Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 1 đến 4
. Đặt vấn đề .
1. Câu chuyện về quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích.
- Diệt trừ nạn tham ô.
- Ông đòi lại công bằng cho người nông dân.
- Kiên quyết không nhận hối lộ.
-> Công bằng, chính trực, bảo vệ lẽ phải.
=> Tôn trọng lẽ phải.
- rung thực, thật thà, đúng đắn, tôn trọng lẽ phải.
2. Tình huống.
- Nếu thấy ý kiến đó đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho bạn khác thấy những điểm mà em cho là đúng là hợp lí .
- Bày tỏ thái độ không đồng tình. Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó, khuyên bạn lần sau không nên làm như vậy .
II. Nội dung bài học .
1. Khái niệm.
a. Lẽ phải:
- Là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xh.
- VD: Không đánh bạn, ko nói xấu người khác
b. Tôn trọng lẽ phải.
- Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn ; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận, không làm những điều sai trái.
* NDBH 1 (sgk/4)
- VD: Bạn lớp trưởng lớp 6A, luôn công bằng với mọi người
- VD: đi trái đường, phóng nhanh vượt ẩu.
Đó là những việc làm sai trái, không tôn trọng lẽ phải .
- Lên án, phản đối, đấu tranh chống lại những hành vi sai trái đó.
- Nhắc nhở, khuyên nhủ những người vi phạm.
- Lên án, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lí
* Bài tập nhanh:
- Đáp án: 1, 3. Vì đây là những hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải, cái đúng đắn.
Ngày soạn: 17 /8/ Ngày dạy: 25 /8/ Tuần 1. Tiết 1. Bài 1. TÔN TRỌNG LẼ PHẢI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. - Qua bài, học sinh cần : 1. Kiến thức : - Hiểu thế nào là lẽ phải, tôn trọng lẽ phải. - Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. - Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải. - Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải. 2. Kỹ năng: - Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải. - Tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân trở thành người biết tôn trọng lẽ phải 3. Thái độ: - Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải. - Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc. 4. Năng lực – phẩm chất: - Năng lực: nhận thức, giải quyết vấn đề, đánh giá và điều chỉnh hành vi, sáng tạo. - Phẩm chất: khoan dung, tự chủ, tự tin. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Phương tiện: SGK, SGV, GA, TLTK, phiếu học tập, một số câu chuyện, ca dao... nói về việc tôn trọng lẽ phải. 2. Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, học bài cũ chuẩn bị bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC. 1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm, chơi trò chơi, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chơi trò chơi, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Hoạt động khởi động * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở của học sinh. * Vào bài mới: GV t/c cho HS thể hiện tình huống “ Bác Ba và anh Hưng đi sai làn đường. Công an cùng gọi vào kiểm tra, nhưng cảnh sát GT chỉ phạt bác Ba còn anh Hưng thì cho đi vì là người quen”. - HS t/h xong – HS khác NX, GV NX dẫn vào bài mới: 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * HĐ 1: Đặt vấn đề. - PP: Đọc sáng tạo, đặt câu hỏi, TL - KT: Đặt câu hỏi, T/C TL * Gọi HS đọc phần đặt vấn đề . ? Kể những việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích ? ? Em có