Giáo án Âm nhạc Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

Giáo án Âm nhạc Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

/ Mục tiêu:

 - Hát đúng giai điệu, biết thể hiện đảo phách, ngân đủ 3 phách .

 - Thông qua bài hát, giáo dục các em tình cảm gắn bó khắc sâu kỷ niệm đẹp với nhà trường.

 II/ Chuẩn bị của GV- HS:

* Giáo viên:

 - Đàn organ.

 - Đàn và hát thuần thục bài hát Mùa thu ngày khai trường.

* Học sinh:

 - Chuẩn bị bài.

 - SGK Âm nhạc 8 và vở ghi.

III/ Tiến trình dạy học:

1/ Kiểm tra sĩ số:

 - Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học.

 2/ Kiểm tra bài cũ:

 - Hát giao tiết (lớp phó văn nghệ bắt giọng một bài tự chọn).

 3/ Bài mới:

Giáo viên Nội dung Học sinh

- Giới thiệu sơ lựơc về Nhạc sĩ Vũ Trọng Tường (Cuộc đời và những đóng góp của ông về âm nhạc )

- Giới thiệu một số bài hát quen thuộc của ông ( ví dụ bài Cây bàng mùa hạ, Chị hằng).

? Em hãy nêu tóm tắt nội dung của bài hát.

- Đàn cho HS nghe giai điệu của bài hát.

- Phân tích sơ lược cấu trúc của bài hát.

- Hướng dẫn HS học hát theo lối móc xích. Mỗi câu đàn 3 lần HS nghe và hát theo, tiến hành tương tự đối với câu 2, hát câu 1, 2 trước khi sang câu 3 Tiếp tục cho đến hết bài.

- Chia nhóm (4 nhóm mỗi nhóm hát một câu nhóm này hát nối tiếp nhóm kia luân phiên cho đến hết bài).

- Hướng dẫn HS vừa hát vừa vỗ tay theo phách, theo nhịp. Nhóm này hát nhóm kia vỗ tay luân phiên.

* Lưu ý: Hướng dẫn HS hát đúng đảo phách, luyến 2, 3 nốt, ngân đủ 3 phách. Học hát bài:

Mùa thu ngày khai trường

1 > Giới thiệu về Tác giả và bài hát:

- Nhạc sĩ Vũ Trọng Tường sinh năm 1946 quê ở Thị xã Hải Dương hiện đang công tác ở Hội nhạc sĩ Việt Nam

- Tác phẩm tiêu biểu : Lời ru của mẹ, Cây bàng mùa hạ, Chị hằng, Mùa thu ngày khai trường

- Bài hát Mùa thu ngày khai trường nói lên tình cảm tâm trạng náo nức, mong gặp Thầy, gặp bạn của lứa tuổi HS. Giai điệu bài hát trong sáng , tiết tấu lôi cuốn, rộn rã, bài hát được viết ở giọng Đô trưởng.

 

