Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu thế nào là liêm khiết. Nêu một số biểu hiện liêm khiết.

- Vì sao cần phải sống liêm khiết.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính.

- Biết sống liêm khiết, không tham lam.

3. Thái độ: Kính trọng những người liêm khiết, đồng thời phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng.

4. Năng lực hình thành– phẩm chất:

- Năng lực: nhận thức, giải quyết vấn đề, đánh giá và điều chỉnh hành vi, sáng tạo.

- Phẩm chất: khoan dung, tự chủ, tự tin.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên: - Phương tiện: SGK, SGV, GA, TLTK, phiếu học tập, một số câu chuyện, ca dao. nói về việc tôn trọng lẽ phải. Phiếu học tập.

2. Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, học bài cũ chuẩn bị bài mới; tự đọc phần ĐVĐ của bài học.

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Thuyết trình, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống,

 

doc 84 trang thucuc 3882
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 
Tiết: 1
 Ngày soạn: 08/9/2020
 Ngày dạy: 8B 09 /09/2020
 8A 10/09/2020
Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải. Nêu được những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. 
- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải. Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
2. Kĩ năng: Học sinh biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.
3. Thái độ: Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải. Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí dân tộc.
4. Năng lực hình thành
- Tự nhận thức, tự đánh giá và điều chỉnh hành vi.
- Giải quyết vấn đề, hợp tác, 
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của giáo viên.
 - SGK- SGV- SBTTH GDCD 8 
PHIẾU HỌC TẬP
Đọc mục Đặt vấn đề và hoàn thiện PHT sau :
NHÓM 1
NHÓM 2
NHÓM 3
Những việc làm ấy của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích chứng tỏ ông là người như thế nào?
Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số bị các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự như thế nào?
Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra em sẽ làm gì?
Nhận xét:
2. Chuẩn bị của HS.
- Câu chuyện, ca dao, tục ngữ, danh ngôn về phẩm chất này.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
GV nêu tình huống: Trên đường đi học về, Thắng và Hùng thấy một bạn học sinh nữ bị đám con trai bắt nạt. Thấy vậy, Thắng liền chạy tới can ngăn, giúp đỡ bạn nữ kia, còn Hùng thì nói: "Mặc kệ nó, mình bênh vực không khéo bị vạ lây".
? Em đồng tình với việc làm của bạn nào? Vì sao?
- HS trình bày – nhận xét, bổ sung
Gv kết nối bài học: Thắng là ngưòi tôn trọng lẽ phải, Vậy tôn trọng lẽ phải là gì? Tôn trong lẽ phải có ý nghĩa gì? Bài học hôm nay cô trò mình sẽ đi vào trả lời câu hỏi đó. 
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút)
- Học sinh tự đọc phần đặt vấn đề. 
- Chia học sinh thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 trường hợp trong thời gian 3'.
- HS thảo luận và trình bày kết quả theo hướng dẫn.
+ NHÓM 1: Những việc làm ấy của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích chứng tỏ ông là người như thế nào?
+ NHÓM 2: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số bị các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự như thế nào?
+ NHÓM 3: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra em sẽ làm gì?
- Gv động viên, khích lệ và chốt kiến thức cho HS.
HS thảo luận và đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp
DỰ KIẾN SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG NHÓM CỦA HỌC SINH
NHÓM 1
NHÓM 2
NHÓM 3
- Hành động của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích chứng tỏ ông là một người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lí, lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái.
- Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn khác thấy những điểm em cho là đúng, hợp lý.
- Em phải thể hiện thái độ không đồng tình của em đối với hành vi đó. 
-Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó và khuyên bạn lần sau không nên làm như vậy. 
- GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế:
? Tìm những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải ?
? Như vậy, tôn trọng lẽ phải biểu hiện ở những khía cạnh nào?
? Theo em lẽ phải là gì? Tôn trọng lẽ phải là gì ?
? Trái với tôn trọng lẽ phải là gì? Nêu một số biểu hiện cụ thể trong thực tế?
? Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào?
- GV chốt lại toàn bộ nội dung bài học, cho HS đọc nội dung bài học (SGK).
? Liên hệ bản thân về việc tôn trọng lẽ phải của em? Thái độ của em như thế nào đối với những hành vi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải?
- Biểu hiện tôn trọng lẽ phải:
+ Chấp hành tốt mọi quy định, nội quy nơi mình sống, học tập và làm việc.
