Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 34 + 35, Bài 11: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại - Năm học 2020-2021
BÀI 11- Tiết 34 + 35
PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nhận dạng được các loại vũ khí thông thường, chất nổ, chất độc hại và tác hại của những loại đó đối với con người và xã hội.
- Hs trình bày được các biện pháp phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ độc hại gây ra.
- Phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, các chất dễ cháy gây nổ và độc hại đối với môi trường.
- Biết phòng chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ, và các chất độc hại.
- Thường xuyên cảnh giác đề phòng vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở mọi lúc, mọi nơi.
- Có ý thức nhắc nhở người khác đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 34 + 35, Bài 11: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sooạn: 12/5/2021 Ngày dạy: 14/5/2021.8A,B,C HỌC TRỰC TUYẾN BÀI 11- Tiết 34 + 35 PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nhận dạng được các loại vũ khí thông thường, chất nổ, chất độc hại và tác hại của những loại đó đối với con người và xã hội. - Hs trình bày được các biện pháp phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ độc hại gây ra. - Phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, các chất dễ cháy gây nổ và độc hại đối với môi trường. - Biết phòng chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ, và các chất độc hại. - Thường xuyên cảnh giác đề phòng vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở mọi lúc, mọi nơi. - Có ý thức nhắc nhở người khác đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. II. Chuẩn bị * GV: - Tranh ảnh, số liệu về tai nạn do vũ khí cháy nổ và các chất độ hại. - Các tài liệu liên quan * Học sinh: - Đọc, chuẩn bị bài. - Sưu tầm tìm hiểu tác hại của tai nạn do vuc khí cháy nổ và các chất đoọc hại. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của GV&HS Nội dung A. Hoạt động khởi động (5p) GV yêu cầu HS quan sát ảnh và trả lời câu hỏi trong SHD HS chia sẻ ý kiến GV dẫn dắt vào bài B. Hình thành kiến thức (35p) HĐ1. Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại Gv: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc thông tin mục a) và trả lời câu hỏi H: Bom mìn gây ra những hậu quả gì? H: Nguyên nhân các vụ nổ bom mìn gây tử vong cho trẻ em ở Quảng Bình xuất phát từ đâu? H: Hoá chất formol được phát hiện trong loại thức phảm nào? Gây hại cho cơ thể người như thế nào? H: Em có suy nghĩ và rút ra bài học gì về hậu quả của tai nạn do vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại khi tìm hiểu những thông tin trên? Hs: Cặp đôi chia sẻ(1p). Hs: Đại diện 1 bạn trình bày và điều hành chia sẻ. Gv: KL. H: Em hãy kể một số loại vũ khí thông thường, chất nổ, độc hại mà em biết? Hs: TL cá nhân. Gv: Bổ sung và phân biệt cho học sinh một số loại vũ khí thông thường và vũ khí gây hại Cho học sinh quan sát các bức ảnh về bom mìn và các vụ cháy nổ Hs: Quan sát. Gv: Liên hệ các tai nạn do vũ khí cháy nổ và chất độc hại gây ra tại Lào Cai, Mường Khương Gv: Cung cấp cho học sinh một số các số liệu liên quan đến tình hình cháy nổ (SGK T81,82, chiếu máy). H: Những tai nạn do vũ khí, cháy nổ và chất độc hại để lại những hậu quả gì? Nó có ảnh hưởng gì tới môi trường sống? Gv: Tích hợp an ninh quốc phòng: Mất mát về người, về của, nhiều người chết, bị thương, dẫn đền nhiều người bị tàn tật suốt đời, gây ô nhiễm môi trường ( Chiếu cho HS xem hình ảnh hậu quả của tai nạn do cháy nổ gây ra.) Hs: Tl cá nhân. Gv: Chốt lại. HĐ2. Tìm hiểu các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn do vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. H: Nhà nước ban hành những quy định gì về việc phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và chất độc hại? Hs: Hoạt động cá nhân – trả lời Hs: Nhận xét – bổ sung. Gv: Nhận xét – kết luận Gv: Tích hợp thêm. H: Em hãy cho biết tình hình thực hiện các quy định về phòng ngừa các tai nạn do vũ khí, cháy nổ, các chất độc hại ở địa phương? Hs: Liên hệ với địa phương mình. Gv: Nhận xét, bổ sung. HĐ3. Tìm