Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Chương trình cả năm - Trường Trung học Cơ Sở Thạnh Đông

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Chương trình cả năm - Trường Trung học Cơ Sở Thạnh Đông

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

 Hoạt động 1:

 - HS biết: Những tấm gương về liêm khiết.

 - HS hiểu: Những hành vi, việc làm biểu hiện sự liêm khiết của một số nhân vật.

 Hoạt động 2:

 - HS biết: Nêu được một số biểu hiện của liêm khiết.

 - HS hiểu: - Thế nào là liêm khiết? Ý nghĩa của liêm khiết.

 Hoạt động 3:

 - HS biết:Làm các bài tập về biểu hiện của liêm khiết.

1.2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được: Phân biệt các hành vi liêm khiết và không liêm khiết, tham lam, làm giàu bất chính.

- HS thực hiện thành thạo: Biết sống liêm khiết không tham lam.

1.3. Thái độ:

- HS có thói quen: Kính trọng những người sống liêm khiết, phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng.

- HS có tính cách: Sống liêm khiết.

- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng xác định giá trị về ý nghĩa của sống liêm khiết; kĩ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện liêm khiết và không liêm khiết; kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện liêm khiết và không liêm khiết.

- Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Liên hệ tấm gương liêm khiết của Bác.

3. CHUẨN BỊ

3.1. GV: Những tấm gương liêm khiết trên báo, đài,.

3.2. HS: SGK, tập, PHT, các tấm gương về sống liêm khiết.

4. Tổ chức các hoạt động học tập:

4.1Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút)

 8A1: 8A2: 8A3: 8A3:

 4.2Kiểm tra miệng: (5 phút)

 Câu hỏi kiểm tra bài cũ:

 Câu hỏi: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? cho ví dụ?(4đ)

 Đáp án: Là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực. không chấp nhận và không làm những việc sai trái.

VD: Không chấp nhận và tỏ thái độ không đồng tình với việc HS vô lễ với thầy cô.

 Câu hỏi: Trái với tôn trọng lẽ phải là gì?(4đ)

 Đáp án: Là xuyên tạc, bóp méo sự thật; vu khống; bao che, làm theo cái sai, cái xấu; không dám bảo vệ sự thật, cái đúng, cái tốt; không dám đấu tranh chống lại cái sai

 Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:

 Câu hỏi: Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? (2 đ)

 Đáp án: Tìm hiểu: Theá naøo laø lieâm khieát: Laø soáng trong saïch, khoâng haùm danh haùm lôïi, khoâng baän taâm vaøo nhöõng toan tình nhoû nhen.

 Nhận xét, chấm điểm.

 