+ Không nói sai sự thật.
+ Thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
+ Thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
+ Không vi phạm đạo đức và làm đúng những quy định của pháp luật. 
=> Tôn trọng lẽ phải biểu hiện ở nhiều khía cạnh: thái độ, cử chỉ, lời nói, hành động của con người.
1. Lẽ phải và tôn trọng lẽ phải
- Lẽ phải được coi là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội .
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận và ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh hành vi suy nghĩ cuả mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm những điều sai trái.
- Trái với tôn trọng lẽ phải là không tôn trọng lẽ phải:
 + Xuyên tạc, bóp méo sự thật.
+ Vu khống, bao che, làm theo cái sai, cái xấu.
+ Không dám bảo vệ sự thật, bảo vệ cái đúng
+ Không dám đấu tranh chống lại cái sai.
+ Vi phạm pháp luật.
2. Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải
- Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
- HS liên hệ bản thân.
- HS liên hệ.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (15 phút)
- Tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi để hoàn thiện các bài tập.
- HS đọc các trường hợp trong bài tập 1.
? Em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào trong các cách giải quyết trên? Giải thích tại sao?
- HS đọc các trường hợp trong bài tập 2.
? Nếu người bạn thân mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn những phương án nào ở trên?
-HS đọc các hành vi trong bài tập 3.
? Theo em, hành vi nào ở trên thẻ hiện sự tôn trọng lẽ phải?
HS đọc các hành vi trong bài tập 6.
? Theo em, học sinh cần làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải?
-HS các nhóm trinh bày, nhận xét.
- Gv nhận xét, chốt kiến thức theo yêu cầu các bài tập.
Bài tập 1
Lựa chọn ý kiến c: Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo.
Bài tập 2
Lựa chọn cách ứng xử c: Chỉ rõ cái sai của bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.
Bài tập 3
- Hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải:
a.Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập.
c. Phê phán nhữnh việc làm sai trái.
e. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải.
Bài tập 6
- Chấp hành nội quy trường lớp, quy định chung của cộng đồng nơi ở.
- Đồng tình, ủng hộ những việc làm đúng đắn.
- Đấu tranh phê phán những hành vi sai trái.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4 phút)
1.Thực hiện việc tôn trong lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày và viết nhật kí để ghi chép lại
mỗi trường hợp đó.
2.Vận động, nhắc nhở bạn bè, người thân cùng sống tôn trong lẽ phải 
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1 phút)
1.Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, phương ngôn ; các câu chuyện
nói về trung thực và giá trị của sự trung thực. Sau đó, chia sẻ với bạn bè trong nhóm,
trong lớp về kết quả sưu tầm, tìm hiểu được.
2. Học nội dung bài học/sgk . Hoàn thành cỏc bài tập cũn lại.
3. Chuẩn bị bài cho tiết sau: Liêm khiết
+ Tự đọc mục đặt vấn đề - Trả lời phần gợi ý.
+ Sưu tầm tấm gương, câu chuyện ... về người sống liêm khiết.
Tuần 2 Tiết 2
Ngày soạn: /9/2020
Ngày dạy: /9/2020
Bài 2: LIÊM KHIẾT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là liêm khiết. Nêu một số biểu hiện liêm khiết. 
- Vì sao cần phải sống liêm khiết.
2. Kĩ năng: 
- Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính.
- Biết sống liêm khiết, không tham lam.
3. Thái độ: Kính trọng những người liêm khiết, đồng thời phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng.
4. Năng lực hình thành– phẩm chất: 
- Năng lực: nhận thức, giải quyết vấn đề, đánh giá và điều chỉnh hành vi, sáng tạo.
- Phẩm chất: khoan dung, tự chủ, tự tin.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: - Phương tiện: SGK, SGV, GA, TLTK, phiếu học tập, một số câu chuyện, ca dao... nói về việc tôn trọng lẽ phải. Phiếu học tập.
2. Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, học bài cũ chuẩn bị bài mới; tự đọc phần ĐVĐ của bài học.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Thuyết trình, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
Đọc truyện dưới đây và trả lời các câu hỏi:
1/ Em suy nghĩ như thế nào về cách sống của Mạc Đĩnh Chi ?
2/ Cách sống đó thể hiện phẩm chất gì của ông ?
