Giáo án Hóa học Khối 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

Giáo án Hóa học Khối 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS phân biệt đợc vật thể ( Tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và các chất.

- HS biết đợc ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Các vật thể tự nhiờn đợc hình thành từ các chất còn các vật thể nhân tạo đợc làm ra từ các vật liệu mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất.

- Biết một số tính chất của chất, biết mỗi chất đợc sử dụng tuỳ theo tính chất của nó

* Trọng tâm : tính chất của chất

2. Kĩ năng:

- Hs biết cách quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất.

- Phân biệt đợc chất và vật thể

- So sánh đợc tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống( đờng, muối ăn, tinh bột

3. Thái độ:

 - Có ý thức quan sát thực tế, biết cách sử dụng chất đúng mục đích, biết phân biệt chất, biết giữ an toàn khi dùng hóa chất.

4. Định hướng năng lực: Năng lực tư duy. Năng lực ngụn ngữ.

II. Chuẩn bị

 1. Giáo viên:

- Một số mẫu chất : S, P đỏ, nhôm, đồng, đờng, muối tinh, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, dụng cụ thử tính dẫn điện.

- Khay nhựa, giá ống nghiệm, ống nghiệm

 2. Học sinh: Đọc trớc bài mới.

3. Phương phỏp: Hoạt động nhúm. Hoạt động cỏ nhõn. Quan sỏt, thực hành thớ nghiệm

III/ Tiến trình bài dạy

1. ổn định tổ chức: 1p

 Lớp 8A: . .

 Lớp 8B: .

2. Kiểm tra bài cũ: 7p

 ? 1) Hóa học là gì? Nó có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

 2) Nêu phơng pháp để học tập tốt môn hóa học

3. Bài mới

- Đặt vấn đề: Môn hoá học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chất. Chất có ở đâu, nghiên cứu về chất là nghiên cứu những gì? các em sẽ tìm hiểu qua bài học này.

 

