Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Bãi Thơm

Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Bãi Thơm

Câu 1. Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga mở đầu là cuộc biểu tình ở :

A. Mat-xcơ-va. C. Lênin-grat.

B. Pê-tơ-rô-grat. D. Cả A-B-C đều đúng.

Câu 2. Lãnh đạo của Cách mạng tháng Mười ở Nga là ai?

 A. Công nhân. B. Tư sản. C. Tiểu tư sản D. Lênin và Đảng Bôn-Sê-Vích.

Câu 3. Lênin đến điện Xmô-nưi trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa vào thời gian:

 A. Đêm 23/10. C. 25/10.

 B. Đêm 24/10. D. 26/10.

Câu 4. Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết (viết tắt Liên xô) thành lập:

A. 10/1922. C. 12/1922.

B. 11/1922. D. 1/1923.

Câu 5. Nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng bắt đầu từ:

 A. 9/1929. B. 10/1929. C. 9/1930. D. 10/1930.

 Câu 6. Đảng cộng sản Nhật Bản thành lập:

 A. 5/1922. B. 6/1922. C. 7/1922. D. 8/1922.

Câu 7. Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính năm:

 A. 1926. B. 1927. C. 1928. D. 1929.

 

docx 7 trang thuongle 5851
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Bãi Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT PHÚ QUỐC KIỂM TRA HKI 2020 - 2021
 TRƯỜNG TH-THCS BÃI THƠM 
 MÔN : LỊCH SỬ 8
 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đánh giá khả năng nhận thức, ý thức học tập của học sinh. Có biện pháp kịp thời để bồi dưỡng học sinh yếu kém.
2. Kỹ năng:
- Hoàn thiện dần kĩ năng làm bài kiểm tra viểt trên lớp, các kĩ năng tổng hợp của bộ môn.
3. Thái độ:
- Rèn tính trung thực trong kiểm tra, độc lập làm bài, nâng cao lòng ham học hỏi, ham hiểu biết cho học sinh.
II. MA TRẬN ĐỀ
Tên Chủ đề 
(nội dung, chương )
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
VD 
VD cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1.Cách mạng tháng Mười Nga 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng
- Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga.
- Lãnh đạo của Cách mạng tháng Mười ở Nga.
Thời gian thành lập Liên xô
Số câu 
Số điểm
Tỷ lệ % 
3c
07,5đ
7,5%
1c
0,25đ
2,5%
4c
1đ
10%
2. Châu Âu giũa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933
Số câu 
Số điểm
Tỷ lệ % 
1c
2đ
20%
3c
4,5đ
45%
3. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939.
-Nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng.
-Chính sách kinh tế mới của Ru-dơ-ven.
“chính sách mới” của Ph. Ru-dơ-ven
Số câu 
Số điểm
Tỷ lệ % 
2c
0.5đ
5%
1c
2đ
20% 
2c
0.5đ
5%
4. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939.
-Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính 1927.
- Đảng cộng sản Nhật Bản thành lập 7/1922.
Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản trong 5 năm (1914 - 1919
quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật bị chậm lại.
Số câu 
Số điểm
Tỷ lệ % 
2c
0.5đ
5%
 1c
0,25đ
2,5%
2c
0.5đ
5%
5. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.
- Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc.
Phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á năm 1940
Số câu 
Số điểm
Tỷ lệ % 
1c
0,25đ
2,5%
1c
0,25đ
2,5%
3c
3,5đ
35%
6. Chiến tranh thế giới thứ hai.
-Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai.
Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai.
giá trị của ”hòa bình”
Số câu 
Số điểm
Tỷ lệ % 
1c
0,25đ
2,5%
1/2c
2đ
20%
1/2c
1đ
10%
2c
3,25đ
32.5%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
11,5c
8.25đ
82,5%
3c
0,75đ
7,5%
1/2c
1đ
10%
14c
10đ
100%
PHÒNG GD-ĐT PHÚ QUỐC KIỂM TRA HỌC KỲ I.
 TRƯỜNG TH-THCS BÃI THƠM 
 MÔN : LỊCH SỬ 8
 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Điểm
Lời phê của giáo viên
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3điểm)
Khoanh tròn vào chữ in hoa đầu câu mà em cho là đúng.
Câu 1. Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga mở đầu là cuộc biểu tình ở :
A. Mat-xcơ-va. 	C. Lênin-grat.
B. Pê-tơ-rô-grat. 	D. Cả A-B-C đều đúng.
Câu 2. Lãnh đạo của Cách mạng tháng Mười ở Nga là ai?
	A. Công nhân. B. Tư sản. C. Tiểu tư sản D. Lênin và Đảng Bôn-Sê-Vích.
Câu 3. Lênin đến điện Xmô-nưi trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa vào thời gian:
	A. Đêm 23/10.	C. 25/10.
	B. Đêm 24/10.	D. 26/10.
Câu 4. Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết (viết tắt Liên xô) thành lập:
A. 10/1922. C. 12/1922.
B. 11/1922. D. 1/1923.
