Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Chủ đề: Phong trào công nhân cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX - Năm học 2021-2022

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Chủ đề: Phong trào công nhân cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX - Năm học 2021-2022

Chủ đề:

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

A. Nội dung bài học:

1. Mô tả chủ đề:

Chủ đề gồm các nội dung của các bài:

Bài 4. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác.

Bài 7. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX –đầu thế kỉ XX

Bài 17. Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)(mục I.2)

2. Mạch kiến thức chủ đề:

- Nội dung 1: Nguyên nhân

- Nội dung 2: Các cuộc đấu tranh tiêu biểu

a. Hình thức đấu tranh

b. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu.

- Nội dung 3: Sự ra đời của chủ nghĩa Mác các tổ chức Quốc tế cộng sản

a. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác

b. Các tổ chức Quốc tế cộng sản

- Quốc tế thứ nhất ( 1864 - 1870

- Quốc tế thứ hai ( 1889- 1914)

- Quốc tế thứ ba ( 1919 – 1943)

 

docx 11 trang Phương Dung 01/06/2022 11765
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Chủ đề: Phong trào công nhân cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6,7 Ngày soạn: 11/10/2021
Tiết 12,13,14 Ngày dạy: 13/10/2021 
Chủ đề: 
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
A. Nội dung bài học: 
1. Mô tả chủ đề:
Chủ đề gồm các nội dung của các bài:
Bài 4. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác.
Bài 7. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX –đầu thế kỉ XX
Bài 17. Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)(mục I.2)
2. Mạch kiến thức chủ đề:
- Nội dung 1: Nguyên nhân
- Nội dung 2: Các cuộc đấu tranh tiêu biểu
a. Hình thức đấu tranh
b. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu.
- Nội dung 3: Sự ra đời của chủ nghĩa Mác các tổ chức Quốc tế cộng sản
a. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác
b. Các tổ chức Quốc tế cộng sản
- Quốc tế thứ nhất ( 1864 - 1870
- Quốc tế thứ hai ( 1889- 1914)
- Quốc tế thứ ba ( 1919 – 1943)
B. Tiến trình dạy học:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS biết và hiểu:
- Nguyên nhân bùng nổ các phong trào phong trào công nhân cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XX
- Những nét chính về các hình thức đấu tranh và những phong trào tiêu biểu của công nhân cuối thế kỉ XVIII ở các nước tư bản.
- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu ở Pháp, Đức, Nga
 - Những hoạt động đóng góp của và Ăng-ghen đối với phong trào công nhân quốc tế.
- Sự thành lập, hoạt động, vai trò của các tổ chức quốc tế cộng sản 
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, 
- Biết khai thác tranh ảnh, tài liệu lịch sử của Các Mác, Ăng-ghen, Lê-nin qua các trang mạng chính thống: Tạp chí Cộng sản, VTV1, VTV3 
- Kĩ năng sống: Rèn kĩ năng tự bảo vệ mình và bảo vệ trẻ em khác.
3. Thái độ: 
- Giáo dục tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân, tinh thần quốc tế vô sản.
- Nhận thức đúng đắn về cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản vì quyền tự do, tiến bộ xã hội. 
- Bồi dưỡng tinh thần cách mạng, tinh thần quốc tế vô sản, biết ơn các vị lãnh tụ cách mạng thế giới, niềm tin vào thắng lợi của cách mạng vô sản; Biết ơn các nhà sáng lập ra Chủ nghĩa xã hội khoa học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học; tư duy, giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp; hợp tác; sử dụng ngôn ngữ 
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử; năng lực thực hành bộ môn lịch sử; xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau; nhận xét, so sánh. Khai thác tranh ảnh để HS biết và hiểu về: Nguyên nhân bùng nổ các phong trào phong trào công nhân cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XX; Những nét chính về các hình thức đấu tranh và những phong trào tiêu biểu của công nhân cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX ở các nước tư bản; Các cuộc đấu tranh tiêu biểu ở Pháp, Đức, Nga; Những hoạt động đóng góp của và Ăng-ghen đối với phong trào công nhân quốc tế; Sự thành lập, hoạt động, vai trò của các tổ chức quốc tế cộng sản.