doc 208 trang thucuc 5291
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Khối 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 06/09/2020
Ngày giảng : Tiết ...... 8A , /09/2020	Tiết ..8B: ./09/2020
Tiết 1- Bài 1 : Mở đầu môn hóa học
---------- *** ----------
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
HS biết hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.
Hóa học là một môn học quan trọng và bổ ích.
Bước đầu HS biết rằng hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta do đó cần
có kiến thức hóa học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, bước đầu có kỹ năng làm thí nghiệm, rèn luyện phương pháp tư duy, óc sáng tạo.
3. Thái độ: Hứng thú học tập, say mê nghiên cứu khoa học 
4. Định hướng năng lực: Năng lực tư duy. Năng lực ngụn ngữ. Năng lực thực hành
II. Chuẩn bị 
 1. Giáo viên: 
* Dụng cụ: Khay nhựa, giá ống nghiệm, ống nghiệm
* Húa chất: Dung dịch NaOH, CuSO4, đinh sắt, HCl
 2. Học sinh: Đọc trước bài mới. 
3. Phương phỏp:
Phương phỏp thực hành. Phương phỏp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
Hoạt động cỏ nhõn, hoạt động nhúm.
III/ Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức (1p)
 Lớp 8A: ........... ..
 Lớp 8B: ...................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Vào bài
GV: ở các lớp dưới các em đã được làm quen với một số môn khoa học tự nhiên như toán học, sinh học, vật lí ... Từ lớp 8 các em sẽ được làm quen với một môn khoa học mới đó là môn hóa học. Môn hoá học sẽ giúp các em có kiến thức để giải thích được nhiều hiện tượng trong cuộc sống như: tại sao lại có sấm sét khi mưa, các hang động được hình thành như thế nào.v.v... 
Hoạt động 2: Tìm hiểu hóa học là gì.
GV: Chia lớp làm 4 nhóm, giới thiệu các dụng cụ và hoá chất, hướng dẫn HS các nhóm làm thí nghiệm : 
- Dùng kẹp gỗ lấy các ống nghiệm chứa sẵn các hoá chất (có ghi nhẵn)
- Đổ dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4, đổ dung dịch HCl vào đinh sắt.
- Quan sát và nêu hiện tượng thu được
 HS : làm thí nghiệm, báo cáo kết quả và nhận xét cho nhau.
GV: để nghiên cứu hoá học người ta tiến hành các thí nghiệm về các chất.
GV : Hoá học là gì ?
HS : trả lời và ghi nhớ kiến thức.
Hoạt động 3. Tìm hiểu vai trò của hóa học
GV : Yêu cầu mỗi nhóm kể tên một số vật dụng trong gia đình, trong học tập, y tế, sản xuất nông nghiệp. 
HS : các nhóm kể tên và bổ sung cho nhau.
GV : Tất cả các vật dụng các em vừa nêu đều là sản phẩm của hoá học. Vậy hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống.
HS: Rút ra kết luận về vai trò của hóa học trong cuộc sống .
GV bổ sung : để có các sản phẩm sử dụng thì phải có quá trình nghiên cứu lâu dài mới tạo ra được chúng, công việc này chính là nhiệm vụ của hoá học.
 Hoạt động 4. Tìm hiểu phương pháp học tập môn hóa học
GV : Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi :
_ Để học tốt mụn hoá học, khi học trên lớp các em cần thực hiện tốt nhiệm vụ gì ?
- Cần có phương pháp gì để học tốt môn hoá học ?
HS nghiên cứu thông tin SGK, trình bày ý kiến.
GV: Nhận xét, chốt lại và nhấn mạnh: HS phải tự ý thức được nhiệm vụ học tập của mình để chủ động lĩnh hội kiến thức thì mới có kết quả tốt.
I. Hóa học là gì? 15p
1. Thí nghiệm
a. Tiến hành
b. Hiện tượng
- Thí nghiệm 1 : tạo ra chất mới màu xanh lam không tan.
- Thí nghiệm 2 : đinh sắt tan dần, có bọt khí thoát ra.
c. Kết luận : ở hai thí nghiệm đã có sự tạo ra chất mới.
2. Nhận xét
 - Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.
II. Hóa học có vai trò như thế nào
 trong cuộc sống của chúng ta? 10p
- Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta.
III. Các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hóa học? 15p
1) Khi học tập môn hóa học các em cần chú ý thực hiện các hoạt động sau:
Thu thập kiến thức
Xử lý thông tin
Vận dụng
Ghi nhớ
2) Phương pháp học tập môn hóa học như thế nào là tốt?
 SGK
4. Củng cố 4p
- HS đọc ghi nhớ/ SGK
- HS làm bài tập: Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
Hóa học là khoa học .... các chất và ...
Hóa học có vai trò ... trong cuộc sống chúng ta.
Khi học tập môn hóa học cần thực hiện các hoạt động sau:
Tự thu thập .................. xử lý..................... vận dụng..................... và.......................
Học tập tốt môn hóa học là.................. và có khả năng .................. kiến thức đã học
5. Hướng dẫn về nhà 1p
- Học bài theo câu hỏi cuối SGK.
- Đọc trước bài chất 
