Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 16+17: Quyền sở hữu tài sản, nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 16+17: Quyền sở hữu tài sản, nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng - Năm học 2020-2021

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-Nêu được thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

-Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài

sản của công dân.

-Nêu được nghĩa vụ của công dân phải tôn trọng tài sản của người khác.

-Hiểu thế nào là tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.

-Nêu được nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

-Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

.2. Nănglực:

- Năng lực chung: Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Hợp tác giải quyết vấn đề xã hội; Thực hiện trách nhiệm công dân với cộng

đồng, đất nước

+ Phân biệt được hành vi tôn trọng với hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản của người khác.

+ Biết thực hiện qui định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người

khác.

+Biết phối hợp với mọi người và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công

cộng.

3. Phẩm chất :

- Có ý thức tôn trọng tài sản của người khác, tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng; tích cực

tham gia giữ gìn tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng;

- Phê phán hành vi xâm hại đến tài sản của công dân, những việc làm, hành vi làm gây thiệt hại đến tài

sản Nhà nước và lợi ích công cộng.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

- Kế hoạch bài dạy; phiếu học tập

- Sách giáo khoa môn GDCD lớp 8; Tình huống liên quan đến nội dung bài học.

pdf 8 trang thucuc 35474
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 16+17: Quyền sở hữu tài sản, nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 
GV: NGUYỄN MINH NHẬT 1 
Tuần 23 ->26 NS:23/02/2021 
Tiết 23 -> 26 ND:27/02/2021 
Bài 16+17: QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN, NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ 
TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG (4 tiết) 
I.Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
-Nêu được thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. 
-Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài 
sản của công dân. 
-Nêu được nghĩa vụ của công dân phải tôn trọng tài sản của người khác. 
-Hiểu thế nào là tài sản nhà nước, lợi ích công cộng. 
-Nêu được nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. 
-Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng 
.2. Nănglực: 
- Năng lực chung: Rèn luyện năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ. 
- Năng lực chuyên biệt: Hợp tác giải quyết vấn đề xã hội; Thực hiện trách nhiệm công dân với cộng 
đồng, đất nước 
+ Phân biệt được hành vi tôn trọng với hành vi vi phạm quyền sở hữu tài sản của người khác. 
+ Biết thực hiện qui định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người 
khác. 
+Biết phối hợp với mọi người và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công 
cộng. 
3. Phẩm chất : 
- Có ý thức tôn trọng tài sản của người khác, tôn trọng tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng; tích cực 
tham gia giữ gìn tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng; 
- Phê phán hành vi xâm hại đến tài sản của công dân, những việc làm, hành vi làm gây thiệt hại đến tài 
sản Nhà nước và lợi ích công cộng. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu: 
- Kế hoạch bài dạy; phiếu học tập 
- Sách giáo khoa môn GDCD lớp 8; Tình huống liên quan đến nội dung bài học. 
III. Tiến trình dạy học: 
Hoạt động 1: Khởi động 
- Mục đích: Kích thích HS tìm hiểu về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người 
khác, tạo tâm thế tích cực cho HS và dẫn dắt HS vào bài học. 
- Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. 
- Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi của GV. 
- Cách thức thực hiện: 
* GV cho HS theo dõi đoạn phim và yêu cầu HS nêu nhận xét. 
 GV cầm quyển sách GDCD và nói : “Cuốn sách này của tôi ” tức là GV đã khẳng định quyền gì 
đối với quyển sách này ? 
 HS An cầm quyển sách và nói : “Cái bút này là của tôi ” -> HS An đã khẳng định quyền gì với cái 
bút ? 
 HS trả lời : GV là chủ sở hữu của cuốn SGK 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 
GV: NGUYỄN MINH NHẬT 2 
 HS là chủ sở hữu của cái bút 
 GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người 
khác 
