Đề thi chọn học sinh giỏi Địa lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Hạ Hòa

Đề thi chọn học sinh giỏi Địa lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Hạ Hòa

Câu 2 (2,0 điểm):

 Chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về hệ sinh thái?

Câu 3: (4,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a. Hãy trình bày khái quát về biển Đông ?

b. Hãy trình bày ảnh hưởng của biển đông đến khí hậu nước ta. Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm biểu hiện qua địa hình nước ta như thế nào ?

Câu 4. (5,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.

 

doc 5 trang thuongle 3800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Địa lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Hạ Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD VÀ ĐÀO TẠO HẠ HÒA ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8
TRƯỜNG THCS HẠ HÒA Năm học 2013-2014
 MÔN : ĐỊA LÍ
 ( Thời gian làm bài 120 phút)
 ĐỀ BÀI
Câu 1 (4,0 điểm): 
 So sánh địa hình Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long? Tại sao các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp và kém phì nhiêu?
Câu 2 (2,0 điểm): 
	Chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về hệ sinh thái?
Câu 3: (4,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a. Hãy trình bày khái quát về biển Đông ?
b. Hãy trình bày ảnh hưởng của biển đông đến khí hậu nước ta. Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm biểu hiện qua địa hình nước ta như thế nào ?
Câu 4. (5,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta. 
Câu 5. ( 5 điểm )
 Cho bảng số liệu sau: 
Lượng mưa (mm) và lưu lượng (m3/s) theo các tháng trong năm tại lưu vực sông Hồng ( Trạm Sơn Tây)
Tháng 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Lượng mưa(mm)
19,5
25,6
34,5
104,2
222,0
315,7
271,9
335,2
271,9
170,1
59,9
17,8
Lưu lượng
( m3/s)
1318
1100
914
1071
1893
4692
7986
9246
6690
4122
2813
1746
- Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và lương dòng chảy các tháng trong năm tại lưu vực sông Hồng ( Trạm Sơn Tây)
- Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ các tháng trong năm tại lưu vực sông Hồng ( Trạm Sơn Tây)
 Học sinh được sử dụng át lát địa lí
 ****************************************
 HƯỚNG DẪN CHẤM 
Nội dung
Biểu điểm
Câu 1(4điểm)
* So sánh điểm giống và khác nhau giữa địa hình Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long:
 - Giống nhau: đều là đồng bằng châu thổ do sông bồi đắp tạo thành, vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước, dân cư tập trung đông đúc.
 - Khác nhau:
 + Đồng bằng sông Hồng: diện tích 15.000 km2, địa hình cao hơn; có hệ thống đê sông chống lũ dài, chia đồng bằng thành các ô trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê 3-7m, không được bồi đắp tự nhiên nữa; giữa đồng bằng nhô lên một số đồi núi thấp, ra sát biển có các cồn cát duyên hải.
 + Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích rộng 40.000 km2, địa hình thấp hơn; không có đê lớn để ngăn lũ, nhưng hệ thống kênh rạch chằng chịt; có các vùng trũng rộng lớn bị ngập sâu vào mùa lũ (Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên-Châu Đốc-Hà Tiên-Rạch Giá); phía tây nam (ở Cà Mau) có diện tích rừng ngập mặn rộng lớn, về phía biển có các cồn cát duyên hải.
* Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp và kém phì nhiêu: do nằm ở chân núi Trường Sơn, bị các dãy núi lan ra sát biển chia cắt thành các đồng bằng nhỏ hẹp. Trong quá trình hình thành, vai trò bồi đắp phù sa của sông không đáng kể nên đất đai kém phì nhiêu. 
1,0 đ
1,0 đ
1,0 đ
1,0 đ
Câu 2 (2điểm)
Chứng minh sinh vật nước ta đa dạng về hệ sinh thái:
- Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn với sú, vẹt, đước,... cùng với các loài cua, cá, tôm... và chim, thú.
