Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Chủ đề 11: Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song - Năm học 2020-2021

Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Chủ đề 11: Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức, kĩ năng và thái độ:

a. Kiến thức:

- Nêu được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp,song song.

- Nêu được mối quan hệ giữa các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp, song song.

b. Kỹ năng

- Mắc được mạch điện gồm hai bóng đèn nối tiếp,song song và vẽ được sơ đồ tương ứng.

- Nêu và xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp, đoạn mạch song song.

c. Thái độ.

Tạo hứng thú học tập bộ môn

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

Năng lực chuyên biệt môn vật lý :

 - Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm.

 - Năng lực trao đổi thông tin.

 - Năng lực cá nhân của HS.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1.Giáo viên: chuẩn bị cho mỗi nhóm

 + 1 nguồn điện: 2 pin (1,5 V).

 + 2 bóng đèn pin cùng loại như nhau.

 + 1 vôn kế, 1 ampe kế có GHĐ phù hợp.

 + 1 công tắc, 9 đoạn dây dẫn có vỏ bọc cách điện.

2. Học sinh:

 Mẫu báo cáo đã cho ở cuối bài.

 

doc 4 trang thucuc 5240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Chủ đề 11: Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/4/2021
CHỦ ĐỀ 11: THỰC HÀNH: ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ
ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP, ĐOẠN MẠCH SONG SONG
Giới thiệu chủ đề tìm hiểu về mối quan hệ giữa cường độ dòng điện, hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp và song song.
Thời lượng dạy: 2 tiết(Tiết 31,32)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức, kĩ năng và thái độ:
a. Kiến thức:
- Nêu được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp,song song.
- Nêu được mối quan hệ giữa các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp, song song.
b. Kỹ năng
- Mắc được mạch điện gồm hai bóng đèn nối tiếp,song song và vẽ được sơ đồ tương ứng.
- Nêu và xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp, đoạn mạch song song.
c. Thái độ.
Tạo hứng thú học tập bộ môn 
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
Năng lực chuyên biệt môn vật lý : 
 - Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm. 
 - Năng lực trao đổi thông tin. 
 - Năng lực cá nhân của HS. 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1.Giáo viên: chuẩn bị cho mỗi nhóm
	+ 1 nguồn điện: 2 pin (1,5 V).
	+ 2 bóng đèn pin cùng loại như nhau.
	 + 1 vôn kế, 1 ampe kế có GHĐ phù hợp.
	 + 1 công tắc, 9 đoạn dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
2. Học sinh:
 Mẫu báo cáo đã cho ở cuối bài.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát / khởi động (5’)
Mục tiêu hoạt động: tạo hứng thú học tập
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh.
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động.
GV mắc một mạch điện như hình 27.1 a và giới thiệu với HS đó là mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp. 
Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp có đặc điểm gì ?
Học sinh quan sát các thao tác của giáo viên.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
1/Nội dung 1: Đoạn mạch nối tiếp. (35’)
Mục tiêu hoạt động:
+ Nêu được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp.
+ Nêu được mối quan hệ giữa các hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp.
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh.
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động.
