Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi huyện Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Diễn Châu

Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi huyện Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Diễn Châu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Tháng Ba khẽ bước chùng chình

Nhớ xưa mẹ hát ru mình mỗi đêm

Tay mẹ tựa chiếc gối mềm

Nâng niu giấc ngủ êm đềm ngày thơ!

Tháng Ba lòng bỗng ngẩn ngơ

Nhìn làn tóc mẹ phất phơ bạc màu

Thanh xuân gửi lại nơi đâu?

Để con ngơ ngẩn giọt sầu vương mi.

 ( Trích “Bâng khuâng tháng ba”-Nguyễn Minh Thuận-Theo ViệtNamnet))

a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

b) Tìm từ láy trong khổ thơ thứ nhất?

c) Tìm phép tu từ và cho biết tác dụng của phép tu từ đó trong hai dòng thơ:

Tay mẹ tựa chiếc gối mềm

Nâng niu giấc ngủ êm đềm ngày thơ!

d) Đoạn thơ trên gửi đến em bức thông điệp gì?

 

docx 3 trang thuongle 11330
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi huyện Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD & ĐT Diễn Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 6
NĂM HỌC: 2018-2019 
Môn: Ngữ văn (Thời gian làm bài: 120 phút)
Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm) :
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tháng Ba khẽ bước chùng chình
Nhớ xưa mẹ hát ru mình mỗi đêm
Tay mẹ tựa chiếc gối mềm
Nâng niu giấc ngủ êm đềm ngày thơ!
Tháng Ba lòng bỗng ngẩn ngơ
Nhìn làn tóc mẹ phất phơ bạc màu
Thanh xuân gửi lại nơi đâu?
Để con ngơ ngẩn giọt sầu vương mi.
 ( Trích “Bâng khuâng tháng ba”-Nguyễn Minh Thuận-Theo ViệtNamnet))
a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
b) Tìm từ láy trong khổ thơ thứ nhất?
c) Tìm phép tu từ và cho biết tác dụng của phép tu từ đó trong hai dòng thơ:
Tay mẹ tựa chiếc gối mềm
Nâng niu giấc ngủ êm đềm ngày thơ!
d) Đoạn thơ trên gửi đến em bức thông điệp gì?
Phần II. Làm văn (16,0 điểm):
Câu 1 (4,0 điểm): Trong văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê , trước khi chia tay các em học sinh thân yêu của mình, thầy Ha-men đã nói: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”.
 (Ngữ văn 6, Tập hai, NXBGD Việt Nam, 2012)
 Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về câu nói trên.
 Câu 2 (12,0 điểm):
 Đêm giao thừa là thời khắc đặc biệt và đầy ý nghĩa. Em hãy kể lại đêm giao thừa như thế trong tuổi thơ em.
 ..Hết 
(Giám thị không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 6
A.YÊU CẦU CHUNG: 
1. Bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm; khuyến khích những bài viết sáng tạo, chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.
2. Tổng điểm của toàn bài là 20.0 điểm, cho lẻ đến 0.25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ cho điểm từng câu, từng ý, trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các mức điểm cụ thể khác.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
 Yêu cầu
Điểm
Phần I
(4,0 đ)
a) Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. 
b) Từ láy: chùng chình, nâng niu, êm đềm
c) Phép tu từ: so sánh: “Tay mẹ tựa chiếc gối mềm”.
- Tác dụng: + Làm câu thơ giàu hình ảnh, giàu sức gợi, biểu cảm và ấn tượng.
+ Gợi tả tình cảm nâng niu, dịu êm của mẹ 
d) – Đoạn thơ gửi đến em bức thông điệp: Tình mẹ dịu êm, yêu thương. Mẹ đã hi sinh cả tuổi thanh xuân cho con và con đã lớn lên trong vòng tay yêu thương đó. Vì thế đạo làm con phải biết ơn mẹ 
0,5 
1,0
0,5
0,5
0,5
1,0 
Phần II
Câu 1
(4,0 đ)
1. Yêu cầu về kĩ năng :
- Viết đoạn văn lập luận chặt chẽ, đảm bảo yêu cầu về hình thức và nội dung.
- Diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh và cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh cần trình bày được:
- Đây chính là điều tâm niệm của thầy Ha-men về giá trị và sức mạnh của tiếng nói dân tộc (tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập, tự do, là linh hồn của dân tộc).
- Khẳng định một chân lí : giữ được tiếng nói là giữ được độc lập, tự do, còn mất tiếng nói dân tộc là mất độc lập, tự do.
-Thể hiện rõ tình cảm của thầy Ha-men đối với tiếng nói dân tộc: giữ gìn, nâng niu, tự hào.
- Khơi dậy tình cảm của mọi người đối với tiếng nói dân tộc mình.
Liên hệ với bản thân tình yêu tiếng nói dân tộc, tình yêu tổ quốc, quê hương mình...
0,5
3,5
Câu 2
(12,0 đ)
1. Yêu cầu về kĩ năng :
- Viết bài văn tự sự có bố cục 3 phần chặt chẽ: mở bài, thân bài, kết bài; chọn ngôi kể phù hợp
- Biết kết hợp yếu tố tự sự, biểu cảm, miêu tả một cách hợp lý nhuần nhuyễn.
- Diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh và cảm xúc chân thành; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
- Có cách diễn đạt mới mẻ sáng tạo về ngôn ngữ và giọng điệu, giọng kể tình cảm 
2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo yêu cầu sau:
- Giới thiệu đêm giao thừa sẽ kể.
- Diễn biến của đêm giao thừa, không gian trong đêm giao thừa, các nhân vật, các sự việc diễn ra trong đêm ấy làm toát lên đặc trưng riêng của một đêm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, những hành động việc làm, lời nói ý nghĩa 
- Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
* Cách cho điểm:
- Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Đáp ứng yêu cầu về kiến thức trọng tâm và yêu cầu về kỹ năng, có năng lực tư duy, còn mắc lỗi về diễn đạt.
- Xác định được kiến thức trọng tâm nhưng trình bày chưa sâu sắc, đạt các kỹ năng cơ bản, còn mắc lỗi về diễn đạt.
- Hiểu vấn đề nhưng trình bày sơ sài, kỹ năng còn yếu, mắc nhiều lỗi về diễn đạt.
- Hiểu đề lệch lạc, kỹ năng yếu.
4,0
8,0
11-12,0
9-10,0
6-8,0
3-5,0
1-2,0
 HẾT 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_va_dap_an_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_ngu_van_lop_6_nam.docx