- Tích hợp âm nhạc: bài hát Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. (Thơ: Phạm Hùng, nhạc: Lê Mây), tích hợp Văn học: bài thơ Ông Lê-nin của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
-Tranh ảnh và tư liệu lịch sử: Tranh ảnh: Lao động trẻ em trong hầm mỏ ở Anh; 
- Các Mác, Ăng-ghen, Lê-nin 
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và nghiên cứu trước bài 4 với bài 7 và mục I.2 bài 17. Chuẩn bị bài học theo sự phân công của giáo viên ở tiết trước.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá.
 Mức độ 
Nội dung 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
VDC
Nội dung 1: Nguyên nhân.
- Hiểu được nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân 
Khai thác kiến thức thông qua tranh ảnh lịch sử, tài liệu.
Nội dung 2: Các cuộc đấu tranh tiêu biểu
Biết được những nét chính về các hình thức đấu tranh và các phong trào đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân
- Hiểu được các hình thức đấu tranh
- Lập được bảng niên biểu các cuộc tranh tiêu biểu ở Pháp, Đức, Nga 
- Liên hệ vai trò của tổ chức công
đoàn hiện nay.
Nội dung 3: Sự ra đời của chủ nghĩa Mác và các tổ chức Quốc tế cộng sản.
Biết về Mác, Ăng-ghen, Lê-nin và các tổ chức quốc tế
Hiểu vai trò, ý nghĩa của tổ chức quốc tế
Liên hệ đến thể chế chính trị của nước ta hiện nay.
III. Tổ chức hoạt động học tập: 
Nội dung 1: Nguyên nhân:
* Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Nêu tình hình nước Mĩ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. (6)
Câu 2: Tại sao nói: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ phát triển không đều? (4)
A. Khởi động: 
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
1. Mục tiêu: Biết được đời sống của giai cấp công nhân và phong trào đấu tranh của họ chống lại giai cấp tư sản.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:trực quan, đàm thoại, đặt câu hỏi, động não
3. Phương tiện dạy học: Tranh ảnh: Lao động trẻ em trong hầm mỏ ở Anh, tranh biếm họa
4. Hình thức tổ chức hoạt động: cả lớp
5. Sản phẩm:HS báo cáo được nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Gv yêu cầu Hs quan sát hình 24 sgk. 
Qua hình 24- Lao động trẻ em trong hầm mỏ ở Anh, em hãy cho biết những công nhân này khoảng bao nhiêu tuổi? em có suy nghĩ gì về công việc mà người công nhân đó đang làm? Gương mặt của người công nhân đó đang bộc lộ cảm xúc gì?
Bước 2:GV theo dõi hướng dẫn giúp đỡ HS 
Bước 3: GV ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4:GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. 
HS thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, trao đổi.
HS báo cáo kết quả
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học tập.
B. Hình thành kiến thức:
Nội dung 1: Nguyên nhân
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân phong trào công nhân cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX
1. Mục tiêu: Biết được nguyên nhân phong trào công nhân cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX
2. PP/KTDH: Trực quan, đàm thoại, đặt câu hỏi, động não
3. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân/ nhóm
4.Phương tiện dạy học:Tranh ảnh: Lao động trẻ em trong hầm mỏ ở Anh, tranh biếm họa
5.Sản phẩm:HS báo cáo được nội dung hoạt động 
Nội dung hoạt động: 1.Nguyên nhân
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Gv yêu cầu Hs báo cáo kết quả sưu tầm tư liệu về đời sống của giai cấp công nhân Anh đầu thế kỉ XIX
Gv yêu cầu Hs đọc sgk bài 4, mục I.1 sau đó yêu cầu HS thảo luận 2 nhóm theo tổ- 3P:
Quan sát các bức tranh sau:
Tình cảnh giai cấp công nhân ở Anh 
Tình cảnh giai cấp công nhân ở Anh 
Tranh biếm họa giai cấp tư sản bóc lột công nhân 
Nhóm 1+2: Quan sát H24 sgk, nhận xét về lao động trẻ em trong hầm mỏ? Tại sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em? Theo em, trẻ em có những quyền gì?
Nhóm 3+4: Vì sao sau khi mới ra đời, giai cấp công nhân đã đấu tranh chống lại giai cấp tư sản?
GV tích hợp thơ: Nhê-cra-xốp _”Tiếng khóc trẻ em”
?Bài thơ thể hiện ước mơ gì của cậu bé?
GV hướng dẫn HS tích hợp môn GDCD 6 về Quyền trẻ em:
? Trẻ em có những quyền gì?
Gv tích hợp môn Âm nhạc: Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. (Thơ: Phạm Hùng, nhạc: Lê Mây).