- Mục đích: HS nêu được thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản 
của người khác. 
- Nội dung: Quy định pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản 
của người khác. 
- Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động; trả lời được câu hỏi 
- Cách thức tiến hành: 
Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Giáo viên GV chia lớp thành 3 nhóm và tổ chức học 
sinh thảo luận các tình huống trong SGK. 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
-HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích 
học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm 
vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm 
việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - 
linh hoạt). 
 Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình 
bày. 
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả 
thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa 
các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
Nhóm 1. Những người sau đây có quyền gì ? Em hãy chọn đúng các mục tương ứng ? 
1- Người chủ xe máy 
2- Người được giao giữ xe máy 
3- Người muợn xe máy 
a- Giữ gìn bảo quản xe 
b- Sử dụng xe để đi 
c- Bán, tặng, cho người khác 
Nhóm 2. Người chủ xe có quyền gì ? Em hãy chọn các nội dung tương ứng ? 
1- Cất giữ trong nhà 
2- Dùng để đi chở hàng 
3- Bán, tặng , cho mượn 
a- Sử dụng 
b- Định đoạt 
c- Chiếm hữu 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 
GV: NGUYỄN MINH NHẬT 3 
Nhóm 3. Bình cổ ông An tìm được có thuộc về ông An không ?Ông An có quyền bán chiếc 
bình cổ đó không ? Vì sao ? 
- Bình cổ không thuộc về ông An mà thuộc về nhà nước . 
- Chủ sở hữu mới có quyền bán bình cổ đó là cơ quan văn hoá hoặc bảo tàng . 
* GV cho HS theo nhóm cặp đôi hoàn thành phiếu 
học tập. 
-Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì ? gồm những 
quyền cơ bản nào? 
-Trong cả ba quyền trên theo em quyền nào là quan 
trọng nhất? Vì sao? 
GV chốt lại : Chiếm hữu là chiếm giữ tài sản; định đoạt 
là quyết định số phận tài sản; sử dụng là dùng đúng mục 
đích . 
* GV giải thích -> đọc điều 189,198,201 Bộ luật Dân 
sự 
- Theo em, tài sản như thế nào là hợp pháp và bất hợp 
pháp ? (Hợp pháp:Tài sản do mình làm ra hoặc do thừa 
kế, để dành ) 
II. NỘI DUNG BÀI HỌC: 
A. Quyền sở hữu tài sản của công dân : 
1. Khái niệm: 
- Quyền sở hữu tài sản của công dân: Là 
quyền của công dân đối với tài sản thuộc 
quyền sở hữu của mình, bao gồm: 
 + Quyền chiếm hữu. 
 + Quyền sử dụng. 
 + Quyền định đoạt. 
- Công dân có quyền sở hữu tài sản hợp 
pháp của mình : của cải để dành, nhà ở, 
nhà cho thuê... 
* GV yêu cầu học sinh kể tên một số tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân (GV kẻ bảng và gợi ý 
học sinh trả lời) 
Quyền sở hữu tài sản gì? Ví dụ tài sản 
Tư liệu sinh hoạt Tủ lạnh, quạt, ti vi , xe máy 
Thu nhập hợp pháp 
Lương, phụ cấp đi làm của bố mẹ 
Góp vốn kinh doanh 
Nuôi tôm, bán hàng, kinh doanh 
Tư liệu sản xuất 
Máy xay xát, máy cày bừa..... 
Của cải để dành 
Tiết kiệm vàng, tiền .. 
(Tiết 24) 
* GV cho HS liên hệ thực tế kể tên tài sản của 
công dân. 
- Gia đình em có tài sản gì? 
- Bố mẹ em có sở hữu lương không ? 
- Nhà ở do Nhà nước cấp gia đình em có quyền sở 
hữu không ? 
- Bố mẹ em có sổ tiết kiệm không ? Tiền này gọi là 
tiền gì ? 
- Chú An mua máy xát để sản xuất, quyền tài sản của 
chú An là gì ? 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 
GV: NGUYỄN MINH NHẬT 4 
- Cô Hạnh có người bà con đi nước ngoài gửi biếu 
tiền, cô có được sử dụng không ? 
* GV cho HS thảo luận cặp đôi: 
- Đối với tài sản của người khác, công dân có nghĩa 
vụ gì ? Lấy VD ? 
-> GV : Chốt ý đúng, giải thích và liên hệ tấm gương 
HS tôn trọng tài sản của người khác trong nhà trường. 
-Trách nhiệm của nhà nước đối với quyền sở hữu tài 
sản của công dân? 
-> GV nhấn mạnh cách thức bảo vệ tài sản của công 
dân, pháp luật nhà nước quy định: Phải có giấy tờ đầy 
đủ, đăng kí 
2. Nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của 
người khác : 
- Không xâm phạm tài sản của người khác. 
- Nhặt được của rơi đem trả người đánh mất, 
hoặc báo cơ quan có thẩm quyền . 
-Nợ, vay, mượn phải trả đúng hẹn. Nếu mất, 
hỏng phải bồi hoàn theo qui định của pháp 
luật. 
3. Nhà nước : 
-Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp 
pháp của công dân. 
* GV giao nhiệm vụ cho HS: Làm bài tập 
- Bài tập 1: Khi thấy một bạn nào đó cùng trang lứa 
với em đang lấy tiền của người khác, em sẽ làm gì ? 
Vì sao em làm như vậy? 
- Bài tập 2: Tìm một số câu ca dao, tục ngữ có nội 
