Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Học kì 2 - Tạ Kim Thơm

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Học kì 2 - Tạ Kim Thơm

 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

I. MỤC TIÊU :

1. Về kiến thức :

Hs hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình , hiểu ý nghĩa của những quy định đó .

2 . Về năng lực:

 NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề,

- Hs biết cách ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong đình .

- Hs Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định của pháp luật .

3. Về Phâm chất :

Hs có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình , có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc .

Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em .

 

docx 64 trang Phương Dung 28/05/2022 4602
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Học kì 2 - Tạ Kim Thơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HKII
 Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
Tuần 19
Tiết 19
 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình 
I. MỤC TIÊU :
1. Về kiến thức :
Hs hiểu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình , hiểu ý nghĩa của những quy định đó .
2 . Về năng lực:
 NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề,
- Hs biết cách ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong đình . 
- Hs Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định của pháp luật .
3. Về Phâm chất :
Hs có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình , có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc .
Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em .
II. Chuẩn bị :
 1. GV: Kế hoạch bài học, SGK, SGV, .... 
 2. HS : Xem trước nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
- Dạy học nghiên cứu tình huống.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm cặp đôi
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
- Kĩ thuật động não
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Đóng vai
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
 .
2. Tổ chức các hoạt động:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
- Nội dung hoạt động: Tìm một số biểu hiện của việc thực hiện tốt và chưa tốt về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
- Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: HS tìm được một số biểu hiện của người thực hiện tốt và chưa tốt về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
- Kỹ thuật tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS tiếp nhận nhiệm vụ, HS hoạt động cá nhân suy nghĩ và phát biểu.
- Năng lực: Rèn cho HS năng lực tư duy, suy luận, giải quyết vấn đề....
- Phương tiện hỗ trợ dạy học: Máy tính, máy chiếu.
- Kiểm tra, đánh giá: GV và HS nhận xét, đánh giá sau các hoạt động.
Dự kiến thời gian cho hoạt động này khoảng 5 phút.
- Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
 Gv : Đọc bài ca dao :
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
 ? Em hiểu thế nào về câu ca dao trên ?
 Hs : Câu ca dao nói về tình cảm gia đình , công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái , bổn phận của con cái phải kính trọng có hiếu với cha mẹ . 
? Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào ?
+ Dự kiến: Hs trả lời : Gia đình và tình cảm gia đình là điều thiêng liêng với mỗi con người . Để xây dựng gia đình hạnh phúc mỗi người phải thực hiện tôt bổn phận trách nhiệm của mình đối với gia đình .
Gv nhận xét chốt . chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU THÔNG TIN Ở SGK:
* Mục tiêu: Hs biết được việc làm của Tuấn là thực hiện tốt nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà; con trai cụ Lam có việc làm chưa đúng trong việc thực hiện bổn phận của con đối với cha mẹ.
*Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Cá nhân nghiên cứu Sgk, giải quyết vấn đề, thảo luận cá nhân, nhóm
*Năng lực: Rèn cho HS năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, hợp tác....
*Cách tiến hành:
GV: Chuyển giao nhiệm vụ