hiểu cách phòng ngừa tai nạn do vũ khí cháy nổ và các chất độc hại. HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi, duă ra tư vấn giải quyết tình huống thực tiễn. Gv: Tổ chức học sinh TLN (4’): Theo em cần có biện pháp gì để phòng ngừa) các tai nạn do vũ khí, cháy nổ, các chất độc hại? Hs: Điều hành chia sẻ. Gv: Nhận xét, KL. H: Bản thân em đã có những việc làm ntn góp phần phòng ngừa tai nạn, vũ khí cháy nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hàng ngày? Hs: Không tham gia và vận động bạn bè người thân không tham gia vào các hoạt động sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, cháy, nổ và độc hại; không đốt pháo nổ; không cưa bom mìn, đạn pháo để lấy thuốc; không đốt lửa ở gần khu vực để xăng, ga và các chất dễ cháy; báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật Gv: Lưu ý học sinh thực hiện dúng các quy định về phòng ngừa cháy, nổ và các chất độc hại trong dịp tết. 1. Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại * Nguyên nhân: - Hậu quả của chiến tranh. - Con người chưa thận trọng trong việc sử dụng các chất cháy, nổ và các chất độc hại. - Thiếu hiểu biết. - Ý thức thực hiện pháp luật của một số người chưa tốt. - Đói nghèo nên họ phải làm liều để kiếm sống. - Sự cố kỹ thuật. - Thực phẩm nhiễm độc và thuốc bảo quản quá mức độ cho phép.. * Hậu quả: - Gây tổn thất to lớn về người và tài sản của cá nhân, gia đình và xã hội. Đồng thời còn gây ô nhiễm môi trường. - Các tai nạn do vũ khí cháy nổ và chất độc hại gây ra rất nguy hiểm. Chúng ta cần tích cực phòng ngừa các tai nạn đó. 2. Tìm hiểu các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn do vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. - Cấm tàng trữ, buôn bán, vận chuyển, sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và độc hại. - Chỉ cơ quan, tổ chức cá nhân có nhiệm vụ mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, phóng xạ và độc hại. 3. Cách phòng ngừa tai nạn do vũ khí cháy nổ và các chất độc hại. + Nâng cao hiểu biết. + Phổ biến tuyên truyền cho người dân nắm được nội dung các quy định của pháp luật về việc phòng ngừa. + Nghiêm chỉnh chấp hành pl. + Xử lí nghiêm các vi phạm. 4. Củng cố.(3) HS các nhóm tự đánh giá các hoạt động học tập 5. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài (2p) H: nếu thấy các bạn học sinh đốt pháo trong dịp tết em sẽ làm gì? HS chia sẻ cách ứng xử của bản thân Gv nhận xét, tuyên truyền - Học bài theo nội dung mục tiêu bài học - Chuẩn bị: Ôn tập cuối học kì II Ngày sooạn: 12/5/2021 Ngày dạy: 14/5/2021.8A,B,C HỌC TRỰC TUYẾN BÀI 11- Tiết 34 + 35 PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI I.Mục tiêu: - Phân tích được tính chất nguy hiểm của tai nạn do vũ khí cháy nổ và các chất độc hại gây ra. - Xác định được các biện pháp phòng ngừa tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra. - Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về phòng ngừa tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - Phê phán, đấu tranh chống các hành vi vi phạm về quy định về an toàn vũ khí, cháy, nổ và tuyên truyền cho mọi người để phòng ngừa cháy, nổ và các chất độc hại. II. Chuẩn bị * GV: - Tranh ảnh, số liệu về tai nạn do vũ khí cháy nổ và các chất độ hại. - Các tài liệu liên quan : Bộ luật hình sự. Luật phòng cháy chữa cháy. Tranh, ảnh. * Học sinh: - Đọc, chuẩn bị bài. - Sưu tầm tìm hiểu tác hại của tai nạn do vuc khí cháy nổ và các chất đoọc hại. II. Tổ chức các hoạt động 1.Ổn định tổ chức: ( 1’) 2.Kiểm tra ĐG: (4’) - Trưởng ban học tập báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn trong lớp 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động * HĐ khởi động: (1’) - GV: Đọc cho HS nghe thông tin ngày 2-5-2011: Chiếc xe khách mang biển số 29H6583 bốc cháy tại khu cổng chợ huyện Gia Định, Bấc Ninh. Nguyên nhân trên xe có trở thuốc súng, 88 người bị nạn trong vụ cháy này . H. Em có suy nghĩ gì về vụ tai nạn trên? - GV: Để hiểu rõ hơn về vấn đề liên quan đến vụ tai nạn trên, chúng ta học bài hôm nay. Hoạt động của Thầy & trò Nội dung HD 1: Tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả, cách phòng tránh tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - Nội dung : Thực hiện theo yêu cầu TL HS đọc thông tin mục a TL- T 81,82 - HSHĐN2 ( 3’ ) trả lời các câu hỏi mục 1.a, báo cáo, chia sẻ. - GVKL : + Hậu quả của bom mìn gây ra ở QB : 5847 người bị tai nạn trong đó 2909 người chết trong đó có nhiều trẻ em. + Nguyên nhân : Do hậu quả chủa chiến tranh để lại, sự thiếu hiểu biết và chủ quan của người dân. + Hóa chất formol phát hiện có trong bánh phở. Tác hại: Gây ngứa ngáy da, ói mửa, tiêu chảy, tử vong. - HSHĐN 2 ( 3’ ), thực hiện yêu cầu 1.b ( TL – T82 ) , báo cáo, chia sẻ - GVKL + Vũ khí, vật liệu cháy nổ : Bom, mìn, súng đạn, pháo, lựu đạn,gas, điện .... + Chất độc hại : Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.... - HSHĐCN ( 2’ ), thực hiện yêu cầu 1.c ( TL – T82, 83 ) , báo cáo, chia sẻ - GVKL + TH1 – 1 : TH2 -3 ;TH3-2 ; TH4 - 4 - HSHĐN2 ( 5’ ) đọc và trả lời các câu hỏi mục 2, báo cáo, chia sẻ. - GVKL : + Mục đích: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. +Hành vi vi phạm : A, B,C,D - HS HĐCN (2’), thực hiện yêu cầu 3 (TL- T85 ) , báo cáo, chia sẻ. - GVKL + Hút thuốc, ghe điện thoại ử cây xăng, trở bình gas không đảm bảo an toàn. + Khi ở cây xăng : không hút thuốc lá, nghe điện thoại.... - HS HĐCN ( 2’ ), thực hiện yêu cầu 4.a (TL – T85 ) , báo cáo, chia sẻ . - GVKL + Do em nghich súng tự chế của bố. + Do thiếu hiểu biết. - HSHĐN 4 (5’) đóng phân vai 2 tình huống TL- T 86 - Chia sẻ - GVKL HĐ2: HDHS làm bài tập. - HSHĐCN (3’ ) làm bài tập 1 TL- T 86 - HS trình bày, chia sẻ - GVKL - HSHĐN4 (5’ ) làm bài tập 2 TL- T 87 - Đại diện nhóm trình bày trên máy chiếu hắt, chia sẻ - GV NXBSKL - HSHĐCN (7’ ) làm bài tập - HS trình bày, chia sẻ - GVNXSCKL - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi hái hoa dân chủ . - HS gắn các câu hỏi lên bảng phụ Câu1: Em sẽ làm gì khi bạn bè, các bạn nhỏ chơi, nghịch các vật lạ,các chất nguy hiểm. Câu 2: Có người định cưa, đục, tháo thuốc bom mìn, đạn pháo lấy thuốc nổ, em phải làm gì lúc này? Câu 3: Có người định hút thuốc lá, nấu ăn, đốt lửa gần xăng dầu, em có đồng tình với học không? Câu 4: Có người vận chuyển, tàng trữ, buôn bán vũ khí và các chất độc hại,em phải làm gì? - HS trả lời câu hỏi, chia sẻ. - GV giải đáp, cho điểm - GV kết luận toàn bài: Đất nước ta đã trải qua nhiều năm chiến tranh. Một trong những hậu quả để lại là nạn súng đạn, mìn còn rơi rớt lại. Ngày nay chúng ta đang phải đối phó với những nạn khủng khiếp này. Yêu cầu phòng ngừa tai nạn càng cao, càng phức tạp và nghiêm ngặt. HS chúng ta cần phải có trách nhiệm trong vấn đề này. 1. Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - Hậu quả: Gây thiết hại về kinh tế, sức khỏe, tính mạng con người. - Nguyên nhân : Do sự chủ quan, thiếu hiểu biết, sơ xuất, bất cẩn, chạy theo lợi nhuận, tham lam bất chấp nguy hiểm, do chiến tranh 2. Tìm hiếu các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - Một số quy định trong Luật phòng cháy, chữa cháy, Bộ luật hình sự và một số văn bản quy phạn pháp luật khác về phòng ngừa tai nạ vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như: + Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí cháy nổ và các chất độc hại. + Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở, sử dụng vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phải được huấn luyện chuyên môm, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ các quy định về an toàn. 3. Cách phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định. - Tuyên truyền mọi người thực hiện tốt quy định. - Tố cáo hành vi vi phạm xúi giục vi phạm các quy định. 4. Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - HS thực hiện tốt những quy định của pháp luật về phòng ngừa vũ khí cháy nổ và các chất độc hại và tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện. * Luyện tập 1. Đọc và trả lời - Những hành vi vi phạm pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại : A,B,C,D,E 2. Vẽ sơ đồ tư duy 3. Bài tập bổ sung 1 - Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) nêu suy nghĩ cảu em về thực trạng tai nạn, vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở nước ta hiện nay. 3. Bài tập bổ sung 2 Câu 1,2,3: Cần khuyên răn mọi người tránh xa nơi nguy hiểm. Câu 4: Cần báo ngay cho cơ quan, những người có trách nhiệm. 