Bài hát này muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?
GV giáo dục kĩ năng sống cho HS:
? Hiện nay, nếu như bắt gặp cảnh trẻ em bị bạo hành và bị bóc lột sức lao động em sẽ làm gì hoặc gọi điện thoại cho ai? Số điện thoại nào?
Gv tích hợp môn Âm nhạc: Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. (Thơ: Phạm Hùng, nhạc: Lê Mây).
Bài hát này muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?
Bước 2:GV theo dõi hướng dẫn giúp đỡ HS.
Bước 3: GV ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4:GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. 
HS thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận.
HS báo cáo kết quả
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học tập.
Hộp kiến thức: 
1. Nguyên nhân
Cùng với sự phát triển của công nghiệp, giai cấp công nhân sớm ra đời. Ngay từ buổi đầu, họ đã bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề, thường phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong điều kiện thiếu an toàn, đồng lương lại rẻ mạt. Cả phụ nữ và trẻ em cũng bị bóc lột. Vì vậy, công nhân đã nổi dậy đấu tranh.
Nội dung 2: Các cuộc đấu tranh tiêu biểu
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hình thức đấu tranh
1. Mục tiêu: Biết được hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân 
2.PP/KTDH: Trực quan, đàm thoại, đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm.
3. Phương tiện dạy học: Tranh: 
4.Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
5.Sản phẩm:HS báo cáo được nội dung hoạt động 
Nội dung hoạt động: a. Hình thức đấu tranh
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv yêu cầu Hs đọc sgk bài 4, mục I.2 tr.29
? Những ngày đầu công nhân đấu tranh chống lại giai cấp tư sản bằng hình thức nào? Tại sao công nhân lại đấu tranh bằng hình thức đó?
? Đến đầu thế kỉ XIX, công nhân đã chuyển sang đấu tranh nào? 
? Hình thức đấu tranh nào hiệu quả hơn? Sự thay đổi hình thức đấu tranh nói lên điều gì? 
? Em biết gì về tổ chức Công đoàn?
GV: liên hệ thực tế về vai trò của tổ chức Công đoàn.
?Trường THCS có tổ chức công đoàn hay không?Tổ chức này làm nhiệm vụ nào? Hiện nay ai làm chủ tịch công đoàn? 
Bước 2:GV theo dõi hướng dẫn giúp đỡ HS
Bước 3: GV ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4:GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. 
HS thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận.
HS báo cáo kết quả
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học tập.
Hộp kiến thức: 
a. Hình thức đấu tranh: 
 a. Hình thức đấu tranh:
- Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân là đập phá máy móc và đốt công xưởng
- Đến đầu thế kỉ XIX, công nhân đã chuyển sang đấu tranh với hình thức bãi công, đòi tăng lương và giảm giờ làm, thành lập các công đoàn để bảo vệ mình.
Hoạt động 4: Tìm hiểu Các cuộc đấu tranh tiêu biểu.
1. Mục tiêu: Biết được Các cuộc đấu tranh tiêu biểu
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Trực quan, đàm thoại, đặt câu hỏi, động não
3. Phương tiện dạy học:tranh Lê-nin.
4.Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân/ nhóm
5.Sản phẩm:HS báo cáo được nội dung hoạt động 
Nội dung hoạt động: b. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1:Gv chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS theo dõi SGK mục I.2, II.3 - bài 4 tr.29, 33 và mục I.1, mục II.2 bài 7 tr.47,49; mục I.2 bài 17 tr.88,89 sgk để hoàn thành bảng niên biểu sau: 
Địa điểm
Thời gian
Sự kiện
Pháp
Đức
Nga
? Ai là người thành lập và lãnh đạo Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga? Hãy nêu những hiểu biết của em về Lê-nin? 
Bước 2:GV theo dõi hướng dẫn giúp đỡ HS; 
Bước 3: GV ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4:GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
HS thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận.
HS báo cáo kết quả
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học tập.
 Hộp kiến thức: 
b. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu
Lập bảng niên biểu các sự kiện chính
Địa điểm
Thời gian
Sự kiện
Pháp
1831
Công nhân dệt ở Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm
23/6/1848
Công nhân và nhân dân lao động Pa-ri lại khởi nghĩa vũ trang
1848 đến năm 1870