Gv : Gọi hs đọc hai mẩu truyện của phần đặt vấn đề 
Hs : đọc 
? Nêu những việc làm của Tuấn đối với ông bà?
- HS: Tuấn đã...............
? Nêu những việc làm của con trai cụ Lam ?
- HS: Con trai cụ Lam đã.............
? Em đồng ý với cách cư xử của nhân vật nào ? Vì sao ?
Hs : Đồng tình với cách cư xử của nhân vật Tuấn vì cách cư xử ấy đã thể hiện tình yêu thương và nghĩa vụ chăm sóc ông bà .
 Việc làm của con trai cụ Lam là không chấp nhận được . Anh ta là đứa con bất hiếu.
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :thảo luận
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm
*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức: Gv: Là con cháu phải kính trọng, yêu thương, chăm sóc ông bà .
Gv : Hướng dẫn hs thảo luận , phân tích tình huống giúp hs phát triển nhận thức về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình .
Gv :Giới thiệu điều 64 – hiến pháp 92 
 Luật hôn nhân gia đình .
 Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người , là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách 
Hoạt động 2:
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC
* Mục tiêu: Hs biết được k/n sống và làm việc có k/h.
*Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Cá nhân nghiên cứu Sgk, giải quyết vấn đề.
*Năng lực: Rèn cho HS năng lực tư duy, ngôn ngữ....
*Cách tiến hành:
GV: Chuyển giao nhiệm vụ
? Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào ?
Gv : Gia đình và tình cảm gia đình là điều thiêng liêng với mỗi con người . Để xây dựng gia đình hạnh phúc mỗi người phải thực hiện tôt bổn phận trách nhiệm của mình đối với gia đình .
? Nêu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái?
- HS: Nuôi dạy...........................
? Nêu quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với con cháu?
- HS: Trông nom, chăm sóc...................
? Con cháu có nghĩa vụ như thế nào trong gia đình ?
- HS: Yêu quý, kính trọng....................
?Anh chị em có bổn phận như thế nào trong gia đình 
- HS: Yêu quý, kính trọng..................
? Nêu ý nghĩa của những quy định pháp luật trên?
- HS: xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc.......
? Nêu trách nhiệm công dân?
 - Học sinh tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh : cá nhân
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs
*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
I . Đặt vấn đề .
II. Nội dung bài học .
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và ông bà : 
1.Cha mẹ:
+ Nuôi dạy con thành những công dân tốt. 
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. 
+ Tôn trọng ý kiến của con .
+ Không được phân biệt đối xử giữa các con .
+ Không ngược đãi xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức .
Ông bà (nội, ngoại):
+ Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu.
+ Nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng .
 3. Quyền và nghĩa vụ của con cháu:
- Yêu quý, kính trọng, biết ơn ông bà cha mẹ.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ.
- Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà cha mẹ.
4.Bổn phận của anh chị em.
- Thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
- Nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.
4. Ý nghĩa:
- Nhằm xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
- Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình Việt Nam 
C. LUYỆN TẬP 
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bt.
- Nội dung hoạt động: Trả lời các câu hỏi, bài tập.
- Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải quyết được các tình huống trong thực tế.
- Kỹ thuật tổ chức hoạt động: GV giao nhiệm vụ: Làm bài tập trong SGK tại lớp, HS suy nghĩ, thảo luận cặp đôi làm bài tập, GV cho HS nhận xét bổ sung.
- Phương tiện hỗ trợ dạy học: bảng phụ.
- Kiểm tra, đánh giá: GV và HS nhận xét, đánh giá sau các hoạt động.
Dự kiến thời gian cho hoạt động này khoảng 7 phút.
Hoạt động GV và HS
Nội dung
GV: HD học sinh làm bài tập d SGK/38
1.Bài tập
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm BT.