MẠC ĐĨNH CHI
Mạc Đĩnh Chi (1272 - 1346) quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Mạc Đĩnh Chi làm quan trải qua ba triều nhà.Trần. Ông thông minh, giỏi thơ văn và có tài đối đáp rất sắc bén. Hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã tỏ rõ là người học rộng, tài cao, làm rạng danh đất nước. Khâm phục tài năng, cốt cách của Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng Nguyên”.
Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình thường nghèo túng. Sau khi lo cho đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch giờ càng thanh bạch hơn. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn :
-Ta muốn trích ít tiền trong kho cho ngươi đem đến biếu Mạc Đĩnh Chi. Làm thế có được không ?
Viên quan tâu với vua :
-Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho người đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đâu.
-Vậy khanh có cách nào khác không ?
-Muôn tâu Bệ hạ ! Thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.
Nhà vua ưng thuận, sai người đang đêm bỏ một gói tiền vào nhà Mạc Đĩnh Chi. Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông :
-Tâu Hoàng thượng, đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này. Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót thần để nhờ vả việc gì đó. Vậy thần đem tới, xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ.
Vua Minh Tông đáp :
-Khanh có khó nhọc giúp người ta mới cho. Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao ?
-Phàm của cải không do tay minh làm ra thì không được tơ hào đến. - Mạc Đĩnh Chi khảng khái tâu.
Vua Trần Minh Tông rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân
cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho Mạc Đĩnh Chi lui.
(Theo Nguyễn Thị Anh, http//hoc24.vn/ hoi-dap/question/91712.html)
- HS trình bày – nhận xét, bổ sung.
Gv kết nối bài học: Mạc Định Chi là người liên khiết.Vậy liên khiết là gì? Liên khiết có ý nghĩa gì? Chúng ta cần rèn luyện cho mình tính liêm khiết như thế nào? Bài học hôm nay cô trò mình sẽ đi vào trả lời câu hỏi đó. 
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 phút)
- HS tự đọc phần "Đặt vấn đề".
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
1/ Chỉ rõ cách ứng xử của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ trong những câu chuyện trên? 
2/ Em có suy nghĩ gì về những cách cư xử đó?
- Đại diện HS trình bày, nhận xét.
- GV chốt kiến thức.
DỰ KIẾN KẾT QUẢ THỎA LUẬN NHÓM CỦA HS
CÁC CÁCH CƯ XỬ
Ma-ri Quy-ri
Dương Chấn
Bác Hồ
- Dù sống túng thiếu nhưng sẵn sàng biếu tài sản lớn nhất của mình là 1 gam ra-đi cho Viện nghiên cứu,..
- Làm quan khôn nhận của hối lộ.
- Là vị Chủ tịch nước nhưng lại khước từ những ngôi nhà đồ sộ, 
Nhận xét: => Cách xử sự của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và Bác Hồ thể hiện lối sống thanh cao, không vụ lợi, không hám danh, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm mà không đòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào. Đó là cách cư xử đáng để chúng ta học tập noi theo và kính phục. => Cách cư xử thể hiện sự liêm khiết.
 - Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi trong thời gian 2' câu hỏi: Trong điều kiện hiện nay, theo em, việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không? Vì sao? 
- HS trình bày, nhận xét.
- Gv liên hệ, mở rộng, giáo dục HS ý nghĩa của việc học tập theo cách cư xử. 
- HS thảo luận cặp đôi, trình bày, nhận xét.
* Ý nghĩa của việc học tập theo cách cư xử trên:
- Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên và có ý nghĩa thiết thực, vì:
 + Giúp mọi người phân biệt được những hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày.
 + Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết: tham ô, tham nhũng, hám lợi..
 + Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết.
* GV tích hợp GD tư tưởng đạo đức HCM về lối sống liêm khiết:
Trên Báo Cứu Quốc ngày 1-6-2049, Người đã chỉ ra rằng "liêm" là trong sạch, không tham lam. Người cũng phân tích rõ, người tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm. LIÊM phải đi đôi với kiệm. Vì xa xỉ mà sinh ra tham lam. Do bất liêm mà đi đến trộm cắp, dù công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất liêm tức là trộm cắp.