- Làm bài tập 1,2,3,6 / SGK	
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn : 06/09/2020
Ngày giảng : Tiết 8A - /09/2020	 Tiết ..8B: /09/2020
ChƯơng 1: Chất - Nguyên tử - Phân tử
Tiết 2 - bài 2 :	 	 Chất
 ---------- *** ----------
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS phân biệt được vật thể ( Tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và các chất.
- HS biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Các vật thể tự nhiờn được hình thành từ các chất còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất.
- Biết một số tính chất của chất, biết mỗi chất được sử dụng tuỳ theo tính chất của nó
* Trọng tâm : tính chất của chất
2. Kĩ năng:
- Hs biết cách quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất.
- Phân biệt được chất và vật thể
- So sánh được tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống( đường, muối ăn, tinh bột
3. Thái độ:
 - Có ý thức quan sát thực tế, biết cách sử dụng chất đúng mục đích, biết phân biệt chất, biết giữ an toàn khi dùng hóa chất.
4. Định hướng năng lực: Năng lực tư duy. Năng lực ngụn ngữ. 
II. Chuẩn bị 
 1. Giáo viên: 
- Một số mẫu chất : S, P đỏ, nhôm, đồng, đường, muối tinh, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, dụng cụ thử tính dẫn điện.
- Khay nhựa, giá ống nghiệm, ống nghiệm
 2. Học sinh: Đọc trước bài mới. 
3. Phương phỏp: Hoạt động nhúm. Hoạt động cỏ nhõn. Quan sỏt, thực hành thớ nghiệm
III/ Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức: 1p
 Lớp 8A: ..... ..
 Lớp 8B: .............................................................
2. Kiểm tra bài cũ: 7p
 ? 1) Hóa học là gì? Nó có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
 2) Nêu phương pháp để học tập tốt môn hóa học
3. Bài mới 
- Đặt vấn đề: Môn hoá học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chất. Chất có ở đâu, nghiên cứu về chất là nghiên cứu những gì? các em sẽ tìm hiểu qua bài học này.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chất có ở đâu?
GV yêu cầu HS quan sát kể tên những vật thể cụ thể xung quanh.
GV: Trong các vật thể đó vật thể nào có sẵn trong tự nhiên, vật thể nào do con người tạo ra?
GV: Vậy có thể chia vật thể làm mấy loại là những loại nào?
HS: trả lời 
GV: Giới thiệu thành phần của một số vật thể tự nhiên và nhân tạo: Cây mía có đường nước, xenlulozơ... Trái cây có đường, nước, vitamin... Quạt điện được làm bằng sắt, nhựa, đồng...
HS: Rút ra kết luận về thành phần của vật thể và kết luận chất có ở đâu.
 Hoạt động 3. Tìm hiểu tính chất của chất.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát dây nhôm, đồng, lưu huỳnh và phôt pho đỏ tìm cách phân biệt chúng.
HS : bằng quan sát nêu sự khác nhau về trạng thái, màu sắc của các chất.
GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm : cho mẩu dây đồng và một ít muối vào hai ống nghiệm chứa nước, lắc nhẹ, quan sát và nhận xét hiện tượng.
HS : Làm thí nghiệm, rút ra : đồng không tan trong nước, muối tan được trong nước.
GV : Qua thực tế hãy cho biết đồng được dùng để làm gì ? Vì sao ?
HS : Đồng được dùng làm dây điện, nồi để đun nấu do có khả năng dẫn nhiệt và dẫn điện.
GV : Khái quát lại đặc điểm của một số chất vừa tìm hiểu, khẳng định: những đặc điểm đó được gọi là tính chất của các chất, giới thiệu về tính chất vật lí, tính chất hoá học của chất
HS : Nghe giảng và ghi nhớ.
GV : Làm thế nào để biết được tính chất vật lí hay tính chất hoá học của chất ?
HS : Thảo luận dựa vào SGK và các hoạt động vừa tiến hành ở trên để rút ra được: muốn biết tính chất của chất cần quan sát, dùng dụng cụ cân đo, làm các thí nghiệm.
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận theo các câu hỏi sau : 1? Dựa vào đâu để phân biệt được hai chất rắn màu trắng là bột gạo và bột sữa ?
 2? Vì sao đồng, nhôm được sử dụng làm lõi dây điện còn nhựa được sử dụng làm vỏ mà không làm ngược lại?
 3? Vì sao lốp xe được làm bằng cao su mà không phải là kim loại hay gỗ ?
HS : Thảo luận nhóm, mỗi nhóm trình bày một vấn đề, bổ sung nhận xét cho nhau.
GV: Vậy việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ?
HS : Dựa vào kết quả thảo luận và SGK phát biểu ý kiến.
GV : Nhận xét, khái quát kiến thức
I. Chất có ở đâu? 10p
- Vật thể là tất cả những gì tồn tại xung quanh ta. Có vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo. 
- Các vật thể tự nhiên được tạo nên từ các chất. Các vật thể nhân tạo được làm từ các vật liệu, mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất.