nhận xét gì về việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích ? ? Nguyễn Quang Bích là người ntn ? ? Em rút ra bài học nào cho mình ? * TL nhóm: 4 nhóm (3 phút) Nhóm 1, 2 : Trong các cuộc tranh luận có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em xử sự như thế nào ? Nhóm 3, 4: Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ kiểm tra , em sẽ làm gì ? - Đại diện HS trình bày. - HS khác NX, bổ sung. - GV NX, chốt kiến thức. * HĐ 2: Nội dung bài học. - PP: Đặt câu hỏi, TL, sắm vai, LTTH - KT: Đặt câu hỏi, T/C TL ? Qua phần đặt vấn đề, em hiểu lẽ phải là gì? ? Em hãy lấy ví dụ ? ? Thế nào là tôn trọng lẽ phải? - GV chốt NDBH1. ? Kể tấm gương mà em biết sống luôn tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải? ? Em có nhận xét gì về những việc làm trên ? ? Với những việc làm đó ta cần bày tỏ thái độ, hành động gì ? ? Hành vi nào sau đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải? Vì sao? 1. Chấp hành tốt nội quy của lớp. 2. Thờ ơ trước những việc làm sai trái. 3. Không đua đòi theo bạn xấu. 4. Không bao giờ lắng nghe ý kiến của người khác. ? Vì sao phải tôn trọng lẽ phải? - GV chốt NDBH1. * Trò chơi sắm vai: - Tình huống: Minh lười học, giờ kiểm tra luôn coi cóp bài của bạn. ? Nếu là bạn Minh, em sẽ làm gì? Sắm vai xử lí tình huống. + Đại diện HS diễn. + HS khác NX, b/s- GV nx, cho điểm. ? Là học sinh em phải làm gì để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải ? ? Tìm ca dao, tục ngữ... nói về tôn trọng lẽ phải ? I. Đặt vấn đề . 1. Câu chuyện về quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích. - Diệt trừ nạn tham ô. - Ông đòi lại công bằng cho người nông dân. - Kiên quyết không nhận hối lộ. -> Công bằng, chính trực, bảo vệ lẽ phải. => Tôn trọng lẽ phải. - rung thực, thật thà, đúng đắn, tôn trọng lẽ phải. 2. Tình huống. - Nếu thấy ý kiến đó đúng em cần ủng hộ bạn và bảo vệ ý kiến của bạn bằng cách phân tích cho bạn khác thấy những điểm mà em cho là đúng là hợp lí . - Bày tỏ thái độ không đồng tình. Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc làm sai trái đó, khuyên bạn lần sau không nên làm như vậy . II. Nội dung bài học . 1. Khái niệm. a. Lẽ phải: - Là những điều được coi là đúng đắn phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xh. - VD: Không đánh bạn, ko nói xấu người khác b. Tôn trọng lẽ phải. - Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn ; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận, không làm những điều sai trái. * NDBH 1 (sgk/4) - VD: Bạn lớp trưởng lớp 6A, luôn công bằng với mọi người - VD: đi trái đường, phóng nhanh vượt ẩu. g Đó là những việc làm sai trái, không tôn trọng lẽ phải . - Lên án, phản đối, đấu tranh chống lại những hành vi sai trái đó. - Nhắc nhở, khuyên nhủ những người vi phạm. - Lên án, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lí * Bài tập nhanh: - Đáp án: 1, 3. Vì đây là những hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải, cái đúng đắn. 2. Ý nghĩa: - Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phân thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển . * NDBH 2 (sgk/4) - Nhắc bạn không chép bài, tự giác học 3. Rèn luyện. - Chấp hành tốt nội quy của nhà trường. - Vâng lời ông bà, cha mẹ - Sống trong sáng, lành mạnh * VD: Nói phải củ cải cũng nghe. - Gió chiều nào xoay chiều ấy. - Dĩ hòa vi quý. 3. Hoạt động luyện tập. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - PP: Đặt câu hỏi, TL, LTTH - KT: Đặt câu hỏi, T/C TL - Y/C HS đọc bài tập 1/sgk. * TL cặp đôi: 2 phút. ? Em lựa chọn hành vi nào? Vì sao? + Đại diện HS diễn. + HS khác NX, b/s- GV nx, cho điểm - Y/C HS đọc bài tập 2/sgk. ? Em lựa chọn cách ứng xử nào? Vì sao? ? Hành vi nào thể hiện sự tôn trọng lẽ phải? III. Bài tập . * Bài tập 1. - Lựa chọn cách ứng xử c. - Việc làm thể hiện cách ứng xử đúng mực, tôn trọng lẽ phải. * Bài tập 2. - Lựa chọn cách ứng xử c. - Việc làm thể hiện cách ứng xử đúng mực, giúp bạn tiến bộ. * Bài tập 3. - Các hv biểu hiện tôn trọng lẽ phải : a, e , c 4. Hoạt động vận dụng. ? Em sẽ làm gì nếu thấy bạn trong lớp vi phạm kỉ luật? ? nếu người thân trong gia đình em làm việc trái pháp luật, em sẽ xử sự ntn? 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng. * Sưu tầm câu chuyện kể về tấm gương tôn trọng lẽ phải. * Học nội dung bài học/sgk . Hoàn thành cỏc bài tập cũn lại. * Chuẩn bị bài cho tiết sau: Liêm khiết + Đọc mục đặt vấn đề - Trả lời phần gợi ý. + Sưu tầm tấm gương, câu chuyện ... về người sống liêm khiết. Ngày soạn: 1 / 9/ Ngày dạy: 9 / 9/ Tuần 2 . Tiết 2. Bài 2. LIÊM KHIẾT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. - Qua bài, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là liêm khiết. - Nêu được một số biểu hiện của liêm khiết. - Hiểu được ý nghĩa của liêm khiết. 2. Kĩ năng: - Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính. - Biết sống liêm khiết, không tham lam. 3. Thái độ: Kính trọng những người sống liêm khiết; phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng. 4. Năng lực – phẩm chất: - Năng lực: nhận thức, giải quyết vấn đề, đánh giá và điều chỉnh hành vi, sáng tạo. - Phẩm chất: khoan dung, tự chủ, tự tin. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Phương tiện: SGK, SGV, GA, TLTK, phiếu học tập, một số câu chuyện, ca dao... nói về việc tôn trọng lẽ phải. Phiếu học tập. 2. Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, học bài cũ chuẩn bị bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC. 1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm, chơi trò chơi, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chơi trò chơi, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Hoạt động khởi động * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là tôn trọng lẽ phải ? ? Theo em vì sao phải tôn trọng lẽ phải ? Cho ví dụ ? ? Hành vi nào sau đây thể/h tôn trọng lẽ phải? A. Nam luôn đi học muộn, không chấp hành nội quy của lớp. B. Ông Ba sử dụng quỹ của công ty để lo việc cá nhân. C. Lớp trưởng lớp 7A luôn công bằng với các bạn trong lớp. D. Chi thường xuyên bao che khuyết điểm cho bạn. * Vào bài mới: GV t/c cho HS xử lí tình huống: Ông Minh là giám đốc công ty A. Mỗi lần có người xin vào làm, đều phải nhờ và đưa phong bì cho ông. ? Em có nhận xét gì về ông Minh. - HS t/h xong – HS khác NX, GV NX dẫn vào bài mới: Người Việt Nam ta luôn tự hào về mình có nhiều phẩm chất tốt đẹp, một trong những phẩm chất đó đó là liêm khiết. Liêm khiết là gì? ý nghĩa của liêm khiết?... cô và các em vào bài học hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * HĐ 1: Đặt vấn đề. - PP: Đọc diễn cảm, đặt câu hỏi, TL - KT: Đặt câu hỏi, T/C TL - Hướng dẫn HS tìm hiểu phần ĐVĐ. ? Câu chuyện 1 kể về ai ? ? Bà có những thành công nào trong nghiên cứu khoa học ? ? Cuộc