doc 157 trang thucuc 2722
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Chương trình cả năm - Trường Trung học Cơ Sở Thạnh Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết: 1
Ngày dạy: 10/9/2020
 BÀI 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI	
1. MỤC TIÊU:
 1.1 Kiến thức: 
à Hoạt động 1: 
- HS hiểu: Vấn đề được đặt ra trong câu chuyện.	
à Hoạt động 2:
 - HS biết: Nêu được biểu hiện của tôn trọng lẽ phải	
 - HS hiểu: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
à Hoạt động 3: 
- HS biết: Phân biệt được các hành vi tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.
- HS hiểu: Hành vi tôn trọng lẽ phải. 
à Hoạt động 4: 
- HS biết: Làm các bài tập nhận biết về tôn trong lẽ phải.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Phân biệt các hành vi tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống.
- HS thực hiện thành thạo: 
 + Suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.
+ Rèn luyện thói quen tự kiểm tra hành vi của mình để trở thành người biết tôn trong lẽ phải.
+ Rèn luyện và giúp đỡ mọi người biết tôn trọng lẽ phải.
1.3. Thái độ:
- HS có thói quen: Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, trái với đạo lí dân tộc	
- HS có tính cách: Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người tuân theo là theo lẽ phải.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng suy nghĩ/ trình bày ý tưởng; kĩ năng phân tích, so sánh; kĩ năng ứng xử/ giao tiếp...
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
- Nội dung 1: Đặt vấn đề
- Nội dung 2: Nội dung bài học: Khái niệm, ý nghóa cuûa toân troïng leõ phaûi
- Nội dung 3: Hành vi biểu hiện tôn trong lẽ phải.
- Nội dung 4: Luyện tập.
3. CHUẨN BỊ
a. GV: Những câu chuyện về tôn trọng lẽ phải.	
b. HS: SGK, tập, PHT, tình huống có liên quan.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút) 
8A1: 8A2: 8A3: 8A3: 
 4.2 Kiểm tra miệng: (5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? 
l Tìm hiểu về tôn trọng lẽ phải.
4.3 Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
à Vào bài: Tôn trọng lẽ phải là điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, mang lại những lợi ích tốt đẹp cho cuộc sống chúng ta.( 1 phút) 
à Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung mục Đặt vấn đề.( 7 phút) 
ó HS đọc phần đặt vấn đề.
 Những việc làm của quan Tri huyện Thanh Ba với tên nhà giàu và người nông dân?
l HS: Ăn hối lộ của tên nhà giàu, ức hiếp dân nghèo, xử án không công minh, đổi trắng thay đen.
 Hình bộ Thượng thư anh ruột Tri huyện Thanh Ba đã có hành động gì?
l HS: Xin tha cho quan Tri huyện Thanh Ba.
 Quan Tuần phủ Hưng Hóa Nguyễn Quang Bích đã làm gì? Nhận xét về việc làm đó?
l HS: Bắt tên nhà giàu, trả lại ruộng cho người nông dân.
- Phạt tên nhà giàu về tội hối lộ, ức hiếp dân nghèo.
- Cách chức viên Tri huyện Thanh Ba
 ó Nhận xét: Không nể nang đồng lõa với việc xấu,
Dũng cảm trung thực, đấu tranh với những cái xấu.
 Việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích thể hiện đức tính gì?
l HS: Bảo vệ chân lí, tin tưởng vào lẽ phải 
à Liên hệ với nội dung đặt vấn đề.
ó Chia 3 nhóm HS thảo luận (4p)
Tình huống 1: Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó là đúng thì em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì?
Tình huống 3: Theo em trong các tình huống 1,2 hành động nào được coi là phù hợp, đúng đắn?
ó HS thảo luận
ó Đại diện trả lời, bổ sung góp ý.
ó GV nhận xét, bổ sung, chốt ý:
- Tình huống 1: Nếu thấy ý kiến đó là đúng em cần ủng hộ và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho các bạn hiểu được những điểm mà em cho là hợp lí.
- Tình huống 2: Trong trường hợp này em cần thể hiện thái độ không đồng tình ủng hộ với việc làm của bạn và phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái và khuyên bạn không nên làm như vậy.
- Tình huống 3: Để có cách ứng xử phù hợp, đúng đắn cần phải có hành vi ứng xử tôn trọng thật sự, bảo vệ lẽ phải và phê phán cái sai trái.
à Hoạt động2: Tìm hiểu nội dung bài học. 
( 15 phút) 
 Qua nội dung chúng ta vừa tìm hiểu em hãy cho biết thế nào là lẽ phải?
l HS: Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
VD: Biết tôn trọng mọi người.
  Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
HS: Là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực. không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
