Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 3, Bài 2: Liêm khiết - Năm học 2021-2022

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 3, Bài 2: Liêm khiết - Năm học 2021-2022

BÀI 2- TIẾT 3: LIÊM KHIẾT

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Hiểu được thế nào là liêm khiết, biểu hiện và ý nghĩa của liêm khiết.

2. Về năng lực

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận thức được hành vi liêm khiết và thiếu liêm khiết. Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi liêm khiết; phê phán, đấu tranh với hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống.

- Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; rèn luyện tính liêm khiết.

3. Về phẩm chất

- Biết sống liêm khiết, không tham lam

- Kính trọng những người sống liêm khiết; phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng.

* Tích hợp giáo dục pháp luật : Luật phòng chống tham nhũng năm 2005( Sửa đổi, bổ sung năm 2012); Tích hợp TTHCM: học tập tấm gương liêm khiết của Bác Hồ

 

doc 7 trang Phương Dung 5071
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 3, Bài 2: Liêm khiết - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/9/2021
Ngày giảng: 20/9/2021
BÀI 2- TIẾT 3: LIÊM KHIẾT
I. Mục tiêu 
1. Về kiến thức
- Hiểu được thế nào là liêm khiết, biểu hiện và ý nghĩa của liêm khiết. 
2. Về năng lực
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận thức được hành vi liêm khiết và thiếu liêm khiết. Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi liêm khiết; phê phán, đấu tranh với hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống.
- Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; rèn luyện tính liêm khiết.
3. Về phẩm chất
- Biết sống liêm khiết, không tham lam
- Kính trọng những người sống liêm khiết; phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng.
* Tích hợp giáo dục pháp luật : Luật phòng chống tham nhũng năm 2005( Sửa đổi, bổ sung năm 2012); Tích hợp TTHCM: học tập tấm gương liêm khiết của Bác Hồ
* HS khá, giỏi
Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, tham nhũng, làm giàu bất chính.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, câu chuyện về tính liêm khiết
Video về Bác Hồ từ chối ủng hộ huân huy chương
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, đọc trước bài theo hướng dẫn của GV.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: 1p
2. Kiểm tra đầu giờ: 4p 
H: Trung thực là gì? Kể 3 biểu hiện thể hiện tính trung thực. Bản thân em rèn luyện tính trung thực như thế nào?
HS trình bày, nhận xét, đánh giá
GV lắng nghe, nhận xét, đánh giá cho điểm.
3. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV – HS
Nội dung chính
A. HĐ KHỞI ĐỘNG: (5p)
- Mục tiêu: tạo tâm thế cho học sinh dẫn dắt HS vào bài học.
GV nêu tình huống 1: Sự việc sai phạm điểm thi trong kì thi THPT quốc gia tại Hà Giang ông Vũ Trọng Lương, Phó trưởng phòng Khảo thí và Quản lý Chất lượng (Sở GD&ĐT Hà Giang), Phó trưởng Ban thư ký của Hội đồng thi, đã mắc sai phạm trong công tác chấm thi.
TH2: Vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh tham ô tài sản Nhà Nước hàng nghìn tỷ đồng
H: Em có nhận xét gì trong 2 vụ việc trên?
HS chia sẻ cá nhân
Gv từ câu trả lời của hS dẫn dắt vào bài 
B. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35p)
HĐ 1: Tìm hiểu về liêm khiết và biểu hiện của liêm khiết
- Mục tiêu: Hiểu được khái niệm liêm khiết và biểu hiện của liêm khiết.
Mục a. 
HĐCN 5p đọc thông tin và trả lời các câu hỏi:
1. Em có suy nghĩ như thế nào về cách sống của Mạc Đĩnh Chi?