- Kết luận : chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể ở đó có chất.
II. Tính chất của chất. 20p
1.Mỗi chất có những tính chất nhất định, bao gồm :
- Tính chất vật lí ( thể, màu, mùi, tính tan,nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng.....
- Tính chất hóa học ( khả năng biến đổi thành chất khác như bị phân huỷ, cháy, tác dụng với chất khác..)
2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
- Giúp phân biệt chất này với chất khác, nhận biết các chất.
- Biết cách sử dụng chất hợp lí, an toàn, hiệu quả. 
4. Cõu hỏi và bài tập củng cố 5p
- HS đọc ghi nhớ/ SGK
- GV cho học sinh giải thích một số vấn đề sau:
+ Vì sao không được hút thuốc lá, sử dụng điện thoại ở các trạm bán xăng dầu.
+ Vì sao đồng được sử dụng làm dây dẫn điện nhiều hơn nhôm, nhôm được dùng làm đồ dùng 
(chậu, nồi... nhiều hơn sắt)?
+ Khi dùng đồ nhựa không nên để nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp.
5. Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài ở nhà 1p
 - Học bài theo câu hỏi cuối SGK. Đọc trước phần còn lại .
 - Tìm hiểu tính chất của nước cất, nước khoáng, nước trong tự nhiên.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn : 13/09/2020
Ngày giảng : Tiết ...... 8A , ../09/2020	Tiết ..8B: ./09/2020
 Tiết 3 – Bài 2 : 	Chất (Tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp, biết cách pha trộn hỗn hợp có thành phần cho trước.
- HS biết một số phương pháp vật lí đơn giản để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp
* Trọng tâm: phân biệt được chất nguyên chất và hỗn hợp
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, làm thí nghiệm.
- Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp
- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hơp dựa vào tính chất vật lí( tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối và cát)
3. Thỏi độ: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ , yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực: Năng lực tư duy. Năng lực ngụn ngữ. Năng lực thực hành
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: 
 - Chai nước khoáng, chai nước cất, cốc đựng nước muối, muối bột, bột gạo, que khuấy.
 - Hình 1.4a , 1.4b phóng to.
2. Học sinh : 
 - Ôn lại kiến thức về nhiệt độ sôi trong chương trình vật lí, một số vỏ chai lọ đựng nước giải khát, sữa....
3. Phương phỏp: Hoạt động nhúm. Hoạt động cỏ nhõn. Quan sỏt, thực hành thớ nghiệm
III/ Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức: 1p
 Lớp 8A: ..
 Lớp 8B: .....................................................
2. Kiểm tra bài cũ: 8p
1? Chất có ở đâu, chất có những loại tính chất nào? 
2? Trong số các tính chất kể dưới đây của chất . Biết được tính chất nào bằng quan sát trực tiếp, bằng cách dùng dụng cụ đo, bằng cách làm thí nghiệm?
 Màu sắc, tính tan trong nước, tính dẫn điện, khối lượng riêng, tính cháy được, trạng thái, nhiệt độ nóng chảy.
3. Bài mới
- Đặt vấn đề: (1p) GV cho HS quan sát lọ đựng nước khoáng và lọ đựng nước cất, giới thiệu: nhìn bề ngoài hai mẫu nước này giống hệt nhau, nhưng thực ra chúng khác nhau rất nhiều, chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này trong giờ học.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hỗn hợp và chất tinh khiết.
- GV: Yêu cầu HS quan sát nhãn của chai nước cất và chai nước khoáng, nêu nhận xét về thành phần của mỗi loại nước?.
- HS nêu được: Nước cất chỉ có thành phần duy nhất là nước, nước khoáng có nước và nhiều chất khoáng trỗn lẫn.
- GV: Do đó nước khoáng được gọi là hỗn hợp, còn nước cất gọi là chất tinh khiết.
? Hãy nêu định nghĩa về hỗn hợp và chất tinh khiết, lấy ví dụ về mỗi loại.
- HS : Nêu định nghĩa, quan sát vỏ chai lọ đựng nước ngọt ,sữa..., kết hợp kiến thức thực tế đưa ra một số ví dụ.
- GV: Nhận xét , bổ sung.
- GV: Nước ao, nước biển có phải chất tinh khiết không? vì sao?
- HS thảo luận trả lời được: Nước ao ngoài nước còn có chất vẩn, chất tan, nước biển còn có muối do đó không phải là chất tinh khiết.
- GV: Nước ở ao hồ ,sông, suối, biển gọi là nước tự nhiên, chúng là những hỗn hợp có tính chất thay đổi tuỳ theo nguồn nước.
- GV: Nêu những tính chất của nước cất mà em biết, những tính chất đó có thay đổi không khi nước cất được tạo ra những nơi khác nhau?
- HS dựa vào quan sát và vốn kiến thức nêu được: nước cât trong suốt không màu, sôi ở 1000 C, hoá rắn ở 00C, khối lượng riêng là 1g/ml, không đẫn điện....., nước cất luôn có nhưng tính chất trên dù được tạo ra ở những điều kiện khác nhau.
