Đề cương ôn thi giữa học kì II Địa lí Lớp 8
- Phần đất liền:
+ Các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy theo hướng Bắc- Nam và Tây Bắc- Đông Nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Địa hình bị cắt xẻ mạnh.
+ Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu sông.
- Phần hải đảo:
+ Nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.
- Vùng có nhiều tài nguyên: quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu, mỏ,
b) Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan
- Khí hậu: mang tính chất gió mùa.
+ Mùa hạ: gió tây nam nóng ẩm, mang mưa nhiều cho khu vực.
+ Mùa đông: gió có tính chất lạnh, khô.
- Vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão nhiệt đới, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
c, Sông ngòi:
+ Phần đất liền: có một số sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, Xa-lu-en, I-ra-oa-đi,.
1. Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á a) Địa hình - Phần đất liền: + Các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy theo hướng Bắc- Nam và Tây Bắc- Đông Nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Địa hình bị cắt xẻ mạnh. + Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu sông. - Phần hải đảo: + Nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa. - Vùng có nhiều tài nguyên: quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu, mỏ, b) Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan - Khí hậu: mang tính chất gió mùa. + Mùa hạ: gió tây nam nóng ẩm, mang mưa nhiều cho khu vực. + Mùa đông: gió có tính chất lạnh, khô. - Vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão nhiệt đới, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. c, Sông ngòi: + Phần đất liền: có một số sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, Xa-lu-en, I-ra-oa-đi,... + Phần hải đảo có sông nhỏ, ngắn, dốc. d, Cảnh quan: - Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi. 2. Đăc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi , khó khăn ở các nước Đông Nam Á 3. Đặc điểm kinh tế của Đông Nam Á. - Thời thuộc địa, nền kinh tế lạc hậu, tập trung vào sản xuất lương thự, phát triển công nghiệp khai khoáng cung cấp nguyên liệu cho đế quốc. - Ngày nay, sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế của nhiều nước. - Nền kinh tế của các nước phát triển khá nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. - Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc: tốc độ tăng trưởng GDP không đều, môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế. 4. Đặc điểm của hiệp hội Đông Nam Á, và Việt Nam trong ASEAN. 5. Vị trí, đặc điểm,kích thước , đất nước của Việt Nam. 6. Phân tích những khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN. 7. Thành tựu của nước ta từ khi đổi mới đến nay. Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội nước ta được triển khai từ 1986, đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện. - Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Nền kinh tế phát triển ổn định với gia tăng GDP hơn 7% một năm. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. - Sản xuất nông nghiệp phát triển: Sản lượng lương thực tăng cao, bảo đảm vấn đề an ninh lương thực và xuất khẩu. - Nền công nghiệp phát triển nhanh, từng bước thích nghi với nền kinh tế thị trường. - Dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng đa dạng phục vụ đời sống và sản xuất trên cả nước: thương mại, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. - Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập cho phép sử dụng tốt hơn các nguồn lực trong và ngoài nước. 8. Vị trí địa lí và lãnh thổ nước ta có ảnh hưởng thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng? - Phát triển kinh tế: Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ nước ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các đặc điểm của tự nhiên; Từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên; Tới sự tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân (đặc biệt là việc tổ chức các trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng); Đồng thời cũng ảnh hưởng tới các mối liên hệ nội-ngoại vùng cũng như mối liên hệ kinh tế quốc tế. - Về văn hóa – xã hội: do ở vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước (nhất là các nước láng giềng). Hơn nữa, vị trí địa lí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hóa văn hóa thế giới. 9. Đặc điểm của vùng biển nước ta( hải văn,địa lí,thủy triều, .)
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_thi_giua_hoc_ki_ii_dia_li_lop_8.docx