Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Bài 5: Bản vẽ nhà - Năm học 2019-2020

Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Bài 5: Bản vẽ nhà - Năm học 2019-2020

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (43’)

Mục tiêu :HS biết được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà. Bản vẽ nhà là một loại bản vẽ xây dựng thường dùng. Bản vẽ nhà thường dùng những kí hiệu qui ước để vẽ một số bộ phận của ngôi nhà.

GV yêu cầu HS quan sát H15.2 SGK, sau đó treo tranh vẽ H15.1 SGK cho HS quan sát.

-> HS quan sát, tìm hiểu.

- H: Mặt đứng có hướng chiếu từ phía nào của ngôi nhà? Diễn tả mặt nào của ngôi nhà?

-> TL: Mặt đứng có hướng chiếu từ phía trước của ngôi nhà. Diễn tả mặt chính của ngôi nhà.

* H: Mặt bằng có mặt phẳng cắt đi ngang qua các bộ phận nào của ngôi nhà? Diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà?

-> TL: Mặt bằng có mặt phẳng cắt đi ngang qua các cửa sổ và song song với nền nhà. Diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ và các bộ phận của ngôi nhà.

- H: Mặt cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu nào?

-> TL: Mặt cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu cạnh hoặc chiếu đứng.

- H: Mặt cắt diễn tả mặt nào của ngôi nhà?

-> TL: Diễn tả vì, kèo, kết cấu tường, vách, móng nhà, kích thước các phòng, mái. theo chiều cao.

- H: Các kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì?

-> TL: Cho ta biết kích thước các bộ phận và cả ngôi nhà.

- H: Kích thước của từng phòng, từng bộ phận ngôi nhà như thế nào?

-> HS trả lời cá nhân.

* H: Trong các nội dung của bản vẽ nhà thì nội dung nào là quan trọng nhất? Vì sao?

-> TL: Mặt bằng là quan trọng nhất vì nó diễn tả nhiều thông tin của ngôi nhà.

- H: Vậy em hãy nêu những nội dung của bản vẽ nhà?

-> HS trả lời cá nhân.

- H: Bản vẽ nhà có công dụng như thế nào?

-> HS trả lời cá nhân.

- GV kết luận.

- HS lắng nghe, ghi bài.

 