Công nhân và thợ thủ công nổi dậy đấu tranh
1879
Đảng công nhân Pháp được thành lập
Đức
1844
Công nhân dệt vùng Sơ-lê-din khởi nghĩa, chống lại sự hà khắc của giới chủ
1875
Đảng xã hội dân chủ Đức ra đời
1918 - l 923
Cao trào cách mạng đã bùng nổ
 9 - l l - l 918
Tổng đình công nổ ra ở Béc-lin, sau chuyển thành khởi nghĩa vũ trang. Chế độ quân chủ bị lật đổ, thiết lập chế độ cộng hoà tư sản.
Nga
1883 
Nhóm Giải phóng lao động Nga hình thành.
1905 -1907
Công nhân, nông dân, binh lính đấu tranh chống lại Nga hoàng.
Nội dung 3. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác và các tổ chức Quốc tế cộng sản.
Hoạt động 5: Tìm hiểu vê Sự ra đời của chủ nghĩa Mác 
1. Mục tiêu: Biết được Sự ra đời của chủ nghĩa Mác và các tổ chức quốc tế; đóng góp của Mác và Ăng-ghen.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Trực quan, đàm thoại, đặt câu hỏi, động não
3. Phương tiện dạy học: Tranh ảnh Mác và Ăng-ghen
4. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
5. Sản phẩm:HS báo cáo được nội dung hoạt động 
Nội dung hoạt động: a. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv hướng dẫn Hs đọc sgk bài 7 mục I.1,2 bài 4, quan sát ảnh Mác và Ăng-ghen.
Qua sự chuẩn bị sưu tầm thiết kế hồ sơ tiểu sử nhân vật lịch sử Mác và Ăng-ghen.
? Hãy trình bày những hiểu biết của em về Mác?
? Hãy trình bày những hiểu biết của em về Ăng-ghen?
? Qua những tư liệu chữ nhỏ trong sgk trang 31 Hãy nêu điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen?
? Tổ chức “Đồng minh những người cộng sản” ra đời trong hoàn cảnh nào?
? Nêu nội dung chủ yếu của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”?
Bước 2:GV theo dõi hướng dẫn giúp đỡ HS; 
Bước 3: GV ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4:GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
HS thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, trao đổi
HS báo cáo kết quả
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học tập.
Hộp kiến thức: 
a. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác 
* Mác và Ăng-ghen: (tiểu sử sgk trang 30,31)
* “Đồng minh những người cộng sản” và “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”
- Khi hoạt động ở Anh, Mác và Ăng-ghen đã tham gia tổ chức bí mật của công nhân Tây Âu ''Đồng minh những người chính nghĩa'', sau đó hai ông cải tổ thành ''Đồng minh những người cộng sản''. Đây là chính Đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế.
- Tháng 2 - 1848, Mác và Ăng-ghen công bố cương lĩnh ''Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản''. Đây là văn kiện quan trọng, là những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa
Hoạt động 6: Tìm hiểu các tổ chức Quốc tế cộng sản.
1. Mục tiêu: Biết và hiểu được hoàn cảnh ra đời; hoạt động; vai trò, ý nghĩa các tổ chức Quốc tế cộng sản.
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Trực quan, đàm thoại, đặt câu hỏi, động não
3. Phương tiện dạy học: 
4.Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân/ nhóm
5.Sản phẩm:HS báo cáo được nội dung hoạt động 
Nội dung hoạt động: b. Các tổ chức Quốc tế cộng sản.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv hướng dẫn Hs đọc sgk để tìm hiểu về các tổ chức quốc tế qua các mục bài SGK mục bài 
- Quốc tế thứ nhất (1864 – 1870): mục II.3 bài 4
- Quốc tế thứ hai (1889- 1914): mục I.2 bài 7
- Quốc tế thứ ba (1919 – 1943): mục I.2, bài 17
 ?Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, hoạt động, vai trò của Quốc tế thứ nhất?
? Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, hoạt động, vai trò của Quốc tế thứ hai? 
? Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, hoạt động, vai trò của Quốc tế thứ ba? 
? Các tổ chức quốc tế này gắn liền với vai trò lãnh đạo chính của ai?
Giáo viên hướng dẫn HS quan sát và nhận biết chân dung của Mác, Ăng-ghen và Lê-nin
Bước 2:GV theo dõi hướng dẫn giúp đỡ HS; 
Bước 3: GV ghi nhận câu trả lời của HS.
Bước 4:GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
HS thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, trao đổi
HS báo cáo kết quả
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học tập.
Hộp kiến thức: 
b. Các tổ chức Quốc tế cộng sản.
* Quốc tế thứ nhất (1864 – 1870)