- Gv nhận xét, cho điểm
2. Bài 4 : 
 - Cả Sơn và cha mẹ Sơn đều có lỗi.
 - Sơn đua đòi ăn chơi .
 - Cha mẹ Sơn quá nuông chiều, buông lỏng việc quản lý con .
2. Bài 5 :
- Bố mẹ Lâm cư xử không đúng vì : cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hành vi của con, phải bồi thường thiệt hại do con gây ra cho người khác .
- Lâm vi phạm luật giao thông đường bộ .
Bài 6 : 
Cách cư xử :
Ngăn cản không cho bất hoà nghiêm trọng hơn .
 Khuyên hai bên thật bình tĩnh , giải thích khuyên bảo để thấy được đúng sai . Lâm vi phạm luật giao thông đường bộ .
D. Vận dụng
- Mục tiêu: Tạo cho HS yêu thích môn GDCD
- Nội dung hoạt động: Giải quyết tình huống trong thực tế c/s.
- Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Nhận xét được các hoạt động của bạn.
- Kỹ thuật tổ chức hoạt động: GV giao nhiệm vụ, HS chơi trò chơi đóng vai.
- Kiểm tra, đánh giá: GV và HS nhận xét, đánh giá sau các hoạt động.
Dự kiến thời gian cho hoạt động này khoảng 3 phút.
GV: Chuyển giao nhiệm vụ 
HS chơi trò chơi, đóng vai:
Tình huống : Bài tập 3 sgk
- Học sinh tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh : đóng vai
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs 
Bố mẹ Chi đúng và không xâm phạm quyền tự do của con vì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ quản lý trông nom con .
 Chi sai vì không tôn trọng ý kiến của cha mẹ .
 Cách cư xử đúng là nghe lời cha mẹ không đi chơi xa khi không có cô giáo, nhà trường quản lý và nên giải thích cho nhóm bạn hiểu
*Báo cáo kết quả: 
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
 Ký duyệt của tổ chuyên môn:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
Tuần 20
Tiết 20
BÀI 13: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
I. Mục tiêu cần đạt 
 1. Về kiến thức:
- Hiểu thế nào là TNXH
- Nêu được tác hại của TNXH
2. Về năng lực:
 Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ 
- Nhận biết những biểu hiện của tệ nạn xã hội; biết phòg ngừa cho bản thân; tích cực tham gia các hoạt động phòng,chống các TNXH ở trường và địa phương.
3. Về Phẩm chất:
Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội
II. Chuẩn bị .
1.GV: đọc tài liệu, soạn giáo án .
2. HS: đọc trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học .
 1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.
a. HĐ khởi động:	
- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.
b. HĐ hình thành kiến thức mới
* HĐ1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề
- Phương pháp:Thảo luận nhóm ,đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.
* HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: Chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.
c. HĐ luyện tập:
- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.
d. HĐ vận dụng :
- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.
e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :
- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.
- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.
2. Tổ chức các hoạt động:
 HĐ 1. HĐ khởi động:
* Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS tìm hiểu về. Các tệ nạn xã hội và tác hại của TNXH
* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.
* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
* Cách tiến hành:
- GV chuyển giao nhiệm vụ: Quan sát video . Cho biết đoạn video nói về tệ nạn gì ? Tệ nạn đó có nguy hiểm không? Nguy hiểm ntn vói cá nhân và cộng đồng?
- Dự kiến sp Hs: Đoạn video nói về tệ nạn ma túy. Đây là tệ nạn rất nguy hiểm cho các nhân và cộng đồng.
- Đánh giá sản phẩm: Đúng đây là tệ nạn rất nguy hiểm ngoài ra còn tệ nạn nào nữa chúng ta cùng vào bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2 :Hình thành kiến thức
* Mục tiêu: Giúp HS Nắm được các tình huống trong phần đặt vấn đề để rút ra nội dung bài học
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trong SGK, thực tế cuộc sống.
* Phương thức thực hiện: Hoạt động chung, hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức lớp thành 3 nhóm thảo luận theo những câu hỏi sau :
