Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Thay (Chương trình cả năm)
Tiết 1: BÀI 1:
Tôn trọng lẽ phải
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải .
- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải.
- Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
2. Kỹ năng:
- Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.
3. Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.
- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.
* Tích hợp:
- Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 8, bài 2
“Vĩ lãnh tụ vĩ đại và lá cờ đỏ sao vàng.
Lớp: 8A1 Ngày soạn: 5.9.2021 Ngày dạy: 8.9.2020 Lớp: 8A2 Ngày dạy: 10.9.2020 Điều chỉnh: Ngày dạy: Tiết 1: BÀI 1: Tôn trọng lẽ phải A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải . - Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. - Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải. - Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải. 2. Kỹ năng: - Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải. 3. Thái độ: - Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải. - Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc. * Tích hợp: - Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 8, bài 2 “Vĩ lãnh tụ vĩ đại và lá cờ đỏ sao vàng. B. Tài liệu phương tiện: - Tài liêu: Chuẩn ktkn, SGK .SGV GDCD 8. Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc tôn trọng lẽ phải . - Phương tiện: Phiếu học tập, bảng phụ C.Tổ chức giờ học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Mục tiêu: Kiểm tra việc học và chuẩn bị ở nhà của học sinh - Cách tiến hành: 1.Khởi động / mở bài:Giới thiệu bài (3’): Trong cuộc sống hàng ngày con người cần phải sống và làm việc tuân theo pháp luật, là học sinh thì các em cần phải tuân theo nội quy, quy định của trường, lớp. Vậy làm thế nào để thực hiện được điều đó chúng ta sẽ nghiên cứu bài học ngày hôm nay. Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh *Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tôn trọng lẽ phải - Mục tiêu: Nhận biết, liệt kê các biểu hiện của lẽ phải và tôn trọng lẽ phải - Cách tiến hành: Giáo viên chia lớp làm 3 nhóm thảo luận 3 vấn đề sau . Nhóm 1 : Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên . 15p 1. Lẽ phải và Tôn trọng lẽ phải: a. Lẽ phải: Hs thảo luận nhóm, *Các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí ghi chép lại các ý kiến gcử đại diện lên trình bày. - Nhóm 1: Việc làm của quan tuần phủ chứng tỏ ông là người dũng cảm , trung thực dám đáu tranh để bảo vệ lẽ phải không chấp nhận những điều sai trái. Nhóm 2 :Trong các cuộc tranh luận có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn phản đối .Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử sự như thế nào ? Nhóm 3 :Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra, em sẽ làm gì ? Giáo viên kết luận cho điểm . (?):Theo em trong nhưng trường hợp trên trường hợp nào được coi là đúng đắn phù hơp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội ? - Kết luận: Cả 3 cách xử sự trên . Đó là lẽ phải . (?):Vậy lẽ phải là gì ? (?): Qua ví dụ trên em cho biết thế nào là tôn trọng lẽ phải ? *Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của sự tôn trọng lẽ phải - Mục tiêu: Hiẻu ý nghĩa của lẽ phải và tôn trọng lẽ phải - Cách tiến hành: GV nêu tình huống *Đối với những việc làm như : - Vi phạm luật giao thông đường bộ . - Vi phạm nội quy ở trường lớp. - Làm trái các qui định của pháp luật . (?): Đó có phải là lẽ phải không ? (?): Với những việc làm đó ta cần bày tỏ thái độ hành động gì ? (?): Vậy tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào ? * Tích hợp: Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 8, bài 2 “Vĩ lãnh tụ vĩ đại và lá cờ đỏ sao vàng. GV: Yêu cầu học sinh đọc truyện. + Qua câu chuyện “Vị lãnh tụ vĩ đại và lá cờ đỏ sao vàng”, em học được điều gì ở Bác? (?): Là học sinh em phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải ? 