Gv:Yêu cầu HS quan sát hình 27.1a, b để nhận biết 2 bóng đèn mắc nối tiếpTừ đó cho biết trong mạch điện này, ampe kế và công tắc được mắc thế nào với các bộ phận khác?
- HS quan sát hình 27.1a, b và trả lời câu hỏi
-GV yêu cầu các nhóm mắc mạch điện theo hình 27.1 a, kiểm tra các nhóm, hỗ trợ nhóm yếu.
-GV gọi đại diện 1, 2 nhóm lên vẽ sơ đồ mạch điện hình 27.1a, yêu cầu HS vẽ vào mẫu báo cáo thực hành.
-GV yêu cầu HS mắc ampe kế ở vị trí 1, đóng công tắc 3 lần, ghi lại số chỉ của ampe kế và tính giá trị trung bình, ghi kết quả I1 vào báo cáo thực hành.
HS: thực hành theo nhóm.
-Tương tự như vậy mắc ampe kế ở vị trí 2, 3 đo cường độ dòng điện.
-GV theo dõi hoạt động của các nhóm để nhắc nhở và sửa sai cho học sinh.
Hs: -Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
-Hướng dẫn HS thảo luận chung để có nhận xét đúng, yêu cầu HS chữa vào vở nếu sai. -GV yêu cầu HS quan sát hình 27.2, số chỉ của vôn kế cho biết hiệu điện thế giữa hai đầu đèn nào?
-HS quan sát hình 27.2 để thấy được vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai điểm 1 và 2, đó là hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1.
-Gv:Hãy vẽ sơ đồ mạch điện tương tự như hình 27.2, trong đó vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 vào báo cáo thực hành, lưu ý chỉ rõ chốt nối vôn kế.
-Vẽ sơ đồ mạch điện vào mẫu báo cáo thực hành. HS lên bảng vẽ sơ đồ, HS khác nêu nhận xét và sửa chữa nếu vẽ sai.
 -Gv: Kiểm tra một số HS về cách mắc vôn kế.
-Hướng dẫn thảo luận → nhận xét đúng.
HS thực hành theo nhóm, thảo luận nhóm hoàn thành nhận xét mục 3 báo cáo thực hành.
I. Mắc nối tiếp hai bóng đèn
C1: Ampe kế và công tắc được mắc nối tiếp trong mạch với các bộ phận khác.
C2: HS mắc mạch điện theo nhóm, vẽ sơ đồ mạch điện vào mẫu báo cáo.
II. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp
* Nhận xét: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch: I1 = I2 = I3
III. Đo HĐT đối với đoạn mạch nối tiếp
* Nhận xét: Đối với đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi bóng đèn: 
U13 = U12 + U23
2/Nội dung 2. Đoạn mạch song song (35’)
Mục tiêu hoạt động:
 + Nêu được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện trong đoạn mạch song song.
+ Nêu được mối quan hệ giữa các hiệu điện thế trong đoạn mạch song song.
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh.
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động.
-GV cho HS quan sát mạch điện hình 28.1a trong SGK và mạch điện mẫu của GV: Hai điểm nào là hai điểm nối chung của các bóng đèn?
-HS:...
-GV thông báo đoạn mạch nối mỗi đèn với hai điểm nối chung là mạch rẽ, đoạn mạch nối hai điểm chung với nguồn điện là mạch chính. Trên mạch điện cụ thể, hãy chỉ ra: Đâu là mạch chính, đâu là mạch rẽ?
-GV yêu cầu HS mắc mạch điện hình 28.1a theo nhóm.
-HS: Mắc mạch điện theo nhóm.
-GV kiểm tra mạch mắc của các nhóm, 
động viên nhóm mắc nhanh, đúng. GV giúp đỡ các nhóm yếu.
*Lưu ý HS: Đây là đặc điểm khác với đoạn mạch mắc nối tiếp (khi tháo bỏ 1 bóng đèn thì bóng còn lại không sáng).
-Trong thực tế, như ở lớp học mặc dù ta không nhìn thấy rõ cách mắc đèn, quạt điện nhưng theo các em đèn, quạt điện được mắc nối tiếp hay song song? Vì sao em biết?
-Gọi HS cho ví dụ về mạch điện mắc song song trong thực tế.
*Chuyển ý: Hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện mắc song song có đặc điểm gì khác so với đoạn mạch mắc nối tiếp.
-Yêu cầu các nhóm HS mắc vôn kế vào mạch điện tại các điểm yêu cầu ở phần 2 tr 79, 80 để đo hiệu điện thế tại các điểm 1 và 2, điểm 3 và 4, điểm M và N, ghi kết quả vào bảng 1 mẫu báo cáo thực hành.