Liên hệ thực tế hiện nay, ta thấy thực hành liêm khiết theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là việc cần hơn bao giờ hết. Người đã chỉ ra rằng: "Để thực hiện chữ LIÊM, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên". Nghĩa là, cán bộ phải gương mẫu thực hành liêm khiết trong cuộc sống, trong thi hành công vụ. "Quan tham vì dân dại", nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì quan dù không LIÊM cũng phải hóa ra LIÊM. Nhân dân phải biết kiểm soát cán bộ, giúp cán bộ thực hiện LIÊM. Pháp luật phải nghiêm khắc, thẳng tay trừng trị kẻ bất liêm, không phân biệt kẻ đó có chức tước, địa vị to hay nhỏ.
Cuộc đời của Người là tấm gương sáng chói cho mỗi chúng ta về thực hành liêm khiết. Nhớ Bác, chúng ta ghi sâu và thực hiện lời Bác dạy.
? Tõ viÖc t×m hiÓu c¸c VD trªn, em hiÓu thÕ nµo lµ liªm khiÕt?
? Nªu nh÷ng biÓu hiÖn của tính liêm khiết trong thực tế?
- GV tích hợp GD pháp luật:
 + Người có tính liêm khiết luôn chấp hành đúng pháp luật về sử dụng tiền bạc, tài sản của nhà nước và tập thể.
+ Giới thiệu Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2007).
? Trái với liêm khiết là gì? Liên hệ những biểu hiện của nó trên thực tế?
- GV liên hệ một số biểu hiện tham ô, chiếm đoạt hoặc làm thất thoát tài sản của Nhà nước (Hồ Thị Kim Thoa, Trịnh Xuân Thanh, 
? Ý nghĩa của sống liêm khiết?
- GV chốt lại nội dung bài học, HS đọc GN (SGK).
? HS cần rèn luyện cho mình tính liêm khiết như thế nào?
* HS liên hệ:
? Em cần có thái độ như thế nào trước những hành vi liêm khiết và không liêm khiết?
1. Liªm khiÕt lµ g×?
- Liªm khiÕt: Lµ mét phÈm chÊt ®¹o ®øc cña con ng­êi thÓ hiÖn lèi sèng trong s¹ch, không h¸m danh, h¸m lîi, không bËn t©m vÒ nh÷ng toan tÝnh nhá nhen, Ých kØ.
- Biểu hiện: Không tham lam, không tham ô tiền bạc, tài sản chung, không lợi dụng chức quyền để mưu lợi cho bản thân...
- Trái với liêm khiết là tham lam, làm giàu bất chính.
VD: tham nhũng, sử dụng tiền của, tài sản chung vào mục đích cá nhân, ăn hối lộ,...
2. Ý nghĩa cña lèi sèng liªm khiÕt
- Giúp cho con người sống thanh thản đàng hoàng, tự tin, không bị phụ thuộc vào người khác và được mọi người xung quanh kính trọng, vị nể.
3. Rèn luyện...
+ Ph¶i thËt thµ, trung thùc ë mäi øng xö cña m×nh trong quan hÖ víi gia ®×nh, b¹n bÌ, xã hội, tù kiểm tra hµnh vi cña m×nh.
+ Không quay có trong thi cử, kiểm tra.
+ Không nhìn bài của bạn.
+ Không tham những gì không phải là của mình.
+ Không lấy của tập thể, của người khác.
+ Bỏ tính ích kỷ chỉ bo bo thu vén cho cá nhân mình 
- Không tán thành với việc làm trong phần a và c vì chúng đều biểu hiện những khía cạnh khác nhau của không liêm khiết.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)
- HS đọc các hành vi trong bài tập 1.
? Theo em, những hành vi nào ở trên thể hiện tính không liêm khiết? Vì sao?
- HS đọc các hành vi trong bài tập 2.
? Em tán thành hay không tán thành với những việc làm ở trên?
? Theo em, muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì?
Bµi tập 1: Hµnh vi b,d,e thÓ hiÖn tÝnh kh«ng liªm khiÕt.
Bµi tập 2: - Không tán thành với việc làm trong phần a và c vì chúng đều biểu hiện những khía cạnh khác nhau của không liêm khiết.
Bµi tập 3: Trung thực, tự trọng, 
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4 phút)
1. Cùng chia sẻ: Hãy chia sẻ với các bạn về tấm gương liêm khiết của Bác Hồ hoặc về một người sống liêm khiết trong thực tế mà em đã biết hoặc nghe kể lại.