VD: Không chấp nhận việc vô lễ với thầy cô, không đồng tình với việc ăn trộm của 1 người nào đó.
 Tôn trọng lẽ phải được biểu hiện như thế nào?
l HS: Chấp hành tốt mọi quy định, nội quy nơi mình đang sống, học tập, làm việc; không nói sai sự thật; không vi phạm đạo đức và pháp luật; biết đồng tình ủng hộ quan điểm, ý kiến, việc làm đúng; có thái độ 
Phê phán phản đối với ý kiến, quan điểm, việc làm sai trái 
 ó GD HS ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người tuân theo là theo lẽ phải.
 Trái với tôn trọng lẽ phải là gì?
l HS: là xuyên tạc, bóp méo sự thật; vu khống; bao che, làm theo cái sai, cái xấu; không dám bảo vệ sự thật, cái đúng, cái tốt; không dám đấu tranh chống lại cái sai 
 óTích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện tôn trong lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải: GD HS : Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, trái với đạo lí dân tộc.
 Ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải?
l Giúp con người có cách ứng xử phù hợp; góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp; góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển..
 ó Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng suy nghĩ/ trình bày ý tưởng về những biểu và ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải.
à Hoạt động 3: Liên hệ hành vi biểu hiện tôn trọng lẽ phải. (5 phút) 
ó GV phát PHT cho HS
 Câu hỏi: Hãy tìm những hành vi biểu hiện của tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải?
ó Mời 2 HS lên bảng ghi, cả lớp còn lại tự điền vào PHT.
ó Hết thời gian nhận xét kq của 2 HS và thu phiếu mà các HS làm nhanh nhất.
Tôn trọng lẽ phải
Không tôn trọng lẽ phải
- Chấp hành nội quy nơi mình sống, làm việc, học tập.
- Phê phán việc làm sai trái.
- Lắng nghe ý kiến của bạn phân tích, đánh giá ý kiến đúng.
- Tôn trọng các quy định mà nhà trường đã đề ra 
- Làm trái quy định của pháp luật.
- Vi phạm nội quy cơ quan, trường học.
- Không dám đưa ra ý kiến của mình.
- Không muốn mất lòng ai, không dám đấu tranh vớ
 các hiện tượng xấu trong nhà trường 
à Hoạt động 4: Luyện tập làm bài tập.( 10 phút) 
- Bài tập 1/5 SGK
- Bài tập 2/5 SGK
- Bài tập 3/5 SGK
 Hãy nêu một số ví dụ về việc tôn trong lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải?
 Hãy tìm những câu ca dao tục ngữ về tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải.
l - Dĩ hòa vi quý.
- Gió chiều nào che chiều ấy.
óTích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng ứng xử/ giao tiếp, kĩ ngăng tự tin trong các tình huống để thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ lẽ phải.
* Kết luận bài: Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau, nếu ai càng có cách ứng xử đúng đắn, biết tôn trọng lẽ phải, thực hiện tốt các quy định chung của nhà trường, cơ quan, cộng đồng thì sẽ góp phần làm cho xã hội càng trở nên tốt đẹp, lành mạnh hơn.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
II. NỘI DUNG BÀI HỌC.
1.Thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải?
- Lẽ phải: là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
- Tôn trọng lẽ phải: là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực. không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
2. Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Chấp hành tốt mọi quy định, nội quy nơi mình đang sống, học tập, làm việc. 
- Không nói sai sự thật; không vi phạm đạo đức và pháp luật.
 - Biết đồng tình ủng hộ quan điểm, ý kiến, việc làm đúng.
- Có thái độ phê phán phản đối với ý kiến, quan điểm, việc làm sai trái 
* Trái với tôn trọng lẽ phải:
- Là xuyên tạc, bóp méo sự thật; vu khống; bao che, làm theo cái sai, cái xấu; không dám bảo vệ sự thật, cái đúng, cái tốt; không dám đấu tranh chống lại cái sai 
3. Ý nghĩa của việc tôn trọng lẽ phải: 
- Giúp con người có cách ứng xử phù hợp.
- Góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp.
 - Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
III. Luyện tập:
- Bài tập 1: C
- Bài tập 2:C
- Bài tập 3:a,c,e.
- Bài tập 4:
 + HS lễ phép với thầy cô giáo, ra đường gặp thầy cô giáo biết chào hỏi lễ phép.
- Bài tập 5:
 + Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy.
 + Tôn sư trọng đạo.
 + Dĩ hòa vi quý...
 4.4 Tổng kết: (5 phút) 
 Câu 1: Thế nào là tôn trọng lẽ phải?
l Đáp án: Là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực. không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