-HS làm việc theo nhóm, mắc vôn kế vào mạch đo hiệu điện thế U12; U34; UMN ghi kết quả vào bảng 1 trong báo cáo thực hành. từ kết quả bảng 1, thảo luận nhóm hoàn thành nhận xét mục c) dưới bảng 1.
-GV kiểm tra cách mắc vôn kế của các nhóm.
-Để đo HĐT giữa hai đầu đèn 1, em phải mắc vôn kế như thế nào với đèn 1?
-Hs:Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1( hoặc đèn 2) thì ta phải mắc vôn kế song song với đèn 1 (hoặc đèn 2).
-Yêu cầu đại diện các nhóm đọc kết quả bảng 1 và nhận xét của nhóm, gọi các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-GV chốt lại nhận xét đúng. Yêu cầu HS sửa nếu sai.
Gv:Muốn đo cường độ dòng điện qua mạch rẽ 1 tức là cường độ dòng điện qua đèn 1 ta phải mắc ampe kế như thế nào với đèn 1?
-HS: Muốn đo cường độ dòng điện I1 ta phải mắc ampe kế nối tiếp với đèn 1.
-Chú ý quan sát cách mắc ampe kế vào mạch để thực hiện đúng.
-Gv:Yêu cầu HS tự mắc ampe kế đo cường độ dòng điện mạch rẽ I2 và cường độ dòng điện mạch chính I.
HS: -Mắc ampe kế đo I1, I2, I ghi kết quả vào bảng 2.
-Gv:Từ kết quả bảng 2, hoàn thành nhận xét (b) cuối bảng 2.
-Hướng dẫn thảo luận kết quả và nhận xét, có thể kết quả I ≠ I1+I2 không lớn có thể chấp nhận được và thông báo: Nếu sử dụng ampe kế tốt có độ chính xác cao hơn: I ≈ I1 + I2.
-
1. Mắc song song hai bóng đèn
C1: 
- Điểm M, N là 2 điểm nối chung của các bóng đèn.
- Các mạch rẽ là M12N và M34N
- Mạch chính gồm đọan nối điểm M với cực dương và đọan nối điểm N qua công tắc tới cực âm của nguồn.
C2:
-Đèn và quạt điện được mắc song song vì đèn và quạt có thể hoạt động độc lập.
Trong thực tế, ở mạch điện gia đình thường sử dụng cách mắc mạch điện song song
2. Đo HĐT đối với đoạn mạch song song
.
- Nhận xét: Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai đầu nối chung.
U12 = U34= UMN
3. Đo CĐDĐ đối với đoạn mạch song song
- Nhận xét: Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ: I = I1 + I2
Hoạt động 3: Luyện tập (15’)
 Mục tiêu hoạt động: Rèn cho HS kĩ năng tính toán đổi các đơn vị
Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động học tập của học sinh.
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động.
 Gv nhận xét về kết quả các phép đo, xử lí kết quả tính toán.
- Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu 1 bóng đèn trong mạch điện, ta phải chọn và
 mắc vôn kế vào mạch điện như thế nào ?
	Cho hs vẽ sơ đồ mạch điện gồm 2 đèn mắc nối tiếp; mắc song song
Sử dụng biểu thức cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp và song song để làm bài tập
 HS:
 + Cách chọn vôn kế: Chọn vôn kế có GHĐ phù hợp với giá trị muốn đo.
 + Cách mắc vôn kế: Song song với đèn, sao cho chốt dương của vôn kế được mắc với cực dương của nguồn.
Hs vẽ sơ đồ mạch điện
Hs làm được bài tập
IV. Câu hỏi / bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực.
1. Bảng mô tả ma trận kiểm tra, đánh giá theo các mức độ nhận thức
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Đoạn mạch nối tiêp 
Biểu thức cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Giải bài tập đoạn mạch nối tiếp
Đoạn mạch song song
Vẽ được sơ đồ mạch điện đoạn mạch song song
Câu hỏi 1 –[TH]: Viết biểu thức cường độ dòng điện và hiệu điện thế đoạn mạch nối tiếp?
Câu hỏi 2 –[VD]: Vẽ được sơ đồ mạch điện đoạn mạch có 2 đèn mắc song song
Câu hỏi 3 –[VDC]: Có 5 nguồn điện loại 1. 5V, 3V, 6V, 9V, 12V và hai bóng đèn giống nhau đều ghi 3V. Cần mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào một trong năm nguồn điện trên. Dùng nguồn điện nào là phù hợp nhất? Vì sao?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_8_chu_de_11_thuc_hanh_do_cuong_do_dong.doc