doc 83 trang thuongle 3250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ I
Tuần 01: Ngày soạn: 14/08/2019
Bài 1: Tiết 1: Học bài hát: Mùa thu ngày khai trường
Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường
 I/ Mục tiêu:
 - Hát đúng giai điệu, biết thể hiện đảo phách, ngân đủ 3 phách .
 - Thông qua bài hát, giáo dục các em tình cảm gắn bó khắc sâu kỷ niệm đẹp với nhà trường.
 II/ Chuẩn bị của GV- HS:
* Giáo viên:
 - Đàn organ.	
 - Đàn và hát thuần thục bài hát Mùa thu ngày khai trường.
* Học sinh:
 - Chuẩn bị bài.
 - SGK Âm nhạc 8 và vở ghi.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Kiểm tra sĩ số:
 - Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học.
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 - Hát giao tiết (lớp phó văn nghệ bắt giọng một bài tự chọn). 
 3/ Bài mới: 
Giáo viên
Nội dung 
Học sinh
- Giới thiệu sơ lựơc về Nhạc sĩ Vũ Trọng Tường (Cuộc đời và những đóng góp của ông về âm nhạc )
- Giới thiệu một số bài hát quen thuộc của ông ( ví dụ bài Cây bàng mùa hạ, Chị hằng).
? Em hãy nêu tóm tắt nội dung của bài hát.
- Đàn cho HS nghe giai điệu của bài hát. 
- Phân tích sơ lược cấu trúc của bài hát.
- Hướng dẫn HS học hát theo lối móc xích. Mỗi câu đàn 3 lần HS nghe và hát theo, tiến hành tương tự đối với câu 2, hát câu 1, 2 trước khi sang câu 3 Tiếp tục cho đến hết bài.
- Chia nhóm (4 nhóm mỗi nhóm hát một câu nhóm này hát nối tiếp nhóm kia luân phiên cho đến hết bài).
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa vỗ tay theo phách, theo nhịp. Nhóm này hát nhóm kia vỗ tay luân phiên.
* Lưu ý: Hướng dẫn HS hát đúng đảo phách, luyến 2, 3 nốt, ngân đủ 3 phách.
Học hát bài: 
Mùa thu ngày khai trường
1 > Giới thiệu về Tác giả và bài hát:
- Nhạc sĩ Vũ Trọng Tường sinh năm 1946 quê ở Thị xã Hải Dương hiện đang công tác ở Hội nhạc sĩ Việt Nam .
- Tác phẩm tiêu biểu : Lời ru của mẹ, Cây bàng mùa hạ, Chị hằng, Mùa thu ngày khai trường 
- Bài hát Mùa thu ngày khai trường nói lên tình cảm tâm trạng náo nức, mong gặp Thầy, gặp bạn của lứa tuổi HS. Giai điệu bài hát trong sáng , tiết tấu lôi cuốn, rộn rã, bài hát được viết ở giọng Đô trưởng.
2> Học hát:
- Bài hát được chia làm 2 đoạn. Đoạn a từ đầu đến tiếng hát mùa thu, gồm 2 câu mỗi câu 8 nhịp đoạn b phần còn lại gồm 4 câu mỗi câu 8 nhịp.
- Nghe giảng và ghi bài.
- Nêu tóm tắt nội dung của bài hát.
- HS nghe.
- HS trả lời.
- Học hát theo hướng dẫn của GV 
- Chú ý để hát nối đúng yêu cầu của bài hát.
- Hát kết hợp vỗ tay theo phách, theo nhịp.
4 / Củng cố: 
- Gọi nhóm 5 HS lên bảng trình bày bài hát, (HS dưới lớp theo dõi và nêu nhận xét).
- Chữa sai, cho cả lớp hát lại một lần cuối.
5 /Hướng dẫn về nhà:
- Về nhà học thuộc lời, ôn luyện nhiều lần bài hát.
- Làm bài tập trong sgk bài 1 trang 6.
Tuần 02: Ngày soạn: 26/08/2019
 Tiết 2:
Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường
Tập đọc nhạc: TĐN Số 1
I/ Mục tiêu:
- Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Học sinh biết thể hiện sắc thái tình cảm của bài Mùa thu ngày khai trường.
- Qua bài TĐN, học sinh bước đầu làm quen với âm hình tiết tấu gồm móc đơn đứng trước 2 nốt móc kép 
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
* Giáo viên:
- Đàn organ. 
- Luyện hát thể hiện sắc thái bài hát ( Đoạn đầu hát sôi nổi nhiệt tình, đoạn sau thiết tha mênh mang).
- Tập thể hiện một số động tác phụ hoạ cho bài hát.
* Học sinh: 
- SGK Âm nhạc 8 và vở ghi. 	
- Chuẩn bị bài.
III/ Nội dung tiến hành:
 1/ Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, vệ sinh.
- Học sinh nghe và hát bài Mùa thu ngày khai trường một lần.
 2/ Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Em hãy lên bảng trình bày bài hát Mùa thu ngày khai trường
- Học sinh được kiểm tra: Hát cá nhân 2 đến 3 em .
 3/ Bài mới:
Giáo viên
Nội dung
Học sinh
- Khởi động giọng: (từ 1, đến 2 phút) 
- Cho cả lớp hát, vỗ tay theo phách 2 đến 3 lần.
- Hát mẫu 2 lần khác nhau một có thể hiện sắc thái và một hát đều giọng bình thường giúp HS phân biệt và cảm nhận cái hay khi thể hiện đúng sắc thái tình cảm của bài hát.
- Hướng dẫn HS hát đoạn đầu với tình cảm sôi nổi, nhiệt tình. Đoạn sau hát thiết tha lắng đọng hơn, mênh mang hơn.
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa làm một số động tác phụ hoạ.
- Hướng dẫn HS đoạn đầu hát đối đáp, đoạn sau hát hoà giọng (gợi ý HS nghĩ ra một số động tác phụ hoạ và lên bảng trình bày).
? Nêu nhận xét của em về bài TĐN (cao độ, trường độ, nhịp, những kí hiệu thường gặp) 