 Câu 2: Tình huống ( đóng vai)
Trong cuộc tranh luận ở lớp An luôn bảo vệ ý kiến của mình mà không cần lắng nghe ý kiến của người khác.
l Đáp án: 
ó Hs diễn tiểu phẩm và tự rút ra kết luận qua tiểu phẩm đó.
ó Gv nhận xét và cho điểm các HS đóng vai.
4.5 Hướng dẫn học tập: (3 phút) 
à Đối với bài học tiết này:
- Học bài phần nội dung bài học.
- Lấy VD cụ thể về tôn trọng lẽ phải và không tôn trọng lẽ phải.
à Đối với bài học tiết sau:
- Chuẩn bị bài mới “ Liêm khiết”.
 + Đọc phần đặt vấn đề, trả lời câu hỏi gợi ý.
 + Lấy ví dụ cụ thể có liên quan đến bài học.
5. Phụ lục: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu:
 + SGK, SGV GDCD 8.
 +Những câu chuyện GDCD 8.
 + Bài tập GDCD 8..
Tuần:2
Tiết:2
Ngày dạy: 17/9/2020
 BÀI 2: LIÊM KHIẾT
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
à Hoạt động 1: 
 - HS biết: Những tấm gương về liêm khiết.	
 - HS hiểu: Những hành vi, việc làm biểu hiện sự liêm khiết của một số nhân vật..
à Hoạt động 2:
 - HS biết: Nêu được một số biểu hiện của liêm khiết.
 - HS hiểu: - Thế nào là liêm khiết? Ý nghĩa của liêm khiết.
à Hoạt động 3: 
 - HS biết:Làm các bài tập về biểu hiện của liêm khiết.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Phân biệt các hành vi liêm khiết và không liêm khiết, tham lam, làm giàu bất chính.
- HS thực hiện thành thạo: Biết sống liêm khiết không tham lam.
1.3. Thái độ:
- HS có thói quen: Kính trọng những người sống liêm khiết, phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng.
- HS có tính cách: Sống liêm khiết.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng xác định giá trị về ý nghĩa của sống liêm khiết; kĩ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện liêm khiết và không liêm khiết; kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện liêm khiết và không liêm khiết.
- Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Liên hệ tấm gương liêm khiết của Bác.
3. CHUẨN BỊ
3.1. GV: Những tấm gương liêm khiết trên báo, đài,..
3.2. HS: SGK, tập, PHT, các tấm gương về sống liêm khiết.
4. Tổ chức các hoạt động học tập: 
4.1Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút) 
 8A1: 8A2: 8A3: 8A3:
 4.2Kiểm tra miệng: (5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
 Câu hỏi: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? cho ví dụ?(4đ)
l Đáp án: Là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực. không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
VD: Không chấp nhận và tỏ thái độ không đồng tình với việc HS vô lễ với thầy cô. 
 Câu hỏi: Trái với tôn trọng lẽ phải là gì?(4đ)
l Đáp án: Là xuyên tạc, bóp méo sự thật; vu khống; bao che, làm theo cái sai, cái xấu; không dám bảo vệ sự thật, cái đúng, cái tốt; không dám đấu tranh chống lại cái sai 
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Câu hỏi: Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? (2 đ)
l Đáp án: Tìm hiểu: Theá naøo laø lieâm khieát: Laø soáng trong saïch, khoâng haùm danh haùm lôïi, khoâng baän taâm vaøo nhöõng toan tình nhoû nhen. 
ó Nhận xét, chấm điểm.
4.3 Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
à Vào bài: Liêm khiết là 1 đức tính quý báu của con người, trong xã hội hiện đại ngày nay đức tính này có cần thiết không, nó giúp ích gì cho con người, xã hội, đất nước? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay để hiểu rõ hơn về liêm khiết. (1 phút) 
à Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu nội dung bài học. (10 phút) 
ó Nói đến liêm khiết là nói đến đạo đức trong sạch cá nhân của từng người, dù là bình dân hay cán bộ có chức quyền. Từ xưa đến nay chúng ta rất tôn trọng những người có đức tính liêm khiết.
 Em hiểu thế nào là đạo đức trong sạch?
l Là không vụ lợi, không tham lam, luôn giữ phẩm chất đạo đức tốt đẹp 
 Lối sống như thế nào là thể hiện chuẩn mực đạo đức đó?
l Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ 
ó Những biểu hiện đó thể hiện tính liêm khiết.
 Em hiểu liêm khiết là gì?
l Là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
ó Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Liên hệ tấm gương liêm khiết của Bác: Cả cuộc đời Bác Hồ luôn sống trong sạch, không hám danh lợi, không toan tính riêng tư cho bản thân, khước từ những ưu đãi dành cho Chủ tịch nước để chăm lo cho dân, cho nước.
 Tính liêm khiết được biểu hiện như thế nào?
