Giáo án Địa lí Khối 8 - Bài 1+2
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được vị trí địa lí của châu Á trên bản đồ thế giới,
- So sánh được kích thước, địa hình của châu Á với các châu lục khác đã học.
- Trình bày được đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.
- Đánh giá được những thế mạnh đặc biệt của thiên nhiên châu Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Kĩ năng
- Xác định được các dạng địa hình của châu Á, kể tên được các sơn nguyên, cao nguyên, dãy núi và hướng núi của châu Á.
- Kể tên và xác định được các mỏ khoáng sản của châu Á.
3. Thái độ
- Đánh giá được tầm quan trọng của tự nhiên đối với phát triển KT-XH
- Khoáng sản châu Á giàu có nhưng cần khai thác hợp lí và tiết kiệm
4. Năng lực
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, thuyết trình, tự học và giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên môn: Khai thác thông tin Địa lí qua tranh ảnh, bản đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bài giảng, bản đồ tự nhiên châu Á, bản đồ thế giới các châu lục, tranh ảnh về các vùng núi, cao nguyên của khu vực châu á.
- Phiếu học tập, giấy A2
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, tập bản đồ, tập vở ghi bài.
- Bút màu các loại, giấy note
Tuần - Ngày soạn: PPCT: BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN CHÂU Á MỤC TIÊU Kiến thức Xác định được vị trí địa lí của châu Á trên bản đồ thế giới, So sánh được kích thước, địa hình của châu Á với các châu lục khác đã học. Trình bày được đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á. Đánh giá được những thế mạnh đặc biệt của thiên nhiên châu Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Kĩ năng Xác định được các dạng địa hình của châu Á, kể tên được các sơn nguyên, cao nguyên, dãy núi và hướng núi của châu Á. Kể tên và xác định được các mỏ khoáng sản của châu Á. Thái độ Đánh giá được tầm quan trọng của tự nhiên đối với phát triển KT-XH Khoáng sản châu Á giàu có nhưng cần khai thác hợp lí và tiết kiệm Năng lực Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, thuyết trình, tự học và giải quyết vấn đề. Năng lực chuyên môn: Khai thác thông tin Địa lí qua tranh ảnh, bản đồ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Chuẩn bị của giáo viên Bài giảng, bản đồ tự nhiên châu Á, bản đồ thế giới các châu lục, tranh ảnh về các vùng núi, cao nguyên của khu vực châu á. Phiếu học tập, giấy A2 Chuẩn bị của học sinh Sách giáo khoa, tập bản đồ, tập vở ghi bài. Bút màu các loại, giấy note III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC HÌNH THÀNH NỘI DUNG NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO Vị trí và kích thước Xác định được trên bản đồ, nằm ở đâu, kích thước bao nhiêu Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí khu vực, so sánh diện tích châu lục với các châu khác. Đặc điểm địa hình và khoáng sản Trình bày được châu lục có mấy dạng địa hình Xác định được vị trí các dạng địa hình Nhận xét được sự phân bố các dạng địa hình, dự báo tầm ảnh hưởng của địa hình với khí hậu. Tích hợp bảo vệ tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản nhiên liệu dầu mỏ. liên hệ Việt Nam. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tình huống xuất phát (7 phút) 1. Mục tiêu Khảo sát mức độ hiểu biết của HS về Châu Á Khảo sát nhu cầu khám phá, tìm hiểu, học tập về châu Á Tạo hứng thú cho học sinh khi bước vào bài mới. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Phương pháp/ kĩ thuật: KWL Hình thức: HS làm việc cá nhân 3. Phương tiện - Phiếu KWL 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV phát phiếu KWL Hướng, dẫn HS điền thông tin hiểu biết về châu Á trong cột K; Mong muốn tìm hiểu châu Á trong cột W. Cột L bỏ trống, điền sau khi học xong về châu Á. - Bước 2: HS làm việc trong 2 phút - Bước 3: GV gọi nhanh các HS nêu thông tin, yêu cầu không lặp lại - Bước 4: GV ghi nhanh thông tin lên bảng và vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và kích thước châu Á (10 phút) 1. Mục tiêu - Học sinh trình bày được vị trí địa lí châu Á, so sánh kích thước với các châu lục đã học khác 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học Đàm thoại/nhóm cặp (Phương án 2, GV thiết kế 1 đoạn phim dùng Google Earth để mô tả, giới thiệu về Châu Á, HS ghi bài trên PHT sau đó yêu cầu các em chỉ bản đồ) 3. Phương tiện Bản đồ châu châu Á và các châu lục thế giới, phiếu học tập. 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, sau đó chia nhóm theo cặp ngẫu nhiên bằng trò chơi để chia nhóm cặp. - Bước 2: Yêu cầu công việc: Học sinh hãy dựa vào tập bản đồ và kiến thức sách giáo khoa hoàn thành phiếu học tập làm cá nhân trong vòng 2 phút. - Bước 3: Sau khi học sinh làm xong, HS có 2 phút chia sẻ/đối chiếu kết quả với bạn trong cặp của mình.. - Bước 4: Giáo viên gọi học sinh bất kì trình bày kết quả thu lượm được từ tự xử lí thông tin đến tìm hiểu các thông tin/ trò chơi đơn giản/rút thăm ngẫu nhiên - Bước 5: Giáo viên chốt kiến thức. Học sinh sửa thông tin vào phiếu học tập Phiếu học tập 1: Kể tên các châu lục theo thứ tự có diện tích từ nhỏ đến lớn STT Châu lục Diện tích (Km2) 1 2 3 4 5 6 Phiếu học tập số 2: Điền các thông tin còn thiếu vào chỗ trống 1. Xác định tọa độ của các điểm cực Bắc và Nam của châu Á Điểm cực Bắc Nam Đông Tây Tọa độ địa lí Mũi: Che-liu-skin .. Mũi Pi-ai 1690 Đ Mũi Đê-giơ-nép 26o4’ Đ Mũi Ba-ba Khoảng cách (km) Từ A đến B : Từ C đến D: .. 2. Cho biết châu Á giáp với những đại dương nào 3. Châu Á giáp với những châu lục nào: 4. Ý nghĩa của vị trí đối với khí hậu và cảnh quan châu lục GV có thể kể thêm về các câu chuyện liên quan đến châu Á như câu chuyện lịch sử/câu chuyện của các nhà Địa lí khi khám phá châu Á . Nội dung cần đạt: Vị trí địa lí và kích thước châu lục Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu Diện tích: 41,5 triệu km2 – là châu lục lớn nhất thế giới Châu Á giáp với 3 đại dương và 3 châu lục Có chiều dài đông – tây là 9200km và chiều dài bắc – nam là 8500km Do lãnh thổ trải dài từ cực bắc đến xích đạo nên châu á có đầy đủ các đới khí hậu trên trái đất. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình và khoáng sản của Châu Á (15 phút) 1. Mục tiêu - Học sinh trình bày được đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại. Kĩ thuật Mảnh ghép 3. Phương tiện - Bản đồ tự nhiên châu Á. Phiếu học tập. Giấy A2 4. Tiến trình hoạt động Vòng 1: Chuyên gia: - Bước 1: Giáo viên chia 4 nhóm theo 2 cách. Hoặc là chơi trò chơi hoặc là chia theo ngẫu nhiên random mà giáo viên chuẩn bị sẵn. - Bước 2: Giao nhiệm vụ. nhóm 1, 2, 3 và 4. Mỗi thành viên đều có phần trả lời cá nhân trên phiếu học tập để hoàn thành sau khi tổng kết. HS dựa vào những gợi ý trên phiếu học tập để hoàn thành nhiệm vụ nhóm mình được giao - Bước 3: Phát giấy A2 và giao yêu cầu, thời gian trong 5 phút nhóm hoàn thành nội dung phần 2 dưới dạng sơ đồ tư duy theo những gợi ý sau. Kể tên các