dung liên quan đến quyền sở hữu của công dân 
Bài tập 1. 
-Em sẽ làm động tác để người đó biết mình 
đang bị mất cắp, sau đó em sẽ khuyên bạn . 
-Vì tài sản đó do lao động vất vả họ mới có 
được, làm như vậy là không thật tha, là xấu, 
bị pháp luật xử lý . 
Bài tập 2. 
* Tục ngữ: 
- Cha chung không ai khóc 
- Của mình thi giữ bo bo 
 Của người thì để cho bò nó ăn 
- Ăn một miếng, tiếng một đời 
- Lòng tham không đáy 
* Ca dao : 
Chim tham ăn va vào vòng lưới 
Cá tham mồi mắc phải lưỡi câu . 
(Tiết 25) 
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về nghĩa vụ nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích 
công cộng 
- Mục đích: +HS hiểu thế nào là tài sản nhà nước, lợi ích công cộng. 
 +Nêu được nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo 
vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. 
- Nội dung: Khái niệm tài sản nhà nước, lợi ích công cộng; nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm của 
Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. 
- Sản phẩm: HS tích cực tham gia hoạt động; trả lời được câu hỏi 
- Cách thức tiến hành: 
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
* Giáo viên GV chia lớp thành 3 nhóm và tổ chức học 
sinh thảo luận các tình huống trong SGK. 
B. Nghĩa vụ nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ 
tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 
GV: NGUYỄN MINH NHẬT 5 
-Em hãy cho biết ý kiến của các bạn và ý kiến của Lan 
và giải thích đúng hay sai ? 
( Ý kiến của Lan là đúng vì rừng là tài sản quốc gia, 
nhà nước giao cho kiểm lâm và các UBND quản lý ) 
-Ở vào trường hợp của Lan, em sẽ xử sự như thế nào ? 
( Em sẽ báo cho cơ quan có thầm quyền can thiệp ) 
-Qua tình huống trên, em rút ra được bài học gì ? 
( Bài học: Phải có trách nhiệm với tài sản của nhà 
nước ) 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
-HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích 
học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm 
vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm 
việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi 
mở - linh hoạt) 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học 
tập 
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm 
trình bày. 
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết 
quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác 
hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
* GV : Tổ chức cho HS thảo luận, ghi trên phiếu học 
tập: 
Câu 1. Em hãy kể tên một số tài sản nhà và một số 
công trình công cộng đem lại lợi ích cho mọi người dân 
? 
Tài sản nhà nước Lợi ích công cộng 
Đất đai Đường xá 
Rừng núi Cầu cống 
Sông hồ Bệnh viện 
Nguồn nước Trường học 
Tài nguyên thiên nhiên Công viên 
Nhà văn hoá Vốn nhà nước đầu tư 
Khu du lịch Tài sản nhà nước 
Câu 2. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước 
và lợi ích công cộng ? 
- Nghĩa vụ tôn trọng 
+ Bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng 
+ Tăng cưởng quản lý 
+ Bảo vệ lợi ích cộng đồng 
+ Chống lãng phí, tham ô, tham nhũng 
+ Tuyên truyền, giáo dục 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 
GV: NGUYỄN MINH NHẬT 6 
+ Đấu tranh với hành vi xâm phạm 
Câu 3. Học sinh chúng ta cần có trách nhiệm gì đối 
với tài sản nhà nước, lợi ích công cộng? 
- Trách nhiệm đối với học sinh . 
+ Giữ gìn vệ sinh môi trường 
+ Bảo vệ tài sản lớp, trường 
+ Tiết kiệm trong sử dụng điện, nước 
+ Có lối sống giản dị 
+ Phê phán hành vi xâm phạm 
+ Tuyên truyền vận động mọi người thực hiện tốt 
* GV củng cố phần này bằng bài tập tình huống. 
Hoàng và An giờ ra chơi hay nô đùa, xô đầy nhau. 
Hoàng đầy An và vào kính cửa và làm ô cửa kính bị 
vỡ. 
Câu hỏi : 
- Hoàng và An đã vi phạm gì ? 
- Nhà trường xử lý hành vi của Hoàng và An như 
thế nào ? 
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ 
 Giáo viên: GV đàm thoại cùng học sinh : 
- Tài sản nhà nước bao gồm những loại nào? Thuộc 
quyền sở hữu của ai ? Khai thác các tài sản đó phục vụ 
nhân dân thì được gọi là gì ? 
- Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có tầm quan 
trọng như thế nào ? 
- Vậy để đảm bảo lợi ích chung công dân cần làm gì? 
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ 
- Học sinh: quan sát, đọc SGK 
- Giáo viên: hướng dẫn HS trả lời 
*Báo cáo kết quả 
*Đánh giá kết quả 
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá 
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 
(Tiết 26) 
* GV cho HS thảo luận nhóm: Em hãy nêu một vài 
