫn; 3 xích
b.Tính chất
Nếu bánh 1 có số răng Z1 quay tốc độ n1 (vòng/phút), bánh 2 có số răng Z2 quay tốc độ n2 (vòng/phút) thì tỉ số truyền: 
Ứng dụng
Bộ truyền động bánh răng dùng để truyền chuyển động quay giữa các trục song song hoặc vuông góc nhau như: Đồng hồ, hộp số xe máy 
Bộ truyền động xích dùng để truyền động quay giữa các trục xa nhau có tỉ số truyền xác định như: Xe đạp, xe máy, xe nâng chuyển 
*Củng cố bài
- Giáo viên sử dụng phần mềm iminap để củng cố nội dung bài học
Câu hỏi củng cố bai học
+Câu 1: Đĩa xích xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng. Tỉ số truyền i là:
2
2,4
2,5
3
+Câu 1: Tại sao khi lên dốc, các tay đua xe đạp cần điều khiển cho xích xe ăn khớp với tầng líp có đường kính lớn nhất?
Để tỉ số truyền làm tăng tốc độ, tăng mô men (tăng lực kéo) khi lên dốc.
Để tỉ số truyền làm tăng tốc độ, giảm mô men (giảm lực kéo) khi lên dốc.
Để tỉ số truyền làm giảm tốc độ, giảm mô men (giảm lực kéo) khi lên dốc.
Để tỉ số truyền làm giảm tốc độ, tăng mô men (tăng lực kéo) khi lên dốc.
*Ghi nhớ:
Máy hay thiết bị cần có cơ cấu truyền chuyển động vì các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và có tốc độ không giống nhau, song đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu.
Thông số đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay là tỉ số truyền i:
nbd
nd
i =
=
n2
n1
D1
D2
=
*Dặn dò:
Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. 
- Đọc nội dung bài 30 và soạn bài 30.
- Tìm hiểu các cơ cấu biến đổi chuyển động trong thực tế.
*Tài liệu tham khảo:
- Nội dung ở sách GK, SGV môn Công nghệ 8.
- Phần mềm powerpoint 10
- Phần mềm Adobe presenter 10 
- Phần mềm Ultra Video Splitter
- Phần mềm iMindMap 9
- Phần mềm VLC media player
-Phần mềm FreemakeVideo ConverterSetup
* Ngoài ra, trong bài giảng còn có sử dụng một số đoạn video clip trên mạng internet như: Video chiếc xe đạp; video ứng dụng truyền động đai 

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_thuyet_trinh_cong_nghe_lop_8_tiet_29_bai_29_truyen_chuye.docx