Câu 1. Tình huống 1 SGK.
Em đồng tình với ý kiến của bạn An không ? Vì sao ?
Nếu các bạn lớp em cũng chơi thì em làm thế nào ? 
Câu 2. Tình huống 2 SGK.
Theo em P,H và bà Tâm có vi phạm pháp luật không ? Và phạm tội gì ? (P,H chỉ vi phạm đạo đức, đúng hay sai )
Họ sẽ bị xử lý như thế nào? 
Câu 3 . 
Qua hai ví dụ trên em rút ra được bài học gì ? 
Theo em cờ bạc, ma tuý, mại dâm có liên quan đến nhau không ? Vì sao ?
- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm tổ chức thảo luận, cử thư ký ghi chép và một đại diện trả lời .
HS cả lớp nhận xét, tranh luận 
GV bổ sung thêm ý kiến 
Nếu nhờ cô giáo can thiệp em không sợ các bạn trả thù sao ? 
HS thảo luận các câu hỏi
? Nguyên nhân gây ra tệ nạn xh là gì?
? Biện pháp phòng tránh nó là gì?
Mục tiêu: Giúp HS Nắm đượcthế nào là tệ nạn xh 
 Kể tên một số tệ nạn xh 
Nêu tác hại của các tệ nạn xã hội đối với gia đình 
Tác hại của các tệ nạn xã hội đối với bản thân cá nhân 
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trong SGK, thực tế cuộc sống.
* Phương thức thực hiện: Hoạt động chung, hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ
? Thế nào là tệ nạn xh? 
? Kể tên một số tệ nạn xh ?
Nêu tác hại của các tệ nạn xã hội đối với gia đình ?
Tác hại của các tệ nạn xã hội đối với bản thân cá nhân ?
Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
GV : yêu cầu HS nhận xét đánh gía bổ xung
Theo tổ chức y tế thế giới thống kê trong số những người mắc các tệ nạn xã hội thì tới hơn 40% ở độ tuổi từ 14 - 24. (lao động và sinh đẻ)
Cả nước có 165 nghìn người nhiễm HIV , có 27 nghìn người tử vong vì HIV/AIDS . Dự báo cuối thập kỷ này có 350 nghìn người nhiễm HIV/AIDS 
- Tác hại của các tệ nạn xã hội .
- Đối với xã hội .
+ ảnh hưởng đến kinh tế, suy giảm sức lao động của xã hội 
+ Suy thoái giống nòi.
+ Mất trật tự an toàn xã hội
- Đối với gia đình .
+ Kinh tế cạn kiệt, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của mọi người
+ Gia đình tan vỡ
- Đối với bản thân 
+ Huỷ hoại sức khoẻ dẫn đến cái chết
+ Suy sút tinh thần, phẩm chất đạo đức.
+ Vi phạm pháp luật
I. Đặt vấn đề. 
Nhóm 1.
- Ý kiến của An là đúng. Vì lúc đầu là chơi ít ..rồi thành quen ham mê sẽ chơi nhiều.
- Nếu các bạn chơi thì em sẽ ngăn cản 
- Báo cho các thầy cô giáo .
Nhóm 2.
- P và H vi phạm pháp luật về tội cờ bạc và nghiện hút (không chỉ là vi vi phạm đạo đức)
- Bà Tâm vi phạm pháp luật về tội tổ chức bán ma tuý.
- Pháp luật sẽ xử lý P, H và bà Tâm theo quy định .
Nhóm 3. 
- Không chơi bài ăn tiền, không ham mê cờ bạc, không nghe kẻ xấu để nghiện hút.
- Ba tệ nạn này có liên quan chặt chẽ đến nhau.
- Nên tránh xa các tệ nạn này .
2- Nguyên nhân 
- HS liên hệ ở trường, địa phương về vấn đề này .(Có hơn 10 người nghiện hút.)
a- Nguyên nhân khách quan .
- Kỷ cương pháp luật chưa nghiêm 
- Kinh tế kém phát triển 
- Chính sách mở cửa, ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường.
- ảnh hưởng của các văn hoá phẩm đồi truỵ 
- Cha mẹ nuông chiều 
- Bạn bè rủ rê
b- Nguyên nhân chủ quan .
- Lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích ăn ngon 
- Do tò mò thích cảm giác mới lạ 
- Do thiếu hiểu biết.
3- Biện pháp phòng tránh
a- Biện pháp chung .
- Nâng cao chất lượng cuộc sống 
- Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức
- Giáo dục pháp luật 
- Cải tiến hoạt động của tổ chức Đoàn ..
- Kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục GĐ-NT- XH 
b- Biện pháp riêng .
- Không che giấu, tàng trữ..
- Tuyên truỳền phòng chống tệ nạn xã hội
- Có cuộc sống lành mạnh
- Vui chơi lành mạnh
- Giúp đỡ các cơ quan phát hiện tội phạm 
- Không xa lánh, miệt thị người mắc 
II. Nội dung bài học
1- Tệ nạn xã hội 
- Là những hành vi sai lệch với các chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
2- Tác hại .
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ
- Ảnh hưởng đến tinh thần và đạo đức 
- Gia đình tan nát
- Làm thiệt hại về kinh tế
- Trật xã hội bị rối loạn
- Suy thoái nòi giống, AIDS, chết .
Hoạt động 3 - Luyện tập: Hướng dẫn hs làm bài tập 
