Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 16+17: Quyền sở hữu tài sản, nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng - Trường Trung học Cơ sở Nam Định - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 16+17: Quyền sở hữu tài sản, nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng - Trường Trung học Cơ sở Nam Định - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu được nội dung quyền sở hữu, biết những tài sản thuộc tài sản sở hữu của công dân.

- Hiểu được tài sản nhà nước là tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân, do nhà nước chịu trách nhiệm quản lý.

3. Năng lực

- Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác .

- Năng lực chuyên biệt: Hợp tác để giải quyết các vần đề của xã hội, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân.

2. Phẩm chất

Yêu nước, trách nhiệm, nhân ái .

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, bảng phụ, các câu truyện về tình huống, máy chiếu, bài tập .

2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà, sưu tầm tài liệu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động 1: Khởi động

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

a. Mục tiêu

Học sinh được nội dung quyền sở hữu, biết những tài sản thuộc tài sản sở hữu của công dân, tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.

b. Nội dung hoạt động

Cá nhân, trao đổi với bạn.

c. Sản phẩm học tập

Học sinh trả lời được gợi ý của giáo viên.

d. Tổ chức hoạt động

I. §Æt vÊn ®Ò

- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và tổ chức học sinh thảo luận các tình huống trong sách giáo khoa.

 

