Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Tiết 48: Ôn tập - Năm học 2020-2021
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức.
Ôn lại các kiến thức đã học
Tính toán được điện năng tiêu thụ của gia đình.
Kiểm tra, sử dụng các thiết bị theo những yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn.
2. Về năng lực.
a. Năng lực chung. Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực công nghệ. Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
3. Về phẩm chất.
Tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
1. Thiết bị dạy họ vở, tài liệu, các dụng cụ học tập.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Mở đầu.
a. Mục tiêu. Nắm được mục tiêu và các nội dung chính của bài.
b. Nội dung. Mục tiêu bài học, các nội dung chính của bài.
c. Sản phẩm. Tên bài và các nội dung chính của bài.
d. Tổ chức thực hiện.
Chuyển giao nhiệm vụ.Đọc bài và nêu nội dung chính của bài học.
Theo dõi. Quan sát học sinh đọc bài.
Hướng dẫn. Sử dụng máy chiếu chiếu mục tiêu, nội dung bài học.
Cho HS đọc nội dung và yêu cầu bài học.
Kiểm tra. Đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Cho HS ghi đề bài vào vở.
Ngày soạn:11/4/2021. Tiết 48: ÔN TẬP Môn CNCN- Khối 8/1 tiết. I. Mục tiêu. 1. Về kiến thức. Ôn lại các kiến thức đã học Tính toán được điện năng tiêu thụ của gia đình. Kiểm tra, sử dụng các thiết bị theo những yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo an toàn. 2. Về năng lực. a. Năng lực chung. Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. b. Năng lực công nghệ. Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. 3. Về phẩm chất. Tự lập, tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. II. Thiết bị dạy học và học liệu. 1. Thiết bị dạy học. Máy tính, máy chiếu, bảng phụ. 2. Học liệu. Sách, vở, tài liệu, các dụng cụ học tập. III. Tiến trình dạy học. 1. Hoạt động 1: Mở đầu. a. Mục tiêu. Nắm được mục tiêu và các nội dung chính của bài. b. Nội dung. Mục tiêu bài học, các nội dung chính của bài. c. Sản phẩm. Tên bài và các nội dung chính của bài. d. Tổ chức thực hiện. Chuyển giao nhiệm vụ.Đọc bài và nêu nội dung chính của bài học. Theo dõi. Quan sát học sinh đọc bài. Hướng dẫn. Sử dụng máy chiếu chiếu mục tiêu, nội dung bài học. Cho HS đọc nội dung và yêu cầu bài học. Kiểm tra. Đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Cho HS ghi đề bài vào vở. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. a. Mục tiêu. Ôn lại các kiến thức đã học. b. Nội dung. I. Hệ thống hoá kiến thức. II. Câu hỏi và bài tập. c. Sản phẩm. 1. Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống. 2. An toàn điện. 3. Đồ dùng điện trong gia đình. 4. Mạng điện trong nhà. d. Tổ chức thực hiện. Chuyển giao nhiệm vụ. Câu hỏi thảo luận nhóm: 1. Điện năng là gì? Điện năng được truyền tải như thế nào? Nêu vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống? 2. Những nguyên nhân xảy ra tai nạn điện là gì. Nêu các biện pháp khắc phục? 3. Các yêu cầu của dụng cụ bảo vệ an toàn điện là gì? Giải thích các yêu cầu trên? 4. Vật liệu kĩ thuật điện chia làm mấy loại? Dựa vào tiêu chí gì để phân biệt vật liệu kĩ thuật điện? 5. Đồ dùng điện được phân thành mấy nhóm? Nêu nguyên lí biến đổi điện năng của mỗi nhóm? 6. Nêu các ứng dụng của động cơ điện một pha trong các đồ dùng điện gia đình? 7. Nêu Cấu tạo, công dụng của máy biến áp một pha? 8. Vì sao phải tiết kiệm điện năng. Nêu các biện pháp tiết kiệm điện năng. Theo dõi. HS Thảo luận nhóm. - Quan sát, hướng dẫn HS làm bài, nêu thắc mắc(nếu có). Hướng dẫn. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. - Gọi đại diện nhóm trình bày. Kiểm tra. - 1 nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét. Đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Lắng nghe, ghi nhận. 3. Hoạt động 3: Luyện tập. a. Mục tiêu. Tính toán được máy biến áp trong gia đình. b. Nội dung. Vận dụng tính các thông số MBA. c. Sản phẩm. Áp dụng công thức:U1/U2=N1/N2=k d. Tổ chức thực hiện. Chuyển giao nhiệm vụ. Một máy biến áp có U1- 220V: N1 = 450 vòng: U2 = 127V; N2= 230 vòng. Khi điện áp sơ cấp giảm U1= 200V, để giữ U2 không đổi, nếu số vòng dây N1 không đổi thì phải điều chỉnh cho N2 bằng bao nhiêu? Theo dõi. Quan sát HS làm bài. Hướng dẫn. Nêu công thức vận dụng. Kiểm tra. Gọi HS lên bảng làm bài. Đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ.HS khác nhận xét. 4. Hoạt động 4: Vận dụng. a. Mục tiêu. Tính toán được điện năng tiêu thụ của gia đình. b. Nội dung. Tính toán điện năng tiêu thụ của gia đình. c. Sản phẩm. Làm BT vào vở. d. Tổ chức thực hiện. Chuyển giao nhiệm vụ. Tính tiêu thụ điện năng của gia đình em trong một tháng(coi điện năng tiêu thụ của các ngày như nhau) gồm các đồ dùng điện như: - Hai quạt điện: 220v- 35w, mỗi ngày sử dụng 4 giờ. - Ba đèn huỳnh quang: 220v- 40w, mỗi ngày sử dụng 5 giờ. - Một tủ lạnh: 220v – 500w, mỗi ngày sử dụng 15 giờ. Tính số tiền phải trả của gia đình trong một tháng(30 ngày), biết giá mỗi kwh giá 2400 đồng. Quan sát HS làm bài. Hướng dẫn. Nêu công thức vận dụng. Kiểm tra. Gọi HS lên bảng làm bài. Đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ. - HS khác nhận xét. GV bổ khuyết. - Nhận xét tình hình học tập của lớp. - Dặn HS học bài chuẩn bị kiểm tra. IV. Rút kinh nghiệm.(nếu có)
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_8_tiet_48_on_tap_nam_hoc_2020_2021.docx