- GV: Vậy xét về tính chất thì hỗn hợp và chất tinh khiết có đặc điểm gì khác nhau?
- HS : Trả lời rút ra kết luận.
- GV: Bổ sung hoàn chỉnh (nếu cần).
- HS: Nhận xét đặc điểm của chất tinh khiết
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách tách chất ra khỏi hỗn hợp.
- GV : Yêu cầu học sinh nêu cách tách riêng muối ra khỏi hỗn hợp nước muối, nêu cơ sở của cách làm đó. 
- HS : Thảo luận đưa cách làm là đun sôi nước muối cho nước bay hơi còn lại muối dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của muối và nước. (Cũng có thể HS không giải thích được cơ sở GV cần hướng dẫn hoặc giải thích) 
- GV : Nhận xét và thông báo phương pháp trên được gọi là phương pháp chưng cất. 
- GV : Tiếp tục yêu cầu HS nêu phương pháp tách riêng bột gạo và bột muối ra khỏi hỗn hợp của chúng.
- HS : Thảo luận nêu cách làm : hoà tan hỗn hợp vào nước, bột gạo không tan nên lọc để tách lấy bột gạo, phần nước muối còn lại đem cô cạn sẽ thu được muối, cách làm này dựa trên cơ sở tính tan của các chất.
- GV: Hãy nêu một số phương pháp sử dụng để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp và cơ sở của những phương pháp đó?
- HS : Trình bày một số phương pháp.
- GV: Bổ sung, hoàn thiện kết luận.
- GV: Cho các nhóm HS làm thí nghiệm tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối.
- HS tiến hành, GV quan sát giúp đỡ.
III. Chất tinh khiết. 30p
1. Hỗn hợp.
 -Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau .
-VD: nước ngọt, sữa, mắm..
2. Chất tinh khiết ( chất nguyên chất)
Chất tinh khiết là một chất , không lẫn chất nào khác.
Ví dụ: nước cất, đường tinh khiết.....
Chất tinh khiết có những tính chất nhất định không thay đổi.
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
Dựa tính chất vật lí khác nhau của các chất( nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan...) có trong hỗn hợp có thể tách riêng từngchất ra khỏi hỗn hợp.
Một số phương pháp: Chưng cất, cô cạn lắng, gạn, lọc... 
4. Bài tập củng cố 4p
- HS đọc ghi nhớ/ SGK
- HS làm:
 Bài tập1: Câu sau đây có hai ý nói về nước cất : “ Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 102O C” 
Cả hai ý đều đúng
Cả hai ý đều sai.
í1 đúng, ý 2 sai.
Y1 sai, ý 2 đúng
Bài tập 2: Cồn là một chất lỏng có nhiệt độ sôi là 78,3oC và tan nhiều trong nước.
Làm thế nào để tách riêng cồn với nước ?.
5. Hướng dẫn HS học bài, làm bài tập ở nhà 1p
 - Học bài theo câu hỏi cuối SGK.
 - Làm bài tập 6,7,8/ 11/ SGK.
 - GV: hướng dẫn bài 6: Thổi hơi vào nước vôi trong.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn : 13/09/2020
Ngày giảng : Tiết ...... 8A , ../09/2020	Tiết ..8B: ./09/2020 
Tiết 4 – Bài 3: 	 Bài thực hành 1
Tính chất nóng chảy của chất - tách chất từ hỗn hợp
I .Muc tiêu
1. Kiến thức: 
- Biết được nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học, cách sử dụng dụng cụ hóa chất trong phòng thí nghiệm.
- HS nhận biết hình dạng, tên gọi, công dụng và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm, cụ thể:
+ Quan sát sự nóng chảy và so sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh
+ Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối và cát.
* Trọng tâm:
- Nội quy và quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. 	
- Các thao tác sử dụng dụng cụ và hóa chất
- Cách quan sát hiện tượng gỡ xảy ra trong thí nghiệm và rút ra nhận xét.
2. Kĩ năng:
- HS được làm quen và sử dụng một số dụng cụ trong phũng thớ nghiệm.
- Làm quen với một số thao tác thí nghiệm đơn giản.
- Cách quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và rút ra nhận xét.
3. Thái độ: Hứng thú học tập, có đức tính cẩn thận , tỉ mỉ, nghiêm túc khi làm thí nghiệm
4. Định hướng năng lực: Năng lực tư duy. Năng lực ngụn ngữ. Năng lực thực hành
II. Chuẩn bị 
 1. Giáo viên: (chuẩn bị theo nhóm cho mỗi lớp) 
- Khay nhựa, giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, phễu, đũa thủy tinh, cốc thủy tinh, nhiệt kế, đèn cồn, giấy lọc, diêm.
- Tranh vẽ: Một số dụng cụ và thao tác an toàn trong thí nghiệm.
- Hóa chất : bột lưu huỳnh, parafin, muối ăn, cát.
2. Học sinh : Đọc trước bài thực hành. 
3. Phương phỏp: Hoạt động nhúm. Hoạt động cỏ nhõn. Quan sỏt, thực hành thớ nghiệm
III/ Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức: 1p
 Lớp 8A: ..
 Lớp 8B: ......................................................
2. Kiểm tra bài cũ: 6p