l Không tham lam, không tham ô tiền bạc, tài sản chung; không sử dụng tài sản, tiền bạc chung vào mục đích cá nhân; không lợi dụng chức quyền để mưu lợi cho bản thân.
 ó Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện liêm khiết và không liêm khiết.
 Ý nghĩa của sống liêm khiết?
l Giúp con người sống thanh thản, đàng hoàng, tự tin, không bị phụ thuộc vào người khác, được mọi người xung quanh kính trọng, vị nể.
ó Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng xác định giá trị về ý nghĩa của sống liêm khiết.
à Hoạt động 3: Luyện tập giải bài tập (10 phút) 
ó Cho HS làm bài tập 1/ 8 sgk.
ó Cho HS làm bài tập 2/ 8 sgk.
 óTích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng tư duy phê phán đối với những biểu hiện liêm khiết và không liêm khiết.
 Tìm những câu ca dao tục ngữ về liêm khiết?
* Tổ chức trò chơi tiếp sức.
 Viết hoàn chỉnh câu chuyện về Lưỡng quốc Trạng nguyên.
ó Mỗi HS viết 1 đoạn trong câu chuyện đó.
“ Mạc Đĩnh Chi ( 1284- 1361) quê ở Lam Khê, tỉnh Hải Dương, là dòng dõi khoa bảng lâu đờ, đỗ Trạng nguyên, là quan lớn trong triều nhưng gia cảnh rất thanh bần. Có lần nhà vua sai đang đêm mang vàng bạc đến để ở cửa nhà ông, cốt thử lòng ông. Sáng hôm sau vào chầu, ông đem số vàng bạc đó đến bỏ vào kho. Nhà vua giả vờ ngạc nhiên nói rằng: Số của ấy là của trời cho cớ sao lại khộng nhận? Ông tâu rằng: của cải không phải do mồ hôi công sức ông làm ra thì ông sẽ không nhận và xin nộp vào công quỹ.
Năm 1308, ông được cử đi sứ ở Trung Quốc, có thể nói trong sự nghiệp giao bang này, ông đã để lại nhiều giai thoại được người đời nhắc đến như 1 bài học về sự thông minh mẫn tiệp hiếm có. Chính vì thế mà vua quan nhà Minh đã phải phong ông là “ Lưỡng quốc Trạng nguyên”.
ó Tổng kết toàn bài: Nói đến liêm khiết là nói đến sự trong sạch trong đạo đức cá nhân của mỗi người. Liêm khiết rất cần cho mỗi người và xã hội, nếu trong cuộc sống mỗi người đều biết sống thanh cao, trong sáng, có trách nhiệm với mình với mọi người, biết đem sức mình xây dựng cho cuộc sống của mình, cho gia đình thì xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn. Nhân dân ta rất coi trọng những người có tính liêm khiết, ghét bỏ những kẻ trộm cắp, tham nhũng. HS cần tôn trọng, noi gương những người có tính liêm khiết.
à Liên hệ thực tế về đức tính liêm khiết.
 ( 5 phút) 
 Việc học tập các gương sáng có cần thiết không? Vì sao?
l Cần thiết vì giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
 Nêu những hành vi biểu hiện tính liêm khiết và không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày?
l Bố mẹ làm giàu bằng chính sức lao động của mình, không nhận quà biếu dưới hình thức nào khi đã giúp đỡ ai 1 việc gì 
l Cán bộ lãnh đạo các cấp lợi dụng chức quyền nhận quà hối lộ, công an móc nối với lâm tặc ăn cắp gỗ quý, làm tay chân trong ngành công an để buôn bán chất ma túy 
ó Giáo dục HS ý thức : xác định giá trị về ý nghĩa của sống liêm khiết.
I. NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Thế nào là liêm khiết?
- Là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
2. Biểu hiện: 
- Không tham lam, không tham ô tiền bạc, tài sản chung; không sử dụng tài sản, tiền bạc chung vào mục đích cá nhân; không lợi dụng chức quyền để mưu lợi cho bản thân.
3. Ý nghĩa của liêm khiết.
- Giúp con người sống thanh thản, đàng hoàng, tự tin, không bị phụ thuộc vào người khác, được mọi người xung quanh kính trọng, vị nể.
III. BÀI TẬP
- Bài tập 1: sgk/ 8.
+ Hành vi liêm khiết: 1,3,5,7
+ Hành vi không liêm khiết: 2,4,6
- Bài tập 2: sgk/ 8 : Tất cả các ý kiến đó đều không thể hiện tính liêm khiết.
- Bài tập 5:
- Cây ngay không sợ chết đứng.
- Cây cao bóng cả, cây cong bóng vẹo.
4.4 Tổng kết: (5 phút)
 Câu 1: Thế nào là liêm khiết?
l Đáp án: Là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
 Câu 2: Nêu biểu hiện của liêm khiết?
l Đáp án: Không tham lam, không tham ô tiền bạc, tài sản chung; không sử dụng tài sản, tiền bạc chung vào mục đích cá nhân; không lợi dụng chức quyền để mưu lợi cho bản thân.
3. Bài tập trắc nghiệm.
 Hành vi nào sau đây không thể hiện tính liêm khiết?
a. Dùng quà biếu để xin nâng điểm cho con.
b. Luôn tìm mọi thời cơ để thăng chức.
c. Luôn mong muốn làm giàu bằng khả năng của mình.
d. Chỉ chơi với những người nào mang lợi cho mình.
l Đáp án:C
4.5 Hướng dẫn học tập: ( 3 phút)
à Đối với bài học tiết này:
- Học bài, làm bài tập còn lại 3,4 trong sgk/8.
+ Tìm các biểu hiện, tấm gương khác về liêm khiết.