- Luyện đọc gam đô trưởng Gam rãi, gam trục, 
- Luyện đọc mở rộng thang âm lên Đô – rê – mí 
- Hướng dẫn HS đọc nhạc như những bài TĐN khác. 
- Đọc kết hợp vỗ tay theo phách, ghép lời ca.
- Chia 2 nhóm một đọc nhạc một hát lời đổi bên luân phiên.
Lưu ý: Dịch giọng - 3, Những chỗ có hình nốt đơn chấm kép. 
Nội dung 1 : 
Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường.
Nội dung 2: Tập đọc nhạc:
- Học hát theo hướng dẫn của GV 
- Lên bảng trình bày ý tưởng của mình.
- Trả lời câu hỏi.
- TĐN theo hướng dẫn của GV.
4 /Củng cố: 
- Gọi nhóm 5 HS đọc bài (HS dưới lớp nêu nhận xét).
- Chữa sai, cho cả lớp đọc lại một lần.
5/Hướng dẫn về nhà:
- Chép bài TĐN vào vở.
 - Làm bài tập số 2 trang 8 sgk. 
 Tuần 3: Ngày soạn: 01/ 09/ 2019
Tiết 3: Ôn bài hát: Mùa thu ngày khai trường
 Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1
Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Mùa xuân 
 nho nhỏHHh HH
 I/ Mục tiêu:
- Tập rèn kĩ năng hát theo tay chỉ huy giáo viên, tập hát đuổi, hát bè.
- Luyện âm hình tiết tấu của bài TĐN.
- Cho HS nghe bài hát Một mùa xuân nho nhỏ của Nhạc sĩ Trần Hoàn và được biết những nét chính về cuộc đời hoạt động âm nhạc của tác giả.
 II/ Chuẩn bị của GV và HS:
* Giáo Viên:
- Đàn organ.
- Đàn và hát tốt bài hát và bài TĐN.
- Cho HS nghe một số bài hát nổi tiếng khác của Nhạc sĩ như: Giữa Mạc Tư khoa nghe câu hò ví dặm , Lời người ra đi 
* Học Sinh:
 - Chuẩn bị bài.
 - SGK Âm nhạc 8 và vở ghi.
III/ Nội dung tiến hành:
 1/ Ôn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số – vệ sinh.
- Hát giao tiếp: Lớp tự chọn bài hát. 
 2/ Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: 1/ Hãy kể tên một số bài hát về mùa thu. 
 2/ Đọc nhạc bài TĐN số 1. 
- HS được kiểm tra: Cá nhân 2-.3 HS.
 3/ Bài mới:
Giáo viên
Nội dung
Học sinh
- Luyện thanh.
- Hướng dẫn HS hát đuổi đoạn a (bè đuổi hát sau bè chính 2 phách).
- Hướng dẫn HS hát bè hoà âm ở đoạn b 
(bè quãng 3), chia 2 lớp tập hát bè luân phiên.
- Gọi một HS hát tốt lên hát bè cùng với GV cho cả lớp cùng nghe.
- Hướng dẫn HS ôn tập như những bài hát khác.
- Dùng đàn gõ một tiết tấu bất kỳ trong bài, HS nhận biết. 
- Hướng dẫn HS đọc nhạc như những bài TĐN khác. 
- Cho HS đọc nhạc theo phần đệm của đàn 
- HS vừa đọc nhạc vừa đánh nhịo 2/4.
- Chia 2 lớp một vừa đọc nhạc vừa vỗ tiết tấu, một vừa đọc vừa vỗ tay theo nhịp .
- Cho HS xem ảnh , giới thiệu tóm tắt tiểu sử và những tác phẩm tiêu biểu của Nhạc Sĩ Trần Hoàn (Hát cho HS nghe một vài câu trong các bài: Lời người ra đi, Lời Bác dặn trước lúc đi xa )
- HS thảo luận nhóm.
Nhạc Sĩ Trần Hoàn đã được nhận giải thưởng cao quý nào?
Hãy hát một đoạn trong số những bài hát của Nhạc Sĩ mà em biết.
- Giới thiệu bài hát Một mùa xuân nho nhỏ 
 Bài hát được chia làm 2 đoạn, đoạn 1 từ đầu cho đến hoà ca, Đoạn 2 phần còn lại. Tính chất âm nhạc của 2 đoạn khác nhau (lưu ý HS nghe để phân biệt sự khác nhau đó)
- Cho HS nghe bài hát 2 lần.
? Qua cảm nhận của em hãy nêu tính chất âm nhạc của mỗi đoạn. 
1/ Ôn tập bài hát:
 Mùa thu ngày khai trường.
2/ Ôn tập đọc nhạc:
 TĐN số 1
3/ Âm nhạc thường thức: 
Nhạc sĩ Trần Hoàn Và bài hát
 Một mùa xuân nho nhỏ 
- Ôn tập theo Hướng dẫn của GV.
- HS lên bảng hát bè cùng GV. 
- Nhận biết tiết tấu của bài.
- Ôn TĐN theo Hướng dẫn của GV. 
- HS xem ảnh, nghe giới thiệu.
- Đọc bài trong SGK và thảo luận theo nhóm học tập trong lớp.
- Nghe và nêu cảm nhận của mình về tính chất âm nhạc của 2 đoạn.
 4/ Củng cố:
- Cho cả lớp vừa đọc nhạc vừa hát lời ca bài TĐN một lần.
- Hát bài hát một lần theo chỉ huy của GV.
 5/Hướng dẫn về nhà:
 - Hãy kể tên một số bài hát của Nhạc Sĩ Trần Hoàn.
- Học thuộc lời, hát đúng giai điệu và sắc thái của bài hát ôn tập nhiều lần bài TĐN.
 Tuần 04: Ngày soạn: 08/09/2019
Tiết 4: Bài 2: Học hát bài: Lí dĩa bánh bò
 Dân ca Nam Bộ
I/ Mục tiêu:
- Học sinh biết thêm một bài Dân ca Nam bộ. Hát đúng giai điệu của bài hát.
- Thông qua bài hát HS hiểu biết thêm về Dân ca nam bộ.
- Tập cho HS làm quen với cách thể hiện tính chất vui- dí dỏm của bài hát.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
* Giáo viên:
- Đàn organ.
- Tìm hiểu một số nét đặt trưng của Dân ca Nam Bộ.
- Đàn và hát tốt một số bài Dân ca Nam Bộ như: Lí kéo chài, Lí cây đa.
* Học Sinh:	
- Chuẩn bị bài.
- SGK Âm nhạc 8 và vở ghi.
III/ Nội dung tiến hành :
 1/ Ôn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, vệ sinh.