7 p - Nhóm 2: Nếu thấy ý kiến đó đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho bạn khác thấy những điểm mà em cho là đúng là hợp lí - Nhóm 3: Bày tỏ thái độ không đồng tình .Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó, khuyên bạn lân sau không nên làm như vậy. - Các nhóm nhận xét bổ xung lẫn nhau - Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. b. Tôn trọng lẽ phải: là công nhận, tuân theo, và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh hành vi, suy nghĩ của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm những điều sai trái. 2. Ý nghĩa: HS. Độc lập phát biểu, nhận xét. gKhông chấp nhận và không làm những việc sai trái - Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội , góp phân thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển . - Học được cách ứng xử của Bác, trong bất cứ hoàn cảnh nào Bác cũng nhẹ nhàng, từ tốn đưa ra lập luận, lí lẽ rất chặt chẽ; là người luôn tôn trọng chính nghĩa, lẽ phải. *Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu:Nhận biết được những biểu hiện về tôn trọng lẽ phải - Cách tiến hành: - GV: cho học sinh đọc và thảo luận làm bài tập 1, 2, 3. - Kết luận: 1.c; 2.c; 3.a, e, c; 15’ 3. Bài tập - HS: Thảo luận và làm bài tập Bài tập 1: Lựa chọn cách ứng xử c. Bài tập 2: Lựa chọn cách ứng xử c. Bài tập 3: Các hành vi biểu hiện sự tôn trọng lẽ phải : a , e , c D.Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà (5’) *Tổng kết - GV: Hệ thống nội dung kiến thức bài học * Hướng dẫn học tập ở nhà: -Học các phần nội dung bài học và làm bai tập 4,5,6 SGK/tr5 . -Sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về tôn trọng lẽ phải - Chuẩn bị bài cho tiết sau: Liêm khiết. **************************************** Lớp: 8A1 Ngày soạn: 11.9.2020 Ngày dạy: 15.9.2020 Lớp: 8A2 Ngày dạy: 17.9.2020 Điều chỉnh: Ngày dạy: Tiết 2 : Liêm khiết A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Giải thích được thế nào là liêm khiết : Phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày . - Vì sao phải sống liêm khiết . - Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì? 2. Kỹ năng: - Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết . 3. Thái độ: - Có thái độ đồng tình ủng hộ và học tập tấm gương của những người liêm khiết , đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống . * Tích hợp: - Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 8, bài 4 “Có ăn bớt phần cơm của con không?”. B. Tài liệu phương tiện: - Tài liêu: Chuẩn ktkn, SGK .SGV GDCD 8. Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc sống liêm khiết. - Phương tiện: Phiếu học tập, bảng phụ * Tích hợp giáo dục Pháp luật tại mục 1 nội dung bài học. C.Tổ chức giờ học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Mục tiêu: Kiểm tra việc học và chuẩn bị ở nhà của học sinh - Cách tiến hành: a. Ổn định tổ chức (1’): - Lớp 8A: - Lớp 8B: b. Kiểm tra bài cũ (3’): (?) Thế nào là tôn trọng lẽ phải ? Em làm gì để tôn trọng lẽ phải ? c. Giới thiệu bài (1’): hướng dẫn học sinh vào bài Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh *Hoạt động 2: Tìm những biểu hiện của liêm khiết - Mục tiêu: Nhận biết các biểu hiện của liêm khiết - Cách tiến hành: - Gv : Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề Chia học sinh làm 3 nhóm thảo luận các câu hỏi phần gợi ý + Nhóm 1: Em có suy nghĩ gì về cách ứng xử của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ trong những câu truyện trên ? + Nhóm 2 : Những cách xử sự đó có điểm gì chung ? Vì sao ? + Nhóm 3: Trongđiều kiện hiện nay, theo em , việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không ? Vì sao ? (?): Liêm khiết là gì ? GV định hướng giúp học sinh rút ra nội dung bài học. * Tích hợp: Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 8, bài 4 “Có ăn bớt phần cơm của con không?”. + Qua câu chuyện “Có ăn bớt phần cơm của con không?”, Bác đã dạy cho chúng ta điều gì? 15’ 1. Liêm khiết là gì ? Hs thảo luận nhóm phần đặt vấn đề. HS : Các nhóm cử đại diện trình bày HS : Nhóm khác bổ sung - Kết luận: *N1 :Trong những câu truyện trên, cách xử sự của Ma-ri Quy-ri , Dương Chấn và Bác Hồ là những tấm gương đáng để chúng ta học tập noi theo và kính phục * N2 : Những cách xử sự đó đều có điểm chung giống nhau: sống thanh cao, không hám danh, làm việc một cách vô tư có trách nhiệm mà không đòi hỏi bất cứ một điều kiện vật chất nào.Vì thế người sống liêm khiết sẽ nhận được sự quý trọng của mọi người, làm cho xã hội trong sạch ttốt đẹp hơn. * N3 : Trong điều kiện hiện nay lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên có ý nghĩa thiết thực vì : + Giúp mọi người phân biệt được những hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày. + Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết: Tham ô ,tham nhũng, hám lợi. .. + Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết . - HS: là một phẩm chất đạo đức của con người. - Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, không hám lợi không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen ích kỷ. - Không tham ô, lãng phí của cải của nhân dân, hãy yêu thương nhân dân như con mình. *Hoạt động 3: Tìm những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết và ý nghĩa của phẩm chất này - Mục tiêu: Nhận biết những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết. Giải thích được ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống - Cách tiến hành: - GV : Yêu cầu học sinh lấy ví dụ những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết (?): Nêu ý nghĩa của sự liêm khiết ? - Kết luận: sgk 10’ 2. Ý nghĩa: HS : Lấy ví dụ Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người , góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. *Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập - Mục tiêu: Nhận biết được những biểu hiện của lối sống liêm khiết - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ - Cách tiến hành: Gv : treo bảng phụ bài tập 1: Hs : quan sát , làm bài tập trên bảng . Hs : nhận xét , bổ sung . Tiến hành bài tập 2 như bài tập 1 . - Kết luận: 1. b, d, e, ; 2.a, c; 10’ 3. Bài tập Bài 1: Hành vi b,d,e thể hiện tính không liêm khiết . Bài 2: Không tán thành với việc làm trong phần a và c vì chúng đều biểu hiện những khía cạch khác nhau của không liêm khiết . D.Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà (3’) *Tổng kết - GV: Cho HS đọc truyện “chọn đằng nào” (T27 - sgv) để củng cố bài học E. Hướng dẫn học tập ở nhà: 2’ - HS: Học bài và làm bài tập 3, 4, 5 sgk/T8 Chuẩn bị nội dung bài 3 **************************************** Lớp: 8A1 Ngày soạn: 20.9.2020 Ngày dạy: 22.9.2020 Lớp: 8A2 Ngày dạy: 24.9.2020 Điều chỉnh: Tiết 3: Tôn trọng người khác A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là tôn trọng người khác. - Nêu được những biểu hiện của tôn trọng người khác . - Hiểu được ý nghĩa của sự tôn trọng người