Câu 5. Nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng bắt đầu từ:
	A. 9/1929.	 B. 10/1929. C. 9/1930.	 D. 10/1930.
 Câu 6. Đảng cộng sản Nhật Bản thành lập:
	A. 5/1922.	 B. 6/1922. C. 7/1922.	 D. 8/1922.
Câu 7. Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính năm:
 	 A. 1926.	 B. 1927. C. 1928.	 D. 1929.
Câu 8. Cuối năm 1932 Tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven thực hiện:
 A. Chính sách kinh tế mới.	 	C. Chính sách cho nông dân.
 C. Chính sách cho công nhân . 	 D. Chính sách cho giai cấp Tư sản.
Câu 9. Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc bùng nổ:
 A. 3/5/1919.
 C. 5/5/1919.
 B. 4/5/1919.
 D. 6/5/1919. 
Câu 10. Phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á năm:
 	A. 1939.	 B. 1940. C.1941.	 D. 1942.
Câu 11. Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản trong 5 năm (1914 - 1919):
 A. Không thay đổi. B. Giảm 5 lần.
 C. Tăng 5 lần. D. Tăng 15 lần.
Câu 12. Cuộc đấu tranh của nhản dân Nhật Bản có tác dụng như thế nào đối với quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật ?
 A. Làm phá sản quá trình quân phiệt hóa.
 B. Làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa.
 C. Làm tăng nhanh quá trình quân phiệt hóa.
 D. Làm chuyển đổi quá trình quân phiệt hóa sang phát xít hóa.
B. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu 1: (2đ) 
 Trình bày những nội dung chính của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939?
Câu 2: (2đ) 
Hãy cho biết nội dung của “chính sách mới” của Ph. Ru-dơ-ven?
Câu 3: (3đ)
Nêu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
Là một học sinh, trước những những thay đổi to lớn khi Việt Nam đang chuyển mình để trở thành một quốc gia phát triển. Em có suy nghĩ gì về giá trị của “hòa bình”?
-----------------Hết------------------
IV. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A. Trắc nghiệm( 3điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,25điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
B
D
B
C
B
C
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
B
A
B
B
C
B
B. Tự luận( 7điểm)
CÂU 
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1 :
- Phong trào Ngũ Tứ:
4.5. 1919 phong trào đấu tranh của học sinh sau lan rộng sang giai cấp công nhân và các tầng lớp khác.
-7/1921 Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập.
-1927-1937 Nội chiến chống tập đoàn Tưởng Giới Thạch đại diện cho quyền lợi của các đại địa chủ ,đại tư sản và đế quốc.
- 7/1937 Nhật Bản xâm lược quy mô lớn vào Trung Quốc, Đảng công sản và Quốc dân đảng bắt tay đình chiến để kháng Nhật cứu nước. 
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 2 : 
* Nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph. Ru-dơ-ven:
- Các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của nền kinh tế - tài chính.
- Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng... với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
- Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
=> Nhờ những nội dung trên của Chính sách mới nước Mĩ đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3:
* Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Khối Đồng minh (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã chiến thắng.
- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).
- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
* Giá trị của hòa bình:
+ Về thế giới:
Thế giới sống trong hòa bình sẽ thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và nhân văn.
Khi mà mỗi đất nước đều yên ổn để có thể phát triển mọi mặt thì đất nước ấy sẽ không gây hại, xâm lấn gì đến những đất nước khác, từ đó tạo nên nền hòa bình trên thế giới, các quốc gia đều hợp tác với nhau.
+ Về cá nhân:
Sống trong hòa bình,con người sẽ có cuộc sống hạnh phúc yên ổn...
Khi mọi người cảm thấy thoải mái về đời sống vật chất và tinh thần thì sẽ nhìn lại mọi người xung quanh nhiều hơn, quan tâm chăm sóc họ nhiều hơn. Từ đó họ sẽ có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.
(Tùy theo cảm nhận và suy nghĩ của học sinh, nếu diễn đạt theo quan điểm cá nhân mà tích cực vẫn cho cho điểm)
0.75
0.75
0.5
0.5
0.5
	Bãi Thơm, ngày 07 tháng 12 năm 2020
Duyệt của BGH
Duyệt của tổ trưởng
Giáo viên ra đề
THIỀU THANH HẢI

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_lich_su_lop_8_nam_hoc_2020_2021_truong.docx