Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 1: Tôn trọng lẽ phải - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 1: Tôn trọng lẽ phải - Năm học 2020-2021

2. Kiểm tra bài cũ:

- Mục tiêu : HS nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài, nội dung kiến thức cũ liên quan.

- Thời gian: 5 phút

- Phương pháp: hs lên bảng trình bày, tự nghiên cứu

- Phương tiện, tư liệu: SGK ; thước thẳng,

3. Các hoạt động học:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* Hoạt động 1:Khởi động

- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

- Thời gian:10 phút

- Cách thức tiến hành: Hoạt động chung

- Dự kiến sản phẩm của học sinh : Trình bày miệng

- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá.

GV viết lên bảng phụ câu tục ngữ:

? Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào?

? Theo em câu tục ngữ trên khuyên nhủ chúng ta điều gì?

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ

* Báo cáo kết quả “Nói phải củ cải cũng nghe”

 

doc 6 trang thuongle 2531
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 1: Tôn trọng lẽ phải - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày .... tháng....năm 2020
 Tiết: 1- Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được thế nào là lẽ phải, tôn trọng lẽ phải
- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Phân biệt được hành vi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải.
Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
2. Kỹ năng: 
- Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.	
3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực giải quyết vấn đề.
-Năng lực hợp tác.
-Năng lực tư duy
- Năng lực tự học
- Năng lực ngôn ngữ.
4. Định hướng phát triển phẩm chất:
- Giáo dục ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;
- Giáo dục tính trung thực, cần cù, kỉ luật, sáng tạo;
- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.
- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lý của dân tộc.
5. Nội dung tích hợp: (nếu có bài cần tích hợp các môn khác)
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
Giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm
III. Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của giáo viên: SGK,SGV, tư liệu tham khảo
- Phiếu học tập
IV. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định lớp: 
Lớp
Sĩ số
Vắng( lý do)
8A1
8A2
8A3
8A4
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Mục tiêu : HS nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài, nội dung kiến thức cũ liên quan. 
- Thời gian: 5 phút
- Phương pháp: hs lên bảng trình bày, tự nghiên cứu
- Phương tiện, tư liệu: SGK ; thước thẳng,
3. Các hoạt động học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
* Hoạt động 1:Khởi động 
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
- Thời gian:10 phút
- Cách thức tiến hành: Hoạt động chung
- Dự kiến sản phẩm của học sinh : Trình bày miệng
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá.
GV viết lên bảng phụ câu tục ngữ:
? Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào?
? Theo em câu tục ngữ trên khuyên nhủ chúng ta điều gì?
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ
* Báo cáo kết quả
“Nói phải củ cải cũng nghe”
*Đánh giá kết quả: GV nhận xét chốt: Nói lẽ phải, những điều đúng đắn luôn được mọi người công nhận ủng hộ. Nếu trong cuộc sống hang ngày, mọi người ai cũng biết cư sử đúng đắn, tôn trọng lẽ phải, thực hiện tốt những quy định chung của cộng đồng thì xã hội sẽ trở lên tốt đẹp và lành mạnh biết bao 
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
- Mục tiêu: HS biết phân biệt lẽ phải, làm theo lẽ phải, phê phán cái sai trái trong truyện và trong tình huống.
- Thời gian:
- Cách thức tiến hành: HS nghiên cứu SGK, giải quyết vấn đề
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Trình bày miệng.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục Đặt vấn đề
GV:Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Cho HS quan sát trên máy chiếu 3 mục 123
? Đọc câu chuyện và các tình huống trong mục ĐVĐ
1. Nhận xét việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích?
2. Theo em trong những trường hợp trên hành động như thế nào được coi là đúng đắn, phù hợp? Vì sao?
GV nhận xét: Xung quanh chúng ta có nhiều hành vi tôn trọng lẽ phải xong cũng có nhiều hành vi không tôn trọng lẽ phải, chúng ta cần phải phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải, biết 
Đặt vấn đề.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Mục tiêu: HS hiểu thế nào là lẽ phải, tôn trọng lẽ phải và ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải.
- Thời gian:
- Cách thức tiến hành: Hoạt động nhóm
- Dự kiến sản phẩm của học sinh : - Phiếu học tập nhóm
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV: Chia lớp thành 3 nhóm
- Phát phiếu học tập ghi 3 câu hỏi
1. Em hiểu thế nào là lẽ phải? tôn trọng lẽ phải?
2. Tìm những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải?
3. Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đỗi với xã hội?
* Học sinh tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ
* Báo cáo kết quả
- Các nhóm báo cáo
* Đánh giá kết quả
GV nhận xét chốt kiến thức và ghi bảng
II. Nội dung bài học
1. Lẽ phải, tôn trọng lẽ phải.
- Lẽ phải: là những điều đúng đắn phù hợp với đạo lý và lợi ích của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải: 
+ bảo vệ, công nhận, tuân theo và ủng hộ những điều đúng đắn.
+ biết điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực.