1? Trình bày cách sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ của vật?
2? Có những cách nào để tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp?
3. Bài mới: 
 - Đặt vấn đề: Để biết các quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm và tập tiến hành một số thí nghiệm. Hôm nay các em sẽ đựoc làm quen với một số dụng cụ và tiến hành một số thí nghiệm.
 * Hoạt động 1: Làm quen với một số dụng cụ và quy tắc an toàn khi tiến hành thí nghiệm. 20p
- GV: Treo tranh một số dụng cụ và quy tắc an toàn khi tiến hành thí nghiệm.
- HS: Đọc chú thích trên tranh và đối chiếu với dụng cụ thí nghiệm trên bàn để nhận biết chúng.
- HS: lên bảng nhận biết một số dụng cụ.
- GV: Cho HS quan sát hình vẽ mục II trang 154 SGK, giới thiệu ý nghĩa của các hình vẽ trên nhãn mác một số lọ hoá chất
- GV: Với những chất dễ nổ, dễ cháy, chất độc hại ta phảI sử dụng như thế nào cho hợp lí ?
- HS: Dựa vào thực tế và suy luận nêu được: cần tránh va chạm mạnh, không để gần lửa, không được sờ, nếm ngửi hoá chất.....
- GV: Chốt lại và lấy một số ví dụ nguy hiểm gặp phải vì bất cẩn trong khi làm thí nghiệm để giáo dục cho HS đức tính cẩn thận khi làm thí nghiệm.
* Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm 15p
GV yêu cầu HS thực hiện theo trình tự sau với mỗi thí nghiệm.
- HS đọc nội dung các thí nghiệm, trình bày mục đích, dụng cụ, hoá chất cần sử dụng trong thí nghiệm, cách tiến hành từng thí nghiệm.
- GV có thể làm mẫu cho HS quan sát hoặc yêu cầu1 HS lên bảng thao tác mẫu .
- GV: chốt lại và chia nhóm thực hành, phân công thư kí, nhóm trưởng, giao nhiệm vụ .
- HS tiến hành thực hành theo nhóm các thí nghiệm .
- GV đi kiểm tra giúp đỡ những nhóm còn lúng túng.
Thí nghiệm: Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh - khụng làm
Thí nghiệm: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát. 
Cho hỗn hợp muối ăn và cát vào cốc nước,khuấy đều.
Dùng giấy lọc và phễu tách riêng cát và nước muối: cát đem rửa sạch phơi khô, nước muối đem đun cho nước bốc hơi hết còn lại chất rắn màu trắng là muối ăn. 
 * Hoạt động 3 :Viết tường trình 2p
HS viết tường trình theo mẫu sau :
STT
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng- Kết quả
4. Cõu hỏi củng cố 5p
- HS thu dọn dụng cụ hóa chất
- HS chốt lại một số quy tắc an toàn khi tiến hành thí nghiệm 
5. Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài ở nhà 1p
- GV nhận xét ý thức thực hành của HS.
- HS đọc trước bài 4 tìm hiểu: Định nghĩa, cấu tạo nguyên tử.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn : 20/09/2020
Ngày giảng : Tiết ...... 8A , ../09/2020	Tiết ..8B: ./09/2020
Tiết 5– Bài 4	: 	Nguyên tử
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS biết : các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử 
- HS biết được sơ bộ về cấu tạo nguyên tử :
+ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ là các electron (e) mang điện tích âm.
+ Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện 
+ Vỏ nguyên tử gồm các electron luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp
+ Trong nguyên tử, số p bằng số e, điện tích của 1p bằng điện tích của 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hòa về điện.
2. Kĩ năng.
- Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố hóa học cụ thể ( He, H, C, Cl, Na...)
 3. Thái độ: Yêu thích môn học, nhìn sự vật một cách khoa học biện chứng.
4. Định hướng năng lực: Năng lực tư duy. Năng lực ngụn ngữ. Năng lực hợp tỏc.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: Tranh vẽ sơ đồ nguyên tử hiđro, oxi, magie, heli, Nitơ ( hoặc mô hình)
2. Học sinh: Đọc trước bài mới.
3. Phương phỏp
Hoạt động nhúm. Hoạt động cỏ nhõn,
Quan sỏt, thực hành thớ nghiệm
Vấn đỏp (đưa ra tỡnh huống cú vấn đề - giải quyết vấn đề)
III/ Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức: (1p) 
 Lớp 8A: ..
Lớp 8B: .....................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (5p) ? Chất cú ở đõu? Chất cú những tớnh chất gỡ? Làm bài tập 6 SGK/11
3. Bài mới: (35p)
GV: Ta biết mọi vật thể đều được tạo ra từ chất này hay chất khác. Thế còn các chất được tạo ra từ đâu?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tử là gì?
 GV : Yờu cầu HS nghiên cứu thông tin/ SGK cho biết nguyên tử là gì? Cấu tạo nguyên tử?
- HS: Nghiờn cứu thụng tin SGK, thảo luận và trả lời cõu hỏi. Đại diện nhúm trả lời. Nhúm khỏc nhận xột, bổ sung.
