Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 14, Bài 6: Tuân thủ kỉ luật - Năm học 2021-2022

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 14, Bài 6: Tuân thủ kỉ luật - Năm học 2021-2022

Tiết 14 - Bài 6: TUÂN THỦ KỈ LUẬT

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu được kỉ luật là gì và nêu được ý nghĩa của tuân thủ kỉ luật đối với cá nhân và xã hội

- Chỉ ra được những hành vi thể hiện tuân thủ kỉ luật của học sinh.

2. Năng lực

- Quan sát, hợp tác, chia sẻ, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự chủ và tự học.

- Tích hợp:

+ KNS: Tự phục vụ bản thân, nhận thức, đánh giá người khác.

+ ANQP VD chứng minh nếu kỷ luật nghiêm thì PL được giữ vững.

3. Phẩm chất

Biết cách cách rèn luyện bản thân để biêt tuân thủ kỉ luật trong cuộc sống và học tập.

* HS khá, giỏi

- Phân biệt được sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật.

- Rèn luyện bản thân để biết tuân thủ kỉ luật trong c/s và học tập.

 

docx 5 trang Phương Dung 01/06/2022 5443
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 14, Bài 6: Tuân thủ kỉ luật - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/11/2021
Ngày giảng: 03/12/2021
Tiết 14 - Bài 6: TUÂN THỦ KỈ LUẬT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được kỉ luật là gì và nêu được ý nghĩa của tuân thủ kỉ luật đối với cá nhân và xã hội 
- Chỉ ra được những hành vi thể hiện tuân thủ kỉ luật của học sinh.
2. Năng lực
- Quan sát, hợp tác, chia sẻ, giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự chủ và tự học.
- Tích hợp:
+ KNS: Tự phục vụ bản thân, nhận thức, đánh giá người khác.. 
+ ANQP VD chứng minh nếu kỷ luật nghiêm thì PL được giữ vững.
3. Phẩm chất
Biết cách cách rèn luyện bản thân để biêt tuân thủ kỉ luật trong cuộc sống và học tập.
* HS khá, giỏi
- Phân biệt được sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật.
- Rèn luyện bản thân để biết tuân thủ kỉ luật trong c/s và học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
 - GV: SGK, một số câu chuyện về tuân thủ kỉ luật.
 - HS: Đọc và trả lời các câu hỏi SGK, bảng phụ
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: 1p
2. Kiểm tra đầu giờ: 5p
H: Nêu ý nghĩa và trách nhiệm của em về tình hữu nghị giữa các dân tộc?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY-TRÒ
NỘI DUNG
A/ Khởi động
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài
HS theo dõi video 8 bài học về tính kỉ luật của người Nhật
H: Em cảm nhận được điều gì qua video?
HS chia sẻ cả lớp
GV dẫn dắt vào bài
B/ Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm KL và tuân thủ KL; ý nghĩa của KL.
* HĐ 1: Tìm hiểu về kỉ luật và tuân thủ kỉ luật
HĐCN – 3p đọc thông tin và trả lời câu hỏi
1: Thế nào là kỉ luật và tuân thủ kỉ luật?
2: Là một cá nhân chúng ta cần tuân thủ những kỉ luật gì?
3: Thế nào là tuân thủ kỉ luật cá nhân?
4: Thế nào là tuân thủ kỉ luật lớp học?
5: Thế nào là tuân thủ kỉ luật nơi cộng 
HS chia sẻ
GV nhận xét, đánh giá, chốt ND học sinh ghi
* HĐ 2: Tìm hiểu ý nghĩa của kỉ luật
HĐCĐ – 3p báo cáo
Đọc thông tin đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi/37
HS báo cáo, chia sẻ, bổ sung
GV lắng nghe, nhận xét, đánh giá, KL
- Tý cho rằng "sợi dây kéo diều xuống", nhưng theo em, sợi dây diều kéo giúp diều bay cao
- Nếu ta ví dây diều với cánh diều giống như kỉ luật đối với con người thì em thấy kỉ luật có vai trò vô cùng quan trọng đối với cá nhân và xã hội.
- Đối với cá nhân: Tạo ra sự thống nhất cao về nhận nhận thức, ý trí và hành động, tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân.
- Đối với xã hội: Xây dựng xã hội phát triển về mọi mặt.
H: Qua nội dung mục 2 em hãy cho biết kỉ luật có ý nghĩa như thế nào?
HS trả lời – chia sẻ
GV chốt HS ghi bài .
Gv tổ chức trò chơi “ tiếp sức”
GV chia lớp làm 2 đội chơi trao đổi 3p câu hỏi sau:
H: Trường em, lớp em đã có những quy định gì cho học sinh?