+không chấp nhận và không làm theo những điều sai trái...
2. Biểu hiện
- Chấp hành tốt nội quy nơi sống, làm việc và học tập.
3. Ý nghĩa
- Tôn trọng lẽ phải giúp con người có cách cư xử phù hợp.
- Làm lành mạnh mối quan hệ xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển
* Hoạt động 3: Luyện tập (ghi rõ nội dung, ví dụ áp dụng vào dạng bài tập...)
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học
- Thời gian:
- Cách thức tiến hành: Hoạt động cá nhân
- Dự kiến sản phẩm của học sinh: Vở bài tập, 
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu học sinh
? làm bài tập a,b trong SGK vào vở.
HS tiếp nhận 
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc cá nhân
- GV quan sát HS làm và gợi ý , giải quyết khó khăn đối với HS yếu kém
- Dự kiến sản phẩm:
Bài tập a.b,c
* Báo cáo kết quả
- GV gọi mỗi bài 1 bạn HS làm chưa được hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.
* Đánh giá kết quả
- HS nhận xét, bổ sung đánh giá
- GV nhận xét đánh giá
-> GV chốt kiến thức và ghi bảng 
GV: cho HS đọc Bài 4,5
4. Hãy kể một vài ví dụ về việc tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà em biết?
5. Em hãy sưu tầm một số ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải?
- Thật vàng, không sợ lửa
- Danh ngôn: "Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận"
6. Theo em, học sinh cần phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?
TL: 
- Phải có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải. 
- Phải phân biệt các hành vi thể hiện tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày.
- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải.
- Phải sống trung thực thật thà và tôn trọng người khác.
- Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống , làm việc và học tập
II. Bài tập
a) Bài tập 1.(4)
Trả lời: Em lựa chọn cách giải quyết: 
(c) Bởi vì: khi bạn có ý kiến em lắng nghe tức là em tôn trọng ý kiến của bạn, khi lắng nghe ý kiến của bạn trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến của bạn đúng em phải bảo vệ ý kiến đó tức là em tôn trọng lẽ phải. Nếu ý kiến của bạn chứa đúng em phải thuyết phục bạn và mọi người thấy được cái sai để tôn trọng ý kiến đúng.
2. Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án?
Trả lời:
 Em chọn phương án (c). Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.
Bởi vì: Nếu bạn thân mắc khuyết điểm em chỉ rõ cái sai của bạn, khuyên bạn nhận ra cái sai để khắc phục sửa chữa và lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa, chính là em đã hành động đúng, không bao che dung túng những thiếu sót của bạn, đó là em đã giúp đỡ bạn một cách chân tình thẳng thắn, là em đã tôn trọng lẽ phải, giúp bạn điều chỉnh suy nghĩ và hành động của mình theo hướng tích cực.
3(5-sgk)
Trả lời:
Theo em, hành vi (a),(c),(e) biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải.
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn
- Thời gian:
- Cách thức tiến hành: Hoạt động cá nhân , nhóm
- Dự kiến sản phẩm của học sinh : Quan điểm về lẽ phải
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá.
GV: yêu cầu HS bày tỏ ý kiến của em về nhận xét sau:
Lẽ phải thuộc về những kẻ mạnh và giàu có
HS: tiếp nhận
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc cá nhân
- GV quan sát HS làm và gợi ý các cách bày tỏ ý kiến
- Dự kiến sản phẩm không đồng tình vì: Lẽ phải thuộc về chân lý, chính nghĩa. Kẻ mạnh, người giàu bất cứ ai cũng phải tôn trọng lẽ phải. Mọi người tôn trọng lẽ phải làm cho xã hội công bằng và tốt đẹp hơn 
* Báo cáo kết quả:
- HS nhận xét, bổ sung đánh giá
- GV nhẫn xét, đánh giá
- Dự kiến những bài tập và GV yêu cầu học sinh làm.
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: HS mở rộng kến thức đã học
- Thời gian:
- Cách thức tiến hành: cá nhân
- Dự kiến sản phẩm của học sinh : Câu trả lời của HS vào trong vở.
- Dự kiến đánh giá năng lực học sinh -
GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm hiểu và liên hệ.
Sưu tầm những câu chuyện , câu ca dao tục ngữ kể về những tấm gương tôn trọng cân lý, lẽ phải.
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Đọc yêu cầu
+Về nhà suy nghĩ trả lời
4.4. Củng cố: Củng cố lại kiến thức trong bài; kiểm tra sự hiểu biết của học sinh và cho học sinh tự kiểm tra
4.5. Hướng dẫn tự học ở nhà (dành từ 5 trở lên): Giao nhiệm vụ và hướng dẫn bài về nhà cho học sinh, những yêu cầu cần chuẩn bị cho tiết học tiếp theo
HS đọc và tìm hiểu trước bài mới.
5. Rút kinh nghiệm:
5.1. Kế hoạch và tài liệu dạy học:
5.2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh:
5.3. Hoạt động của học sinh:
*****************************************************
Ghi chú
* Một số lưu ý khi xây dựng giáo án: 
- Quy trình 5 hoạt động nêu trên không cứng nhắc mà có thể được thiết kế và thực hiện linh hoạt, mềm dẻo nhưng phải tương ứng với từng đơn vị kiến thức; có thể kết hợp với nhau một, hai hoạt động tuỳ theo đặc trưng của từng bài học (Ví dụ có những bài học hoạt động 3,4,5 kết hợp thành một hoạt động)
- Trong từng hoạt động cần ghi rõ công việc của GV và HS; hoạt động khởi động có thể linh hoạt đối với yêu cầu này;
- Trong mục Cách thức tiến hành cần cụ thể các hoạt động (Gồm cả phương pháp, hình thức hoạt động, đối tượng hoạt động);
- Cột nội dung không cần thiết phải ghi lại toàn bộ những kiến thức trong SGK mà chỉ ghi những ý chính, kiến thức trọng tâm, những điểu cần bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_1_ton_trong_le_phai_nam.doc