2. Rèn luyện tính liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày ở nhà, ở trường và ở cộng đồng.
3. Kính trọng những người sống liêm khiết; phản đối và báo cho cơ quan có trách nhiệm khi chứng kiến những hành vi tham nhũng, hối lộ, hạch sách, cửa quyền, ... ở trường và ở địa phương.
.không cỏ bâng chứng!
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1 phút)
1. Sưu tầm ca dao, tục ngữ, những gương sống liêm khiết trong thực tế và chia sẻ
với bạn bè về kết quả sưu tầm được.
2.Tìm hiểu nội dung Luật Phòng, chống tham nhũng có liên quan đến bài học và
cuộc phòng, chống tham nhũng đang được tiến hành hiện nay ở nước ta và chia
sẻ với bạn về trách nhiệm của học sinh trong việc phòng, chống tham nhũng..
3. Học nội dung bài học. Làm các bài tập 3,4,5 trong sách giáo khoa/Tr. 8.
4. Chuẩn bị bài mới: Tôn trọng người khác
 + Đọc truyện đọc
 + Trả lời câu hỏi/ sgk
 + Lấy ví dụ minh họa về tôn trọng người khác.
Tuần 3 Tiết 3
Ngày soạn: /9/2020
Ngày dạy: /9/2020
Bài 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là tôn trọng người khác? Biểu hiện? Ý nghĩa của việc tôn trọng người khác...
2. Kĩ năng
- HS phân biệt được hành vi tôn trọng hoặc không tôn trọng người khác. Rèn thói quen tự kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hành vi của mình tôn trọng người khác...
3. Thái độ
- Đồng tình ủng hộ, học tập những nét ứng xử đẹp thể hiện tôn trọng người khác. Phê phán những hành vi thiếu tôn trọng người khác...
4. Năng lực – phẩm chất hình thành : 
- Năng lực: nhận thức, giải quyết vấn đề, đánh giá và điều chỉnh hành vi, sáng tạo.
- Phẩm chất: khoan dung, tự chủ, tự tin.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên: - Phương tiện: SGK, SGV, GA, TLTK, một số câu chuyện, ca dao... nói về việc tôn trọng lẽ phải. 
2. Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, học bài cũ chuẩn bị bài mới.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Thuyết trình, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
Trò chơi “Chuyền hộp bút”
a)Cách chơi: Gv chia lớp thành hai đội thực hiện trò chơi chuyền hộp bút.
-Lượt 1: Chuyển hộp bút chì màu đến những người trong dãy một cách nhanh nhất.
-Lượt 2: Trao hộp bút kèm theo sự tôn trọng người được trao trong thời gian ngắn nhất.
b)Thảo luận sau khi chơi:
1/ Em thích thái độ của các bạn khi chuyển hộp bút trong lần nào? Vì sao ?
-Gv két nối bài học: Đúng rồi, trong cuộc sống mỗi chúng ta cần phải biết tôn trọng người khác. Vậy thế nào là tôn trọng người khác, ý nghĩa và cách rèn luyện ntn thì cô và các em vào bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (22 phút)
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một mục trong thời gian 3'.
- HS thảo luận nhóm - đại diện trả lời.
Nhóm 1: Nhận xét cách cư xử thái độ và việc làm của Mai? Hành vi của Mai được mọi người đối xử ntn?
Nhóm 2: Nhận xét về cách cư xử thái độ và việc làm của một số bạn đối với Hải? Suy nghĩ của Hải ntn? Thái độ đó thể hiện đức tính gì?
Nhóm 3: Nhận xét việc làm của Quân và Hằng? Việc làm đó thể hiện đức tính gì?
 Nhóm 4: Theo em các hành vi trên hành vi nào đáng để chúng ta học tập? Hành vi nào cần phải phê phán? Vì sao?
* GV chốt: Chúng ta phải luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác; Kính trên nhường dưới; Không chê bai, chế giễu người khác. Phải biết cư xử có văn hoá, đúng mực tôn trọng người khác là tôn trọng mình. Biết đấu tranh phê phán những hành vi thiếu tôn trọng người khác.
- Tổ chức trò chơi: “Nhanh tay nhanh mắt”
? Tìm những hành vi tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày.
* GV nhấn mạnh: Tôn trọng người khác không có nghĩa là luôn đồng tình, ủng hộ lắng nghe họ mà phải biết phê phán đấu tranh khi họ sai trái. Nhưng khi phê phán thể hiện bằng hành vi có văn hoá: Không coi khinh miệt thị, xúc phạm đến danh dự hoặc dùng những lời nói thô tục thiếu tế nhị để chỉ trích họ. Phải phân tích cho họ thấy cái sai trong ý kiến hoặc việc làm của họ.