- Ngày 28 – 9- 1864, công nhân Anh và đại biểu công nhân nhiều nước tham gia mít tinh có tổ chức, sau đó thành lập "Hội Liên hiệp lao động quốc tế", lấy tên là Quốc tế thứ nhất.
- Từ khi thành lập đến năm 1870, Quốc tế thứ nhất thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác, thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển tích cực, tự giác
* Quốc tế thứ hai. (1889- 1914)
- Ngày 14-7-1889, nhân kỉ niệm 100 năm ngày nhân dân Pháp phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp ở Pa-ri, tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai. 
- Đại hội đã thông qua những quyết định quan trọng: 
+ Sự cần thiết phải thành lập một chính đảng của giai cấp công nhân ở mỗi nước
+ Đấu tranh giành chính quyền
+ Đòi ngày làm 8 giờ và lấy ngày 1-5 hằng năm là ngày Quốc tế Lao động
- Hoạt động trải qua hai thời kì: từ năm 1889 đến năm 1895 và từ 1895 đến 1914
- Vai trò: đã có nhiều đóng góp cho phong trào công nhân thế giới, làm chậm lại quá trình chiến tranh đế quốc của các nước.
* Quốc tế thứ ba (1919 – 1943)
- Từ cao trào cách mạng, nhiều đảng Cộng sản được thành lập ở Hung-ga-ri, Đức, Pháp đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để chỉ đạo phong trào cách mạng thế giới. Đầu tháng 3 – 1919 tại Mát- xcơ-va, Quốc tế cộng sản (quốc tế 3) đã được thành lập.
- Quốc tế Cộng sản đã hoạt động tích cực từ năm 1919 đến năm 1943, có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.
C. Luyện tập
Hoạt động 7: Luyện tập
1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, khắc sâu kiến thức của chủ đề
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, đặt câu hỏi, động não
3. Phương tiện dạy học:
4.Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
5.Sản phẩm:HS báo cáo được nội dung hoạt động
Nội dung hoạt động: Luyện tập/củng cố
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 1:
Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Câu 1. Vì sao giai cấp công nhân đấu tranh chống tư sản ngay từ đầu? 
Câu 2. Hình thức đấu tranh ban đầu của công nhân cuối TK XVIII? 
Câu 3: Hình thức đấu tranh đập phá máy móc, đốt công xưởng thể hiện nhận thức của giai cấp công nhân như thế nào?
Nội dung 2:
Câu 4: Trong phong trào công nhân ở 3 quốc gia: Pháp, Đức, Nga phong trào đấu tranh nào thể hiện sự tham gia đấu tranh đông đảo của các tầng lớp nhân dân?
Nội dung 3:
Câu 5: Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen là gì? 
Bước 2:GV theo dõi hướng dẫn giúp đỡ HS; 
Bước 3: GV ghi nhận câu trả lời của HS. 
Bước 4:GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
HS thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, trao đổi
HS báo cáo kết quả
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học tập.
D. Vận dụng, mở rộng:
Hoạt động 8: Vận dụng, mở rộng:
1. Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học để liên hệ thực tiễn
2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: đàm thoại, đặt câu hỏi, động não
3. Phương tiện dạy học:	
4.Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
5.Sản phẩm: HS báo cáo được nội dung kiến thức đã học
Nội dung hoạt động: Vận dụng, tìm tòi, mở rộng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 1: Qua hình ảnh của những lao động trẻ em trong hầm mỏ ở nước Anh, em hãy nêu một số quyền và nghĩa vụ của trẻ em hiện nay? 
Câu 2. Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có tác động gì đến cách mạng Việt Nam?
Câu 3. Việt Nam hiện nay là quốc gia theo chế độ xã hội nào? Mác và Ăng ghen đã tiên đoán về chế độ xã hội này từ khi nào? Được thể hiện qua văn kiện nào?
Bước 2:GV theo dõi hướng dẫn giúp đỡ HS; 
Bước 3: GV ghi nhận câu trả lời của HS. 
Bước 4:GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
HS thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ, trao đổi
HS báo cáo kết quả
HS cập nhật sản phẩm của hoạt động học tập.
E. Hướng dẫn tự học ở nhà: 
- Học bài cũ
- Đọc trước bài 9 tìm hiểu các nội dung:
+ Chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ
+ Tình hình kinh tế, chính trị-xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX
+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ: Tên, hình thức đấu tranh, ý nghĩa.
+ Tìm hiểu về Ti-lắc
*Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_8_chu_de_phong_trao_cong_nhan_cuoi_the_k.docx