.GV tổ chức cho học sinh làm bài tập củng cố .
Bài tập nhanh : Trong các tệ nạn sau tệ nạn nào là nguy hiểm nhất (đánh dấu x vào câu trả lời đúng)
- Cờ bạc 
- Đua xe máy , xe đạp 
- Ma tuý 
- Mại dâm
- Nghiện rượi
- Coi cóp 
Hoạt động 4: Vận dụng 
1. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức bài học để giải quyết các nội dung bài học
2. Phương thức thực hiện: Đặt câu hỏi làm bài tập
3. Sản phẩm hoạt động: Bài taapoj của học sinh
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
5. Tiến trình hoạt động 
Vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập sau
Khoanh vào phương án mà em cho là đúng
A.Tệ nạn ma túy và cờ bạc hiện nay là hiện tượng bình thường trong xã hội không có gì đáng lo ngại.
B.Chỉ cần mình không nghiện ma túy là được còn bạn bè, người thân trong gia đình có nghiện cũng không sao.
C.Thấy người khác bán ma túy thì nên nên báo với công an.
D.Thử hít ma túy một chút cũng không có hại gì.
 Ký duyệt của tổ chuyên môn:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
Tuần 21
Tiết 21
 BÀI 13: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI(TIẾP THEO)
I. Mục tiêu cần đạt 
 1. Về kiến thức:
- Một số quy định của pháp luật nước ta về phòng, chống TNXH .
- Trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống TNXH. 
2. Về năng lực cần đạt:
 Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ 
- Thực hiện tốt quy định của pháp luật về phòng, chống TNXH. 
- Tham gia các hoạt động phòng, chống các TNXH ở trường và địa phương .
- Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng, chống TNXH. 
3. Về phẩm chất:
ủng hộ chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật về phòng, chống TNXH. 
II. Chuẩn bị .
1.GV: đọc tài liệu, kế hoạch bài học .
2. HS: đọc trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.
a. HĐ khởi động:	
- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.
b. HĐ hình thành kiến thức mới
* HĐ1: Những quy định phòng chống tệ nạn xã hội:
- Phương pháp:Thảo luận nhóm ,đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.
* HĐ 2: Trách nhiệm của công dân học sinh
- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: Chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.
c. HĐ luyện tập:
- Phương pháp: Sắm vai
- Kĩ thuật: Kĩ thuật sắm vai.
d. HĐ vận dụng :
- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.
e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :
- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.
- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.
2. Tổ chức các hoạt động:
 HĐ 1. HĐ khởi động:
* Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú, tò mò khám phá của HS. 
 - Kích thích HS tìm hiểu về những quy định của pháp luật nước ta về phòng chống TNXH
* Nhiệm vụ: HS theo dõi tranh và thực hiện yêu cầu của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.
* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
* Cách tiến hành:- GV chuyển giao nhiệm vụ: Quan sát tranh về các chiến sĩ công an đang bắt tội phạm cờ bạc và ma túy và tranh xử vũ Xuân Trường và đồng bọn vì tội buôn bán ma túy ? Em có suy nghĩ gì khi xem các bức tranh trên? Suy nghĩ gì về tính nghiêm minh của pháp luật nước ta?
- Dự kiến sphs: Tệ nạn cò bạc, ma túy bị pháp luật nghiêm tri. Thể hiện tính nghiêm minh của Pl nước ta
GV: Cho HS nhận xét, bổ xung và đánh giá 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Giúp HS Nắm Những quy định phòng chống tệ nạn xã hội
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trong SGK, thực tế cuộc sống.
* Phương thức thực hiện: Hoạt động chung, hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ 
- Giáo viên Thảo luân nhóm: PL nước ta quy định như thế nào về phòng chống TNXH? Tại sao PL lại quy định cụ thể những hành vi cấm đối với trẻ em?
- Học sinh tiếp nhận: 
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Thảo luận nhóm
- Giáo viên: Quan sát và giúp đỡ HS
- Dự kiến sản phẩm 
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