? Qua phần tìm hiểu trên, em hiểu tôn trọng người khác là gì?
- GV nêu thêm: Các hành vi việc làm bảo vệ môi trường như: không xả rác, đổ nước thải bừa bãi, không hút thuốc lá, không làm mất trật tự ở nơi công cộng không mở ti vi bật nhạc quá to trong giờ nghỉ trưa, tối của người khác là coi trọng cuộc sống của mình và mọi người, là thể hiện sự tôn trọng người khác.
? Tôn trọng người khác có ý nghĩa gì?
- Cho HS đọc nội dung bài học.
? Theo em, HS cần thể hiện sự tôn trọng người khác như thế nào?
? Em tỏ thái độ như thế nào đối với những hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác?
Nhóm 1:- Mai là người học giỏi 7 năm liền nhưng không kiêu căng, coi thường người khác, cư xử có văn hoá, lễ phép, chan hoà, cởi mở, giúp đỡ nhiệt tình vô tư, gương mẫu chấp hành nội quy → Được mọi người tôn trọng, quý mến.
Nhóm 2: - Các bạn chế giễu, châm chọc em là da đen. Hải không cho là da đen là xấu mà tự hào vì được hưởng màu da của cha → Hải biết tôn trọng cha mình.
 Nhóm 3:- Quân và Hùng đọc truyện, cười trong giờ học văn → Thiếu tôn trọng người khác.
Nhóm 4:- Hành vi của Mai và Hải đáng để chúng ta học tập vì các bạn cư xử thể hiện lối sống có văn hoá, coi trọng danh dự phẩm giá của người khác. 
- Hành vi của 1 số bạn chế giễu Hải, Quân và Hùng là hành vi cần phê phán.
- HS nghe
* Hành vi tôn trọng người khác:
- Vâng lời bố mẹ.
- Giúp đỡ bạn bè.
- Nhường chỗ cho cụ già trên xe buýt.
- Không cười cợt khi đi dự đám tang.
- Không nói to ở bệnh viện.
- Không chế giễu người già cả, ốm đau, khuyết tật 
* Hành vi không tôn trọng người khác:
- Xấu hổ vì bố đạp xích lô.
- Chê nhà bạn nghèo.
- Vứt rác nơi công cộng.
- Cười cợt khi đi dự đám tang.
- Nói to ở bệnh viện.
- Chế giễu người già cả, ốm đau, khuyết tật.
- Nói xấu, văng tục,nhục mạ làm tổn thương người khác 
1. Thế nào là tôn trọng người khác?
 Là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích người khác. Thể hiện lối sống văn hoá của mỗi người 
2. Ý nghĩa của tôn trọng khác
- Tôn trọng người khác mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. Là cơ sở để quan hệ XH lành mạnh, trong sáng, tốt đẹp.
- HS liên hệ bản thân.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)
- GV hướng dẫn HS làm. Yêu cầu học sinh giải thích.
- GV hướng dẫn HS làm. Yêu cầu học sinh giải thích.
? Nêu cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng người khác: Ở trường, ở lớp, ở nhà và nơi công cộng.
Bài 1
- Hành vi tôn trọng người khác: a, g, i.
- Hành vi không tôn trọng người khác: b, c, d, đ, e, h, k, l, m, n, o.
Bài 2
- Tán thành ý kiến: b,c.
- Không tán thành: a.
Bài 3
- Ở trường: Lễ phép, nghe lời, kính trọng thầy cô. Chan hoà, đoàn kết bạn bè 
- Ở nhà: Kính trọng vâng lời ông bà, cha mẹ nhường nhịn thương yêu em nhỏ .
- Ở nơi công cộng: Tôn trọng nội quy nơi công cộng, không để người khác nhắc nhở, bực mình 
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)
1.	Nhận diện bản thân
a)	Hằng ngày, em đã thực hiện tốt việc tôn trọng chưa ?
b)	Hãy kể tên những việc làm thể hiện sự tôn trọng và chưa tôn trọng của em. .
c)	'Tìm những giải pháp để khắc phục các hành động thiếu tôn trọng của bản thân.