sống của bà Ma-ri Quy-ri ntn? ? Bà có hành động, việc làm nào? ? Em có suy nghĩ gì về cách sử xự của bà Ma-ri Quy-ri ? ? Đó là biểu hiện của p/c nào? * TL cặp đôi: 3 phút. ? Dương Chấn cư xử ra sao khi thấy Vương Mật đến hối lộ ? ? Em có nx gì về Dương Chấn ? - Đại diện HS TB - HS khác NX, b/s. - GV NX, chốt KT. ? Nhà báo người Mĩ đã viết gì về Bác ? ? Em có nhận xét gì về Bác qua bài viết trên ? ? Theo em những cách cư xử của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn, Bác Hồ có điểm gì chung? Bộc lộ phẩm chất gì ? ? Em học tập được những đức tính tốt đẹp nào từ 3 nhân vật trên ? * HĐ 2: Nội dung bài học. - PP: Đọc diễn cảm, đặt câu hỏi, TL, kể chuyện - KT: Đặt câu hỏi, T/C TL ? Qua phần đặt vấn đề em cho biết liêm khiết là gì ? - GV chốt lại NDBH 1. ? Trái với liêm khiết là gì? ( nhỏ nhen , ích kỷ ). * BT nhanh: Tìm hành vi thể hiện liêm khiết ? 1. Không tham ô của công. 2. Nhận tiền để cho HS đỗ vào THPT 3. Lấy tiền công ty để xây nhà riêng. * TL nhóm: 4 nhóm ( 3phút). - Nhóm 1,2: Nêu những hành vi biểu hiện sống liêm khiết trong gia đình, nhà trường, xã hội ? - Nhóm 3,4: Nêu những hành vi biểu hiện trái với lối sống liêm khiết ? - Đại diện HS TB - HS khác NX, b/s. - GV NX, chốt KT. ? Biểu hiện của liêm khiết là gì? ? Hãy kể tấm gương về liêm khiết ? VD: Ông giám đốc công ty luôn chăm lo đến đ/s của công nhân. ? Sống liêm khiết mang lại lợi ích gì ? - Chốt NDBH 2. * Sắm vai: Tình huống. Bạn Bích đến xin cô giáo nâng điểm môn toán cho mình để được hs giỏi. - HS lên diễn - HS khác NX, bổ sung. - GV NX, chốt và liên hệ giáo dục. ? Muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính gì? ? Bản thân em cần rèn luyện ntn để trở thành người sống liêm khiết? I. Đặt vấn đề . * Câu chuyện 1 : - Mari Quyri: - Sáng lập ra học thuyết phóng xạ. - Phát hiện và tìm ra phương pháp chiết ra các nguyên tố hóa học mới : Pô-lô-ni và Ra-đi -> có giá trị lớn về khoa học và kinh tế. - Vui lòng sống túng thiếu. - Sẵn sàng gửi qui trình chiết tách ra-đi cho ai cần tới. - Từ chối khoản trợ cấp của chính phủ Pháp khi chồng qua đời. - Tặng ra-đi cho phòng thí nghiệm. g Sống thanh cao không vụ lợi, không hám danh, không toan tính nhỏ nhen. => Liêm khiết. * Câu chuyện 2. - Dương Trấn kiên quyết không nhận hối lộ, trách mắng. -> Dương Chấn là viên quan thanh liêm, sống trong sạch, không tham lam -> Biểu hiện của liêm khiết. * Câu chuyện 3: - Bác khước từ mọi ngôi nhà đồ sộ, những bộ quân phục của các thống chế, chọn 1 cuộc sống bình thường. -> Bác sống trong sạch, giản dị. -> Là những người sống trong sạch , không tham lam vụ lợi. => Liêm khiết. - Học tập sự trung thực, liêm khiết II. Nội dung bài học. 1. Khái niệm: Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, không hám lợi không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen ích kỷ. * NDBH 1 ( sgk) - Đáp án 1. 2. Biểu hiện. - VD: Không nhận quà hối lộ, không lấy của công làm của riêng, không ép cấp dưới làm theo mình - VD: Nhận hối lộ, tham ô, tham nhũng => Sống trong sạch, không hám danh, không vụ lợi, toan tính ích kỉ. 3. Ý nghĩa: - Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn . * NDBH 2 (sgk) 4. Rèn luyện. - Sống giản dị - Luôn phấn đấu học tập - Trung thực không gian lận 3. Hoạt động luyện tập. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - PP: Đặt câu hỏi, LTTH, trò chơi - KT: Đặt câu hỏi, T/C trò chơi. ? Hành vi nào thể hiện không liêm khiết ? Vì sao? ? Em tán thành hay không tán thành với những việc làm nào sau đây? Vì sao? * Trò chơi ai nhanh hơn: Tìm ca dao, tục ngữ... về liêm khiết ? - GV phổ biến luật chơi. - HS tham gia - HS khác NX, bổ/s. - GV NX. III. Bài tập * Bài 1: Đáp án a,d,e. - Vì đó là những việc làm thể hiện sự toan tính nhỏ nhen, vụ lợi để đạt mục đích riêng cá nhân. * Bài 2. - Tán thành : b,d -> đây là những hành vi thể hiện tính liêm khiết VD: “ Cây ngay không sợ chết đứng” * Bài tập bổ sung. 4. Hoạt động vận dụng. ? Hãy nêu cách xử lí của em khi thấy hành vi tham nhũng, hối lộ ở địa phương nơi em ở? 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng. * Sưu tầm những tấm gương người thật, việc thật ở địa phương em sống liêm khiết. * Học nội dung bài học. Làm các bài tập 3,4,5 trong sách giáo khoa/Tr. 8. * Chuẩn bị bài mới : Tôn trọng người khác + Đọc truyện đọc + Trả lời câu hỏi/ sgk + Lấy ví dụ minh họa về tôn trọng người khác. Ngày soạn: 8/8/ Ngày dạy: 16/9/ Tuần 4. Tiết 3. Bài 3. TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. - Qua bài, học sinh cần : 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là tôn trọng người khác. - Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng người khác. - Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng người khác. 2. Kĩ năng: - Biết phân biệt những hành vi tôn trọng với hành vi thiếu tôn trọng người khác. - Biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống hằng ngày. 3. Thái độ: - Đồng tình, ủng hộ những hành vi biết tôn trọng người khác. - Phản đối những hành vi thiếu tôn trọng người khác. 4. Năng lực – phẩm chất: - Năng lực: nhận thức, giải quyết vấn đề, đánh giá và điều chỉnh hành vi, sáng tạo. - Phẩm chất: khoan dung, tự chủ, tự tin. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Phương tiện: SGK, SGV, GA, TLTK, phiếu học tập, một số câu chuyện, ca dao... nói về việc tôn trọng lẽ phải. Phiếu học tập. 2. Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, học bài cũ chuẩn bị bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC. 1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm, chơi trò chơi, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chơi trò chơi, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Hoạt động khởi động * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là sống liêm khiết ? Ý nghĩa của sống liêm khiết ? ? Kể câu chuyện về tấm gương sống liêm khiết mà em biết ? * Vào bài mới: . ? Khi gặp người lớn tuổi, em sẽ làm gì? - HS t/h xong - HS khác NX, GV NX dẫn vào bài mới: Có câu người với người sống để yêu nhau, trong cuộc sống mỗi chúng ta cần phải biết tôn trọng người khác. Vậy thế nào là tôn trọng người khác, ý nghĩa và cách rèn luyện ntn thì cô và các em vào bài hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * HĐ 1: Đặt vấn đề. - Gọi HS đọc phần đặt vấn đề. * Thảo luận nhóm: 3 nhóm (5 phút). 