2. Cách sống đó thể hiện phẩm chất gì?
HS chia sẻ, bổ sung
GV nhận xét, đánh giá, chốt: Mạc Đĩnh Chi sống rất trong sạch, không tham lam, trung thực -> Thể hiện phẩm chất liêm khiết.
H: Em hãy cho biết thế nào là liêm khiết?
HS chia sẻ cá nhân
GV nhận xét chốt kiến thức
GV tích hợp TTHCM: liên hệ tấm gương sống liêm khiết của Bác Hồ: Bác luôn vì tất cả lợi ích chung của dân tộc Bác khước từ những ngôi nhà đồ sộ, những bộ quân phục sang trọng, những huy, huân chương. (Truyện đọc: Bác Hồ và những tấm huân chương- tài liệu sưu tầm)
Mục b: Tìm hiểu biểu hiện của liêm khiết và trái với liêm khiết
HĐCĐ 5p hoàn thành phiếu học tập theo mẫu SHD sau đó trao đổi bài với bạn bên cạnh
HS chia sẻ ý kiến.
GV nhận xét chốt 
BH liêm khiết
BH trái với liêm khiết
- Trả lại của rơi
- Luôn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình
- Sẵn sàng giúp đỡ người khác không tính toán thiệt hơn.
- Lợi dụng chức quyền để kiếm lợi cho bản thân
- Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp biếu xén để đạt được mục đích
- Làm bất cứ việc gì khi thấy có lợi
* HĐ 2: Tìm hiểu về ý nghĩa của liêm khiết
- Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của liêm khiết và có ý thức rèn luyện tính liêm khiết
HĐCN 2p chia sẻ
H: Sống liêm khiết đem lại điều gì cho cá nhân và xã hội?
HS: chia sẻ trước lớp
GV nhận xét, chốt ý nghĩa liêm khiết
Gv tích hợp giáo dục pháp luật:
Nhà nước ta đã ban hành luật phòng chống tham nhũng. Trước những hành vi tham nhũng, lợi dụng chức quyền vi phạm pháp luật như trong tình huống phần khởi động Nhà nước ta đã xử lí nghiêm các hành vi tham ô tài sản, hành vi vi phạm pháp luật.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: HS nhận xét được hành vi liêm khiết và thiếu liêm khiết
HĐCCL (10p)
Đọc các trường hợp đã cho trong SHD và trả lời các câu hỏi:
H: Nhận xét về hành vi, việc làm của các nhân vật trong các trường hợp?
H: Nguyên nhân dẫn đến những hành vi, việc làm không phù hợp?
H: Em sẽ làm gì nếu chứng kiến những hành vi, việc làm không phù hợp đó của người thân?
HS trả lời cá nhân
HS khác nhận xét, bổ sung
Gv nhận xét, định hướng cách ứng xử đúng
HS chia sẻ về tấm gương LK của Bác Hồ và lấy ví dụ cụ thể
GV nhận xét, đánh giá, chiếu video về Bác “Bác Hồ từ chối nhận Huân chương”.
1. Liêm khiết và biểu hiện của liêm khiết
- K/N liêm khiết là sống trong sạch; không hám danh lợi, tiền bạc; không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
- Biểu hiện: Sống trong sạch, không tham lam; không tham ô tiền bạc, tài sản chung; không nhận hối lộ .
2. Ý nghĩa liêm khiết
- Liêm khiết giúp con người sống thanh thản, đàng hoàng, tự tin, không bị phụ thuộc vào người khác và được mọi người xung quanh kính trọng, vị nể.
- Sống liêm khiết là góp phần xây dựng xã hội trong sạch, tốt đẹp, giàu mạnh.
3. Bài tập
a. Bài tập 1: Nhận xét hành vi
a) Chị Nga là người không tham tiền bạc, tài sản của người khác -> sống liêm khiết.
b) Việc làm của anh tài xế là hành vi đưa hối lộ, đây là hành vi thiếu liêm khiết.
Việc làm của các chiết sĩ công an là thể hiện phẩm chất liêm khiết, trong sạch không nhận hối lộ cương quyết xử lí vụ việc theo quy định của pháp luật.
c) Hành vi của ông Minh là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để kiếm lợi cho riêng mình, làm thiệt hại tài sản của NN -> Thiếu liêm khiết
d) Hành vi của một số cán bộ kiểm lâm tham lam làm việc sai trái để kiếm lợi cho bản thân.-> Thiếu liêm khiết
đ) Hành vi của nhân viên y tế tham lam, dùng tiền bạc để giải quyết công việc.-> Thiếu liêm khiết