 2/ Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: 1. Em hãy kể tên một số bài hát của Nhạc Sĩ Trần Hoàn? 
 2. Đọc bài TĐN số 1. 
- HS được kiểm tra: Cá nhân 2 -> 3 em.
 3/ Bài mới:
Giáo viên
Nội dung
Học sinh
? Bài hát Vui bước trên đường xa do ai sáng tác. 
? Em hãy nêu những đặc điểm khác nhau giữa dân ca và ca khúc.
? Em hãy tìm câu thơ lục bát được sử dụng trong bài Lí dĩa bánh bò.
- Hát cho HS nghe một vài câu trong các bài Lí Lí kéo chài, Lí chiều chiều.
- Khởi động giọng: Thang 5 âm
- Gọi hs đọc lời bài hát và nêu nội dung.
Hướng dẫn HS học hát như những bài hát khác. 
- Hướng dẫn HS thể hiện một vài động tác phụ hoạ.
* Lưu ý hướng dẫn HS hát rõ lời đặt biệt là chữ “I” thể hiện sự linh hoạt, hóm hỉnh của bài hát. Lời nhạc ở chỗ có hình nốt Đơn chấm kép. Dịch giọng –5 (sol trưởng).
1/ Tác giả – tác phẩm:
- Nam bộ là vùng đất phì nhiêu thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nơi có rất nhiều làn điệu dân ca nổi tiếng như: Lí kéo chài, Lí đất giồng, Lí chiều chiều, Lí con sáo 
- Lí là những ca khúc ngắn gọn, súc tích, cấu trúc mạch lạc thường được hình thành từ câu thơ lục bát.
- Bài hát có giai điệu vui tươi dí dỏm.
2/ Học hát bài:
Lí dĩa bánh bò:
 Dân ca Nam bộ
- Dân ca Nam bộ dựa trên bài Lí con sáo Gò công.
- Trả lời câu hỏi ( kiến thức cũ )
 - Hai tay bưng dĩa bánh bò, Giấu cha, giấu mẹ cho trò đi thi. 
- Khởi động giọng. 
- Học hát theo hướng dẫn của GV.
- Nghĩ ra một số động tác phụ họa và lên trình bày trước lớp. 
 4/ Củng cố:
- Chia 2 nhóm một nhóm Nam và một nhóm Nữ thi hát hs ở dưới làm ban giám khảo.
- Nhận xét, chữa sai cho cả lớp hát một lần.
 5/ Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lời và hát đúng giai điệu bài hát Lí dĩa bánh bò.
- Thử đặt lời cho bài hát Lí dĩa bánh bò.
 Tuần 5: Ngày soạn: 13/09/2019
 Tiết 5:
 - Ôn tập bài hát: Lí dĩa bánh bò
 - Nhạc lí Gam thứ - Giọng thứ
 - Tập đọc nhạc : TĐN số 2
I / Mục tiêu:
- HS biết thể hiện bài hát Lí dĩa bánh bò với tính chất vui, dí dỏm.
- HS nhận biết được cấu tạo gam thứ, giọng thứ.
- Làm quen với bài TĐN giọng la thứ.
II / Chuẩn bị của GV và HS:
* Giáo viên:
- Đàn organ – bảng phụ.
- Một số bài TĐN giọng La thứ như: Quê hương sgk lớp 7, Đôi bờ 
* Học sinh:
- SGK âm nhạc 8 và vở ghi.
III / Nội dung tiến hành:
 1 / Ôn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, vệ sinh .
 2 / Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Em hãy trình bày bài hát Lí dĩa bánh bò?
- HS được kiểm tra : Kiểm tra cá nhân 2 - 3 HS. 
 3 / Bài mới: 
Giáo viên
Nội dung
Học sinh
- Khởi động giọng. 
- Hướng dẫn HS ôn tập như những bài hát khác. 
- Cho HS hát một lần phát hiện chỗ sai chỉnh sửa, hát thể hiện tính chất vui, dí dỏm của bài, (Câu 1 từ đầu ..đem cho trò câu này thể hiện hành độnh khẽ khàng nên hát nhỏ, câu 2 ii .thi iii trò hát thể hiện sự hăm hở quyết tâm, Câu 3 phần còn lại thể hiện sự vui mừng dí dỏm. Toàn bài hát phải thể hiện được tính vui, dí dỏm).
- Hướng dẫn HS làm một số động tác phụ hoạ.
- Hát vỗ tay theo phách, nhịp 
? Em hãy nêu khái niệm gam trưởng, giọng trưởng (Bổ sung, chữa sai).
- Giải thích Giọng Trưởng và giọng thứ khác nhau ở công thức cấu tạo vì vậy tính chất âm nhạc của chúng cũng khác nhau. Bài hát viết ở giọng trưởng thường mang tính chất sôi nổi tươi sáng, bài viết ở giọng thứ thường diễn tả sự du dương tha thiết. 
- Dùng đàn minh hoạ cho HS tính chất của các bài giọng trưởng như: Chú chim nhỏ dễ thương, Hành khúc tới trường, bài giọng thứ như: Quê hương, Đôi bờ.
- Mỗi thang âm đều có tính chất âm nhạc đặc biệt (có thể dùng thang âm ngủ âm Tây nguyên, Tây Bắc để minh hoạ).
? Nêu nhận xét của em về bài TĐN (cao độ, trường độ, nhịp, những kí hiệu thường gặp). 
-Luyện đọc gam la thứ gam rãi và gam trục
- Hướng dẫn HS TĐN như những bàit khác.
- Cho HS vừa đọc vừa đánh nhip ¾.
- Ghép lời ca. 
* Lưu ý: Đọc đúng nửa cung mi-pha; xi-đô. Ngân đúng 2 phách nghỉ đúng 1 phách.
1/ Ôn tập bài hát :
 Lí dĩa bánh bò
2/ Nhạc lí: Gam thứ, giọng thứ:
-Gam thứ: Gam thứ là hệ thống 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc, hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung sau:
I II III IV V VI VII (I)
- Âm ổn định nhất trong gam gọi là chủ âm. 
(bậc I) Ví dụ trong gam la thứ, âm chủ là âm La.
- Giọng thứ:
Các bậc âm trong gam thứ được sử dung để xây dựng giai điệu một bài hát ( hay một bản nhạc ), Người ta gọi đó là giọng thứ kèm theo tên chủ âm.
Ví dụ bài Quê hương trong sgk lớp 7.
3/Tập đọc nhạc:
- Ôn tập bài hát theo hướng dẫn của GV. 
- Nhắc lại kiến thức cũ.
- Nghe giảng và ghi bài.
- Trả lời câu hỏi.
- TĐN theo hướng dẫn của GV. 
 4/ Củng cố:
- Nêu khái nệm Gam thứ , giọng thứ. ( HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung ).
 - Cả lớp đọc bài TĐN một lần.
 5/ Hướng dẫn về nhà: 
 - Học thuộc khái niệm gam thứ, giọng thứ
- Chép bài TĐN vào vở, ôn luyện nhiều lần.
Tuần 06: Ngày soạn: 19/09/2019 Tiết 6: 
 Ôn tập bài hát: Lí dĩa bánh bò
 Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 2
 Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo
I/ Mục tiêu:
- Ôn TĐN số 2 để HS quen với giọng la thứ.
- Tập thể hiện bài hát lí dĩa bánh bò, từng nhóm trình bày.
- HS biết sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp âm nhạc của Nhạc Sĩ Hoàng Vân và nghe bài hát Hò kéo pháo.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
* Giáo viên:	
- Đàn organ.
- Tập hát một số bài hát thiếu nhi của Nhạc Sĩ Hoàng Vân như Mùa hoa phượng nở, Ca ngợi tổ quốc 
- Cho HS nghe bài hát Hò kéo pháo.
* Học sinh:
- SGK âm nhạc 8 và vở ghi
III/ Nội dung tiến hành :
1/ Ôn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, vệ sinh 
- Hát giao tiết : Bài hát tự chọn .
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi : Em hãy nêu khái niệm Gam thứ, giọng thứ ?
 HS được kiểm tra : kiểm tra cá nhân .
3/ Bài mới:
Giáo viên
Nội dung
Học sinh
- Khởi động giọng.
- Hướng dẫn HS ôn bình thường giống như bài hát khác.
- Thi đua theo nhóm học tập ( 4 nhóm )
- Luyện đọc gam La thứ : Luyện đọc kỹ Các âm Mi-pha; xi-đô.
- Ôn tập như những bài TĐN khác .
( cho HS đọc các nhân nhiều hơn )
- HS đọc bài lấy điểm.
- Gọi HS có giọng đọc tốt đọc bài trong Sgk.
? Em hãy nêu tóm tắt những đóng góp cuả Nhạc Sĩ Hoàng Vân đối với nền âm nhạc Việt Nam.
- Gợi ý để HS nhớ lại bài hát Mùa hoa phượng nở của Nhạc Sĩ Hoàng Vân và một số bài khác.
- Thông qua bài hát cho các em nhớ lại những tấm gương anh hùng liệt sỹ như Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót.. (gợi ý để HS nêu những tấm gương anh hùng liệt sỹ mà em biết ).
- Cho HS nghe bài hát Hò kéo pháo.
- Hãy nêu cảm nhận của em sau khi nghe bài hát.
1/ Ôn bài hát : Lí dĩa bánh bò.
2/ Ôn tập đọc nhạc số 2 :
3/ Âm nhạc thường thức:
Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát 
 Hò kéo pháo
- Nhạc Sĩ Hoàng Vân sinh năm 1930 tại Hà Nội , tác phẩm tiêu biểu Tình ca tây nguyên, Bài ca xây dựng, Hò kéo pháo, 
- Ông đươv nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật .
- Ôn tập theo hướng dẫn của GV
- Tập làm ban giám khảo cho cuộc thi.
- Ôn TĐN theo Hướng dẫn củaGV.
- Đọc bài và trả lời câu hỏi
- Chép bài vào vở . 
- HS lắng nghe.
- HS phát biểu.
4/ Củng cố:
- Cả lớp hát lại bài hát và đọc bài TĐN một lần.
- Nêu tóm tắt những tác phẩm tiêu biểu của Nhạc Sĩ Hoàng Vân.
5/ Hướng dẫn về nhà:
- Ôn luyện kỹ bài hát và bài TĐN.
- Làm bài tập trong sgk trang 18.
Tuần 7:	 Ngày soạn: 27/09 /2019
 Tiết 7: Ôn tập
I/ Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca 2 bài hát Mùa thu ngày khai trường và Lí dĩa bánh bò.
- Hiểu cấu tạo gam thứ và bài nhạc viết theo giọng thứ.
- Đọc đúng giai điệu bài TĐN số 1, số 2.
II/ Chuẩn bị của Giáo viên và HS:
* Giáo viên: - Đàn organ.
- Đàn và hát thuần thục hai bài hát Mùa thu ngày khai trường, Lí dĩa bánh bò và hai bài TĐN số 1, số 2.
* Học Sinh:
- Ôn tập tốt những kiến thức đã học.
- SGK Âm nhạc 8 và vở ghi.
III/ Nội dung tiến hành:
1/ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số. 
2/ Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đan xen trong giờ học.
3/ Bài mới:	
Giáo viên
Nội dung
Học sinh
- Khởi động giọng: 2 phút.
- Ôn hát tập thể lớp, nhóm kết hợp vỗ tay và làm một số động tác phụ hoạ, thể hiện đúng tình cảm của bài hát .
- Chữa sai (yêu cầu HS gấp sách hát thuộc lời).
? Em hãy nêu khái niệm Gam thứ, giọng thứ.
? Gọi 4 HS lên bảng viết công thức cấu tạo gam thứ, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu nhận xét, chữa sai và nhắc lại một lần.
- Luyện đọc gam đô trưởng.
- Luyện đọc gam la thứ.
Ôn tập theo tập thể lớp, nhóm, cá nhân
- Chữa sai và cho cả lớp hát lại một lần.
1/ Ôn tập bài hát:
- Mùa thu ngày khai trường
- Lí dĩa bánh bò
2/ Ôn tập nhạc lí:
- Gam thứ 
 - Giọng thứ
3/ Ôn tập đọc nhạc:
- TĐN số 1
- TĐN số 2
- Ôn hướng dẫn của Giáo viên.
- Thi hát với cách hát biểu diễn .
- Trả lời câu hỏi.
- Làm bài tập. 
- Nêu nhận xét .
- Ôn tập theo hướng dẫn của GV
4/ Củng cố:
Giải đáp những thắc mắc của HS nếu có.
5/ Hướng dẫn về nhà: 
Về nhà các em ôn kĩ bài để giờ sau kiểm tra 1 tiết.
Tuần 8: Ngày soạn: 03/10/2019
 Tiết 8: KIỂM TRA 1 TIẾT
I/ Mục tiêu:
- Ôn tập tất cả những kiến thức đã học như các bài hát, các bài TĐN, nhạc lí và âm nhạc thường thức để kiểm tra.
- Hướng dẫn HS cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
* Giáo viên:
- Đàn organ .
- Phiếu bài kiểm tra.
- Đàn tốt các bài hát và các bài TĐN.
* Học sinh:
- SGK âm nhạc 8.
- Chuẩn bị bài tốt.
III/ Nội dung tiến hành:
 1/ Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số – vệ sinh.
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3/ Bài mới:
Giáo viên
Nội dung
Học sinh
- Khởi động giọng.
- Kiểm tra thực hành vấn đáp.
- Nêu những yêu cầu chung.
 + Hình thức kiểm tra: Thực hành vấn đáp.
( Mỗi HS lên bảng chọn bài hát và thi trước lớp )
 + Những yêu cầu chung:
Hát thuộc lời, rõ lời, Đúng giai điệu, diễn cảm , thể hiện một số động tác phụ hoạ và phải biết tên tác giả bài hát 
- Nhận xét cho điểm công khai.
- HS hát không tốt yêu cầu trả lời một câu hỏi phụ.
- Luyện đọc thang âm của từng bài trước khi kiểm tra. 
- Nêu những yêu cầu khi kiểm tra:
 + Hình thức kiểm tra: Thực hành vấn đáp. 
( HS lên bảng chọn bài TĐN – Thời gian chuẩn bị bài là 3’ )
 + Yêu cầu: Đọc đúng cao độ, trường độ, rõ lời, có nhấn phách.
- HS đọc không tốt phải trả lời một câu hỏi phụ.
- Nhận xét và cho điểm công khai.
* KIểm tra theo nhóm, lên bảng bốc thăm đề thi của mình.
Đề 1: Trình bày bài hát Mùa thu ngày khai trường + bài TĐN số 1.
Đề 2: Trình bày bài hát Lí dĩa bánh bò + bài TĐN số 2.	
I Kiểm tra học hát : 
 - Mùa thu ngày khai trường
- Lí dĩa bánh bò
II/ Kiểm tra Tập đọc nhạc:
- Theo hướng dẫn của giáo viên
- Kiểm tra 
(trung thực nghiêm túc).
- Kiểm tra thực hành vấn đáp
(Nghiêm túc trung thực).
- HS lên bảng bốc thăm bài thi của mình.
 4/ Củng cố:
 - Nhận xét trong quá trình kiểm tra. 
 5/Hướng dẫn về nhà:
 - Về nhà các em tiếp tục ôn lại toàn bộ kiến thức đã học.
 - Lớp về nhà tìm hiều và nghiên cứu bài hát Tuổi hồng.
Tuần 9: Ngày soạn: 08/10/2019
 Tiết 9: Học hát bài: Tuổi hồng
 Nhạc và lời: Trương Quang Lục
I/ Mục tiêu:
- Các em biết thêm một bài hát hay viết về tuổi học trò - tuổi của các em.
- Bước đầu dạy cho các em cách hát liền tiếng và nẩy giọng.
- Giáo dục cho các em biết giữ gìn sự trong sáng của tuổi hồng ; cố gắng học giỏi, làm việc tốt. 
- Ước mơ vươn tới tương lai tươi đẹp.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
*Giáo viên:
- Đàn organ – Tranh bài hát.
- Tìm hiểu đôi nét về Nhạc sĩ Trương Quang Lục. Đàn và hát tốt bài Tuổi hồng. 
* Học sinh:
- SGK âm nhạc 8 và vở ghi.
- Chuẩn bị bài tốt.
III/ Nội dung tiến hành:
 1/ Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số - vệ sinh.
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 - Câu hỏi: Em hãy đọc bài TĐN số 2.
- GV nhận xét và cho điểm.
 3/ Bài mới:
Giáo viên
Nội dung
Học sinh
- Giới thiệu khái quát về thân thế sự nghiệp và những đóng góp của Nhạc sĩ đối với nền Âm nhạc Việt Nam.
- Đàn, hát một vài câu trong các bài: Trái đất này là của chúng em, Màu mực tím 
- Thời cắp sách đến trường của các em là khoảng thời gian đẹp nhất và được dùng những từ thật đáng yêu như: Thời mực tím, Thời áo trắng, Tuổi thần tiên, Tuổi xanh. Nhạc sĩ Trương Quang lục cũng viết về đề tài này với tên gọi Tuổi hồng.
- Gọi HS nêu tóm tắt nội dung của bài hát.
- Khởi động giọng:
? Em hãy trình bày tiến trình của bài hát dựa theo các kí hiệu trong bài nhạc.
 - Hát mẫu 1-2 lần sau đó dùng đàn cho HS nghe giai điệu.
- Hướng dẫn HS học hát theo cách học thông thường .
- Hướng dẫn HS hát theo dãy, tổ, nhóm, cá nhân.
*Lưu ý :
- Ngân đủ 2 phách rưỡi, Những chỗ đảo phách. 
- Hướng dẫn HS hát liền giọng ở đoạn ( a ) và hát nẩy giọng ở đoạn b.
.
- Cho HS hát theo phần đệm của đàn sau khi đã hát đúng giai điệu của bài ( GV chỉ huy ).
1. Giới thiệu về Tác giả và bài hát:
- Nhạc sĩ Trương Quang Lục sinh ngày 25/2/1933 Tịnh Khê-Sơn Tịnh- Quảng Ngãi, là hội viên hội Nhạc sĩ việt Nam đồng thời là hội viên hội nhà báo VN. Ông hiện cư trú tại thành phố Hồ Chi Minh. Tác phẩm tiêu biểu: Vàm cỏ đông, trái đất này là của chúng em, Mà mực tím 
- Bài hát miêu tả Bước chân và niềm vui của các em trên đường đến trường. Nét nhạc vui tươi, hồn nhiên trong sáng, giai điệu mềm mại, nhẹ nhàng. 
2/ Học hát:
- Nghe giảng, chép bài.
- Nêu tóm tắt nội dung bài hát.
- Trả lời câu hỏi.
- Học hát theo hướng dẫn cùa GV.