khác đối với quan hệ xã hội. 2. Kĩ năng: - Biết phân biệt hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác . - Biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống hàng ngày. 3. Thái độ: - Đồng tình ủng hộ và học tập những hành vi biết tôn trọng người khác - Phản đối những hành vi thiếu tôn trọng người khác. * Tích hợp: - Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 8, bài 3 “Không nên đao to búa lớn”, bài 5 “Chú làm Chủ tịch, để Bác làm thứ trưởng”. - Tích hợp giáo dục môi trường tại mục 1. B.Tài liệu phương tiện: - Tài liệu: Chuẩn ktkn, Tài liệu tham khảo, sưu tầm một số mẩu chuyện, đoạn thơ, ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống. - Phương tiện: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống. C.Tổ chức giờ học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Mục tiêu: Kiểm tra việc học và chuẩn bị ở nhà của học sinh - Cách tiến hành: a.ổn định tổ chức (1’): - Lớp 8: b.Kiểm tra bài cũ (5’): ?.1. Liêm khiết là gì ? ?.2.Vì sao phải sống liêm khiết ? Đáp án: 1. Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, không hám lợi không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen ích kỷ. 2. Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người , góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. c.Giới thiệu bài (2’) Có tôn trọng người khác mới được người khác tôn trọng mình. Mọi người tôn trọng lẫn nhau làm cho quan hệ xã hội lành mạnh trong sáng tốt đẹp hơn. (?): Tôn trọng người khác là gì ? Biểu hiện như thế nào ? Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh *Hoạt động 2 :Tìm hiểu những biểu hiện của tôn trọng người khác - Mục tiêu:Nhận biết những biểu hiện của tôn trọng người khác - Cách tiến hành: - Cho HS đọc truyện: Không nên đao to búa lớn ? Vì sao với sự việc như vậy mà Bác lại căn dặn: không nên đao to búa lớn? - GV chốt: đó là 1 biểu hiện của sự tôn trọng người khác. ? Qua câu chuyện thì em học được điều gì từ Bác? - Như vậy Bác chính là một tấm gương lớn để chúng ta học tập về sự tôn trọng người khác trong công việc cũng như trong cuộc sống. - GV: cho HS đọc 3 tình huống (Sgk/tr9). Sau đó cho lớp thảo luận (5’) thành hai nhóm thảo luận hai câu hỏi rồi báo cáo: (?): Em có nhận xét gì về cách xử sự, thái độ và việc làm của các bạn trong các trường hợp trên ? (?): Theo em, trong những hành vi đó, hành vi nào đáng để chúng ta học tập, hành vi nào cần phê phán, vì sao ? - Kết luận: + Luôn biết lắng nghe ý kiến của mọi người,.. biết cách cư xử có văn hoá, + Tôn trọng lẫn nhau là điều kiện để xác lập và củng cố mối quan hệ, (?): Vậy tôn trọng người khác là gì ? * Tích hợp : GV cho học sinh đọc, liên hệ mẩu chuyện “ Chú làm Chủ tịch, để bác làm thứ trưởng”: + Qua câu chuyện “Chú làm Chủ tịch, để Bác làm Thứ trưởng”, em học được điều gì ở Bác? GV tích hợp giáo dục môi trường, liên hệ: Các hành vi, việc làm bảo vệ môi trường là tôn trọng lợi ích của mình và của người khác, là thể hiện sự tôn trọng người khác. 15’ 1. Thế nào là tôn trọng người khác ? - Vì Bác biết lắng nghe người khác để hiểu rõ về lí do mà đ/c TH vi phạm từ đó thông cảm để giải quyết công việc có tình có lí Hs thảo luận nhóm . Lớp thảo luận (5’) thành hai nhóm thảo luận hai câu hỏi rồi báo cáo: - Kết luận: + Luôn biết lắng nghe ý kiến của mọi người,.. biết cách cư xử có văn hoá, + Tôn trọng lẫn nhau là điều kiện để xác lập và củng cố mối quan hệ, Tôn trọng người khác là tôn trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác. Thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người. - Thái độ thông cảm, bao dung, nhẹ nhàng giả thích cho người có