doc 7 trang thucuc 6092
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 16+17: Quyền sở hữu tài sản, nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng - Trường Trung học Cơ sở Nam Định - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	23, 24, 25, 26	Ngày soạn: 20/2/2021
Tiết 	23, 24, 25, 26	 
CHỦ ĐỀ: QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNGTÀI SẢN 
CỦA NGƯỜI KHÁC, TÀI SẢN CỦA NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được nội dung quyền sở hữu, biết những tài sản thuộc tài sản sở hữu của công dân.
- Hiểu được tài sản nhà nước là tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân, do nhà nước chịu trách nhiệm quản lý.
3. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác ....
- Năng lực chuyên biệt: Hợp tác để giải quyết các vần đề của xã hội, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân. 
2. Phẩm chất
Yêu nước, trách nhiệm, nhân ái ..
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, bảng phụ, các câu truyện về tình huống, máy chiếu, bài tập ...
2. Học sinh: Xem trước bài ở nhà, sưu tầm tài liệu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động 1: Khởi động 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 
a. Mục tiêu
Học sinh được nội dung quyền sở hữu, biết những tài sản thuộc tài sản sở hữu của công dân, tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.
b. Nội dung hoạt động
Cá nhân, trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm học tập
Học sinh trả lời được gợi ý của giáo viên.
d. Tổ chức hoạt động
I. §Æt vÊn ®Ò
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và tổ chức học sinh thảo luận các tình huống trong sách giáo khoa. 
- Giáo viên giao câu hỏi cho từng cặp đôi.
Câu 1. Những người sau đây có quyền gì ? Em hãy chọn đúng các mục tương ứng ? 
1. Người chủ xe máy 
2. Người được giao giữ xe máy 
3. Người muợn xe máy 
a. Giữ gìn bảo quản xe 
b. Sử dụng xe để đi 
c. Bán, tặng, cho người khác 
Câu 2. Người chủ xe có quyền gì ? Em hãy chọn các nội dung tương ứng ? 
1. Cất giữ trong nhà
2. Dùng để đi chở hàng
3. Bán, tặng, cho mượn
a. Sử dụng 
b. Định đoạt 
c. Chiếm hữu
Câu 3. Bình cổ ông An tìm được có thuộc về ông An không? Vì sao? ông An có quyền bán chiếc bình cổ đó không ? Vì sao ? 
- Bình cổ không thuộc về ông An mà thuộc về Nhà nước.
- Chủ sở hữu mới có quyền bán bình cổ đó là cơ quan văn hoá hoặc bảo tàng. 
Giáo viên chốt lại: Chiến hữu là chiếm giữ tài sản; định đoạt là quyết định số phận tài sản; sử dụng là dùng đúng mục đích.
GV chốt lại: Chiến hữu là chiếm giữ tài sản; định đoạt là quyết định số phận tài sản; sử dụng là dùng đúng mục đích.
GV cho học sinh làm bài tập củng cố (dùng bảng phụ)
- Trong các tài sản sau, tài sản nào thuộc quyền sở hữu của công dân:
+ Phần vốn, tài sản trong doanh nghiệp tư nhân.
+ Đất đai.
+ Đường quốc lộ. 
+ Trường học.
+ Bệnh viện.
+ Rừng núi.
+ Khoáng sản.
+ Tài nguyên trong lòng đất.
+ Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
- Học sinh đọc tình huống Sách giáo khoa.
- Giáo viên tổ chức chi lớp thành 3 nhóm thảo luận theo các câu hỏi .
- Em hãy cho biết ý kiến của các bạn và ý kiến của Lan và giải thích đúng hay sai ? 
Ý kiến của Lan là đúng vì rừng là tài sản quốc gia: Nhà nước giao cho kiểm lâm và các ủy ban nhân dân quản lý.
- Ở vào trường hợp của Lan, em sẽ xử sự như thế nào ?
Em sẽ báo cho cơ quan có thầm quyền can thiệp.
- Qua tình huống trên, em rút ra được bài học gì ? 
Bài học: Phải có trách nhiệm với tài sản của nhà nước.
Tài sản nhà nước
Lợi ích công cộng
Đất đai 
Đường xá
Rừng núi 
Cầu cống
Sông hồ 
Bệnh viện
Nguồn nước 
Trường học 
Tài nguyên thiên nhiên 
Công viên 
Nhà văn hoá
Vốn nhà nước đầu tư 
Khu du lịch 
Tài sản nhà nước
- GV: Tổ chức cho HS thảo luận
Câu 1. Em hãy kể tên một số tài sản nhà và một số công trình công cộng đem lại lợi ích cho mọi người dân ?
Câu 2. Nghĩa vụ tôn trọng ,bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ?
Câu 3. Học sinh chúng ta cần có trách nhiệm gì ?
- Nghĩa vụ tôn trọng 
+ Bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng 
+ Tăng cưởng quản lý 
+ Bảo vệ lợi ích cộng đồng 
+ Chống lãng phí, tham ô, tham nhũng
+ Tuyên truyền, giáo dục 
+ Đấu tranh với hành vi xâm phạm 
- Trách nhiệm đối với học sinh.
+ Giữ gìn vệ sinh môi trường 
+ Bảo vệ tài sản lớp, trường 
+ Tiết kiệm trong sử dụng điện, nước. 
+ Có lối sống giản dị.
+ Phê phán hành vi xâm phạm. 
+ Tuyên truyền vận động mọi người. 
B. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
a. Mục tiêu
- Hiểu được nội dung quyền sở hữu, biết những tài sản thuộc tài sản sở hữu của công dân.
- Hiểu được tài sản nhà nước là tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân, do nhà nước chịu trách nhiệm quản lý.
b. Nội dung hoạt động
- Hoạt động nhóm.
- Hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm học tập
II. Nội dung bài học
1. Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân với tài sản thuộc sở hữu của mình, bao gồm:
+ Quyền chiếm hữu: trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.
+ Quyền sử dụng: khai thác giá trị tài sản.
+ Quyền định đoạt: quyền quyết định đối với tài sản đó (mua bán, cho, tặng ...)
- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác (nhặt được của rơi trả lại người mất, khi vay nợ phải trả đầy đủ và đúng hẹn ...).
2. Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân 
- Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật quyền sở hữu của công dân.
- Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác.
- Quy định các biện pháp và các hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác.
3. Tài sản nhà nước
- Đất đai, sông hồ, nguồn nước.
- Vốn, tài sản nhà nước.
- Thuộc quyền sở hữu toàn dân.
4. Lợi ích công cộng
Lợi ích dành cho mọi người 
5. Tầm quan trọng
- Là cơ sở vật chất để xây dựng và phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
6. Nghĩa vụ của công dân.
- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. 
- Không được xâm phạm.
- Khi được nhà nứơc giao quản lý, sử dụng phải bảo quản, giữ gìn, tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả tránh lãng phí, tham ô, tham nhũng.
7. Nhà nước quản lý tài sản như thế nào?
- Nhà nước ban hành pháp luật về quản lý và sử dụng 
- Tuyên truyền, giáo dục mọi người.
d. Tổ chức hoạt động
II. Nội dung bài học 
- GV chuyển ý: Bên cạnh quyền sở hữu, chúng ta cần phảI biết tôn trọng tài sản của người khác và nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu.
- GV đọc cho cả lớp nghe Điều 175 và 178 Bộ luật dân sự.
- GV đặt câu hỏi.
? Tôn trọng tài sản người khác thể hiện qua những hành vi nào ?
? Vì sao phải tôn trọng tài sản của người khác ?
? Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất gì ?
- GV cho HS thảo luận bài tập 5 SGK
- Những tài sản nào nhà nước quy định phảI đăng ký quyền sở hữu ? Vì sao phải đăng ký ?
- Đăng ký quyền sở hữu có phải là biện pháp tự bảo vệ tài sản không ? Vì sao ?
- Nêu một số biện pháp nhà nước bảo vệ quyền sở hữu của công dân ?
- GV kết luận toàn bài và chuyển sang mục nội dung bài học .
- Quyền sở hữu là gì ?
- Thế nào là quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt ?
- Trong ba quyền này, quyền nào là quan trọng nhất?
- Nghĩa vụ của công dân ?
- Nguyến tắc thực hiện ?
? Khi thấy một bạn nào đó cùng trang lứa với em đang lấy tiền của người khác, em sẽ làm gì? Vì sao em làm như vậy?
? Tìm một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến nội dung bài học này?
- Vay thì trả, chạm thì đền.
- Của phi nghĩa có giàu đâu
Ở cho ngay thật, giàu sang mới bền.
- Ai ơi đừng tham của người
Lấy một phải trả gấp mười về sau.
- Chữ tín thay đức con người,
Của mượn gìn giữ xong rồi trả ngay.
- Của người nhọc đổ mồ hôi,
Chớ vì tham đắm cướp về tay ta.
- GV đàm thoại cùng học sinh.
? Tài sản nhà nước bao gồm những loại nào ? Thuộc quyền sở hữu của ai ?
? Khai thác các tài sản đó phục vụ nhân dân thì được gọi là gì ?
? Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có tầm quan trọng như thế nào ?
- HS làm bài tập 2 SGK .
+ Em nhận xét việc làm của ông Tuấn
+ Việc làm của ông Tuấn đúng , sai chỗ nào ? Vì sao ?
+ Ông Tuấn có trách nhiệm và nghĩa vụ gì ?
? Nhà nước quản lý tài sản và lợi ích công cộng như thế nào ?
- GV tổng kết toàn bài.
C. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức bài học 
- Hệ thống hóa kiến thức đã được tìm hiểu.
b. Nội dung hoạt động
- Cá nhân.
c. Sản phẩm học tập
Học sinh trả lời đúng được các đáp án phần trắc nghiệm.
d. Tổ chức hoạt động
- Các câu hỏi học sinh làm bài tập:
Câu 1: Quyền sở hữu bao gồm các quyền nào?
A. Quyền chiếm hữu.
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền định đoạt.
D. Cả A,B,C.
Câu 2: Quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản được gọi là?
A. Quyền chiếm hữu.
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền định đoạt.
D. Quyền tranh chấp.
Câu 3: Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là?
A. Quyền sử dụng.
B. Quyền định đoạt.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tranh chấp.
Câu 4: Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là ?
A. Quyền định đoạt.
B. Quyền khai thác.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tranh chấp.
Câu 5: Chiếm hữu bao gồm ?
A. Chiếm hữu của chủ sở hữu.
B. Chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu.
C. Chiếm hữu hoàn toàn và chiếm hữu không hoàn toàn.
D. Cả A,B.
Câu 6: Việc ông A cho con gái thừa kế 1 mảnh đất đứng tên mình là ông thực hiện quyền nào?
A. Quyền sử dụng.
B. Quyền định đoạt.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền tranh chấp.