- Những việc làm sai trái, sống thiếu liêm khiết trong các trường họp trên đều xuất phát từ lòng tham, sự ham muốn tiền tài, danh vọng.
- Nếu chứng kiến các sự việc đó của người thân HS cần có thái độ phê phán, nhắc nhở, vận động người thân không nên có những hành vi đó.
b. Bài tập 2:	
4/ Củng cố (2p)
- HSHĐCL, thực hiện câu hỏi
 H. Thế nào là liêm khiết, ý nghĩa của liêm khiết? Kể 1 tấm gương liêm khiết mà em biết.
- HS suy nghĩ, TL, nhận xét, bổ sung. GV khái quát nội dung bài học, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm. 
- HS đọc truyện: Bác Hồ với những tấm huân chương cao quý. Câu chuyển nhỏ và bài học từ chữ LIÊM của Bác Hồ.
5/ Hướng dẫn học bài (3p)
- Bài cũ: Hoàn thiện bài tập, học bài theo vở ghi.
- Bài mới: Đọc trước bài Tôn trọng.
Tài liệu sưu tầm: 
Truyện đọc: : Bác Hồ với những tấm huân chương cao quý
Quốc hội khóa II, kỳ họp thứ 6, họp đúng vào dịp chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 73 Ngày sinh của Bác kính yêu.
 Trong kỳ họp này, các đại biểu đã nhất trí đề nghị Quốc hội trao tặng Bác Hồ Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta. Biết tin ấy, Bác Hồ rất cảm động.
 Phát biểu tại cuộc họp của Quốc hội, Bác nói: "Tôi vừa nhận được một tin tức làm tôi rất cảm động và sung sướng. Ðó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội.
 Nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận huân chương ấy. Vì sao? Vì huân chương là để thưởng cho người có công huân, nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội".
 Bác nhắc đến đồng bào miền nam đang sống khổ cực dưới chế độ dã man của đế quốc Mỹ và tay sai, đang anh dũng kiên quyết đấu tranh giành thắng lợi và Bác nói tiếp: "Miền nam thật là xứng đáng với danh hiệu Thành đồng Tổ quốc và xứng đáng được tặng Huân chương cao quý nhất, vì những lẽ đó, tôi xin Quốc hội đồng ý thế này: Chờ đến ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình thống nhất, bắc nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền nam trao cho tôi huân chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng vui mừng".
Năm 1967, Ðảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô quyết định tặng Bác Huân chương Lê-nin, nhưng Bác cũng đã từ chối, vì không muốn riêng mình được hưởng vinh dự đặc biệt to lớn. Người đề nghị BCHT.Ư Ðảng Cộng sản Liên Xô tạm hoãn việc trao tặng phần thưởng cực kỳ cao quý ấy. Ðến ngày nhân dân Việt Nam đánh đuổi được bọn đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam, Người sẽ đại diện cho toàn thể nhân dân Việt Nam trân trọng và vui mừng lãnh lấy Huân chương mang tên Lê-nin vĩ đại.
 Nhưng đến ngày Bác đi xa, trên ngực Bác vẫn không một tấm huân chương.
	 (Sưu tầm)
Câu chuyển nhỏ và bài học từ chữ LIÊM của Bác Hồ
Một lần đi công tác qua địa bàn huyện T thuộc tỉnh N, mặc dù Bác đã dặn đồng chí phục vụ chuẩn bị chu đáo cơm nắm mang theo như thường lệ, song lãnh đạo huyện cứ tha thiết mời Bác dùng một bữa cơm do huyện tiếp đãi. Từ chối mãi cũng ngại vì Bác sợ mọi người hiểu lầm Bác xa rời dân nên người đã nhận lời sau khi dặn mọi người hết sức tiết kiệm, không được bày vẽ và người vẫn không quên mang cả món cơm nắm muối vừng vào để mọi người cùng ăn. Chuyện đã qua một thời gian, một hôm, đồng chí văn thư của Bác nhận được một công văn xin tiền của huyện nọ với lý do trang trải kinh phí bữa ăn của buổi tiếp Bác hôm Bác đi công tác với số tiền gấp vài ba lần so với thực tế (chắc họ nghĩ để tiếp Bác, Trung ương sẽ không từ chối bất cứ điều gì). Không thể giấu Bác, đồng chí văn thư đã lo mọi việc trước khi trình Bác công văn. Đọc xong, Bác lặng lẽ đứng dậy lấy trong tủ gỗ ra một gói nhỏ bọc cẩn thận bằng giấy báo và ni lông, đưa cho đồng chí văn thư và nói: “Đây là số tiền Bác dành dụm tiết kiệm được. Chú hãy mang đến huyện và đưa tận tay cho họ, nói Bác trả tiền cho bữa ăn đãi Bác và cảm ơn họ đã mời. Nếu số tiền này đủ thì thôi, nếu chưa đủ, các chú cho Bác vay tạm và trừ dần vào tiền lương của Bác, đến khi nào đủ thì thôi.” Bác cho chuyện tiếp Bác không liên quan gì đến việc công và kiên quyết không được lấy tiền của công để thanh toán.