thái độ tư tưởng chưa tốt hiểu. *Hoạt động 3 : Tìm những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng người khác từ đó giải thích ý nghĩa của “tôn trọng người khác” trong cuộc sống. - Mục tiêu: Nhận biết những hành vi thiếu tôn trọng người khác. Giải thích được ý nghĩa của tôn trọng người khác - Đồ dùng dạy học: Tư liệu GDCD 8 - Cách tiến hành: - GV y/c HS lấy VD về việc thiếu tôn người khác - Qua câu chuyện không nên đao to búa lớn Bác đã lắng nghe, thông cảm với người khác. ? Vậy điều đó khiến mọi người có thái độ, tình cảm như thế nào với Bác? (?): Vì sao trong quan hệ xã hội cần phải tôn trọng người khác ? - Kết luận: Sgk - GV: Các hành vi, việc làm bảo vệ môi trường như: không đổ rác, nước thải bừa bãi, không làm mất trật tự nơi công cộng, Hoạt động 4: Luyện tập - Mục tiêu: Giải thích được thế nào là tôn trọng người khác - Cách tiến hành: - GV: Yêu cầu HS làm Bài 1, 2 - Kết luận: - Bài 1: b, c, d, đ, e, h, k, l, m, n, o - Bài 2: Tán thành: b, c Không tán thành: a 10’ 7’ 2. Ý nghĩa: - HS :Ví dụ: Việc thiếu tôn trọng người khác như: Thái độ ứng xử ở những nơi công cộng (ở trường, bệnh viện,...) Thái độ ứng xử với mọi người xung quanh (người già, khuyết tật bất hạnh,....) đứng tại chỗ trả lời. - Người biết tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng lại. - Mọi người tôn trọng lẫn nhau làm cho xã hội lành mạnh trong sáng tốt đẹp hơn. 3. Bài tập: - HS: Làm bài tập - Bài 1: Hành vi: b, c, d, đ, e, h, k, l, m, n, o đều thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác. - Bài 2: + Tán thành với ý b, c + Không tán thành ý a vì tôn trọng người khác là tôn trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác và là tôn trọng chính mình. D.Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà (5’) *Tổng kết - GV: Cho học sinh đọc “chuyện lớp tôi” để củng cố bài. * Hướng dẫn học tập ở nhà: hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 3, 4 và chuẩn bị nộ dung bài “giữ chữ tín”. ****************************** Lớp: 8A1 Ngày soạn: 27.9.2020 Ngày dạy: 29.9.2020 Lớp: 8A2 Ngày dạy: 1.10.2020 Điều chỉnh: Tiết 4: Giữ chữ tín A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là giữ chữ tín. - Nêu được những biểu hiện giữ chữ tín. - Hiểu được ý nghĩa của việc giữ chữ tín. 2. Kỹ năng: - Biết phân biệt những hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín. - Biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hàng ngày. 3. Thái độ: - Có ý thức giữ chữ tín. * Tích hợp: - Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 8, bài 3 “Không nên đao to búa lớn”, bài 7 “Người công giáo ghi ơn Bác”. B. Tài liệu phương tiện: - Tài liêu: Chuẩn ktkn, SGK .SGV GDCD 8. Tài liệu tham khảo, sưu tầm một số mẩu chuyện, đoạn thơ, ca dao, danh ngôn nói về phẩm chất này - Phương tiện: Phiếu học tập, bảng phụ C.Tổ chức giờ học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Mục tiêu: Kiểm tra việc học và chuẩn bị ở nhà của học sinh - Cỏch tiến hành: a.ổn định tổ chức (1’): - Lớp 8A: - Lớp 8B: b.Kiểm tra bài cũ (5’): ?.1.Vậy tôn trọng người khác là gì? ?.2.Vì sao trong quan hệ xã hội cần phải tôn trọng người khác ? Đáp án: 1. Tôn trọng người khác là tôn trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác. Thể hiện lối sống có văn hoá của mỗi người. 2. Mình tôn trọng người khác thì người khác mới tôn trọng mình. Mọi người tôn trọng lẫn nhau làm cho xã hội lành mạnh trong sáng tốt đẹp hơn. c.Giới thiệu bài (2’): Trong cuộc sống xã hội , một trong những cơ sở để tạo dựng và củng cố mối quan hệ xã hội tốt đẹp giữa con người với nhau đó là lòng tin . Nhưng làm thế nào để có được lòng tin của mọi người ? Tìm hiểu bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu được điều đó . Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh *Hoạt động 2: Tìm hiểu những biểu hiện của giữ chữ tín - Mục tiêu: Nhận biết những biểu hiện của giữ chữ tín - Cách tiến hành: - GV: chia lớp thành 4 nhóm thảo luận 4 tình huống sau: ?.1 Tại sao Nhạc Chính Tử dùng mọi cách để Vua Lỗ đưa đỉnh thật dâng cho nước Tề ? ?.2. Tại sao sau hai năm xa cách khi quay trở lại Bác Hồ vẫn mua một chiếc vòng bạc trao cho em bé ? ?.3. Tự nghiên cứu câu hỏi SGK rồi trả lời ? ?.4. Tự nghiê n cứu câu hỏi SGK rồi trả lời ? - Y/c HS suy nghĩ trả lời câu hỏi SGK (?): Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người chúng ta cần phải làm gì ? (?): Có ý kiến cho rằng: Giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ? - GV chốt lại: đưa ra 1 số câu ca dao: Nói chín thì nên làm mười Nói mười làm chín kẻ cười người chê. (?): Vậy thế nào là giữ chữ tín ? 10’ 1. Thế nào là giữ chữ tín ? Hs thảo luân nhóm 5 phút. - HS: Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác NX. Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng lẫn nhau. *Hoạt động 3: Tìm hiểu những biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín và phân biệt việc không thực hiện lời hứa do những hoàn cảnh khác nhau mang lại. Từ đó rút ra được ý nghĩa và cách rèn luyện - Mục tiêu: Nhận biết những hành vi không giữ chữ chữ tín và giải thích được ý nghĩa - Đồ dùng dạy học: Tư liệu GDCD 8 - Cách tiến hành: (?) Nêu những biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín ? Ví dụ: + ở gia đình + Trường + Ngoài xã hội - GV: Giúp HS phân biệt giữa việc giữ chữ tín với việc không thực hiện lời hứa do hoàn cảnh khách quan mang lại. (?): Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được những gì từ phía mọi người xung quanh ? * Tích hợp: Giáo viên cho học sinh đọc câu chuyện “Người công giáo ghi ơn Bác”. ? Tấm thiệp Bác gửi cho linh mục Ngọc nói lên điều gì? ? Qua câu chuyện này, em học được đức tính gì ở Bác? *Hoạt động 4: Tìm hiểu biện pháp rèn luyện giữ chữ tín. - Mục tiêu: Biết cách rèn luyện giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày. - Đồ dùng dạy học: Tư liệu GDCD 8 - Cách tiến hành: (?): Làm thế nào để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình ? Lấy thêm ví dụ minh hoạ cho từng nội dung - Kết luận: Sgk 10’ 5 2. Ý nghĩa a. Liên hệ thực tế: - HS: nêu ví dụ Giữ chữ tín Không giữ chữ tín Gia đình Nhà trường Xã hội ...... ...... ...... ....... ....... ....... b. Ý nghĩa: Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau. - Thấy được lòng yêu thương con người của Bác với nhân dân nói chung và người công giáo nói riêng. - Cần rèn luyện banr thân biết che chở, giúp đỡ người khác. 3. Cách rèn luyện: - Học sinh độc lập phát biểu, nhận xét - Nêu ví dụ - Làm tốt chức trách, nhiệm vụ. - Giữ đúng lời hứa trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh. - Hoàn thành nhiệm vụ. - Đúng hẹn. - Giữ đưîc lßng tin. *Hoạt động 5: Luyện tập - Mục tiêu:Kể tên được những biểu hiện giữ chữ tín và không giữ chữ tín - Cách tiến hành: - GV: Cho HS làm bài 1, 2 tại lớp + Bài 1: Trong những tình huống sau, theo em, tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) và giải thích tại sao ? + Bài 2: Hãy kể một vài VD về hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín mà em biết ? 9’ 4. Bài tập: - HS: Làm bài tập - Bài 1: + Tình huống b bố Trung không phải là người không giữ chữ tín mà chỉ vì công việc nên không thực hiện được. + a, c, d, đ, e là hành vi không giữ chữ tín vì đều không giữ đúng lời hứa - Bài 2: Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. D. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà (5’) *Tổng kết - GV: Bài học cho người lớn (tư liệu GDCD 8) để củng cố bài * Hướng dẫn học tập ở nhà: HS về nhà làm bài tập 3, 4 và chuẩn bị nộ dung bài “Pháp luật và kỉ luật”. ******************************************* Lớp: 8A1 Ngày soạn: 4.10.2020 Ngày dạy: 6.10.2020 Lớp: 8A2 Ngày dạy: 8.10.2020 Điều chỉnh: CHỦ ĐỀ: PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT Bài 5: Pháp luật và kỉ luật Bài 21: Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là Pháp luật và kỉ luật. - Hiểu được mối quan hệ giữa Pháp luật và kỉ luật. - Nêu được đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật. - Nêu được ý nghĩa của Pháp luật và kỉ luật. - Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Kĩ năng: - Biết thực hiện đúng những qui định của pháp luật và kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi. - Biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện những quy định của pháp luật và kỉ luật. - Biết đánh giá các tình huống pháp luật xảy ra hằng ngày ở trường, ở ngoài xã hội. 3. Thái độ: - Tôn trọng pháp luật và kỉ luật.Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật. - Đồng tình, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỉ luật. - Phê phán các hành vi, việc làm vi phạm pháp luật. 4. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực: - Định hướng phát triển năng lực: Năng lực điều chỉnh hành vi: (Nhận thức chuẩn mực hành vi, đánh giá hành vi bản thân và người khác); Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội. - Định hướng phát triển phẩm chất: Trách nhiệm. * Tích hợp: Giáo dục quốc phòng và an ninh - Ví dụ để chứng minh nếu kỷ luật nghiêm thì pháp luật được giữ vững. - Liên hệ một số điều gắn với quốc phòng và an ninh để lồng ghép. B. Tài liệu phương tiện: - Tài liêu: Chuẩn ktkn, SGK .SGV GDCD 8, nội quy của nhà trường, một số điều luật. - Phương tiện: Phiếu học tập, bảng phụ C. Tổ chức giờ học: 1. Hoạt động khởi động - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Thời gian: 5 phút - Cách tiến hành: Giáo viên nêu vấn đề, câu hỏi gợi mở Học sinh làm việc cá nhân, sử dụng kĩ thuật động não và trình bày một phút. 1.Thế nào là giữ chữ tín? Lấy ví dụ? 2.Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được những gì từ phía mọi người xung quanh ? Đáp án 1. Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng lẫn nhau. Ví dụ: Lan hứa với cô giáo sẽ làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp và bạn đã thực hiện đúng lời hứa của mình 2. Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau. 3. Giới thiệu bài (2’): Nêu hai vấn đề sau Đầu năm học vào dip tháng 9 nhà trường tổ chức cho HS tìm hiểu luật giao thông đường bộ và học 2 tiết an toàn giao thông 2.Vào năm học mới nhà trường phổ biến nội quy nhà trường , HS toàn trường học và thực hiện GV: Những vấn đề trên nhằm giáo dục HS chúng ta vấn đề gì ? HS: Cả lớp làm việc HS: Trả lời cá nhân GV: Nhận xét ý kiến học sinh GV: Để hiểu rõ thêm về mục đích yêu cầu, ý nghĩa của các vấn đề trên chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay 2. Hoạt động hình thành kiến thức: - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Thời gian : . phút (tiết 5,6,7,8) - Cách tiến hành: Lớp: 8A1 Ngày soạn: 3.10.2020 Ngày dạy: 6.10.2020 Lớp: 8A2 Ngày dạy: 8.10.2020 Điều chỉnh: Tiết 5: CHỦ ĐỀ: PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT 1. Khái niệm Pháp luật và kỉ luật. 2. Mối quan hệ giữa Pháp luật và kỉ luật. Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về pháp luật và kỉ luật - Mục tiêu:Nhận biết được khái niệm về pháp luật và kỉ luật - Cách tiến hành: (?): Đi đường như thế nào là đúng pháp luật. (Đi về bên phải, tránh về bên phải, vượt về bên trái, đi đúng chiều, đúng lối đi) (?): Những quy định này những ai phải tuân theo.( Tất cả mọi người). (?): Ai đặt ra( Nhà nước). - GV: Đó là pháp luật . (?):Tìm những hành vi sai trái của Vũ Xuân Trường và đồng bọn ? (?):Với những hành động này đã dẫn đến hậu quả như thế nào? (?): Em có nhận xét gì về những hành vi sai trái này ? (?): Vì sao em biết hành vi này là vi phạm pháp luật ? (?): Những quy định này do ai đặt ra. (?): Những ai phải tuân theo quy định này ? =>KL: Đó là pháp luật. - Kết luận: (?): Vậy pháp luật là gì? Giáo viên đưa tình huống. (?):Theo luật nghĩa vụ quân sự Nam 18 tuổi không mắc một số bệnh như mù , thần kinh Thì phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Nếu 1 người nào đó không tham gia thì Nhà Nước sẽ làm gì ? (?): Ở trường em có nội quy quy định không ? (?): Nội dung của nội quy đó ? (?): Nhà trường ban hành nội quy đó nhằm mục đích gì ? - Kết luận: Đó là kỷ luật. (?):Vậy kỷ luật là gì ? 15’ 1. Khái niệm Pháp luật và kỉ luật: - HS: Buôn bán vận chuyển thuốc phiện Ma túy. Dùng đồng tiền bất chính để mua chuộc cán bộ. - HS: Làm suy thoái đạo đức cán bộ gieo rắc cái chết trắng cho con người. - HS: Đó là những hành vi vi phạm pháp luật - HS: Vì điều 3 khoản 1 luật phòng chống ma túy ghi (...). - HS: Do nhà nước đặt ra - HS: Tất cả mọi người, tính bắt buộc chung. a. Pháp luật : - Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế - HS: Giáo dục thuyết phục cưỡng chế. - HS: Có nội quy - HS: đọc nội quy - HS: Nhằm đảm bảo sự thống nhất chặt chẽ. b. Kỷ luật: - Kỉ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng (một tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm bảo đảm sự phối hợp hành động, thống nhất chặt chẽ của mọi người * Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật - Mục tiêu: Giải thích được mối quan hệ, ý nghĩa của pháp luật và kỉ luật - Đồ dùng dạy học: Nội quy của nhà trường - Cách tiến hành: (?): Giữa pháp luật và kỷ luật có gì giống và khác nhau ? - GV: Pháp luật là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung ở phạm vi rộng, do nhà nước ban hành và được nhà nước bảo đảm thực hiện. Kỉ luật là những quy định, quy ước của một tập thể, ở phạm vi hẹp hơn. (?):Những quy định của trường em có được trái với pháp luật không ? Những quy định đó phải tuân theo điều kiện nào ? * Lồng ghép: Giáo dục quốc phòng và an ninh: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ví dụ để chứng minh nếu kỷ luật nghiêm thì pháp luật được giữ vững. Giáo viên kết luận: Pháp luật và kỷ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. (?):Việc thực hiện đúng quy định của pháp luật và kỷ luật có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ? (?):Việc mặc đồng phục vào thứ 2, thứ 5 là do em tự giác làm hay phải có sự nhắc nhở của người khác ? - GV: Phân tích cái lợi và cái hại của pháp luật, kỉ luật - Kết luận: Tất cả mọi người đều phải sống và làm việc tuân theo pháp luật, tạo cho xã hội thành một thể thống nhất trong hoạt động chung . *Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức pháp luật và kỉ luật - Mục tiêu: Vận dung kiến thức làm bài tập - Cách tiến hành: - GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1, 2, 3 SGK Bài 5. 15’ 10’ 2. Mối quan hệ giữa Pháp luật và kỉ luật: - HS: Không được trái với pháp luật
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_nam_hoc_2021_2022_le_thi_tha.doc