à Đối với bài học tiết sau:
- Xem trước bài 3 “ Tôn trọng người khác”.
+ Đọc và trả lời câu hỏi trong phần Đặt vấn đề.
+ Tìm và nêu các ví dụ về biết tôn trọng người khác hoặc không tôn trọng người khác.
+ Tìm các câu ca dao tục ngữ có liên quan.
5. PHỤ LỤC: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu:
 + SGK, SGV GDCD 8.
 +Những câu chuyện GDCD 8.
 + Bài tập GDCD 8..
 Tuần: 3
Tiết: 3
Ngày dạy: 24/9/2020
 Bài 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
1. MỤC TIÊU 
1.1. Kiến thức
à Hoạt động 1: 
- HS biết: Những tấm gương về sự tôn trọng người khác của một số nhân vật.	
- HS hiểu: Những hành vi, việc làm biểu hiện sự tôn trọng người khác.
à Hoạt động 2:
 - HS biết: hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác.	
à Hoạt động 3: 
- HS biết: Những biểu hiện của sự tôn trọng người khác.
- HS hiểu: Thế nào là tôn trọng người khác? ý nghĩa của tôn trọng người khác.
à Hoạt động 4: 
- HS biết: Làm các bài tập về biểu hiện của sự tôn trọng người khác.
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiện được: Phân biệt những hành vi tôn trọng người khác và hành vi thiếu tôn trọng người khác.
- HS thực hiện thành thạo: Biết tôn trọng bạn bè, mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
1.3. Thái độ:
- HS có thói quen:
 + Đồng tình, ủng hộ những hành vi biết tôn trọng người khác.
 + Phản đối những hành vi thiếu tôn trọng người khác.
- HS có tính cách: Có ý thức tôn trọng người khác.
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng tư suy phê phán ; kĩ năng phân tích, so sánh; kĩ năng ra quyết định kiểm soát cảm xúc; kĩ năng giao tiếp thể hiện sự tôn trọng người khác.
- Tích hợp giáo dục môi trường: Các hành vi, việc làm bảo vệ môi trường là coi trọng cuộc sống của mình và mọi người, là thể hiện sự tôn trọng người khác.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
 - Nội dung 1: Thảo luận phần đặt vấn đề
- Nội dung 2:Tìm hiểu hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác.
- Nội dung 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
- Nội dung 4: Luyện tập.
3. CHUẨN BỊ.
3.1. GV: Söu tầâm nhöõng maãu chuyeän veà taâm göông toân troïng ngöôøi khaùc.
3.2. HS: Tình huống có liên quan.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút) 
8A1: 8A2: 8A3: 8A3: 
 4.2 Kiểm tra miệng: (5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
  Câu hỏi: Em hiểu liêm khiết là gì? Tính liêm khiết được biểu hiện như thế nào? (6đ)
 l Đáp án: Là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ .
Biểu hiện: Không tham lam, không tham ô tiền bạc, tài sản chung; không sử dụng tài sản, tiền bạc chung vào mục đích cá nhân; không lợi dụng chức quyền để mưu lợi cho bản thân. 
 Câu hỏi: Ý nghĩa của sống liêm khiết? Cho VD? ( 2 đ)
l Đáp án: Giúp con người sống thanh thản, đàng hoàng, tự tin, không bị phụ thuộc vào người khác, được mọi người xung quanh kính trọng, vị nể. 
VD: Không tham ô tiền của của nhà nước thì sẽ góp phần làm cho đất nước giàu mạnh.
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Câu hỏi: Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? ( 2 đ)
  Toân troïng ngöôøi biểâu hieän nhö theá naøo? 
 l Bieát lắêng nghe, cö xử leã pheùp lòch söï, khoâng xaâm phaïm taøi saûn 
 ó Nhận xét, chấm điểm.
4.3 Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
à Vào bài: (3 phút)
ó GV kể chuyện:
“ Sau 20 năm lưu lạc (do ngày còn nhỏ vì nghèo người mẹ đã phải bán 2 anh em cho 2 gia đình để làm con nuôi), người em đã tìm được người anh của mình. Người em lớn lên trong 1gia đình tư sản giàu có (chủ 1 hãng sx thuốc lớn của thành phố). Người anh là 1 người nông dân nghèo khổ phải nuôi 1 mẹ già và 5 người con. Tìm được mẹ và anh, người em không thể tin nổi anh của mình ngày 2 bữa cháo loãng, con cái gầy gò đói rách.
Chia tay anh trở về thành phố, người em trao cho anh 1 khoản tiền lớn nhưng người anh không nhận và nói rằng: “ 20 năm anh tìm em không phải là vì số tiền này của em”. Người em ôm chầm lấy anh mà khóc Từ trong sâu thẳm trái tim người em lại càng thương và quý trọng anh trai của mình.”
 Qua câu chuyện cảm động trên em có suy nghĩ gì về hành động của người anh trai trong câu chuyện?
l HS trả lời theo ý kiến cá nhân.
ó Để hiểu rõ tính cách đó chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học ngày hôm nay. 
ó Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng ra quyết định kiểm soát cảm xúc