dạng địa hình của châu Á. Mỗi dạng địa hình xác định trên bản đồ. Hướng núi của yếu là hướng nào? Xác định các dãy núi có hướng đó trên bản đồ. Kể tên các đồng bằng của châu Á. Xác định các đồng bằng trên bản đồ. Nhận xét sự phân bố các dạng địa hình của châu Á. Nguồn khoáng sản của châu Á có đặc điểm gì? Kể tên các loại khoáng sản quan trọng. Vẽ hình các đối tượng Địa lí trên sản phẩm Đánh giá những giá trị của địa hình, khoáng sản trong phát triển KT-XH Học sinh vẽ sơ đồ tư duy lưu ý: Mỗi nhánh là 1 màu, chữ viết phải nghiêng về một phía và dùng cả sơ đồ cho 1 màu chữ. Có thể thay thế chữ bằng các icon mà con biết vẽ. Trên sơ đồ có 4 nội dung lớn cho mục 2. Mỗi nhánh là đánh số theo thứ tự 1,2,3,4. Và sử dụng kèm tập bản đồ để chỉ. - Bước 4: Thực hiện vòng 2: nhóm ghép : Sau 5 phút. Giáo viên cho HS đánh số và di chuyển về nhóm mới. Đếm từ 1 đến 4. Người không có số đứng lên đếm lại. Mỗi nhóm có thời gian 1 phút để nói lại phần được giao trình bày. Người số 1 trình bày nội dung số 1. Người số 2 trình bày nội dung số 2. Người số 3 trình bày nội dung số 3. Người số 4 trình bày nội dung số 4. Mỗi một nhóm trình bày theo số thứ tự đã phân công đến phiên ai người đó nói. Hết 1 phút di chuyển sang bàn khác/chuyền sản phẩm. Trong quá trình mình trình bày có thể bổ sung trên sản phẩm cho nhóm. - Bước 5: Giáo viên kiểm tra bằng cách bốc ngẫu nhiên trình bày. Và chốt ý chính của bài, và nói thêm về khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi GD ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường (tích hợp). Học sinh hoàn thành phiếu học tập. Nội dung cần đạt Đặc điểm địa hình và khoáng sản Địa hình Châu á có hệ thống núi, sơn nguyên, cao nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng lớn bậc nhất thế giới. Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính: Đông – Tây, hoặc gần đông – tây, và Bắc – Nam hoặc gần Bắc – Nam. Địa hình bị chia cắt phức tạp. Các dãy núi sơn nguyên, cao nguyên tập trung ở trung tâm châu lục, còn các đồng bằng tập trung ở ven biển. Khoáng sản Có nguồn khoáng sản phong phú đa dạng và có trữ lượng lớn. Một số khoáng sản quan trọng nhất là: Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crom C. Hoạt động luyện tập ( ..phút) 1. Mục tiêu - Giúp học sinh nhớ lại bài. Vận dụng vào trả lời các câu hỏi cuối bài. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Trò chơi – AI NHANH HƠN 3. Phương tiện - Bảng trả lời câu hỏi - Bài trình chiếu câu hỏi. 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên chuẩn bị câu hỏi ngắn cho học sinh trả lời. Có thể lặp lại các câu hỏi mà đầu bài đã nêu để học sinh trả lời. Các câu hỏi ngắn: + Châu Á giáp với châu lục nào? + Việt Nam nằm ở khu vực nào của châu Á + Dãy núi nào cao nhất châu Á (Himalaya) + Sơn nguyên nào cao và đồ sộ nhất châu Á (Tây Tạng) + Tên 1 đồng bằng tiêu biểu ở Nam Á/Đông Á (Ấn-Hằng/Hoa Bắc ) + Kể tên 3 loại khoáng sản tiêu biểu của châu lục (Than đá, dầu mỏ, sắt) + Hướng núi chính của châu Á là gì? (Tây Bắc – Đông Nam và Đông – Tây) + Với thế mạnh về than đá, dầu mỏ; Ngành CN nào ở châu Á có điều kiện phát triển mạnh? (Khai thác/Năng lượng) + Địa hình gây khó khăn như thế nào cho phát triển kinh tế? (di chuyển Tây – Đông ) - Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi - Bước 3: GV tổng kết và đánh giá. D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (...phút) 1. Mục tiêu - Hệ thống lại kiến thức về châu lục. - Đánh giá thế mạnh