Đề cương ôn tập giữa học kì I Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập giữa học kì I Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021

* Đối với nước Pháp:

- Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Mở đường cho CNTB phát triển. Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.

* Đối với thế giới:

- Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.

- Mở ra một thời đại mới, thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.

* Hạn chế:

- Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy dù quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.

*Cách mạng tư sản pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất vì:

 - CMTS Pháp đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế phong kiến thối nát, xây dựng một chế độ xã hội mới ở châu Âu với cơ cấu tổ chức mới và các quyền tự do dân chủ.

 - Đập tan quan hệ ruộng đất phong kiến, giải phóng nông dân khỏi những áp bức phong kiến, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ

 - Cách mạng đã phát triển từ thấp đến cao theo chiều hướng đi lên mà nền chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao nhất.

 

docx 6 trang thuongle 7331
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì I Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG SỬ 8 GIỮA KÌ 1
Câu 1: (3 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII? 
Chứng minh rằng: cách mạng tư sản pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?
* Đối với nước Pháp:
- Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền.
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Mở đường cho CNTB phát triển. Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.
* Đối với thế giới:
- Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.
- Mở ra một thời đại mới, thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.
* Hạn chế:
- Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy dù quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.
*Cách mạng tư sản pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất vì:
 - CMTS Pháp đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế phong kiến thối nát, xây dựng một chế độ xã hội mới ở châu Âu với cơ cấu tổ chức mới và các quyền tự do dân chủ.
 - Đập tan quan hệ ruộng đất phong kiến, giải phóng nông dân khỏi những áp bức phong kiến, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ
 - Cách mạng đã phát triển từ thấp đến cao theo chiều hướng đi lên mà nền chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao nhất.
 - Nó hoàn thành đầy đủ nhất những nhiệm vụ dân tộc, dân chủ của một cuộc cách mạng tư sản, lần lượt đánh bại các âm mưu can thiệp vũ trang của liên minh các nước đế quốc, bảo vệ đất nước, cho ra đời bản tuyên ngôn bất hủ về quyền con người, đáp ứng phần nào quyền dân chủ cho dân. 
Câu 2: Trình bày nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ
* Nguyên nhân:
- Thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thiết lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ và tiến hành chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ở đây.
- Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế TBCN ở 13 thuộc địa phát triển mạnh nhưng thực dân Anh ngăn cản, kìm hãm sự phát triển ở thuộc địa dẫn đến mâu thuẫn giữa nhân dân Bắc Mĩ và giai cấp tư sản, chủ nô với thực dân Anh trở nên gay gắt => chiến tranh bùng nổ
* Kết quả:
- Anh phải thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc Mĩ được ra đời. 
- Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp, quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang, đứng đầu là Tổng thổng.
* Ý nghĩa:
- Cuộc chiến tranh thực chất là cuộc cách mạng tư sản, nó đã thực hiện được hai nhiệm vụ cùng một lúc là lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát triển.
- Tuy nhiên, cuộc cách mạng này không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động nói chung không được hưởng chút quyền lợi gì.
Câu 3. Trình bày cách mạng công nghiệp ở Anh 
a) Bối cảnh lịch sử:
Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp, do:
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.
- Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc về giai cấp tư sản.
- Có hệ thống thuộc địa lớn.
* Những phát minh về máy móc
* Luyện kim: 
- Năm 1735, phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép.
- Năm 1784, lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.
* Giao thông vận tải
- Tàu thuyền, tàu hỏa dùng máy móc hơi nước đua nhau ra đời, công nghiệp toàn thế giới nhanh chóng bước vào "thời đại máy hơi nước"
- Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
- Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.
> Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân
c, Kết quả của cách mạng công nghiệp ở Anh:
- Cách mạng công nghiệp ở Anh đã làm cho sản xuất phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào.
- Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới. Nước Anh được gọi là "công xưởng của thế giới".
Câu 4. Hệ quả của cách mạng công nghiệp
CMCN đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản: nhờ phát minh máy móc nhiều khu công nghiệp lớn, nhiều thành phố mọc lên, thu hút dòng người đến các đô thị làm việc, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá.
Về mặt xã hội: hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội là g/c tư sản và g/c vô sản. 
* Những sự kiện nào chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới?
 Sự thiết lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới được thể hiện ở thắng lợi của cách mạng tư sản dưới nhiều hình thức khác nhau ở các nước châu Âu và Mĩ Latinh.
- Năm 1830, chế độ phong kiến bị lật đổ ở Pháp, sau đó cách mạng tư sản lan nhanh ra nhiều nước châu Âu.
- Năm 1848 - 1849, cách mạng tư sản ở nhiều nước châu Âu góp phần củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Pháp và làm rung chuyển chế độ phong kiến ở châu Âu.
- Năm 1859 - 1870 hoàn thành thống nhất I-ta-li-a; Năm 1864 - 1871 hoàn thành thống nhất nước Đức; Năm 1861 cải cách nông nô ở Nga đã tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở những nước này.
- Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Hầu hết các nước châu Á, châu Phi lần lượt trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.
* Vì sao các nước tư bản phương Tây đấy mạnh xâm chiếm thuộc địa?
Trong thời kì cách mạng công nghiệp, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh đã làm tăng nhu cầu tranh giành về thị trường tiêu thụ, nguyên vật liệu, nhân công lao động rẻ,... vì vậy, các nước tư bản chủ nghĩa đã đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa. nhất là ở Ấn Độ, Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á
Câu 5
A, Những sự kiện chủ yếu về phong trào công nhân trong những năm 1830 - 1840:
- Năm 1831, công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm và thiết lập chế độ cộng hòa. Họ nêu cao khẩu hiệu "Sống trong lao động, chết trong chiến đấu". Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
- Năm 1834, thợ tơ Li-ông lại khởi nghĩa, đã chiến đấu quyết liệt với quân chính phủ trong 4 ngày.
- Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa, chống lại sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Cuộc khởi nghĩa chỉ cầm cự được 3 ngày rồi bị đàn áp đẫm máu.
- Từ năm 1836 - 1847, "Phong trào Hiến chương" ở Anh diễn ra có quy mô, tổ chức và mang tính chất chính trị rõ rệt.
⟹ Các cuộc đấu tranh của công nhân ờ Pháp, Đức, Anh nêu trên cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn.
Tuy nhiên, các phong trào này đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho sự ra đời của lí luận cách mạng sau này.
B, Phong trào công nhân từ sau cách mạng 1848 - 1849 đến năm 1870 đã có những nét nổi bật như:
- Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ hơn, dưới sự lãnh đạo của một tổ chức quốc tế (Quốc tế thứ nhất).
- Giai cấp công nhân được giác ngộ và nhận thức rõ hơn về vai trò của giai cấp mình thông qua các hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác của Quốc tế thứ nhất.
- Có tinh thần đoàn kết quốc tế thông qua Quốc tế thứ nhất.\
C, Những sự kiện chứng tỏ sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:
- Ở Anh, nhiều cuộc bãi công lớn đã nổ ra, đặc biệt là cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc giới chủ phải tăng lương (năm 1899).
- Ở Pháp, công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội (năm 1893).
- Ở Mĩ, ngày 1 - 5 - 1886 có hơn 350.000 công nhân đình công biểu tình đòi ngày làm 8 giờ, đặc biệt là cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô.
- Những tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ở mỗi nước ra đời như:
+ Năm 1875, Đảng xã hội dân chủ Đức.
+ Năm 1879, Đảng công nhân Pháp.
+ Năm 1883, Nhóm Giải phóng lao động Nga.
Câu 6. Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa lịch sử cách mạng Nga 1905-1907
a, Nguyên nhân:
- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Vì vậy, nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng thối nát.
- Thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) càng làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng hơn.
- Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công nổ ra khắp nước Nga với khẩu hiệu "Đánh đổ chế độ chuyên chế", "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ", lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 - 1907.