Câu 7: Bà B là chủ tịch tập đoàn quản trị, bà trực tiếp nắm giữ số cổ đông và trực tiếp điều hành công ty. Bà B có quyền sở hữu tài sản nào?
A. Quyền chiếm hữu.
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền định đoạt.
D. Cả A,B,C.
Câu 8: Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức nào?
A. Trung thực.
B. Tự trọng.
C. Liêm khiết.
D. Cả A,B,C.
Câu 9: Nhà nước quyền sở hữu hợp pháp của công dân. Trong dấu “ ” đó là?
A. Công nhận và chịu trách nhiệm.
B. Bảo hộ và chịu trách nhiệm.
C. Công nhận và đảm bảo.
D. Công nhận và bảo hộ.
Câu 10: Tài sản của nhà nước gồm có?
A. Tài nguyên đất.
B. Tài nguyên nước.
C. Tài nguyên và khoáng sản.
D. Cả A,B,C.
Câu 11: Những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội được gọi là?
A. Lợi ích.
B. Lợi ích tập thể.
C. Lợi ích công cộng.
D. Lợi ích nhóm.
Câu 12: Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng được gọi chung là?
A. Điều kiện cơ bản.
B. Điều kiện cần thiết.
C. Điều kiện tối ưu.
D. Cơ sở vật chất.
Câu 13: Đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, công dân cần có trách nhiệm gì?
A. Tôn trọng và bảo vệ.
B. Khai thác và sử dụng hợp lí.
C. Chiếm hữu và sử dụng.
D. Tôn trọng và khai thác.
Câu 14: Lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước có ý nghĩa là?
A. Để phát triển kinh tế đất nước.
B. Nâng cao đời sống vật chất.
C. Nâng cao đời sống tinh thần.
D. Cả A,B,C.
Câu 15: Trên báo có đăng tin, tại tỉnh Bình Thuận xảy ra việc một số người quá khích đã đập phá tài sản, phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà nước. Hành vi này gọi là?
A. Phá hoại lợi ích công cộng.
B. Phá hoại tài sản của Nhà nước.
C. Phá hoại tài sản.
D. Phá hoại lợi ích.
D. Hoạt động 4: Vận dụng - mở rộng 
a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức bài học 
- Hệ thống hóa kiến thức đã được tìm hiểu.
b. Nội dung hoạt động
- Cá nhân, nhóm.
c. Sản phẩm học tập
Trả lời được nội dung giáo viên giao nhiệm vụ.
d. Tổ chức hoạt động
- Bài 1 (trang 46 sgk Giáo dục công dân 8): Khi trông thấy bạn cùng lứa tuổi với em đang lấy trộm tiền của một người, em sẽ làm gì ?
Em sẽ tìm cách báo cho người có tài sản biết mình đang bị mất cắp và sau đó giải thích, khuyên can bạn làm như vậy là không tốt, không thật thà; xâm phạm tài sản của người khác (tội trộm cắp) sẽ bị pháp luật xử lí.
- Bài 3 (trang 46 sgk Giáo dục công dân 8): Do có việc gấp, chị Hoa đem chiếc xe đạp của mình ra cửa hàng cầm đồ để vay tiền. Đến hẹn, chị mang tiền đến trả để lấy lại xe nhưng chiếc xe của chị đã bị Hà - con trai ông chủ cửa hàng - đem sử dụng làm gãy khung.
Theo em, Hà có được quyền sử dụng chiếc xe đó không ? Vì sao ? Ông chủ cửa hàng có những quyền gì đối với chiếc xe của chị Hoa, căn cứ vào đâu ? Chị Hoa có quyền đòi bồi thường chiếc xe bị hỏng không ? Ai sẽ phải bồi thường ?
Hà không có quyền sử dụng chiếc xe đó, vì chị Hoa gửi xe cho ông chủ cửa hàng. Hai bên đã có sự thỏa thuận thời gian, chị Hoa trả tiền và nhận lại xe. Như vậy, trong thời gian đó chủ cửa hàng có quyền chiếm hữu quản lý xe, giữ gìn cẩn thận không để mất mát, hư hỏng, trong thời gian chị Hoa gửi xe. Căn cứ vào Điều 180 Bộ luật Dân sự, chị Hoa có quyền đó: bồi thường xe đó. Ông chủ cửa hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho chị Hoa.
- Bài 1 (trang 49 sgk Giáo dục công dân 8): Giờ ra chơi, các bạn nam lớp 8B rủ nhau đá bóng trong sân trường. Đang hăng say, Hùng sút mạnh, quả bóng bay chệch về phía lớp học làm vỡ cửa kính. Thấy thế cả đám liền bỏ chạy. Em hãy nêu ý kiến của mình về việc làm của các bạn nam lớp 8B.
Việc các bạn lớp 8B đá bóng trong sân trường là sai với nội quy của nhà trường là không được đá bóng trong sân vì xung quanh sân trường là những dãy nhà lớp học.
Khi Hùng sút bóng làm vỡ cửa kính là Hùng đã làm hỏng tài sản của nhà trường, Hùng và các bạn phải có trách nhiệm trước việc làm của mình nhưng lại bỏ chạy trốn đề tránh trách nhiệm là sai. Các bạn nam lớp 8B phải tự kiểm điểm, nhận lỗi vì hành vi của mình và có trách nhiệm bồi thường cho nhà trường.
- Bài 3 (trang 49 sgk Giáo dục công dân 8): Học sinh chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng bằng cách nào ?
Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng của học sinh thể hiện qua các việc làm sau:
- Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các tài sản trong lớp như bàn ghế, cửa sổ, bóng điện, quạt...
- Thực hiện đúng các quy định của nhà trường (nội quy khi mượn sách ở thư viện, nội quy ở các phòng học chung, nội quy khi học ở phòng thí nghiệm...).
- Không vứt rác bừa bãi ra sân trường, nơi công cộng;
- Đấu tranh chông những hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước;
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_1617_quyen_so_huu_tai_sa.doc