về tài nguyên và hiện trạng khai thác 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Khai thác phương tiện trực quan và Internet 3. Phương tiện - Hình ảnh liên quan 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Căn cứ vào hình ảnh và sử dụng công cụ tìm kiếm google và sự hiểu biết bản thân hãy viết báo cáo/đánh giá về tự nhiên và thế mạnh châu Á. Quy định báo cáo không quá 200 từ. Thời gian thực hiện: về nhà làm tiết sau báo cáo. - Bước 2: HS ghi lại nhiệm vụ về nhà làm. V. RÚT KINH NGHIỆM Tuần - Ngày soạn: PPCT: BÀI 2. KHÍ HẬU CHÂU Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Trình bày được đặc điểm khí hậu châu Á Giải thích được sự đa dạng và phân hóa phức tạp của khí hậu châu Á So sánh được sự khác biệt về các kiểu khí hậu lục địa và các kiểu khí hậu gió mùa trong khu vực. Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục một số khó khăn do các kiểu khí hậu mang lại. 2. Kĩ năng Xác định được sự phân bố của các kiểu khí hậu, các đới khí hậu của châu Á trên bản đồ. Đọc và nhận xét biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các địa điểm 3. Thái độ - Có nhận thức đúng đắn về khí hậu ở từng khu vực là khác nhau do nhiều nguyên nhân và những ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất cũng như đời sống nhân dân. 4. Năng lực hình thành Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, hợp tác, thuyết trình, giải quyết vấn đề. Năng lực chuyên môn: Đọc lược đồ khí hậu, xác định sự phân bố các đới các kiểu khí hậu. Đọc biểu đồ nhiệt độ lượng mưa và nhận xét. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Bài giảng, phiếu học tập, bảng nhóm, lược đồ khí hậu châu Á 2. Học sinh: - Sách, tập ghi bài, bút viết, bút màu các loại, bút viết bảng. III. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC HÌNH THÀNH Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Khí hậu phân hóa đa dạng Trình bày được châu Á có mấy kiểu khí hậu, mấy đới khí hậu Giải thích được vì sao khí hậu châu á phân hóa đa dạng Khí hậu châu Á phổ biến là kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa Trình bày được đặc điểm khí hậu gió mùa là gì? Khí hậu lục địa là gì? Phân biệt được 2 kiểu khí hậu này khác nhau như thế nào, xác định nó trên bản đồ. Giải thích được tại sao có 2 kiểu khí hậu đó Liên hệ khí hậu gió mùa châu Á tới Việt Nam và Nam Á Qua phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của 1 địa điểm nêu được đặc điểm khí hậu của nơi đó như thế nào. Giải thích được tại sao ở địa phương em sinh sống chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa. Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục một số khó khăn do các kiểu khí hậu mang lại. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tình huống xuất phát 1. Mục tiêu - Tạo sự hứng thú cho học sinh khi bắt đầu tiết học 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Phương pháp kể chuyện – đàm thoại - Hoạt động cá nhân 3. Phương tiện - Video clip về khí hậu nóng khô và mưa nhiều. 4. Tiến trình hoạt động - Giáo viên cho học sinh xem VIDEO và đặt câu hỏi để dẫn dắt vào bài học mới A. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về sự phân hóa đa dạng của khí hậu (15 phút) 1. Mục tiêu Học sinh giải quyết vấn đề và trình bày được sự phân hóa đa dạng của khí hậu. Giải thích được vì sao có sự phân hóa đó. Đọc được lược đồ khí hậu châu Á. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đọc hiểu, trực quan - Hoạt động: Nhóm cặp 3. Phương tiện - Lược đồ tự nhiên châu Á - Bản đồ Địa hình châu Á 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên chia nhóm theo cặp đôi bằng cách chơi trò chơi hoặc chia theo chỗ ngồi. - Bước 2: Giao nhiệm vụ: 1 nửa bên trái làm phần a – gọi là cụm A: Kể tên và xác định phạm vi trên bản đồ các đới khí hậu của châu Á và giải thích nguyên nhân. Nửa bên phải lớp làm phần b – gọi là cụm B: Kể tên các kiểu khí hậu trong mỗi đới. Giải thích tại sao có sự phân hóa nhiều kiểu khí hậu. Hoàn thành phiếu học tập Nội dung Phần trả lời Phần giải thích nguyên nhân Kể tên các đới khí hậu (Cụm A) Kể tên các kiểu khí hậu trong mỗi đới khí hậu (Cụm B) Kết luận - Bước 3: Học sinh có 3 phút để làm theo cặp ở mỗi cụm. Học sinh sẽ làm theo cặp phần mình được giao. Sau 3 phút HS di chuyển thành 2 hàng, cụm 1 đối diện cụm 2. Trong 2 phút đầu cụm 1 sẽ chia sẻ với cụm 2 nội dung của mình làm trước đó theo cặp. 2 phút tiếp theo sẽ là cụm 2 chia sẻ cụm 1 về nội dung mình trình tìm hiểu trước đó. Điểm tính cho cả 2 người nghe và người nói. Cụm 1 Cụm 2 - Bước 4: Giáo viên sẽ kiểm tra lại chéo nhau theo sự quan sát của mình. Đánh giá người trình bày bằng cách hỏi chéo cụm. Cụm 1 trả lời câu hỏi của cụm 2 và cụm 2 trả lời câu hỏi cụm 1. Điểm tính cho cả 2 bạn. Sau đó gọi ngẫu nhiên hs chỉ bản đồ và trình bày trước lớp. ít nhất 2 bạn. - Bước 5: Giáo viên chốt vấn đề. Học sinh bổ sung vào phần tổng kết: Khí hậu châu Á phân hóa đa dạng, từ bắc xuống nam, từ đông sang tây và từ thấp lên cao. Do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ từ xích đạo đến cực bắc, và trải rộng từ tây sang đông, bờ biển bị cắt xẻ nhiều nên chia thành nhiều kiểu. Địa hình có nhiều núi cao ở trung tâm châu lục nên còn có sự phân hóa theo độ cao. Khí hậu châu Á phân hóa đa dạng, từ bắc xuống nam, từ đông sang tây và từ thấp lên cao. Do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ từ xích đạo đến cực bắc, và trải rộng từ tây sang đông, bờ biển bị cắt xẻ nhiều nên chia thành nhiều kiểu. Địa hình có nhiều núi cao ở trung tâm châu lục nên còn có sự phân hóa theo độ cao. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu kiểu khí hậu phổ biến của châu Á là gió mùa và lục địa (20 phút) 1. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm của các kiểu khí hậu. - Lí giải được về đặc trưng của các kiểu khí hậu. - Liên hệ được với khí hậu VN và địa phương - So sánh được sự khác biệt giữa 2 kiểu khí hậu này trong châu lục. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Hoạt động nhóm/ kĩ thuật mảnh ghép 3. Phương tiện - Bản đồ khí hậu, phiếu học tập, giấy A2 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: Giáo viên Cho học sinh chơi trò chơi: “Đại bàng thấy” để chia nhóm. Mỗi nhóm 5 người. hoặc dùng random chia nhóm. GV chia lớp thành 2 cụm cụm 1 làm về kiểu khí hậu gió mùa. Cụm 2 làm về kiểu khí hậu lục địa. Mỗi cụm 3 hoặc 4 nhóm tùy số lượng học sinh theo lớp. N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 CỤM 1 CỤM 2 - Bước 2: Gv giao nhiệm vụ. Vòng 1: (3 phút) Hs cụm 1 tìm hiểu về khí hậu gió mùa. HS cụm 2 tìm hiểu về khí hậu lục địa. Ghi kết quả ra giấy A2 theo gợi ý của phiếu học tập cá nhân. HS quan sát lược đồ khí hậu châu Á và biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Y-angun và E-riat Đặc điểm Khí hậu gió mùa Khí hậu lục địa Tính chất chung (nhiệt độ, lượng mưa) Mùa đông Mùa hè Phân bố Cảnh quan Thuận lợi và khó khăn Vòng 2 phương án 1: Giáo viên