- Vùng đồi núi có hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa như rừng kín thường xanh (Cúc Phương, Ba Bể), rừng thưa rụng lá (rừng khộp ở Tây Nguyên), rừng tre nứa (Việt Bắc), rừng ôn đới núi cao (Hoàng Liên Sơn).
- Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, chủ yếu là những khu rừng nguyên sinh cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên sinh học tự nhiên.
- Các hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực, thực phẩm và các sản phẩm cần thiết cho đời sống con người. Các hệ sinh thái này ngày càng mở rộng lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.
0,5 đ
0,5 đ
0.5 đ
0,5 đ
Câu 3(4 điểm)
Dựa vào át lát trang 5,6,7
 a. Khái quát về Biển Đông :
- Là một biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2 .
- Là biển tương đối kín vì ở phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.
- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa nên biển Đông có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
- Biển Đông giàu khoáng sản và hải sản.
 0,25
 0,25
 0,25
 0,25
b. Ảnh hưởng của biển đến khí hậu:
- Mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ, khí hậu điều hòa hơn .
0,75
- Thiên tai: ( mỗi năm trung có 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 – 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào nước ta ).
0,75
* Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua địa hình.
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi (địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, đất trượt, đá lở, địa hình cacxtơ , .).
0,75
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu ( bồi tụ mở mang các đồng bằng hạ lưu sông, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long lấn ra biển..
0,75
Câu 4. (5 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta. 
a. Nền nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao. 
- Phần lớn diện tích lãnh thổ nước ta có nền nhiệt trung bình trên 200C, chỉ có một bộ phận nhỏ vùng núi cao có nền nhiệt độ trung bình dưới 200C.
- Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bán Cầu Bắc, các địa phương đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong một năm.
b. Chế độ nhiệt nước ta có sự phân hoá theo không gian và thời gian rất rõ rệt.
* Theo thời gian:
- Vào tháng I đa số các địa điểm ở nước ta nhiệt độ trung bình đều dưới 240C. Vào tháng VII đa số các địa điểm ở nước ta nhiệt độ trung bình đều trên 240C.
* Theo không gian:
- Theo chiều Bắc- Nam:
+ Từ Bắc vào Nam nhiệt độ trung bình năm tăng dần, biên độ nhiệt năm giảm (dẫn chứng).
+ Do nước ta chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, vào mùa đông nhiều bộ phận chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Mặt khác, càng về phía Nam góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng càng tăng.
- Theo độ cao:
+ So sánh nhiệt độ của cặp trạm khí hậu Hà Nội – Sapa hoặc Nha Trang – Đà Lạt (dẫn chứng ).
+ Do chịu ảnh hưởng của quy luật đai cao: Trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí giảm 0,60C.
- Phân hoá theo hướng sườn: Sườn đón gió nhiệt độ hạ thấp sườn khuất gió nhiệt độ cao hơn(dẫn chứng)
Câu 5( 5 điểm)
BiÓu ®å l­u l­îng vµ l­îng m­a TB n¨m ë tr¹m s«ng Hång t¹i S¬n T©y 
m3/s
NhËn xÐt mèi quan hÖ gi÷a mïa m­a vµ mïa lò 
- C¸c th¸ng mïa lò trïng víi mïa m­a
 Sång Hång : 6,7, 8,9
 - C¸c th¸ng mïa lò kh«ng trïng víi c¸c th¸ng mïa m­a
 S«ng Hång : 5, 10 
Nhận xét mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ của từng lưu vực
- Mùa lũ hoàn toàn không trùng khớp với mùa mưa do: ngoài mưa còn có độ che phủ rừng, hệ số thấm của đất đá, hình dạng mạng lưới sông đặc biệt là hồ chứa nước 
 Hạ Hòa 4/4/2014
 Người làm đề: Hoàng Thanh Sắc 
0,25
0,75
0,5
0,25
0,5
0,5
0,5
0,75
0,5
0,5
3,0
1
1

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_dia_li_lop_8_nam_hoc_2013_2014_tru.doc