1, Nhận xét về cách cư xử thái độ việc làm của Mai? 2, Nhận xét về cách ứng xử và thái độ của Hải? 3, Nhận xét về cách cư xử, việc làm của Quân và Hùng? - Đại diện HS TB - HS khác NX. - GV NX, chốt kiến thức. ? Theo em những hành vi nào đáng để cho chúng ta học tập? Hành vi nào đáng trách? Vì sao ? ? Qua phần ĐVĐ, em rút ra bài học gì cho mình ? * HĐ 2: Nội dung bài học. ? Vậy tôn trọng người khác là gì ? - Chốt lại NDBH 1. ? Theo em, vì sao phải tôn trọng người khác? - GV chốt lại ndbh. * Sắm vai diễn tình huống: Tuấn là người chỉ biết làm theo sở thích của mình không cần biết đến mọi người xung quanh? ? Theo em Tuấn là người như thế nào ? - HS phân vai diễn - HS khác NX. - GV NX - chốt lại, liên hệ giáo dục. ? Từ bài tập trên, em thấy cần rèn luyện đức tính tôn trọng người khác ntn ? ? Tìm ca dao, tục ngữ, danh ngôn... nói về tôn trọng người khác ? I. Đặt vấn đề * Mai: - Không kiêu căng, Lễ phép Sống chan hòa, cởi mở Gương mẫu. * Hải: - Học giỏi, tốt bụng Tự hào vê nguồn gốc của mình * Quân và Hùng: Cười trong giờ học Làm việc riêng trong lớp. - Hành vi của Mai và Hải đáng học tập. Tôn trọng người khác. - HV của Quân và Hùng đáng trách vì các bạn không tôn trọng thầy giáo. => Phải biết tôn trọng người khác, phê phán những người thiếu tôn trọng người khác. II. Nội dung bài học. 1. Khái niệm: Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người . * NDBH 1 ( sgk/9) 2. Ý nghĩa : - Nhận đc sự tôn trọng người khác với mình. - Quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, tốt đẹp hơn. * NDBH 2 ( sgk/9) - Tuấn thiếu tôn trọng người khác, cần khuyên Tuấn phải biết chú ý và nghe lời mọi người. 3. Cách rèn luyện. - Lễ phép, kính trọng mọi người. - Không nói tục, không cư xử thiếu văn hóa. - Tôn trọng người khác ở mọi lúc, mọi nơi. - Mọi cử chỉ, hành động, lời nói, suy nghĩ phải thể hiện tôn trọng người khác. - VD: + Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. + Kính già, yêu trẻ. + Yêu mọi người, tin vài người, đừng xúc phạm đến ai. 3. Hoạt động luyện tập. Hoạt động của GV và HS Nội dunng cần đạt ? Hành vi nào thể hiện việc tôn trọng người khác? Vì sao? * TL cặp đôi: TG 3 phút. ? Em tán thành với ý kiến nào? Vì sao? - Đại diện HS TB - HS khác NX. - GV NX, chốt kiến thức. - Y/C HS làm việc cá nhân: Dự kiến cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng người khác khi ở trường, ở nhà, ngoài xã hội ? ? Tìm ca dao, tục ngữ, bài hát... về tôn trọng người khác ? III: Bài tập * Bài tập 1 - H/v thể hiện tôn trọng người khác : a , g, i. - Vì đây là những việc làm nhẹ nhàng, tế nhị thể hiện sự tôn trọng người khác. * Bài tập 2. - Không tán thành: ý kiến a . - Vì tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình, nâng cao phẩm giá của mình chứ không phải hạ thấp mình. - Tán thành: ý kiến b, c đúng Vì mình tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng mình, vì thế mọi người mới tôn trọng mình. * Bài tập 3. - Ở trường: Yêu quý, đoàn kết, nói năng hòa nhã với bạn bè; Lễ phép, vâng lời thầy cô. - Ở nhà: kính trọng ông bà, cha me, người lớn tuổi... - Ngoài xã hội: Lễ phép với mọi người, khiêm tốn, lịch sự... * Bài tập 4. VD: áo rách cốt cách người thương. + Khó mà biết lẽ biết lời. Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang. 4. Hoạt động vận dụng. * Bài tập nhanh: Ý kiến nào sau đây đúng về tôn trọng người khác: a, Biết đấu tranh cho lẽ phải. b, Bảo vệ danh dự, nhân phẩm của người khác. c, Đồng tình, ủng hộ việc làm sai trái của bạn. d, Chỉ trích, miệt thị bạn khi bạn có khuyết đểm. đ, Có ý thức bảo vệ danh dự của bản thân - HS: Đáp án: a, b, đ. ? Kể những việc làm trong gia đình, ở lớp em thể hiện em tôn trọng ông bà, bố mẹ, thầy cô? 