cho học sinh 2 cụm tự do di chuyển học tập giữa 2 cụm và làm sao hoàn thành phiếu học tập cá nhân của mình một cách nhanh nhất. Ai nhanh nhất tính điểm cộng cá nhân bằng dấu good job nhé. Vòng 2 phương án 2: Sử dụng kĩ thuật hẹn hò: với 3 khung giờ khác nhau, cho hs tự vẽ đồng hồ lên giấy note. Cho hs 1 phút hẹn được ít nhất 3 người. sau đó GV cho giờ hẹn để học sinh tìm hẹn và cuộc hẹn diễn ra trong vòng 90 giây để trình bày nội dung - Bước 3: Giáo viên gọi bất kì học sinh nào lên trình bày theo kiểu chéo cánh. Cụm 1 trình bày cụm 2, và cụm 2 trình bày cụm 1. Ai không trình bày được trừ điểm cả cụm. Học sinh có 1 phút 30 giây để ghi nhớ những gì mình học được và xác định bản đồ. Cuộc thi bắt đầu. HS được gọi ngẫu nhiên lên trình bày và chỉ bản đồ phân bố. Giáo viên ghi chép cho điểm. - Bước 4: Giáo viên gọi mỗi nhóm về vị trí ban đầu trong 30 giây và mỗi nhóm cử 1 bạn lên lấy mảnh ghép về hoàn thành trong 90 giây hoàn thành mảnh ghép. Điểm cộng cho nhanh nhất đúng nhất 2 điểm. - Bước 5: Giáo viên chốt vấn đề và liên hệ Việt Nam. Giải pháp đặt ra cho những nước nằm trong khu vực khí hậu gió mùa là gì. Nội dung cần đạt 2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa a. Kiểu gió mùa - Phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á - Một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông gió từ lục địa thổi ra nên thời tiết lạnh khô và mưa không đáng kể. Mùa hè gió từ đại dương thổi vào làm cho thời tiết nóng ẩm gây mưa nhiều. b. Kiểu lục địa: - Phân bố ở vùng nội địa và Tây Nam Á - Mùa đông lạnh khô, mùa hạ khô và nóng, lượng mưa thấp, cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc phát triển. C. Hoạt động luyện tập ( ..phút) 1. Mục tiêu - Học sinh nhớ lại bài học. - Trình bày, phân tích, giải thích sự phân bố khí hậu của châu Á 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học - Đàm thoại, kĩ thuật trò chơi. “món quà bất ngờ” 3. Phương tiện - Power point trò chơi. Bộ câu hỏi trả lời ngắn. 4. Tiến trình hoạt động - Bước 1: GV phổ biến luật chơi Học sinh được chọn hộp quà mình thích. Nhấp chuột vào sẽ ra câu hỏi trả lời. Trả lời đúng có điểm sai không có điểm. Lấy điểm cá nhân nhé. BỘ CÂU HỎI: Châu Á có những đới khí hậu nào? Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực và cực. Vì sao khí hậu châu Á chia làm nhiều đới khí hậu khác nhau? Vì lãnh thổ trải dài từ xích đạo tới cực bắc Khí hậu châu Á phổ biến có những kiểu nào? Mỗi đới khí hậu chia làm nhiều kiểu nhưng chủ yếu là kiểu gió mùa và kiểu lục địa. Kiểu gió mùa phân bố ở đâu? Ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á. Kiểu khí hậu lục địa phân bố ở đâu? Tây Nam Á, Trung Á, Bắc Á. Ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ như thế nào? Làm cho miền bắc và Tây Nguyên và Nam bộ có mưa lớn, ven biển trung bộ ít mưa, khô nóng nhất là ven biển Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế. Trình bày đặc điểm khí hậu lục địa. Nóng khô mùa hè, lạnh khô mùa đông, lượng mưa ít 200 – 500mm/năm Trình bày đặc điểm kiểu khí hậu gió mùa Một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa đông gió từ lục địa ra nên khô lạnh mưa không đáng kể. mùa hè gió từ đại dương thổi vào nóng ẩm và có mưa nhiều. - Bước 2: HS tiến hành chơi - Bước 3: GV tổng kết và tặng quà! D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học ( ..phút) - Về nhà xem trước bài 3 V. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dia_li_khoi_8_bai_12.docx