b, Diễn biến:
- Lãnh đạo: giai cấp công nhân Nga, đứng đầu là Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích.
- Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình không mang theo vũ khí, kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách lên nhà vua. Tuy nhiên, bị đàn áp đẫm máu.
- Tháng 5-1905, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh vào dinh cơ của địa chủ phong kiến, thiêu hủy văn tự, khế ước, lấy của người giàu chia cho người nghèo.
- Tháng 6-1905, thủy thủ chiến hạn Pô-tem-kin khởi nghĩa. Nhiều đơn vị hải quân, lục quân khác cũng nổi dậy.
- Tháng 12-1905, khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va nhưng thất bại.
- Phong trào đấu tranh trên toàn nước Nga còn kéo dài đến giữa năm 1907 mới chấm dứt.
 c, Ý nghĩa lịch sử cách mạng Nga 
* Đối với nước Nga:
- Giáng đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản, làm suy yếu chế độ Nga hoàng.
- Báo trước một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra.
- Là cuộc tổng diễn tập, tạo nên điểm xuất phát cho cách mạng tháng Mười 1917.
* Đối với thế giới:
- Ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh ở các nước Tây Âu, châu Á, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa thời kì "châu Á thức tỉnh".
* Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới vì:
- Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân, mang tính giai cấp, tính chiến đấu triệt để.
- Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga chống chủ nghĩa cơ hội tuân theo những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác (đánh đổ chế độ tư sản, đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền, xây dựng xã hội cộng sản).
- Đảng dựa vào quần chúng và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng.
Câu 7 
Nhân dân Pa-ri đấu tranh và thành lập Công xã Pa-ri do:
- Dưới nền thống trị của đế chế II (1852-1870), thực chất là nền chuyên chính của giai cấp tư sản, bên trong thì đàn áp quần chúng nhân dân đấu tranh, ngoài thì tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược. Vì thế, giai cấp vô sản bị bóc lột nặng nề.
- Chiến tranh xâm lược Đức bị thất bại, cuối cùng nước Pháp lại rơi vào sự xâm lược của Đức. Tư sản Pháp hèn nhát xin đình chiến, chịu bồi thường chiến phí nặng nề và tiến hành đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.
⟹ Vì vậy, nhân dân Pa-ri phải đấu tranh lật đổ nền thống trị của đế chế II, thành lập nhà nước vô sản để bảo vệ “Tổ quốc lâm nguy”.
* Niên biểu những sự kiện cơ bản của Công xã Pa-ri
Thời gian
Diễn biến
Kết quả
4 - 9 – 1870
Nhân dân Pa-ri (công nhân và tiểu tư sản) khởi nghĩa
Lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III, lập chế độ cộng hòa
18 - 3 – 1871
Khởi nghĩa ở Pa-ri
Nhân dân làm chủ Pa-ri
26 - 3 – 1871
Bầu cử Hội đồng Công xã
86 đại biểu trúng cử. Công xã được thành lập.
Đầu tháng 4 đến đầu tháng 5 - 1871
Quân Vec-xai bắt đầu tấn công Pa-ri
Quân Vec-xai chiếm phía Tây và phía Nam Pa-ri.
20 - 5 – 1871
Quân Vec-xai tổng tấn công Pa-ri
"Tuần lễ đẫm máu"
27 - 5 - 1871
Trận chiến đấu ở nghĩa địa Cha-la-se-đơ
Trận chiến cuối cùng. Công xã Pari sụp đổ.
*Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của công xã Pa ri.
+ Ý nghĩa: Tuy chỉ tồn tại 72 ngày nhưng công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử to lớn. Công xã là hình ảnh thu nhỏ của một chế độ xã hội mới, đem lại một tương lai tốt đẹp cho nhân dân lao động.
+ Bài học: CM thắng lợi phải có Đảng lãnh đạo, liên minh công nông và kiên quyết trấn áp kẻ thù ngay từ đầu.
*Tại sao gọi Công xã Pa ri là nhà nước kiểu mới: Vì đây là mô hình nhà nước tiến bộ, do nhân dân bầu lên thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, phục vụ quyền lợi của nhân dân lao động, bảo đảm làm chủ của nhân dân, khác với các hình thức nhà nước trước kia là công cụ thống trị, bóc lột nhân dân.
Câu 8: 
a, Nêu những nét chính về tình hình kinh tế nước Anh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”?
*Những nét chính về tình hình kinh tế nước Anh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- Sau 1870 Anh mất dần vị trí đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp và tụt xuống hàng thứ 3 thế giới (sau Mĩ, Đức)
- Đứng đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại, thuộc địa
- Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp, tài chính ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
*Lê-nin gọi CNĐQ Anh là: “Chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì:
- Anh ưu tiên, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Anh có hệ thống thuộc địa lớn nhất với diện tích 33 triệu km2 gấp 50 lần diện tích nước Anh.
 b, Đặc điểm của đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến".