Sau lần đó, cho dù đi công tác ở đâu, lãnh đạo địa phương mời đến thế nào, Bác đều khéo léo và kiên quyết từ chối. Bác biết, mọi người mời Bác chân tình và mong muốn được ăn cùng Bác, nhưng . Bác dặn đồng chí phục vụ mỗi lần đi công tác đều phải nắm cơm ở nhà mang đi. Trên đường tính toán đến giờ ăn dừng lại chỗ nào đó giữa đường, Bác cháu ăn với nhau. Đến nơi nói với địa phương Bác ăn cơm rồi, Bác thích thế, đỡ phiền bữa cơm, mất thì giờ của mọi người. Bác nói: “Người ta dọn ra một bữa sang. Bác cháu mình có khi chẳng ăn và chẳng ăn hết. Nhưng đi rồi để lại cái tiếng đấy. Bác Hồ đến thăm cũng làm cơm thế này, thế nọ, cũng điều động người làm mất thời gian. Thế là tự mình, Bác lại bao che cho cái chuyện xôi thịt Như thế nắm cơm theo ăn cho tiện, ăn no rồi đến làm việc.” Tại nơi ở của mình, những hôm mời khách ăn cơm, bao giờ Bác cũng báo trước cho đồng chí cấp dưỡng biết để chuẩn bị và số tiền đãi khách đó được trừ vào tiền lương của Bác, không bao giờ Người dùng vào tiền công quỹ.
Kháng chiến thành công, Người từ chối đề nghị của Trung ương dành Phủ toàn quyền Đông Dương trước đây làm Phủ Chủ tịch - nơi ở cho mình, mà chỉ đồng ý ở trong một ngôi nhà sàn khiêm tốn. Dự đại tiệc ở thủ đô nước Pháp nhưng Người vẫn nhớ dành quả táo cho em bé ăn xin nơi góc đường. Người kêu gọi cả nước nhường cơm sẻ áo cho thương binh, gia đình liệt sỹ, Người xung phong gửi 1 áo lụa, 1 tháng lương, 1 bữa ăn của bản thân mình. Trong thư gửi Báo Vệ Quốc quân tháng 3-1947, Người nêu 12 điều, trong đó có: "Tuyệt đối không đem của công dùng vào việc tư, không động đến cái kim sợi chỉ của dân; khi đến đóng, lúc kéo đi, phải giữ gìn nhà, vườn của dân cho sạch sẽ; mua bán phải công bình, mượn cái gì phải trả tử tế, hỏng cái gì phải bồi thường". - Đó chính là thực hành liêm khiết.
Liên hệ thực tế hiện nay, ta thấy thực hành liêm khiết theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là việc cần hơn bao giờ hết. Người đã chỉ ra rằng: "Để thực hiện chữ LIÊM, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên". Nghĩa là, cán bộ phải gương mẫu thực hành liêm khiết trong cuộc sống, trong thi hành công vụ. "Quan tham vì dân dại", nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì quan dù không LIÊM cũng phải hóa ra LIÊM. Nhân dân phải biết kiểm soát cán bộ, giúp cán bộ thực hiện LIÊM. Pháp luật phải nghiêm khắc, thẳng tay trừng trị kẻ bất liêm, không phân biệt kẻ đó có chức tước, địa vị to hay nhỏ.
Trên Báo Cứu Quốc ngày 1-6-1949, Người đã chỉ ra rằng, liêm là trong sạch, không tham lam. Người cũng phân tích rõ, người tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm. LIÊM phải đi đôi với kiệm. Vì xa xỉ mà sinh ra tham lam. Do bất liêm mà đi đến trộm cắp, dù công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất liêm tức là trộm cắp.
Cuộc đời của Người là tấm gương sáng chói cho mỗi chúng ta về thực hành liêm khiết. Nhớ Bác, chúng ta ghi sâu và thực hiện lời Bác dạy.
	( Sưu tầm)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_3_bai_2_liem_khiet_nam.doc