4/ Củng cố:
- Gọi nhóm 5 HS lên bảng trình bày bài hát ( HS dưới lớp nêu nhận xét ).
- Nhận xét bổ sung, chữa sai và cho cả lớp hát lại một lần.
5/ Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng bài hát Tuổi hồng.
- Kể tên một số bài hát của Nhạc sĩ Trương Quang Lục
Tuần 10: Ngày soạn: 14/10/2019
 Tiết 10
 Ôn tập bài hát: Tuổi hồng
 Nhạc lí: Giọng song song, giọng La thứ hòa thanh 
 Tập đọc nhạc: TĐN số 3
I/ Mục tiêu:
- Học thuộc bài hát Tuổi hồng.
- Tập thể hiện nội dung âm nhạc khác nhau của từng đoạn nhạc trong bài, biết hát liền tiếng và hát nẩy. Hát kết hợp với vận động theo giai điệu của đàn.
- Biết thế nào là hai giọng song song và giọng La thứ hoà thanh.
- Tập đọc nhạc: Áp dụng đọc các dạng đảo phách và bài TĐN viết ở giọng La thứ hoà thanh.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
* Giáo viên:
 - Đàn organ.
 - Nắm vững kiến thức về giọng song song và giọng La thứ hòa thanh.
 - Đàn và đọc thành thạo bài TĐN số 3.
* Học sinh:
 - Chuẩn bị bài.
 - SGK âm nhạc 8 và vở ghi.
III/ Nội dung tiến hành:
 1/ æn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số – vệ sinh.
 2/ Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Em hãy trình bày bài hát Tuổi hồng.
- Học sinh được kiểm tra: Gọi 1-3 HS.
 3/ Bài mới:
Giáo viên
Nội dung
Học sinh
- Luyện tập mẫu âm với bài tập âm nẩy và liền giọng.
- Cho HS nghe lại giai điệu của bài qua phần đệm của đàn.
- Cả lớp cùng hát, chia lớp làm 2 nhóm Nhóm này hát nhóm kia nhận xét luân phiên .
- Chữa sai và tiến hành tập hát thể hện nội dung âm nhạc của 2 đoạn ( Đoạn a hát liền giọng, mềm mại, hát âm nẩy ở những từ: Rực sáng, mộng ước, Đoạn b hát vui hơn, Hát âm nẩy cuối mỗi tiếp nhạc ).
? Em hãy nêu khái niệm dấu hoá. 
- Hoá biểu chính là dấu hoá suốt đặt đầu khuông nhạc sau khoá nhạc.
Nêu khái niệm và minh hoạ trên ví dụ
? Em hãy viết công thức của giọng la thứ tự nhiên.
- Nêu khái niệm, giúp HS xác định bậc VII trên thang âm.
- Dùng ví dụ minh hoạ cho HS.
? Bài TĐN số 3 được viết ở giọng la thứ hoà thanh đúng hay sai, tại sao.
? Nêu nhận xét của em về bài TĐN ( cao độ, trường độ, nhịp, những kí hiệu thường gặp ). 
- Luyện đọc gam la thứ hoà thanh nhiều lần. 
- Dịch ton xuống –3.
- HS nghe giai diệu qua đàn 2-3 lần.
- Đàn câu 1 hai lần sau đó GV bắt nhịp đọc hòa cùng tiếng đàn.
- Câu 2 dạy tương tự như câu 1.
- Luyện đọc theo tổ nhóm. Kết hợp vừa đọc nhạc vừa vỗ tay, ghép lời ca với đọc nhạc.
1/Ôn tập bài hát: Tuổi hồng
2. Nhạc lí: Giọng song song
a. Giọng song song:
Giọng song song là giọng trưởng và một giọng thứ có chung hoá biểu . 
b. Giọng la thứ hoà thanh:
Giọng la thứ hoà thanh là giọng thứ có bậc VII tăng lên nửa cung so với giọng la thứ tự nhiên .
Ví dụ: GV ghi lên bảng.
3. Tập đọc nhạc:
- Chép bài và học hát theo hướng dẫn cua GV.
- Trả lời câu hỏi.
- Nghe giảng và chép bài.
- Trả lời câu hỏi. 
- Trả lời câu hỏi.
- TĐN theo hướng dẫn của GV. 
4/ Củng cố:
- Nêu khái niệm giọng song song?
- Phân biệt sự khác nhau giữa giọng thứ tự nhiên và thứ hoà thanh?
- Hệ thống kiến thức, nhấn mạnh trọng tâm của bài học.
5/ Hướng dẫn về nhà:
- Chép ví dụ trong Sgk trang 23, bài TĐN vào vở.
- Học thuộc phần Nhạc lí và tiếp tục ôn lại bài hát Tuổi hồng và bài TĐN số 3.
Tuần 11: Ngày soạn: 21/10/2019
 Tiết 11:
 Ôn bài hát: Tuổi hồng
 Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 3
 Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu 
 Và bài hát Bóng cây kơ – nia
I/ Mục tiêu:
- HS thuộc bài hát, tập hát có sắc thái biểu hiện những tình cảm khác nhau trong một bài có nhiều phần. Kết hợp vỗ tay theo phách.
- Ôn tập đọc nhạc số 3, kết hợp ôn lại giọng song song và giọng la thứ hoà thanh. Phân biệt khi nghe quãng 2 trưởng và quãng 2 thứ. Ghép lời bài TĐN số 3.
- Giới thiệu với HS Nhạc sĩ nổi tiếng Phan Huỳnh Điểu Và một tác phẩm của Ông bài Bóng cây kơ- nia.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
* Giáo viên:
- Đàn organ.
- Đàn và hát thuần thục bài hát và TĐN.
- Băng bài hát Bóng cây kơ- nia.
* Học sinh:
- SGK Âm nhạc 8 và vở ghi.
III/ Nội dung tiến hành:
 1/ æn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số – vệ sinh.
 2/ Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Nêu khái niệm giọng song song, giọng la thứ hoà thanh.
- Học sinh được kiểm tra: Gọi 2-3 HS. 
 3/ Bài mới:
Giáo viên
Nội dung
Học sinh
- Luyện đọc mẫu âm 2 phút .
- Hướng dẫn HS hát thể hiện tình cảm theo chỉ huy Hát âm nẩy, liền tiếng và sắc thái từng đoạn.