GV: Nhận xột. Chốt lại.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về cấu tạo hạt nhân nguyên tử
GV yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu về cấu tạo hạt nhân nguyên tử theo các nội dung sau : 
+ Hạt nhân gồm những loại hạt nào cấu tạo nên?
+ Khối lượng của hạt nhân được xác định như thế nào ?
+ Số prôton có quan hệ như thế nào với số electron ở vỏ ?
+ Thế nào là nguyên tử cùng loại?
HS đọc SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi
GV nhận xét, bổ sung, khái quát kiến thức. 
- Hạt nhân gồm :
+ Hạt proton có khối lượng: 1,6726. 10- 24 g
+ Hạt nơtron có khối lượng: 1,6748.10-24 g
+ me = 1/ 2000 mp)
Hoạt động 3: Tìm hiểu về lớp electron. (Khụng dạy)
- HS: đọc thờm thụng tin SGK để củng cố kiến thức, ỏp dụng bài tập
1. Nguyên tử là gì? 
- Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện gọi là nguyên tử.
- Cấu tạo: 
+ Một hạt nhân mang điện tích dương.
 + Vỏ tạo bởi một hay nhiều electron(e) mang điện tích âm.
2. Hạt nhân nguyên tử
- Hạt nhân gồm :
+ Hạt proton (p) mang điện tích dương(+)
+ Hạt nơtron (n) không mang điện.
- Trong một nguyên tử: 
 số p = số e
- Các nguyên tử cùng loại có cùng số prôton trong hạt nhân.
3. Lớp electron (Khụng dạy)
4. Cõu hỏi củng cố (3p)
- HS đọc ghi nhớ/ SGK
- HS làm bài tập: Điền từ,cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: 
a) ........................... và ........................ có điện tích như nhau, chỉ khác dấu.
b) ........................... và .......................có cùng khối lượng, còn .....................có khối lượng rất nhỏ không đáng kể.
c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số ........................trong hạt nhân.
d) Trong nguyên tử ..............................luôn chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp.
5. Hướng dẫn HS học và chuản bị bài ở nhà (1p)
- Làm bài tập 1,2,3 SGK 
 -Học bài nắm được cấu tạo nguyên tử.
- Đọc bài 5 (Nguyên tố hoá học )
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn : 29/08/2017
Ngày giảng : Tiết ...... 8A , ../0 ./2017	Tiết ..8B: ./0 ./2017
Tiết 6 – Bài 5: 	Nguyên tố hóa học – LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
 HS hiểu được:
- Những nguyên tử cựng loại, có cùng số p trong hạt nhân thuộc một nguyên tố hóa học (NTHH).
- Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố hóa học, mỗi kớ hiệu cũn chỉ một nguyờn tử của nguyờn tố.
- Nguyờn tử khối là khối lượng của nguyờn tử tớnh bằng đơn vị cacbon.
- Biết được: mỗi đơn vị cacbon bằng khối lượng của nguyờn tử C. Mỗi nguyờn tố cú một nguyờn tử khối riờng biệt.
* Trọng tâm: Khái niệm nguyên tố hóa học và cách biểu diễn nguyên tố bằng kí hiệu hóa học.
2. Kĩ năng.
 - Đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hóa học và ngược lại. 
 - Tỡm kớ hiệu và nguyờn tử khối khi biết tờn nguyờn tố
 - Biết cỏch ghi và nhớ những nguyờn tố đó biết trong bài 4, 5 và phầm bài tập.
 3. Thái độ: Hiểu có nguyên tố tự nhiên có nguyên tố nhân tạo từ đó có ý thức sáng tạo yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực: Năng lực tư duy. Năng lực ngụn ngữ. Năng lực hợp tỏc.
II. Chuẩn bị 
 1. Giỏo viờn:: Bảng phụ (các nguyên tố hoá học)
 2. Học sinh : Đọc trước bài mới.
3. Phương phỏp: Hoạt động nhúm. Hoạt động cỏ nhõn. Quan sỏt, vấn đỏp
Iv/ Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức (1p)
 Lớp 8A: ..
Lớp 8B: ......................................................
2. Kiểm tra bài cũ (5p) 
?1 Nguyên tử là gì? Cấu tạo của nguyên tử?
?2 Giải bài tập 5
3. Bài mới: 
 - GV vào bài trên bao bì nhãn mác của một số loại bột dinh dưỡng có ghi thành phần a% canxi, b% sắt,... thực ra đó là thành phần các nguyên tố hóa học cú trong sản phẩm .Vậy nguyờn tố húa học là gì?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tố hóa học là gì?
- GV: Các em đã biết chất được tạo nên từ nguyên tử.
- GV: Cho HS quan sát 1g H2O trong ống nghiệm. Như chỳng ta đó biết Nước được tạo ra từ nguyờn tử hiđro và oxi
- Trong 1g H2O có tới ba vạn tỷ tỷ nguyờn tử O và số nguyờn tử H nhiều gấp đôi. 
- GV Yờu cầu HS nghiên cứu định nghĩa trong SGK 
 - GV: số p là số đặc trưng của NTHH. Yờu cầu HS theo dừi vớ dụ sau:
VD : ôxi – 16 hạt nhân có 8p +8n
 ôxi – 17 hạt nhân có 8p + 9n
 ôxi – 18 hạt nhân có 8p + 10n
- GV :Theo định nghĩa các nguyên tử trên có thuộc cùng một nguyên tố không?
- HS trả lời.
- GV nhận xét bổ sung.
*Nhấn mạnh: Các nguyên tử thuộc cùng một NTHH đều có những tính chát hóa học khác nhau
- GV: Giảng giải thờm:
