Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 5, Bài 3: Tôn trọng - Năm học 2021-2022

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 5, Bài 3: Tôn trọng - Năm học 2021-2022

BÀI 3- TIẾT 5: TÔN TRỌNG

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là tôn trọng, tôn trọng lẽ phải.

- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng.

- 2. Năng lực

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận thức được hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng. Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi tôn trọng; phê phán, đấu tranh với hành vi thiếu tôn trọng trong cuộc sống.

- Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; rèn luyện tính tôn trọng.

3. Phẩm chất

- Có ý thức rèn luyện tính tôn trọng

- Quý trọng người sống tôn trọng; phê phán những hành vi thiếu tôn trọng trong cuộc sống.

* HS khá, giỏi

- Phân biệt hành vi tôn trọng với hành vi thiếu tôn trọng.

- Giải thích vì sao phải tôn trọng lẽ phải

 

docx 3 trang Phương Dung 01/06/2022 2622
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 5, Bài 3: Tôn trọng - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/10/2021
Ngày giảng: 8/10/2021
BÀI 3- TIẾT 5: TÔN TRỌNG
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Hiểu thế nào là tôn trọng, tôn trọng lẽ phải.
- Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng.
- 2. Năng lực
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận thức được hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng. Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi tôn trọng; phê phán, đấu tranh với hành vi thiếu tôn trọng trong cuộc sống.
- Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; rèn luyện tính tôn trọng.
3. Phẩm chất
- Có ý thức rèn luyện tính tôn trọng
- Quý trọng người sống tôn trọng; phê phán những hành vi thiếu tôn trọng trong cuộc sống.
* HS khá, giỏi
- Phân biệt hành vi tôn trọng với hành vi thiếu tôn trọng. 
- Giải thích vì sao phải tôn trọng lẽ phải 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, câu chuyện về tính tôn trọng
- Băng Video về sự tôn trọng, máy chiếu
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, đọc trước bài theo hướng dẫn của GV.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: 1p
2. Kiểm tra đầu giờ: 5p
H: Em hiểu liêm khiết là gì? Biểu hiện của liêm khiết? Bản thân em đã rèn luyện đức tính liêm khiết như thế nào?
HS trình bày, nhận xét, đánh giá
GV lắng nghe, nhận xét, đánh giá cho điểm.
3. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV &HS
Nội dung chính
A. Khởi động ( 5p)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh vào bài
Gv yêu cầu lớp trưởng điều hành trò chơi.
HS cả lớp tham gia trò chơi.
Kết thúc trò chơi GV yêu càu HS thảo luận cặp đôi 2p câu hỏi SHD
HS chia sẻ.
GV dựa vào kết quả của HS dẫn dắt vào bài học.
B. Hình thành kiến thức
HĐ 1: Tìm hiểu về tôn trọng
- Mục tiêu: HS hiểu được tôn trọng, tôn trọng người khác, lẽ phải và tôn trọng lẽ phải.
HĐCN – 5p chia sẻ
a) Đọc câu chuyện ‘ Chuyện về nữ công nhân làm việc tại nhà máy chế biến đồ đông lạnh” và hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
1/ Theo em hành vi tôn trọng được thể hiện ở những chi tiết nào trong câu chuyện?
2/ Em hiểu thế nào là tôn trọng? Tôn trọng người khác là gì? 
HS báo cáo, chia sẻ.
GV nhận xét chốt 
HĐCĐ- 7p báo cáo
b) Đọc câu chuyện “ Tấm gương tôn trọng luật lệ của chủ tịch Hồ Chí Minh”
* Tích hợp: THTTĐĐHCM
Hoạt động nhóm 4p trả lời các câu hỏi:
1/ Những hành động nào của Bác Hồ thể hiện sự tôn trọng? 
2/ Em hãy cho biết thế nào là lẽ phải? Tôn trọng lẽ phải có nghĩa là như thế nào?
3/ Kể về tấm gương về sự tôn trọng lẽ phải của các bạn HS mà em biết?
HS báo cáo, điều hành chia sẻ.
GV nhận xét chốt lại
HĐCN - 2p chia sẻ
c) Từ những câu chuyện trên em thấy mỗi cá nhân cần biết tôn trọng những gì?
( Tôn trọng người khác, tôn trọng lẽ phải)
HĐ2: Biểu hiện của tôn trọng
- Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức về tôn trọng
HĐCN 3p hoàn thành BT/20
HS trao đổi bài với bạn bên cạnh đánh giá lẫn nhau.
HS chia sẻ cá nhân
GV nhận xét chốt kiến thưc biểu hiện của tôn trọng.
1. Tìm hiểu về tôn trọng
a. Thế nào là tôn trọng
- Tôn trọng là sự coi trọng, quý mến người khác, coi trọng lẽ phải, ủng hộ lẽ phải và thực hiện theo lẽ phải.
- Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác.
b. Lẽ phải và tôn trọng lẽ phải
- Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.
- Tôn trong lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.
2. Bài tập 1/20
A,B,D,G
4/ Củng cố (2p)
- HSHĐCL, thực hiện câu hỏi
 H. Thế nào là tôn trọng, tôn trọng người khác? Lấy 1 tấm gương về tôn trọng mà em biết.
- HS suy nghĩ, TL, nhận xét, bổ sung
- GV khái quát nội dung bài học, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm. 
5/ Hướng dẫn học bài (3p)
- Bài cũ: Hoàn thiện bài tập, học bài theo vở ghi.
- Bài mới: Đọc trước bài: Đoàn kết và hợp tác.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_5_bai_3_ton_trong_nam_h.docx