Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 13, Bài 10: Tự lập - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 13, Bài 10: Tự lập - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Học sinh hiểu được thế nào là tự lập, nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập. Hiểu được ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân, gia đình, xã hội.

2. Kỹ năng

Biết tự giải quyết, tự làm công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động và sinh hoạt cá nhân.

3. Thái độ

Thích sống tự lập, không đồng tình với lối sống dựa dẫm, ỷ lại phụ thuộc vào người khác, cảm phục và tự giác học hỏi những bạn, những người xung quanh biết sống tự lập.

II. CÁC PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CẦN HƯỚNG TỚI

- Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, nhân ái .

- Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác .

+ Năng lực chuyên biệt: Hợp tác để giải quyết các vần đề của xã hội, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân.

 

doc 3 trang thucuc 2851
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 13, Bài 10: Tự lập - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	13	Ngày soạn: 28/11/2020
Tiết 	13	Ngày dạy: 30/11/2020
BÀI 10: TỰ LẬP 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Học sinh hiểu được thế nào là tự lập, nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập. Hiểu được ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân, gia đình, xã hội.
2. Kỹ năng
Biết tự giải quyết, tự làm công việc hàng ngày của bản thân trong học tập, lao động và sinh hoạt cá nhân.
3. Thái độ
Thích sống tự lập, không đồng tình với lối sống dựa dẫm, ỷ lại phụ thuộc vào người khác, cảm phục và tự giác học hỏi những bạn, những người xung quanh biết sống tự lập.
II. CÁC PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CẦN HƯỚNG TỚI 
- Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, nhân ái ..
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác ....
+ Năng lực chuyên biệt: Hợp tác để giải quyết các vần đề của xã hội, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Phương thức tổ chức hoạt động
Sản phẩm mong đợi
A. Khởi động 
- GV cho HS quan sát ảnh thầy Nguyễn Ngọc Kí và mời HS kể về tấm gương này.
? Em biết gì về thầy Nguyễn Ngọc Kí là tấm gương sống kiên trì, tự lập → GV dẫn vào bài.
Học sinh kể được câu chuyện.
B. Hình thành kiến thức 
* Phần đặt vấn đề:
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm.
? Truyện kể về ai? Về vấn đề gì?
? Hành trang Bác đi tìm đường cứu nước là gì?
? Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước với 2 bàn tay trắng?
- Bác Hồ là người sống tự lập.
? Em có suy nghĩ gì về hành động của anh Lê?
? Anh Lê là người như thế nào?
? Em rút ra bài học gì cho bản thân?
I. Đặt vấn đề
- Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
- Hai bàn tay trắng.
- Bác có lòng yêu nước, có quyết tâm hăng hái của tuổi trẻ, tin vào bản thân mình, không sợ khó khăn gian khổ, tự làm lấy giải quyết của công việc của mình. Không dựa dẫm phụ thuộc vào người khác.
→ tự lập
- Anh là người yêu nước nhưng ra đi bằng hai bàn tay trắng là việc quá khó khăn với anh.
→ thiếu tự chủ, tự lập
- Cần rèn luyện tính tự lập
* Phần nội dung bài học:
- Thế nào là tự lập?
- Biểu hiện của tự lập?
- Nêu ý nghĩa của tự lập?
- Hành vi trái ngược với tính tự lập? (Nhút nhát, lo sợ, ngại khó, ngại khổ, ỷ lại, dựa dẫm, phụ thuộc người khác)
- Tìm câu tục ngữ nói về hành vi trên?
(Há miệng chờ sung)
- Hiện nay có rất nhiều tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó? Em có suy nghĩ gì về việc làm của họ?
- Các em rút ra bài học gì và phải làm gì để có tính tự lập?
- Lấy ví dụ để chứng minh. 
- Tự làm bài tập, sưu tầm tranh ảnh theo yêu cầu của giáo viên, tự gấp chăn màn, quét dọn nhà cửa, giặt quần áo , 
- Em hãy kể một số tấm gương có tính tự lập mà em biết?
- Nguyễn Chiến Thắng là người Việt Nam đầu tiên nhận tấm bằng Microsoft có chữ ký danh dự của Bill Gate. Chàng trai ấy đã vượt qua nỗi đau da cam, thậm chí “đánh cược” cả mạng sống của mình cho khát khao vươn tới tri thức.
Giáo viên: chiếu hình ảnh về tấm gương điển hình trên và kể sơ qua về nghị lực của chàng trai này.
- Em học được gì qua các tấm gương tự lập đó? (biết ủng hộ, khen ngợi và làm theo những tấm gương đó )
- Học sinh rèn luyện tình tự lập như thế nào?
II. NỘI DUNG BÀI HỌC 
1. Tự lập
Là tự làm lấy, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
2. Biểu hiện 
- Tự tin.
- Bản lĩnh. 
- Kiên trì, dám đương đầu với khó khăn.
- Có ý chí nỗ lực, phấn đấu vươn lên trong học tập và cuộc sống, 
3. Ý nghĩa 
- Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
- Họ xứng đáng được mọi người kính trọng.
4. Học sinh cần rèn luyện tự lập từ nhỏ, trong học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày.
C. Luyện tập 
- Trò chơi “Ai nhanh hơn”.
? Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về lự lập hoặc không tự lập?
? Kể một câu chuyện kể về người có tinh thần tự lập.
- HS tham gia kể.
- Gọi HS khác nhận xét - GV nhận xét chung.
* Có tự lập: 
- Tự lực cánh sinh.
- Có bụng ăn có bụng lo.
- Có thân phải lập thân.
* Không tự lập:
- Há miệng chờ sung.
- Con mèo nằm bếp co ro.
- Ít ăn nên mới ít lo ít làm.
D. Vận dụng 
? Em sẽ làm gì nếu bố mẹ đi vắng 3 ngày?
? Gặp một bài toán, bài văn khó, em sẽ làm gì?
Học sinh trả lời theo khả năng thực tế.
E. Mở rộng 
- Tìm những tấm gương sống tự lập.
- Học bài: Học thuộc và nắm chắc nội dung bài học.
- Làm các bài tập còn lại trong SGK.
- Chuẩn bị bài mới: Lao động tự giác và sáng tạo.
+ Đọc kĩ mục đặt vấn đề
+ Trả lời câu hỏi gợi ý SGK.
+ Liên hệ bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_13_bai_10_tu_lap_nam_ho.doc