GV tổ chức học sinh tìm hiểu một số quy định cảu pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hôi.
GV dùng bảng phụ
HS đọc tài liệu, quan sát bảng phụ để trả lời câu hỏi.
GV giới thiệu thêm 
Điều 199: Tội sử dụng trái phép chất ma tuý.
Người nào nghiện ma tuý dưới bất cứ hình thức nào đã bị xử phạt, giáo dục nhiều lần không thay đổi sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm 
Nếu tái phạm phạt từ 2 năm đến 5 năm 
Mục tiêu: Giúp HS Nắm trách nhiệm của công dân
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trong SGK, thực tế cuộc sống.
* Phương thức thực hiện: Hoạt động chung, hoạt động nhóm.
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ
Thảo luận nhóm cặp đôi
? HS làm gì để phòng, chống TNXH? - Học sinh tiếp nhận: Thảo luận cặp đôi
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Thảo luận nhóm
- Giáo viên: Quan sát và giúp đỡ HS
- Dự kiến sản phẩm 
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh THCS không mắc TNXH
- Mắc TNXH là người lao động 
- Đánh bạc, chơi đề có thu nhập 
- Tệ mại dâm là chuyện của xã hội không liên quan đến học sinh .
- Học sinh: - Giáo viên: Quan sát và giúp đỡ HS
- Dự kiến sản phẩm 
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
II. Nội dung bài học( Tiếp)
3-Những quy định phòng chống tệ nạn xã hội:
- Đánh bạc đưới bất cứ hình thức nào 
- Nghiêm cấm sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, lôi kéo, dụ dỗ, cưỡng bức sử dụng ma tuý .
- Những người nghiện ma tuý buộc phải cai nghiện 
- Nghiêm cấm mại dâm, dụ dỗ ..
* Đối với trẻ em :
- Không được uống rượi, hút thuốc, đánh bạc, dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ.
- Nghiêm cấm dụ dỗ, lôi kéo trẻ em sử dụng các chất trên 
- Nghiêm cấm dụ dỗ trẻ em mại dâm, bán hoặc mua dâm văn hoá phẩm đồi truỵ 
- Cấm các trò chơi ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em .
4- Trách nhiệm của công dân học sinh
- Có lối sống giản dị, lành mạnh
- Giữ gìn và giúp nhau không xa vào .
- Tuân theo quy định của pháp luật 
- Tham gia các phong trào phòng, chống...
- Tuyên truyền, vận động mọi người .
Hoạt động 3 :Luyện tập BT SGK
Mục tiêu: Giúp HS Nắm được kiến thức để vận dụng làm bài tập
* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu trong SGK, thực tế cuộc sống.
* Phương thức thực hiện: Hoạt động chung, hoạt động cá nhân, sắm vai
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV chuyển giao nhiệm vụ
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ : Đọc yêu cầu của đầu bài và trr lời cá nhân
Cho học sinh làm bài tập củng cố : Em đồng tình với ý kiến nào sau đây ? Vì sao ? ? GV yêu cầu học sinh kể về các tệ nạn xã hội ở địa phương .
- Gia đình kinh tế đầy đủ con không mắc TNXH 
- Học tập tốt là biện pháp hữu hiệu để tránh xa TNXH
Bài tập 6.SGK tr 37 
- Đáp án là : a,c,g,i,k
- HS giải thích lý do chọn những ý kiến này.
2-Bài tập 2. Sắm vai
- Mô tả sinh hoạt của một người nghiện 
- Một người bạn rủ em chơi điện tử
- Một người nhở em mang một món đồ tới một địa điểm 
HS các nhóm lần lượt đóng vai 
HS cả lớp nhận xét, bổ sung và bình chọn nhóm thể hiện thành công nhất.
* Hoạt động 4: Vận dụng
1. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức bài học để sắm vai giải quyết tình huống
2. Phương thức thực hiện: Sắm vai
3. Sản phẩm hoạt động: Cách giải quyết tình huống của học sinh
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
5. Tiến trình hoạt động 
GV tổ chức cho học sinh làm bài tập vận dụng
Bài tập : Cho HS sám vai tình huống đang đi đường có một người lạ dúi vào tay một bọc lạ nghi là ma túy và nói câm hộ đến một địa chỉ có gi trên bọ lạ em sẽ sử lý như thế nào?
HS: Đưa ra cách giải quyết
Gv: Nhận xét bổ xung đua ra phương án tối ưu nhất
 Ký duyệt của tổ chuyên môn:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
Tuần 22
Tiết 22
 Bài 14: PHÒNG CHỐNG NHIỄM HIV/ AIDS
I. Mục tiêu cần đat 
 1. Về kiến thức:
- Hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/ AIDS .
- Nêu được những quy định của pháp luật về phòng chống HIV/ AIDS
- Nêu được các biện pháp phòng tránh nhiễm HIV/AIDS, nhất là các biện pháp đối với bản thân.
