Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 8, Bài: Ôn tập kiểm tra giữa kì I

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 8, Bài: Ôn tập kiểm tra giữa kì I

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Ôn lại, hệ thống kiến thức về chương I: Cơ học: Biết được thế nào là chuyển động cơ học, vận tốc, chuyển động đều và chuyển động không đều. Biết cách biểu diễn lực. Lấy ví dụ thực tế về sự cân bằng lực, quán tính, lực ma sát.

- Giải thích được các hiện tượng liên quan

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi ôn tập và làm bài tập vận dụng trong SGK.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để giải quyết một số câu hỏi và bài tập phần vận dụng

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra cách giải quyết các câu hỏi vận dụng thực tế

 

doc 5 trang Phương Dung 01/06/2022 10561
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Tiết 8, Bài: Ôn tập kiểm tra giữa kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Tiết: 
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Ôn lại, hệ thống kiến thức về chương I: Cơ học: Biết được thế nào là chuyển động cơ học, vận tốc, chuyển động đều và chuyển động không đều. Biết cách biểu diễn lực. Lấy ví dụ thực tế về sự cân bằng lực, quán tính, lực ma sát.
- Giải thích được các hiện tượng liên quan
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi ôn tập và làm bài tập vận dụng trong SGK.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để giải quyết một số câu hỏi và bài tập phần vận dụng
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra cách giải quyết các câu hỏi vận dụng thực tế
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực nhận biết KHTN: . Lấy được ví dụ tính tương đối của chuyển động. Nhận biết được chuyển động đều và chuyển động không đều. Tính được vận tốc của chuyển động thẳng. Lấy được ví dụ về cân bằng lực, quán tính, lực ma sát.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Giải thích các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống liên quan đến chuyển động, quán tính, lực ma sát.
3. Phẩm chất: 
- Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong hoạt động nhóm
- Phẩm chất tự chủ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu,kế hoạch bài dạy, SGK, bảng phụ câu 5, phiếu học tập phần vận dụng cho các nhóm.
2. Học sinh: SGK
III. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Bước 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. 
Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tổ chức 2 hs lên bảng cùng thi đấu 
2 hs nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Hãy cho ví dụ trong thực tế về ma sát có lợi và có hại
2 hs lên bảng suy nghĩ
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs ghi ví dụ đúng và được nhiều thì thắng
2 hs lên bảng ghi
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
-Học sinh nhận xét
Bước 2: Hoạt động luyện tập ( 30 phút)
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. 
Phẩm chất: tự tin, tự lập, giao tiếp.
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 1 cho hs hoàn thành
HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 1
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 1
1. Chuyển động cơ học là gì? vd
2. Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho sự ..hay của chuyển động. Độ lớn vận tốc được đo bằng . đi được trong một đơn vị thời gian.
Công thức: v=s/t trong đó V: s là: .t . 3. Công thức tính vận tốc trung bình là
4. Lực là nguyên nhân thay đổi .
5. Các đặc điểm của lực, cách biểu diễn trên vectơ là:
6. Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ:
7. Lực ma sát xuất hiện khi vật đang ., hay đứng yên. Nó xh để cản trở . lăn, trượt, hay giúp vật tiếp tục đứng yên.
1. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác được chọn làm mốc trong một khoảng thời gian.
- VD: xe ôtô chuyển động so với cây bên đường nhưng lại đứng yên so với người lái xe.
2. Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động. Độ lớn vận tốc được đo bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Công thức: v=s/t trong đó 
3. Công thức tính vận tốc trung bình là: vtb=s/t trong đó (không được viếtvtb=(v1+v2)/2.)
4. Lực là nguyên nhân thay đổi vận tốc. VD: lực hút của nam trâm làm chiếc xe lăn chuyển động.
5. Các đặc điểm của lực, cách biểu diễn trên vectơ là:
- điểm đặt: trên vật.
- phương và chiều.
- cường độ (độ lớn). 
6. Một vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ:
- đứng yên nếu vật đang đứng yên.
- chuyển động đều nếu vật đang chuyển động.
7. Lực ma sát xuất hiện khi vật đang lăn, trượt, hay đứng yên. Nó xh để cản trở chuyển động lăn, trượt, hay giúp vật tiếp tục đứng yên.
8.VD: khi xe đang chạy thẳng bỗng rẽ phải làm người không kịp thay đổi vận tốc vì có quán tính nên nghiêng sang trái 
Bước 3: Hoạt động vận dụng (10 phút)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. 
Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 2
1. Một máy bay bay với vận tốc 800km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh dài 1400km, thì máy bay phải bay trong bao nhiêu lâu ?
2. Hãy sắp xếp các vận tốc sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
- Vận tốc tàu hỏa: 54km/h
- Vận tốc chim đại bàng: 24m/s
- Vận tốc bơi của một con cá: 6.000cm/phút
- Vận tốc quay của Trái Đất quanh Mặt Trời: 108.000km/h
3. Một ôtô chuyển động trên đoạn đường MN. Trong một phần hai quãng đường đầu đi với v = 40km/h. Trong một phần hai quãng đường còn lại đi trong một phần hai thời gian đầu với v = 75km/h và trong một phần hai thời gian cuối đi với v = 45km/h. Tính vận tốc trung bình trên đoạn MN.
Bước 4: TÌM TÒI MỞ RỘNG (5 phút)
Lần đầu tiên An được đi tàu hỏa, Tàu đang dừng ở sân ga cạnh đoàn tàu khác, bỗng An thấy tàu mình chạy . Một lúc sau nhìn thấy nhà ga vẫn đứng yên, An mới biết là tàu mình chưa chạy . Em hãy giải thích vì sao như vậy? 
- Yêu cầu HS trả lời BT 1.1 và 1.2 sách BT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_vat_li_lop_8_tiet_8_bai_on_tap_kiem_tra_giua_ki.doc