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng. * Tìm ca dao, danh ngôn... về tôn trọng người khác ? * Học thuộc nội dung bài học. Làm bài tập trong 2/sgk-10. * Chuẩn bị bài mới: Giữ chữ tín. + Đọc mục ĐVĐ, trả lời phần câu hỏi gợi ý, lấy vd + Tìm những tấm gương giữ chữ tín. Ngày soạn: 14/ 9/ . Ngày dạy: 22 / 9/ Tuần 5. Tiết 4. Bài 4 : GIỮ CHỮ TÍN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. - Qua bài, học sinh cần : 1. Kiến thức: - HS hiểu được thế nào là giữ chữ tín. HS nêu được những biểu hiện của giữ chữ tín. - HS hiểu được ý nghĩa của việc giữ chữ tín. 2. Kĩ năng: - HS biết phân biệt những hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín. - HS biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hằng ngày. 3. Thái độ: - HS có ý thức giữ chữ tín. 4. Năng lực - phẩm chất: - Năng lực: nhận thức, giải quyết vấn đề, đánh giá và điều chỉnh hành vi, sáng tạo. - Phẩm chất: khoan dung, tự chủ, tự tin. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Phương tiện: SGK, SGV, GA, TLTK, phiếu học tập, một số câu chuyện, ca dao... nói về giữ chữ tín. Phiếu học tập. 2. Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, học bài cũ chuẩn bị bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC. 1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm, chơi trò chơi, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chơi trò chơi, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Hoạt động khởi động * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là tôn trọng người khác ? Cho ví dụ minh họa? ? Vì sao phải tôn trọng người khác? Làm bài tập 2 (sgk/10). * Vào bài mới: GV cho tình huống: Mai bị ốm không đi học được, Mai gọi điện nhờ Hoa đến giảng bài cho mình. Hoa đồng ý nhưng Mai chờ mãi không thấy Hoa đến. ? Em có nhận xét gì về Hoa? -> Hoa không giữ lời hứa. - Từ tình huống, GV dẫn vào bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới. Hoạt động của GV và HS Nội dunng cần đạt * HĐ 1: Đặt vấn đề. - Gọi HS đọc phần đặt vấn đề. ? Nước Tề bắt nước Lỗ phải làm gì ? kèm theo điều kiện gì ? - ? TS Vua tề lại bắt Nhạc Chính Tử đưa sang ? Trước yêu cầu của vua Tề, Vua Lỗ đã làm gì ? ? Nhạc Chính Tử xử xự ntn ? ? Vì sao ông không đi ? ? Theo em, Nhạc Chính Tử là người ntn ? ? Nêu việc làm của Bác Hồ trong câu chuyện ? ? Điều đó chứng tỏ Bác là người ntn? ? Trên thị trường các cơ sở sản xuất kinh doanh phải làm gì để giữ vững lòng tin với khách hàng? ? Điều gì sẽ xảy ra khi một trong 2 bên không thực hiện đúng hợp đồng? ? Một người làm gì cũng qua loa, đại khái thì kết quả ntn? - ? Bài học nào em rút ra cho mình từ những câu chuyện, tình huống trên ? * HĐ 2: Nội dung bài học. ? Vậy giữ chữ tín là gì ? - GV chốt NDBH 1. * TL nhóm: 4 nhóm ( TG: 3 phút). ? Tìm hành vi biểu hiện giữ chữ tín trong học tập, lao động, trong cuộc sống hằng ngày? - Đại diện HS TB - HS khác NX. - GV NX, chốt kiến thức. ? Qua đó, em hãy nêu những biểu hiện của giữ chữ tín? ? Giữ chữ tín được thể hiện ở những đâu? ? Trái với giữ chữ tín là gì? * Sắm vai: Tình huống: Phương mượn Nga sách hứa chiều mang trả ngay. Nhưng đến hôm sau Nga vẫn chưa trả Phương. ? Em có NX gì về Nga ? - HS phân vai diễn - HS khác NX. - GV NX - chốt lại, liên hệ giáo dục. ? Giữ chữ tín có ý nghĩa ntn ? - GV chốt lại NDBH 2. ? Kể câu chuyện em biết về giữ chữ tín? ? Câu chuyện để lại cho em ý nghĩa gì? ? Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì ta phải làm gì ? ? Theo em là học sinh em cần phải làm gì? - GV chốt lại NDBH 3. I. Đặt vấn đề: * Câu chuyện 1. - Đem dâng nước Lỗ cái đỉnh do chính tay Nhạc Chính Tử đem sang. - Vì ông tin tưởng Nhạc Chính Tử. - Làm một cái đỉnh giả và sai Nhạc Chính Tử đưa sang. - Ông không đưa sang. - Vì ông coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, coi trọng lời hứa. -> Giữ chữ tín * Câu chuyện 2: - Em bé đòi mua cho 1 cái vòng bạc - Sau 2 năm, Bác về và mua tặng em bé đó cái vòng trong khi không ai nhớ tới. -> Giữ chữ tín * Tình huống 3. - Làm đúng hợp đồng lao động. - Sản xuất hàng hóa đúng mẫu mã, chất lượng tốt, uy tín. - Làm mất lòng tin, kinh doanh giảm sút. * Tình huống 4. - Không nhận được sự tin tưởng của người khác Cần biết giữ chữ tín, giữ lời hứa. II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm: - Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau - NDBH 1 ( SGK/12) 2. Biểu hiện. * Trong học tập: giúp bạn học, giữ lời hứa giảng bài cho bạn * Trong lao động: Làm việc giúp bạn bè, người thân * Trong cuộc sống: sẵn sàng giúp đỡ người khác nếu hứa, giữ đúng thời gian - Biểu hiện: Giữ lời hứa, tin tưởng người khác, sẵn sàng giúp đỡ nhau. - Ở mọi lúc, mọi nơi qua hành động, lời nói, cử chỉ, việc làm. * Trái với giữ chữ tín: Nói dối, thất hứa, mất niềm tin với mọi người. - Nga là người không giữ chữ tín. - Em sẽ trao đổi, nói chuyện với Nga để bạn hiểu và lần sau phải giữ lời hứa. 3. Ý nghĩa: - Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy tín nhiệm của người khác đối với mình đoàn kết dễ dàng hợp tác. - NDBH 2 ( SGK/ 12). VD: Câu chuyện về bà cụ bán rau. -> Bà cụ giữ chữ tín, còn người mua rau không giữ chữ tín đã vô tình gây ra cáI chết cho bà cụ. Chúng ta cần giữ chữ tín. 4. Rèn luyện . - Làm đúng chức trách, nhiệm vụ - Giữ đúng lời hứa, đúng hẹn - HS cần giữ chữ tín với mọi người: cha mẹ, thầy cô, bạn bè... - NDBH 3 ( SGK/ 12). 3. Hoạt động luyện tập. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Gọi HS đọc bài tập 1. * TL cặp đôi ( 3 phút) ? Hành vi nào biểu hiện giữ chữ tín? Hành vi nào không giữ chữ tín? - Đại diện HS TB - HS khác NX. - GV NX, chốt kiến thức. ? Kể vài ví dụ về giữ chữ tín mà em biết ? ? Em tán thành với ý kiến nào? giải thích? ? HS muốn giữ chữ tín cần phải làm gì ? * Bài tập1 - Hành vi không giữ chữ tín. a,c,d,đ,e. - Hành vi b là giữ chữ tín . * Bài 2 - VD: Mai hứa cho Hoa đi nhờ xe và bạn đã làm như như thế.... - Tán thành những hành vi giữ chữ tín, không tán thành những hành/v thiếu chữ tín. * Bài tập 3. - Giữ lời hứa với mọi người xung quanh. - Không nói dối mà phải trung thực ... 4. Hoạt động vận dụng. * Bài tập nhanh: Hành vi nào sau đây giữ chữ tín ? a, Mẹ hứa mua cho Lan chiếc xe đạp khi em bước vào lớp 6 và mẹ đã làm. b, Nam hứa với cô giáo sẽ làm bài tập đầy đủ nhưng rồi Nam lại không làm. C, Mai chăm chỉ học tập đúng như lời hứa với bố mẹ. - HS: Đáp án: a, c. 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng. * Tìm ca dao, tục ngữ.... về giữ chữ tín. * Học nội dung bài học. Làm các bài tập còn lại. * Chuẩn bị bài: Pháp luật và kỷ luật. + Đọc mục đặt vấn đề. + Trả lời phần gợi ý trong SGK. Thày cô liên hệ 0989.832560 ( có zalo ) để có trọn bộ cả năm bộ giáo án trên. Nhận cung cấp giáo án cho tất cả các môn học khối thcs và thpt website: Trung tâm GD Sao Khuê nhận cung cấp giáo án, bài soạn powerpoit, viết SKKN, chuyên đề, tham luận, bài thi e-Learing các cấp
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_1_den_4.doc