2. Về năng lực:
 Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ 
- Biết tự phòng, chống nhiễm HIV/AIDS và giúp người khác phòng, chống. 
- Biết chia sẽ, động viên người nhiễm HIV/AIDS.
- Tham gia những hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS do trường, địa phương tổ chức.
3. Về phẩm chất:
- Tích cực phòng, chống nhiễm HIV/AIDS.
- Quan tâm, chia sẽ và không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/ AIDS.
II. Chuẩn bị .
1.GV: đọc tài liệu, soạn kế hoạch bài học.
2. HS: đọc trước bài ở nhà.
-SGK, giáo án, bút dạ, giấy khổ lớn.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.
a. HĐ khởi động:	
- Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.
b. HĐ hình thành kiến thức mới
* HĐ1: Tìm hiểu phần đặt vấn đề
- Phương pháp:Thảo luận nhóm ,đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, chia nhóm.
* HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại,thảo luận nhóm (nhóm lớn, cặp đôi), nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: Chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.
c. HĐ luyện tập:
- Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.
d. HĐ vận dụng :
- Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.
e. HĐ tìm tòi, sáng tạo :
- Phương pháp : Đàm thoại, nêu vấn đề.
- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi.
2. Tổ chức các hoạt động:
 HĐ 1. HĐ khởi động:
* Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS tìm hiểu về. Các tệ nạn xã hội và tác hại của TNXH
* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.
* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.
* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
* Cách tiến hành:
- GV chuyển giao nhiệm vụ:Cho HS quan sát vi deo về nạn nhân của HIV/AIDS? Nội dung của đoạn video các em vừa xem nói lên điều gì ? 
Suy nghĩ, cảm xúc của em khi xem những hình ảnh này? 
- Học sinh tiếp nhận: Quan sát video và trả lời cau hỏi
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Quan sát vi deo
- Giáo viên: Hướn dẫn hs quan sát
- Dự kiến sản phẩm: cảm thấy xúc động, thương cám
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và vào bài
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức
1. Mục tiêu: Tìm hiểu phần đặt vấn đề
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, nhóm
- Hoạt động nhóm, 
- Hoạt động chung cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
- Phiếu học tập của nhóm
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Đọc phân đặt vấn đề
 HS trao đổi các câu hỏi 
 Tai hoạ gì đã giáng xuống gia đình bạn của Mai ?
Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết anh trai bạn của Mai ?
Cảm nhận của em vể nỗi đau mà AIDS gây ra cho bản thân và gia đình của họ ?
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh 
- Giáo viên 
- Dự kiến sản phẩm 
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức 
Tìm hiểu tình hình người nhiễm HIV/AIDS
GV giới thiệu một số thông tin, số liệu trong nước và trên thế giới về HIV/AIDS (dùng bảng phụ)
- Nỗi đau của một chiến sĩ công an hình sự bị nhiễm HIV khi làm nhiệm vụ
- 6 học sinh ở trung tâm bảo trợ trẻ em bị cha mẹ mắc HIV bỏ rơi.
- Trên thế giới có khoảng hơn 40 triệu người mắc HIV/ AIDS 
- Số người mắc HIV/AIDS hiện nay chủ yếu ở độ tuổi từ 15- 30 
- Việt Nam 100% các tỉnh thành đều có người mắc căn bệnh này .
- Hiện nay có 70.780 người mắc HIV vó 82% độ tuổi 20-39 tuổi 
+ Trong đó : 10.844 người mắc AIDS có 6005 người chế vì AIDS 
+ Mỗi ngày VIệt Nam có 50 người mắc và dự báo đến cưôI thập kỷ này có 350.000 người 
+ Hàng năm cần có 78 tỉ đồng chi cho việc phòng chống HIV/AIDS
GV chuyển giao nhiệm vụ: chia lớp thành 3 nhóm 
Nhóm 1: Em có suy nghĩ gì về tình trạng nhiễm HIV/ AIDS hiện nay ? 
Nhóm 2: HIV/ AIDS có tác hại như thế nào ? 
Nhóm 3: Nguyên nhân dẫn đến mắc căn bệnh HIV/AIDS ?
GV kết luận: Phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm của mọi người, mọi quốc 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_hoc_ki_2_ta_kim_thom.docx