à Hoạt động 1: HS thảo luận phần đặt vấn đề. 
(7 phút)
ó HS đọc tham khảo các tình huống trong sgk.
ó Chia nhóm thảo luận (3 nhóm)
Nhóm 1: Nhận xét về cách cư xử, thái độ, việc làm của Mai?
 Hành vi của Mai sẽ được mọi người đối xử như thế nào?
Nhóm 2: Nhận xét cách cư xử cùa 1 số bạn đối với Hải?
 Suy nghĩ của Hải như thế nào? Hành động đó thể hiện đức tính gì?
Nhóm 3: Nhận xét về việc làm của Quân và Hùng? Hành vi đó thể hiện điều gì?
ó HS thảo luận (3p)
ó Đại diện trả lời, bổ sung góp ý.
ó GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.
Câu 1: Mai là HSG 7 năm liền nhưng không kiêu căng, coi thường người khác. Lễ phép, chan hòa, cởi mở với mọi người, luôn giúp đỡ mọi người nhiệt tình, vô tư trong sáng, gương mẫu chấp hành nội quy 
- Được mọi người quý mến, tôn trọng.
Câu 2: Các bạn trong lớp trêu chọc Hải là da đen.
- Hải không cho da đen là xấu mà còn tự hào vì được hưởng màu da từ cha mình. Đó là việc làm thể hiệns tự trọng bản thân, tôn trọng cha mình.
Câu 3: Quân và Hùng đọc truyện và cười đùa trong giờ học. Đó là hành vi thiếu tôn trọng thầy cô, bạn bè, vi phạm nội quy trường lớp.
ó GV kết luận phần thảo luận: Chúng ta phải luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác, kính trọng người trên, biết nhường nhịn, không chê bai, chế giễu người khác. Khi họ khác mình vế sở thích, thói quen phải biết cư xử có văn hóa, đúng mực, tôn trọng người khác và biết tôn trọng chính mình. Biết đấu tranh phê phán những hành động, việc làm sai trái.
à Hoạt động 2: Tìm hiểu hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác. ( 5 phút)
ó Cho hs lên bảng điền vào các ô thể hiện các hành vi tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác.
Tôn trọng người khác
Không tôn trọng người khác
Gia đình
Vâng lời cha mẹ, nhường nhịn anh chị em
Xấu hổ vì nghề nghiệp của cha mẹ, cãi lời cha mẹ 
Trường lớp
Giúp đỡ bạn bè, không chê bai bạn, không nói bạn nặng lời nơi đông người 
Tự ý lấy đồ dùng của bạn, hay chê bai bạn bè 
Nơi côn
 cộng
Nhường chỗ cho người già, phụ nữ có thai 
Đi tiểu tiện không đúng nơi quy định, nói tục 
Qua đó chúng ta thấy rằng tôn trọng người khác là hành vi có văn hóa, đó là thái độ ứng xử của mọi người ở mọi lúc, mọi nơi với mọi người, biết điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và đồng tình với những việc làm sai trái.
ó Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng tư suy phê phán ; kĩ năng phân tích, so sánh những biểu hiện tôn trọng người khác và thiếu tôn trọng người khác.
à Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. 
( 10 phút)
 Qua phần chúng ta vừa tìm hiểu em hiểu thế nào là tôn trọng người khác?
l Là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác.
 Biểu hiện của tôn trọng người khác?
l Biết lắng nghe, cư xử lễ phép, lịch sự với người khác.
l Biết thừa nhận và học hỏi những điểm mạnh của người khác.
 Không xâm phạm vào tài sản, thư từ, nhật kí, sự riêng tư của người khác.
lTôn trọng những sở thích, thói quen, bản sắc riêng của người khác 
ó Tích hợp giáo dục môi trường: Các hành vi, việc làm bảo vệ môi trường là coi trọng cuộc sống của mình và mọi người, là thể hiện sự tôn trọng người khác:
 Hành vi không xả rác bừa bãi, không chặt phá cây rừng, không làm ô nhiễm không khí, nước co phải là hành vi biết tôn trọng người khác không? Vì sao?
l Có, vì đó là thể hiện sự quý trọng cuộc sống của mình, của người khác, cộng đồng là hành vi tôn trọng người khác.
 Ý nghĩa của tôn trọng người khác?
l Người biết tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng lại.
l Mọi người tôn trọng lẫn nhau sẽ góp phần làm cho quan hệ xã hội trong sáng, lành mạnh và tốt đẹp.
 Bản thân chúng ta phải rèn luyện như thế nào?
l Tôn trọng mọi người ở mọi lúc, mọi nơi. Có cử chỉ hành vi có văn hóa để thể hiện sự tôn trọng người khác, noi theo gương tốt, phê phán những hành vi thiếu tôn trọng người khác.
ó GD HS về ý thức tôn trọng người khác.
à Hoạt động 4: Luyện tập giải tập SGK. (5 phút)
ó Cho HS làm bài tập sgk
ó Bài tập 1sgk
 Tìm những câu ca dao tục ngữ về biết tôn trọng người khác?
l Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nó cho vừa lòng nhau.
Khó mà biết lẽ biết lời
Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang.
Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười .
- Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có mượn.