doc 5 trang thuongle 6450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Bài 5: Bản vẽ nhà - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ: 8
Tiết PPCT:14
BÀI 15: BẢN VẼ NHÀ
I. MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
	 a. Kiến thức :1. Kiến thức:
	- Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà.
	- Biết được một số kí hiệu bằng hình vẽ dùng trên bản vẽ nhà.
	- Biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản.
	b. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc bản vẽ nhà.
	c. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về cách đọc bản vẽ nhà.
 2. Năng lực hình thành và phát triển cho hs:
 - Năng lực tự học.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 -Năng lực hợp tác
 II. CHUẨN BỊ 
	1. Giáo viên :+ Tranh vẽ hình 15.1.
	2. Học sinh: + SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
	 + Ôn tập bài cũ và đọc trước bài mới. 
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 1.Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động) .( 2’ )
Mục tiêu : Dẫn dắt, tạo tâm thế học tập, ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới 
 Bản vẽ nhà là bản vẽ thường dùng trong xây dựng. Bản vẽ gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà. Bản vẽ nhà thường được dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà. Để hiểu rõ nội dung của bản vẽ nhà và cách đọc bản vẽ nhà đơn giản chúng ta cùng nghiên cứu bài “Bản vẽ nhà”.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (43’)
Mục tiêu :HS biết được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà. Bản vẽ nhà là một loại bản vẽ xây dựng thường dùng. Bản vẽ nhà thường dùng những kí hiệu qui ước để vẽ một số bộ phận của ngôi nhà.
GV yêu cầu HS quan sát H15.2 SGK, sau đó treo tranh vẽ H15.1 SGK cho HS quan sát.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Mặt đứng có hướng chiếu từ phía nào của ngôi nhà? Diễn tả mặt nào của ngôi nhà?
-> TL: Mặt đứng có hướng chiếu từ phía trước của ngôi nhà. Diễn tả mặt chính của ngôi nhà.
* H: Mặt bằng có mặt phẳng cắt đi ngang qua các bộ phận nào của ngôi nhà? Diễn tả các bộ phận nào của ngôi nhà?
-> TL: Mặt bằng có mặt phẳng cắt đi ngang qua các cửa sổ và song song với nền nhà. Diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ và các bộ phận của ngôi nhà.
- H: Mặt cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu nào?
-> TL: Mặt cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu cạnh hoặc chiếu đứng.
- H: Mặt cắt diễn tả mặt nào của ngôi nhà?
-> TL: Diễn tả vì, kèo, kết cấu tường, vách, móng nhà, kích thước các phòng, mái... theo chiều cao.
- H: Các kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì?
-> TL: Cho ta biết kích thước các bộ phận và cả ngôi nhà.
- H: Kích thước của từng phòng, từng bộ phận ngôi nhà như thế nào?
-> HS trả lời cá nhân.
* H: Trong các nội dung của bản vẽ nhà thì nội dung nào là quan trọng nhất? Vì sao?
-> TL: Mặt bằng là quan trọng nhất vì nó diễn tả nhiều thông tin của ngôi nhà.
- H: Vậy em hãy nêu những nội dung của bản vẽ nhà?
-> HS trả lời cá nhân.
- H: Bản vẽ nhà có công dụng như thế nào?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV kết luận.
- HS lắng nghe, ghi bài.
- GV cho HS quan sát bảng phụ – bảng 15.1 SGK và ghi nhớ một số kí hiệu.
-> HS quan sát bảng và ghi nhớ.
- GV gọi một số HS lên bảng vẽ kí hiệu một số bộ phận của ngôi nhà và giải thích nó nằm trên hình biểu diễn nào?
-> HS lên bảng vẽ và giải thích các kí hiệu quy ước.
*Kết luận (chốt kiến thức):Nội dung bản vẽ nhà bao gồm mặt bằng , mặt đứng , mặt cắt .Mỗi bộ phận ngôi nhà có kí hiệu vẽ riêng
I- Nội dung bản vẽ nhà:
Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn ( mặt bằng, mặt đứng , mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà
- Dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà.
+ Nội dung của bản vẽ nhà: 
a) Mặt bằng:
- Mặt phẳng cắt đi ngang qua các cửa sổ và song song với nền nhà.
- Diễn tả vị trí, các tường vách, Cửa đi, cửa sổ, kích thước chiều dài, chiều rộng của ngôi nhà, của các phòng
b) Mặt đứng: 
- Mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt phẳng chiếu cạnh.
- Diễn tả mặt chính, lan can của ngôi nhà
c) Mặt cắt:
- Có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt phẳng chiếu cạnh
- Biểu diễn các bộ phận như vì kèo, kết cấu tường vách, móng nhà và các kích thước mái nhà, các phòng, móng nhà theo chiều cao.
- Công dụng: bản vẽ nhà dùng trong thiết kế, thi công xây dựng ngôi nhà.
II- Kí hiệu quy ước 1 số bộ phận của ngôi nhà: 
Bảng 15.1 SGK/47
3. Hoạt động luyện tập ( củng cố kiến thức ).()
Mục tiêu : .
*Kết luận (chốt kiến thức):
4. Hoạt động vận dụng.( )
Mục tiêu :
*Kết luận (chốt kiến thức):
5.Hoạt động tìm tòi , mở rộng 
Mục tiêu :
*Kết luận (chốt kiến thức):
 IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần thứ:8 
Tiết PPCT: *
BÀI 15: BẢN VẼ NHÀ (tt)
I. MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
	 a. Kiến thức :
	- Biết được nội dung và công dụng của bản vẽ nhà.
	- Biết được một số kí hiệu bằng hình vẽ dùng trên bản vẽ nhà.
	- Biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản.
	b. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc bản vẽ nhà.
	c. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về cách đọc bản vẽ nhà.
 2. Năng lực hình thành và phát triển cho hs:
 - Năng lực tự học.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 -Năng lực hợp tác.
 II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:SGK, SGV, tranh H15.1.
	2. Học sinh:SGK, ®äc vµ chuÈn bÞ bµi
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 A.Hoạt động khởi động.( phút)
Mục tiêu : 
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới (45’)
* Mục tiêu :T×m hiÓu Tr×nh tù ®äc b¶n vÏ nhµ bảng 15.1 (10) ,HS biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản.
- GV cho HS quan sát tranh vẽ H15.1 SGK và cùng HS lần lượt đọc bản vẽ nhà để thực hiện các bước đọc bản vẽ nhà.
-> HS quan sát và cùng GV đọc bản vẽ nhà.
- H: Nêu tên gọi và tỉ lệ bản vẽ ngôi nhà?
-> TL: Nhà 1 tầng, tỉ lệ 1:100
- H: Nêu tên gọi hình chiếu và tên gọi mặt cắt?
-> TL: Mặt đứng, mặt cắt, mặt bằng. 
- H: Hãy nêu các kích thước của bản vẽ nhà một tầng?
-> HS nêu kích thước các bộ phận của ngôi nhà.
* H: Hãy phân tích các bộ phận của bản vẽ nhà một tầng?
-> TL: Có 3 phòng, 1 cửa đi hai cánh, 6 cửa sổ, 1 hiên có lan can.
- GV kết luận.
-> HS lắng nghe, ghi chép.
- GV treo bảng phụ – bảng 15.2 SGK yêu cầu một học sinh lên bảng điền các thông tin vào bản vẽ nhà một tầng.
-> Một HS lên bảng đọc bản vẽ nhà một tầng, dưới lớp nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, kết luận.
- H: Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào? Chúng thường được đặt ở những vị trí nào trên bản vẽ? Các hình biểu diễn thể hiện các bộ phận nào của ngôi nhà?
	- H: Để đọc bản vẽ nhà ta thực hiện theo trình tự nào?
- GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK -> GV chốt lại kiến thức 
*Kết luận (chốt kiến thức):
Cần luyện tập đọc nhiều để nâng cao kĩ năng đọc bản vẽ nhà.
III- Đọc bản vẽ nhà:
 1. Khung tên. 
 2. Hình biểu diễn.
 3. Kích thước.
4. Các bộ phận của ngôi nhà.
C. Hoạt động luyện tập,vận dụng..( 5 phút)
Mục tiêu : 
*Kết luận (chốt kiến thức):
4. Hoạt động vận dụng.( )
Mục tiêu :
5.Hoạt động tìm tòi , mở rộng 
Mục tiêu :
*Kết luận (chốt kiến thức):
 IV. RÚT KINH NGHIỆM
 Thới Bình, ngày tháng năm 2019
 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
 (Ký tên và ghi rõ họ tên)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_bai_5_ban_ve_nha_nam_hoc_2019_2020.doc