- Giải thích:
+ Nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến: để cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang.
+ Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.
c, Các công ty độc quyền ở Mĩ hình thành như thế nào?
- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới. Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới.
- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. 
⟹ Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời như "vua dầu mỏ" Rốc-phe-lơ, "vua thép" Moóc-gan, "vua ô tô" Pho,... đã chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ.
- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.
Câu 9. Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc "già" (Anh, Pháp) và các nước đế quốc "trẻ" (Mĩ, Đức) là sự phát triển kinh tế và vấn đề thuộc địa không đều nhau.
+ Các nước Anh, Pháp có nền kinh tế phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba, thứ tư, nhưng ngược lại có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất, nhì trên thế giới.
+ Các nước Mĩ, Đức có nền kinh tế phát triển rất nhanh, vươn lên đứng nhất nhì thế giới nhưng ngược lại có hệ thống thuộc địa nhỏ bé, rất ít.
* Từ những mâu thuẫn đó các nước đế quốc đã tiến hành chiến tranh để phân chia lại thế giới.
- Anh, Pháp là những nước đế quốc “già” có hệ thống thuộc địa rộng lớn trải khắp các châu lục. Cả Anh và Pháp đều tăng cường khai thác thuộc địa và muốn duy trì tình hình thế giới như hiện tại.
- Đức, Mĩ là những nước đế quốc “trẻ”, có ít thuộc địa nên có những hành động gây chiến tranh để phân chia lại thế giới:
+ Đức: như “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”, hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới.
+ Mĩ: tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, can thiệp vào khu vực Trung, Nam Mĩ bằng sức mạnh của vũ lực và đồng đôla Mĩ
- Đặc điểm chung nổi bật của các nước đế quốc:
+ Có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
+ Sự hình thành các tổ chức độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội.
+ Các nước đều tăng cường xâm lược thuộc địa, mở rộng thị trường tiêu thụ, 
Câu 10: Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật thế kỉ 18 - 19.
- Cuộc CM công nghiệp đưa nền kinh tế tư bản các nước phát triển nhanh chóng.
- Việc phát minh ra máy hơi nước đã thúc đẩy ngành GTVT đường thủy và đường sắt ra đời.
+ 1807 Phơn-tơn đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước.
+ 1814 Xti-phen-xơ chế tạo thành công xe lửa chạy trên đường sắt.
- Máy điện tín được phát minh ở Nga, Mĩ.
- Nông nghiệp: những tiến bộ về kĩ thuật, về phương pháp canh tác làm nâng cao năng xuất lao động.
- Quân sự: nhiều nước đã sản xuất ra nhiều loại vũ khí hiện đại như đại bác, súng trường bắn nhanh, ngư lôi, khí cầu, phục vụ cho chiến tranh.
* Nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước, vì:
- Những tiến bộ về kĩ thuật như: kĩ thuật luyện kim, ứng dụng động cơ hơi nước trong sản xuất, 
- Sự chuyển biến mạnh từ công trường thủ công sang nền sản xuất công nghiệp cơ khí: sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc, xây dựng đường sắt. Đặc biệt, máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
Những tiến bộ về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.
* Khoa học tự nhiên:
- Đầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (người Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.
- Giữa thế kỉ XVIII, Lô-nô-mô-xốp (người Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng, cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học.
- Năm 1837, Puốc-kin-giơ (người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của các mô động vật.
*Khoa học xã hội: 
Vai trò: 
- Đã phá vỡ ý thức hệ phong kiến, tấn công vào nhà thờ, các giáo lí thần học.
- Giải thích rõ quy luật vận động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triển.
Thành tựu: 
-Ở Đức: hình thành chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, tiêu biểu là Phoi-ơ –bách, Hê-ghen
- Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời, nổi bật có Xmit, Ri-các –đô
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng : Xanh Xi- mông, Phu-ri-ê, Ô- oen
- KHoa học xã hội với đại diện là Mác và Ăng ghen.
* Ý nghĩa chung 
- Cách mạng công nghiệp đã tạo cơ sở vật chất – kĩ thuật cho xã hội tư bản trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, giao thông vận tải, quân sự tạo nên lực lượng sản xuất khổng lồ cho CNTB, tạo nguồn của cải vật chất dồi dào cho con người.
- Thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đặt cơ sở cho những nghiên cứu, ứng dụng và khoa học sau này.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_i_lich_su_lop_8_nam_hoc_2020_202.docx