ó Cho HS đóng vai tình huống “Chú Hoàng là người ham ăn nhậu, lười lao động, lại nghiện hút nên ở xóm không ai tôn trọng chú”.
 Hãy nhận xét về hành vi của mọi người trong xóm như vậy đúng hay sai?
ó Tích hợp giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp thể hiện sự tôn trọng người khác.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Thế nào là tôn trọng người khác?
Là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác.
2. Biểu hiện của tôn trọng người khác:
- Biết lắng nghe, cư xử lễ phép, lịch sự với người khác.
- Biết thừa nhận và học hỏi những điểm mạnh của người khác.
- Không xâm phạm vào tài sản, thư từ, nhật kí, sự riêng tư của người khác.
- Tôn trọng những sở thích, thói quen, bản sắc riêng của người khác 
- Biết coi trọng cuộc sống của mình và của người khác thể hiện sự tôn trọng người khác là biết bảo vệ MT
3. Ý nghĩa của tôn trọng người khác.
- Người biết tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng lại.
- Mọi người tôn trọng lẫn nhau sẽ góp phần làm cho quan hệ xã hội trong sáng, lành mạnh và tốt đẹp. 
III. BÀI TẬP
Bài tập 1sgk: 
Đáp án: câu a, g,i
4.4 Tổng kết: (5 phút)
  Câu 1: Những hành vi nào sau đây không thể hiện sự tôn trọng người khác?
Cười đùa ầm ĩ khi đi dự đám tang.
Mở nhạc to khi đêm đã khuya.
Lắng nghe ý kiến của mọi người.
Đổ rác nơi công cộng.
 l Đáp án:C
  Câu 2: Thế nào là tôn trọng người khác?
 l Đáp án: Là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác.
 Câu 3: Ý nghĩa của tôn trọng người khác?
l Đáp án: Người biết tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng lại 
4.5 Hướng dẫn học tập: (3 phút) 
à Đối với bài học tiết này:
- Học bài, làm BT 2,3,4 sgk/ 10.
+ Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ về tôn trọng người khác.
à Đối với bài học tiết sau:
- Chuẩn bị bài : “ Pháp luật và kỉ luật”.
+ Tìm hiểu thế nào là pháp luật? Kỉ luật? Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật?
5. PHỤ LỤC: Tài liệu: Thông tin phản hồi: 
-Tài liệu:
 + SGK, SGV GDCD 8.
 +Những câu chuyện GDCD 8.
 + Bài tập GDCD 8
Tuần:4, 5
Tiết: 4, 5
Ngày dạy: 08,15 /10/2020
 CHỦ ĐỀ : TUÂN THỦ THEO KỈ LUẬT VÀ PHÁP LUẬT.
 Bài 5: PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT 
1. MỤC TIÊU :
1.1 Kiến thức. 
à Hoạt động 1: 
- HS biết: Hành động vi phạm pháp luật và hành động thể hiện tính kỉ luật.	
à Hoạt động 2:	
- HS hiểu: Thế nào là pháp luật và kỉ luật? Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật. Ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật.
à Hoạt động 3: 
- HS biết: Làm các bài tập thực hành về pháp luật và kỉ luật.
1.2 Kĩ năng: 
- HS thực hiện được: Biết thực hiện những quy định của pháp luật và kỉ luật.
- HS thực hiện thành thạo: Biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện những quy định của pháp luật và kỉ luật.
1.3 Thái độ:
- HS có thói quen: Đồng tình, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỉ luật, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật.
 - HS có tính cách: Tôn trọng pháp luật và lỉ luật.
 - Nội dung giảng lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh: Ví dụ để chứng minh nếu kỷ luật nghiêm thì pháp luật được giữ vững.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
Ý nghĩa của pháp luật, kỷ luật.
3. CHUẨN BỊ
3.1 GV: Bảng phụ
3.2 HS: Tập, sgk, PHT.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút) ; 8A1:
 8A2: 8A3: 
 4.2 Kiểm tra miệng: (5 phút)
à Câu hỏi kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là tôn trọng người khác? Ý nghĩa (4đ)
Là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác.
 Ý nghĩa của tôn trọng người khác.
- Người biết tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng lại.
- Mọi người tôn trọng lẫn nhau sẽ góp phần làm cho quan hệ xã hội trong sáng, lành mạnh và tốt đẹp. 
? Nêu biểu hiện của tôn trọng người khác? (4đ)
- Biết lắng nghe, cư xử lễ phép, lịch sự với người khác.
- Biết thừa nhận và học hỏi những điểm mạnh của người khác.
- Không xâm phạm vào tài sản, thư từ, nhật kí, sự riêng tư của người khác.
- Tôn trọng những sở thích, thói quen, bản sắc riêng của người khác 
- Biết coi trọng cuộc sống của mình và của người khác thể hiện sự tôn trọng người khác là biết bảo vệ MT.
à Câu hỏi kiểm tra nội dung tự học:
Em đã chuẩn bị những gì cho bài học hôm nay? ( 2 đ)
4.3 Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG B

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_truong_t.doc