 - Ôn luyện chủ yếu cá nhân.
- Luyện đọc thang âm la thứ hoà thanh nhiều lần trước khi vào ôn tập. 
 - Gọi một HS đọc bài, cả lớp chú ý phát hiện chỗ sai, kết hợp chữa sai và tiến hành cho ôn tập theo hình thức tổ, nhóm.
- Tiết học này ôn luyện chủ yếu cho cá nhân HS.
- Cho HS xem ảnh nhạc sĩ, kết hợp giới thiệu tóm tắt nội dung trong sgk, Giới thiệu và hát một vài đoạn trong các bài Cuộc đời vẫn đẹp sao , Trường sơn đông trường sơn tây , 
- Giới thiệu bài hát Bóng cây kơ-nia ( phân tích sơ lược về tính chất âm nhạc của bài kết hợp cho HS nghe băng.
? Em hãy nêu tóm tắt nội dung về cuộc đời, sự nghiệp và những tác phẩm tiêu biểu của Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
1/ Ôn tập bài hát: 
 Tuổi hồng
2/Ôn tập đọc nhạc: 
 TĐN số 3
3/Âm nhạc thường thức:
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát Bóng cây kơ-nia.
- Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sinh năm 1924 ở Đà nẵng, Ông là người có thời gian sáng tác âm nhạc rất dài, từ trước 1945 đến nay.
- Tác phẩm tiêu biểu: Đoàn vệ Quốc Quân, Những ánh sao đêm. Anh ở đầu sông em cuối sông, âm nhạc của ông mang đậm bản sắc dân tộc.
- Ôn tập theo hướng dẫn của GV. 
- Đọc bài và nêu ý kiến nhận xét.
- Nghe giảng 
- Tóm tắt nội dung và ghi bài vào vở.
 4/ Củng cố:
- Cả lớp hát, đọc bài TĐN một lần.
- Nêu những tác phẩm tiêu biểu của NS mà em biết.
 5/ Hướng dẫn về nhà
- Hệ thống kíên thức, nhấn mạnh trọng tâm của bài học.
- Hướng dẫn HS làm bài tập trong sgk.
Tuần 12: Ngày soạn: 29/10/2019
 Tiết 12:
 Học hát bài: Hò ba lí	
 Dân ca: Nam Bộ	
I/ Mục tiêu:
- HS biết và thuộc một điệu hò quen thuộc của Quảng Nam.
- HS hiểu “Hò“ là một loại dân ca độc đáo của dân tộc ta, biết đặc điểm của Hò biết hát và cách thể hiện.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
* Giáo viên:
- Đàn organ – bảng phụ.
- Đàn và hát tốt bài hát Hò ba lí.
* Học sinh:
- SGK Âm nhạc 8 và vở ghi.
III/ Nội dung tiến hành:
 1/ Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số – vệ sinh.
 2/ Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi: Hãy trình bày bài hát Tuổi hồng.
- Học sinh được kiểm tra: 2-3 HS( nhận xét cho điểm ).
 3/ Bài mới:
Giáo viên
Nội dung
Học sinh
? Em hãy nêu những nét đặc trưng của dân ca. 
- Tổng hợp ý kiến của HS và nêu tóm tắt những nét đặc trưng của dân ca. ( Là những bài hát do nhân dân sáng tạo không có Tác giả, lời ca ngắn gọn mộc mạc, tính chất âm nhạc mang âm hưởng riêng của từng vùng miền ).
? Em hãy tìm 2 câu thơ lục bát được sử dụng trong bài Hò ba lí.
- Giải thích một số từ địa phương “ rẫy, sịa”
- Khởi động giọng.
- Chia bài thành 3 câu: Câu 1 có 8 ô nhịp, câu 2 có 11 ô nhịp câu 3 có 8 ô nhịp.
- Em hãy cho biết những kí hiệu nhạc lí có trong bài hát.
- Nhịp của bài?
- GV đàn và hát mẫu.
- GV đàn câu 1 hai lần sau đó bắt nhịp cho cả lớp hát.
- Câu 2, câu 3 dạy tương tự như câu 1.
- Sau khi dạy xong từng câu cho lớp hát ghép cả bài.
- Cho HS hát thi đua theo tổ nhóm sau khi HS đã hát tốt.
* Lưu ý:
 - Dịch giọng xuống –3, những chỗ có luyến 3 nốt, những chỗ ngân 2,5 phách, 3 phách.
- Có thể hướng dẫn HS hát đối đáp theo chỉ huy.
- Hướng dẫn HS hát phần “xướng” và “xô” như trong SGK.
1/ Vài nét về dân ca Hò:
- Hò là những bài dân ca được xây dựng từ những câu thơ lục bát, thường hát trong khi lao động Hò của vùng miền nào thì mang tên vùng miền đó: Hò Đồng Tháp, Hò Quảng Bình.
2/ Học hát: Hò ba lí 
Dân ca Quảng Nam
- Nhắc lại kiến thức cũ.
- Chép bài
- “ Trèo lên trên rẫy khoai lang, chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai.
 - Dấu luyến, dấu nối, dấu lặng.
- Nhịp 2/4.
- Lắng nghe.
- Lớp hát to, rõ lời ca, đúng giai điệu.
- Thi đua theo tổ nhóm .
- Thực hiện 
4/ Củng cố:
- Gọi cá nhân HS trình bày bài hát (Nhận xét, cho điểm).
- Cả lớp hát lại một lần.
5/ Hướng dân về nhà:
 Lớp về nhà học thuộc lời ca và trình bày thuần thục bài hát Hò Ba Lí. 
Tuần 13: Ngày soạn: 04/ 11/2019
 Tiết 13: 
 Ôn tập bài hát: Hò ba lí
 Nhạc lí: Thứ tự các dấu thăng, giáng ở hóa biểu, Giọng cùng tên 
 Tập đọc nhạc: TĐN số 4
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS thể hiện bài hát một cách thuần thục hơn.
- HS nắm được những kiến thức về hoá biểu, giọng cùng tên.
- HS biết đọc nhạc và hát lời bài Chim hót đầu xuân. Rèn luyện kỹ năng đọc nốt móc kép.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
* Giáo viên:
- Đàn organ.
- Đàn và 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2019_2020.doc