Sau 3p mỗi đội sẽ cử 5 bạn học sinh tham gia thi trong vòng 2p ghi lên bảng những quy định của trường, lớp.
Đội nào viết được nhiều nhất, đúng nhất và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
HS: các nhóm quan sát kết quả, đánh giá.( qua bản giao ước của lớp)
GV: nhận xét và trao thưởng.
GV: Dựa vào kết quả của các nhóm khẳng định:
 Đây là toàn bộ những quy định, những cam kết của lớp, nhà trường đưa ra giúp HS điều chỉnh hành vi nhằm đạt được mục tiêu của cá nhân cũng như mục tiêu của lớp, trường đồng thời yêu cầu HS thực hiện để tạo sự thống nhất trong mọi hành động.
* Tích hợp: KNS: Tự phục vụ bản thân, nhận thức, đánh giá người khác.. 
H: Các em thường thực hiện nội quy nhà trường như thế nào? Tại sao có bạn thực hiện tốt, có bạn thực hiện chưa tốt?
H: Theo em cần làm gì để HS tự giác thực hiện nội quy tốt hơn?
HS chia sẻ
HS: 
- Có bạn đã thực hiện tốt vì các bạn đã có ý thức tự giác rèn luyện phẩm chất, hoàn thiện nhân cách từ đó tạo ra sự tự chủ, sự phục tùng -> biết sống có kỉ luật; 
- Có bạn thực hiện chưa tốt vì: chưa biết cố gắng, quyết tâm, chưa có ý thức tự giác rèn luyện bản thân hoặc do cố ý muốn chọc phá, không biết tự chủ bản thân. Một số trường hợp do sự thiếu chặt chẽ trong việc phối kết hợp giáo dục của gia đình HS.
- Để HS tự giác thực hiện nội quy thì trước hết đối với mỗi học sinh cần phải có ý thức rèn luyện, có ý thức tuân thủ kỉ luật. Tự đánh giá hành vi của bản thân và điều chỉnh hành vi đúng theo quy định của trường, lớp.
* Tích hợp: ANQP VD chứng minh nếu kỷ luật nghiêm thì PL được giữ vững.
- Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi 4p trả lời các câu hỏi:
H: Bạn thường đặt ra kỉ luật gì cho chính mình? Điều đó giúp ích gì cho bản thân bạn?
H: Theo bạn kỉ luật cá nhân và kỉ luật nhà trường có thống nhất với nhau không? Nêu ví dụ cụ thể?
HS trao đổi, hoàn thiện sản phẩm 
HS: Đại diện mốt số cặp báo cáo, điều hành chia sẻ, tranh luận.
HS: 
Thức dậy trước 6h; khi học bài không cầm điện thoại; tập thể dục buổi sáng; đặt mục tiêu cụ thể cho từng ngày.... điều đó giúp em có thói quen tốt, giữ gìn sức khỏe bản thân, học tập có hiệu quả hơn.
- Kỉ luật cá nhân và kỉ luật nhà trường có sự thống nhất và hỗ trợ với nhau.
Ví dụ: 
- “ Chưa học bài xong chưa đi ngủ; Chưa làm bài đủ chưa đi chơi” thống nhất, phù hợp với quy định nhà trường là HS phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Sống gần gũi, thân thiện đoàn kết với mọi người.
- Không nói tục, chửi thề thể hiện hành vi giao tiếp có văn hoá trong giao tiếp.
GV: Đánh giá, kết luận.
 Kỉ luật của cá nhân là những điều khoản mà cá nhân tự đưa ra để ép mình tuân thủ nhằm đạt được mục đích cá nhân.
1. Kỉ luật và tuân thủ kỉ luật
* K/N SGK/35,36
- Kỉ luật 
- Tuân thủ kỉ luật 
- Có các loại tuân thủ kỉ luật là: Tuân thủ kỉ luật cá nhân, tuân thủ kỉ luật lớp học, tuân thủ kỉ luật nơi công cộng.
2. Ý nghĩa của kỉ luật
- Những qui định của kỉ luật giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện thống nhất trong hành động.
- Kỉ luật có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của mọi người.
- Kỉ luật tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, xã hội thuận lợi phát triển.
3. Bài tập
Bài 1: Tìm hiểu kỉ luật nhà trường và kỉ luật của bản thân.
- Kỉ luật nhà trường là toàn bộ những quy định, cam kết đặt ra để học sinh cùng thực hiện.
- Mỗi cá nhân cần đặt ra những những kỉ luật cho mình và sống theo kỉ luật đó sẽ đạt được các mục đích cá nhân.
-> Kỉ luật của nhà trường và kỉ luật cá nhân hỗ trợ và thống nhất với nhau.
4. Củng cố: 2p
	H : Em có phải là người tuân thủ kỉ luật không ? em hãy kể một số việc làm của em đã tuân thủ kỉ luật.
- HS chia sẻ
- GV khái quát toàn bài. 
5. HDHB: 3p
- Bài cũ: Kỉ luật và tuân thủ kỉ luật là gì? Việc chấp hành kỉ luật của nhà trường củ bản thân em?
- Bài mới: Chuẩn bị tiếp các nội dung còn lại của bài tuân thủ kỉ luật.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_14_bai_6_tuan_thu_ki_lu.docx