hành vi xâm phạm tài sản nhà nước và lợi ích công 
1. Khái niệm : 
-Tài sản Nhà nước bao gồm đất đai, rừng 
núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong 
lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục 
địa, vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà 
nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình 
thuộc các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội 
cùng các tài sản mà pháp luật quy định là 
của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân, 
do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí. 
-Lợi ích công cộng là những lợi ích chung 
dành cho mọi người và xã hội. 
=> Tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng 
là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển 
kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống 
vật chất và tinh thần của nhân dân. 
2.Trách nhiệm của công dân : 
- Không được xâm phạm (lấn chiếm, phá 
hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân) 
tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. 
- Khi được Nhà nước giao cho quản lí, sử 
dụng phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết 
kiệm, có hiệu quả, không tham ô lãng phí. 
3.Trách nhiệm của Nhà nước : 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 
GV: NGUYỄN MINH NHẬT 7 
cộng? Hậu quả của những việc làm đó? 
+HS thảo luận -> trình bày. GV nhận xét chung. 
=> GV đưa thêm VD về tham ô của công, lãng phí 
bị pháp luật xử lí -> liên hệ tư tưởng tấm gương đạo 
đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham 
nhũng, lãng phí. 
- Nhà nước có những biện pháp gì để bảo vệ tài sản của 
Nhà nước và lợi ích công cộng? 
* GV nêu VD phân tích -> giáo dục HS ý thức bảo vệ 
của công, bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện, nước 
-Ban hành và tổ chức thực hiện các quy 
định pháp luật về quản lí và sử dụng tài 
sản thuộc sở hữu toàn dân 
-Tuyên truyền, giáo dục mọi công dân 
thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài 
sản Nhà nước và lợi ích công cộng. 
Hoạt động 3: Luyện tập 
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội. 
- Nội dung: Liên hệ thực tế tình hình địa phương 
- Sản phẩm: HS trả lời đúng các câu hỏi. 
- Tổ chức thực hiện: 
* GV giao nhiệm vụ cho HS: 
Bài tập 1: Trong các tài sản sau, tài sản nào thuộc quyền sở hữu của công dân? 
-Phần vốn, tài sản trong doanh nghiệp tư nhân 
-Đất đai 
-Đường quốc lộ 
-Trường học 
-Bệnh viện 
-Rừng núi 
-Khoáng sản 
-Tài nguyên trong lòng đất 
-Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh 
Bài tập 2 /SGK: 
- Em nhận xét việc làm của ông Tuấn. 
- Việc làm của ông Tuấn đúng, sai chỗ nào ? Vì sao ? 
- Ông Tuấn có trách nhiệm và nghĩa vụ gì ? 
=> HS liên hệ việc làm của mình : Giữ gìn vệ sinh chung, tiết kiệm điện, nước, đấu tranh với những 
hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hoại tài nguyên thiên nhiên 
* GV giao nhiệm vụ cho HS: 
- Hãy kể tên một số tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng ở địa phương mà em biết? 
* GV tổ chức trò chơi tiếp sức: Chia lớp thành 2 đội, phổ biến luật chơi và tiến hành trò chơi: Em 
hãy nêu những tiêu cực hiện nay trong vấn đề tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng mà em 
biết ? 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 
GV: NGUYỄN MINH NHẬT 8 
+ Không tiết kiệm, lãng phí 
+Tham ô, tham nhũng 
+ Phá hoại tài nguyên thiên nhiên 
+Dùng vốn, tài sản nhà nước cho cá nhân 
+Trình độ quản lý kém . 
-Khi phát hiện các việc làm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, mỗi người cần có thái độ như thế 
nào và cần phải làm gì? 
Hoạt động 4: Vận dụng 
- Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học của bài. 
- Nội dung: Những việc làm của bản thân thực hiện tốt nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và 
lợi ích công cộng? 
- Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi. 
 - Tổ chức thực hiện: 
* GV giao nhiệm vụ cho HS (theo nhóm về nhà làm trong 1 tuần): Vận dụng kiến thức đã học để bày 
tỏ quan điểm của mình tán thành hay không tán thành ý kiến sau? Giải thích vì sao? 
 “Việc bảo vệ tài sản NN và LICC là trách nhiệm của những người được giao quản lí” 
GV khuyến khích HS tự giác hoàn thành các nhiệm vụ trong hoạt động này với sự giúp đỡ, hỗ trợ của 
gia đình, tham khảo bạn bè... 
- Học bài, làm bài tập còn lại trong SGK. 
- Ôn tập các bài đã học để tiết sau kiểm tra giữa kì II. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_1617_quyen_so_huu_tai_sa.pdf