 Hạt nhân tạo bởi p và n nhưng chỉ nói tới p vì p mới quyết định. Những NT nào có cùng số p trong hạt nhân thì cùng một nguyên tố do vậy số p là số đặc trưng của một NTHH. Những nguyên tử có cùng số p nhưng khác nhau về số n sẽ tạo nên các đồng vị khác nhau của một nguyên tố.
- GV yờu cầu HS làm bài tập 1 SGK
- HS làm bài tập, HS khỏc nhận xột, bổ sung.
Họạt động 2 : Tìm hiểu về kí hiệu hóa học
- GV giới thiệu : để thuận tiện cho việc học tập và nghiên cứu chung cho cả thế giới, các NTHH được viết ngắn gọn lại gọi là kí hiệu hoá học (KHHH)
- GV giới thiệu cách viết một số KHHH và bảng 1 SGK.
- HS quan sát và làm quen với KHHH của một số NTHH được giới thiệu trong bảng.
- GV thông báo về ý nghĩa của KHHH. 
? Vậy muốn chỉ 2 nguyên tử hidro viết như thế nào?
- HS đọc phần 2 bài đọc thêm: 
* Kết luận : STT = số p = số e
- GV: Phát phiếu học tập:
- Hãy viết tên và KHHH của những NT mà nguyên tử có số p trong hạt nhân bằng 1 đến 10.
- Hãy dùng chữ số và KHHH diễn đạt các ý sau: Hai nguyên tử magie, hai NT natri, sáu NT nhôm, chín NT canxi.
 - HS làm việc theo nhóm. Các nhóm báo cáo kết quả
- GV: Nhận xét bổ sung, chốt kiến thức
I. Nguyên tố hóa học là gì? (9p)
Định nghĩa 
Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học có tính chất hoá học giống nhau. 
Kí hiệu hóa học
- Biểu diễn ngắn gọn NTHH. 
- Cách viết: KHHH được viết bằng một chữ cái in hoa hoặc một chữ cái in hoa kèm theo một chữ viết thường.
Ví dụ: Hiđrô : H 
 Cacbon : C
 Canxi : Ca 
 Sắt : Fe 
- Mỗi KHHH chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó, muốn chỉ hai hay nhiều nguyên tử của nguyên tố ta viết thêm hệ số vào trước KHHH.
Ví dụ: H : chỉ 1 nguyên tử Hiđrô
 5H : chỉ 5 nguyên tử Hiđrô
4. Cõu hỏi củng cố: (8p)
- HS đọc ghi nhớ/ SGK
- HS làm bài tập 1,3 /SGK/ 20.
- HS làm thêm bài tập sau: hãy dùng chữ số và KHHH để diễn đạt các ý sau:
 Tám nguyên tử sắt Năm nguyên tử can xi Một nguyên tử kẽm
5. Hướng dẫn Hs học và chuẩn bị bài ở nhà (1p)
- Học bài và làm bài tập 2 SGK/20
- Học thuộc tên và KHHH của một số NT trong bảng 1/42
 - Đọc trước phần II.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 08/09/2017
Ngày giảng:Tiết 8A: ....../09/2017	Tiết 8B: ....../09/2017 
Tiết 7 – Bài 5 : 	Nguyên tố hóa học – LUYỆN TẬP( Tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
HS hiểu được các khái niệm: Đơn vị cácbon, nguyên tử khối, biết mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. 
So sánh khối lượng của nguyên tử nguyên tố này với khối lượng của nguyên tử nguyên tố khác.
* Trọng tâm: khái niệm nguyên tử khối và cách so sánh đơn vị khối lượng nguyên tử.
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng bảng 1 (SGK/ 42) tìm kí hiệu và nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố .
- Rèn kĩ năng viết kí hiệu hóa học, khả năng làm bài tập xác định nguyên tố 
3. Thái độ:
Có ý thức tìm hiểu vật chất xung quanh, bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học.
4. Định hướng năng lực: Năng lực tư duy. Năng lực ngụn ngữ. Năng lực hợp tỏc.
II. Chuẩn bị 
 1. Giáo viên: Bảng 1/ SGK - 42, bảng phụ.
 2. Học sinh: Học bài, trả lời cõu hỏi, làm bài tập.
Đọc trước bài mới.
3. Phương phỏp: Hoạt động nhúm. Hoạt động cỏ nhõn. Quan sỏt, vấn đỏp, nờu tỡnh huống cú vấn đề - giải quyết vấn đề.
III/ Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức: (1p)
 Lớp 8A: ..................................
 Lớp 8B: .......................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (8p)
- HS 1: Viết tên và kí hiệu hoá học của 10 NTHH.
- HS2 : Nguyên tố hoá học là gì ? Cho biết các cách viết sau cú ý nghĩa gì: C, 2H, 5O, 3P, 4Na ?
3. Bài mới: 
- Đặt vấn đề: Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau thì có số prôton trong hạt nhân khác nhau nên khối lượng nguyên tử cũng khác nhau. Vì nguyên tử có kích thước và khối lượng vô cùng nhỏ rất nhỏ nên để đo khối lượng nguyên tử người ta không dùng đơn vị đo khối lượng thông thường như gam, kg mà dùng đơn vị đặc biệt là đơn vị cacbon. Vậy khối lượng của nguyờn tử được tớnh như thế nào, chỳng ta sẽ tỡm hiểu qua bài hụm nay:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu nguyên tử khối
- GV giới thiệu cho HS khối lượng tính bằng gam của 1 nguyên tử cacbon:
? Em có nhận xét gì về giá trị này?
- HS : Giá trị này vô cùng nhỏ.
- GV : Vì vậy nếu 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_khoi_8_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2020_2021.doc