2.	Tưởng tượng.
-Em sẽ làm gì khi bị một bạn nói xấu em với các bạn khác ? Em suy nghĩ thế nào về người bạn ấy ? Em sẽ ứng xử với bạn ấy như thế nào để bạn tôn trọng em và thấy mình cũng được tôn trọng ?
3.	Suy ngẫm
a) Em có suy nghĩ gì và sẽ hành động thế nào khi nhiều quan điểm/ sở thích của em không giống quan điểm/ sở thích với bạn thân của em ?
b) Em có suy nghĩ gi và sẽ hành động thế nào khi bố mẹ xem nhật kí của em mà không hỏi ý kiến em ?
4.	Liên hệ thực tiễn
Tục ngữ có câu: “Kính trên nhường dưới”. Theo em câu tục ngữ này muốn khuyên chúng ta điều gì ? Em đã có những vận dụng ý nghĩa của câu tục ngữ này vào cuộc
sống như thế nào ?
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (3 phút)
1.Quan sát và trao đổi cùng người thân
- Hãy quan sát những người sống quanh em, chỉ ra 3 - 5 việc làm thể hiện tôn trọnq và 3 - 5 việc làm thể hiện thiếu tôn trọng của họ, từ đó rút ra bài học cho bản thân.
2.Tìm hiểu tấm gương về sự tôn trọng
-	Hãy viết về những người trong gia đình em, những người sống xung quanh em, hoặc gương người tốt, việc tốt được đăng trên các phương tiện truyền thông mà em thấy ngưỡng rnộ hoặc tự hào về việc làm và hành vi tôn trọng của họ.
-	Chỉ ra những phẩm chất, hành vi tôn trọng ở họ khiến em ngưỡng mộ và thấy ần noi theo.
-	Em sẽ làm gì để phát huy những phẩm chất và hành vi tốt đẹp đó ?
3.Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về sự tôn trọng\
4. Học nội dung bài học. Làm bài tập trong 2/sgk-10.
5. Chuẩn bị bài mới: Giữ chữ tín.
+ Đọc mục ĐVĐ, trả lời phần câu hỏi gợi ý, lấy vd
 + Tìm những tấm gương giữ chữ tín.
Tuần 4. Tiết 4
Ngày soạn: /9/2020
Ngày dạy: /9/2020
Bài 4: GIỮ CHỮ TÍN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
 - Hiểu được thế nào là giữ chữ tín.
- Nêu được những biểu hiện của giữ chữ tín.
- Hiểu được vì sao phải giữ chữ tín.
2. Kĩ năng
- BiÕt ph©n biÖt nh÷ng hµnh vi gi÷ ch÷ tÝn hoÆc kh«ng gi÷ ch÷ tÝn.
- BiÕt gi÷ ch÷ tÝn với mọi người trong cuộc sống hằng ngày.
3. Thái độ
- Có ý thức giữ chữ tín.
4. Năng lực - phẩm chất hình thành : 
- Năng lực: nhận thức, giải quyết vấn đề, đánh giá và điều chỉnh hành vi, sáng tạo.
- Phẩm chất: khoan dung, tự chủ, tự tin.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của giáo viên.
 - SGK- SGV- SBTTH GDCD 8.
2. Chuẩn bị của HS.
- Câu chuyện, ca dao, tục ngữ, danh ngôn về phẩm chất này
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Thuyết trình, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não, xử lí tình huống, 
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
- GV cho tình huống: Mai bị ốm không đi học được, Mai gọi điện nhờ Hoa đến giảng bài cho mình. Hoa đồng ý nhưng Mai chờ mãi không thấy Hoa đến.
? Em có đồng ý vớic cách cư xử của Hoa không ? Vì sao? -> Hoa không giữ lời hứa.
Gv kết nối bài học: Trong cuộc sống, việc giữ chữ tín là rất quan trọng, Vậy giữ chữ tín là gì? Việc giữ chữ tín có ý nghĩa gì? Chúng ta cần rèn luyện cho mình việc giữ chữ tín như thế nào? Bài học hôm nay cô trò mình sẽ đi vào trả lời câu hỏi đó. 
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (24 phút)
- Học sinh đọc mục 1,2 phần Đặt vấn đề.
? Tìm hiểu việc làm của nước Lỗ? của Nhạc Chính Tử? Vì sao Nhạc Chính Tử lại làm như vậy?
? Một em bé đã nhờ Bác điều gì? Bác làm gì và vì sao Bác lại làm như vậy?