4. Củng cố.(3’) Nêu tác hại của tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại ? (?) Pháp luật nước ta có quy định như thế nào về việc phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại? 5. HDHB: (2’) * Bài cũ: Học bài – xem lại bài tập đã chữa trên lớp. Ngày soạn : 7/4/2019 Ngày giảng : 10/4/2019 Bài 11 - Tiết 31: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI ( T2 ) I.Mục tiêu: - Phân tích được tính chất nguy hiểm của tai nạn do vũ khí cháy nổ và các chất độc hại gây ra. - Xác định được các biện pháp phòng ngừa tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra. - Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về phòng ngừa tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. - Phê phán, đấu tranh chống các hành vi vi phạm về quy định về an toàn vũ khí, cháy, nổ và tuyên truyền cho mọi người để phòng ngừa cháy, nổ và các chất độc hại. II. Chuẩn bị - Phương án lên lớp - Bộ luật hình sự. - Luật phòng cháy chữa cháy. Tranh, ảnh. V. Tổ chức các hoạt động 1.Ổn định tổ chức: ( 1’) 2.Kiểm tra ĐG: (4’) - Trưởng ban học tập báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn trong lớp. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động A : HĐ khởi động: (1’) - GV: Đọc cho HS nghe thông tin: Năm 1999-2002 có 20.000 người bị ngộ độc và 246 người chết (TP Hồ Chí Minh 29 người chết với 930 người ngộ độc) - Nguyên nhân do thực phẩm nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, cá lóc và do nhiều nguyên nhân khác. H. Em có suy nghĩ gì về sự việc trên trên? - GV: Để hiểu rõ hơn về vấn đề liên quan đến sự việc trên, chúng ta học bài hôm nay. Hoạt động của Thầy & trò Nội dung HĐ3: HDHS làm bài tập. MT: Nhận dạng được các loại vũ khí thông thường, chất nổ, chất độc hại, xử lí tốt các tình huống liên quan đến nội dung bài học. - HSHĐCN (3’ ) làm bài tập 1 TL- T 86 - HS trình bày, chia sẻ - GVKL - HSHĐN4 (5’ ) làm bài tập 2 TL- T 87 - Đại diện nhóm trình bày trên máy chiếu hắt, chia sẻ - GV NXBSKL - HSHĐCN (7’ ) làm bài tập - HS trình bày, chia sẻ - GVNXSCKL - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi hái hoa dân chủ . - HS gắn các câu hỏi lên bảng phụ Câu1: Em sẽ làm gì khi bạn bè, các bạn nhỏ chơi, nghịch các vật lạ,các chất nguy hiểm. Câu 2: Có người định cưa, đục, tháo thuốc bom mìn, đạn pháo lấy thuốc nổ, em phải làm gì lúc này? Câu 3: Có người định hút thuốc lá, nấu ăn, đốt lửa gần xăng dầu, em có đồng tình với học không? Câu 4: Có người vận chuyển, tàng trữ, buôn bán vũ khí và các chất độc hại,em phải làm gì? - HS trả lời câu hỏi, chia sẻ. - GV giải đáp, cho điểm - GV kết luận toàn bài: Đất nước ta đã trải qua nhiều năm chiến tranh. Một trong những hậu quả để lại là nạn súng đạn, mìn còn rơi rớt lại. Ngày nay chúng ta đang phải đối phó với những nạn khủng khiếp này. Yêu cầu phòng ngừa tai nạn càng cao, càng phức tạp và nghiêm ngặt. HS chúng ta cần phải có trách nhiệm trong vấn đề này. C. Hoạt động luyện tập 1. Đọc và trả lời - Những hành vi vi phạm pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại : A,B,C,D,E 2. Vẽ sơ đồ tư duy 3. Bài tập bổ sung 1 - Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu ) nêu suy nghĩ cảu em về thực trạng tai nạn, vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở nước ta hiện nay. 3. Bài tập bổ sung 2 Câu 1,2,3: Cần khuyên răn mọi người tránh xa nơi nguy hiểm. Câu 4: Cần báo ngay cho cơ quan, những người có trách nhiệm. 4. Củng cố.(3’) Nêu tác hại của tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại ? (?) Pháp luật nước ta có quy định như thế nào về việc phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại? 5. HDHB: (2’) * Bài cũ: Học bài – xem lại bài tập đó chữa trên lớp. * Bài mới: Chuẩn bị tiết sau thực hành ngoại khóa về vấn đề vệ sinh môi trường. * Lưu ý tham gia giao thông: Quan sát tàu ở cả hai phía; đi theo tay phải giáp lề đường. Xe đạp ko dàn hàng 2,3... Ko vượt cầu khi đó hạ chắn.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_34_35_bai_11_phong_ngua.docx