GV: Bác Hồ luôn giữ lời hứa với mọi người và coi trọng lòng tin của mọi người với mình.
- HS đọc tiếp mục 3,4/ tr12.
? Người sản xuất kinh doanh hàng hoá phải làm tốt việc gì với người tiêu dùng? Vì sao?
? Kí kết hợp đồng phải làm đúng điều gì? Vì sao không được làm trái với quy định kí kết?
? Nêu biểu hiện của việc làm được mọi người tin cậy, tín nhiệm?
? Trái với những việc làm ấy là gì? Vì sao những việc làm ấy không được tin cậy, tín nhiệm?
? Từ việc tìm hiểu ở trên, em rút ra bài học gì?
- GV chia lớp thành 4 nhóm, cho HS thảo luận nhóm trong thời gian 3'.
- HS thảo luận theo hướng dẫn.
Nhóm 1: Muốn giữ lòng tin của mọi người chúng ta phải làm gì?
Nhóm 2: Có ý kiến cho rằng: “Giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa” Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì ?
Nhóm 3: Tìm ví dụ hành vi không đúng lời hứa nhưng cũng không phải là không giữ chữ tín.
Nhóm 4: Tìm những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày (ở gia đình, trường lớp, ngoài xã hội)
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, GV nhận xét, chốt ý: Có những trường hợp không thực hiện đúng lời hứa song không phải cố ý mà do hoàn cảnh khách quan mang lại nhưng cũng không phải là người không giữ chữ tín.
? Qua phần tìm hiểu trên em hiểu giữ chữ tín là gì?
? Giữ chữ tín có ý nghĩa ntn?
? Muốn giữ chữ tín cần rèn luyện ntn?
- GV chốt các ý 1,2,3 trong nội dung bài học sgk/12.
? Liên hệ về việc giữ chữ tín của bản thân em? - HS liên hệ.
* HS đọc mục 1,2/ tr 11.
- Nước Lỗ phải cống nạp một đỉnh quý cho nước Tề, làm đỉnh giả mang sang. Vua Tề chỉ tin người mang đi là Nhạc Chính Tử và ông không chịu đưa đỉnh sang vì nó sẽ làm mất lòng tin của vua Tề đối với ông.
- Em bé đã nhờ Bác mua vòng bạc. Bác đã hứa và giữ đúng lời hứa . Bác làm như vậy là vì Bác là người trọng ch÷ tín .
- Phải đảm bảo chất lượng hàng hoá, giá thành, mẫu mã, thời gian, thái độ. Vì nếu không làm như vậy sẽ mất lòng tin đối với khách hàng và hàng hoá không tiêu thụ được.
- Kí hợp đồng phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu đã kí kết. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến yếu tố kinh tế, thời gian, uy tín đặc biệt là lòng tin giữa 2 bên...
- Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo, làm tròn trách nhiệm, trung thực.
- Trái với việc làm ấy là qua loa, đại khái gian dối. Những việc làm ấy không được tin cậy, tín nhiệm vì không biết tôn trọng nhau, không biết giữ chữ tín... 
* Bài học: Phải biết giữ lòng tin, lời hứa, có trách nhiệm với việc làm của mình. Được mọi người tin yêu kính trọng...
Nhóm 1:Chúng ta phải làm tốt công việc được giao, giữ lời hứa, đúng hẹn, lời nói đi đôi với việc làm, không nói dối, làm ăn gian lận...
Nhóm 2:Giữ lời hứa là biểu hiện quan trọng nhất của giữ chữ tín. Trong giữ chữ tín còn có nhiều biểu hiện khác như kết quả công việc, chất lượng sản phẩm, sự tin cậy 
Nhóm 3: - VD: Bố mẹ hứa cho đi chơi nhà ông bà ngoại vào chủ nhật nhưng không may mẹ bị ốm bố đi công tác xa 
 Nhóm 4:- Ở gia đình: Chăm học chăm làm đi học về đúng giờ, không giấu điểm kém với bố mẹ.
- Ở trường: Thực hiện tốt nội quy, hứa sửa chữa khuyết điểm, nộp bài đúng quy định 
- XH: Sản xuất kinh doanh chất lượng tốt thực hiện đúng kí kết hợp đồng, hứa giúp đỡ người già cô đơn thì phải giúp 
1. Khái niệm
- Là coi trọng lòng tin của mọi người với mì

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc.doc