Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 59-61: Chủ đề nội tiết

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 59-61: Chủ đề nội tiết

A. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Xác định rõ vị trí và chức năng của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận. Vận dụng phân biệt được bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ.

- Phân biệt được chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy.

- Vận dụng phân biệt bệnh tiểu đường với chứng hạ đường huyết.

- Xác định được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.

- Kể tên hooc môn sinh dục nam và hooc môn sinh dục nữ.

- Trình bày ảnh hưởng của hooc môn sinh dục nam và nữ đến những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.

2. Năng lực:

- Phát triển NL giao tiếp, hợp tác: Đưa ra ý kiến, nhận định của bản thân.

- Năng lực nêu và giải quyết các vấn đề có liên quan đến tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến giáp.

3. Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức chăm chỉ học tập bộ môn, có trách nhiệm với bản thân trong việc bảo vệ sức khỏe phòng chống bệnh tật.

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

Máy chiếu. Tranh các tuyến nội tiết. Tranh tuyến tụy, tuyền trên thận.

Tranh tuyến sinh dục.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

Hoạt động 1: Mở đầu.

a. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay nhằm kích thích nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới.

b. Nội dung: Quan sát hình ảnh về 1 số hình ảnh người bị ưu năng tuyến yên gây tiết nhiều hooc môn GH.

CH: Hình ảnh trên cho em biết đây là những bệnh gì? Tại sao lại phát những bệnh đó?

c. Sản phẩm: Đây là bệnh ngoài béo phì. Do thừa hooc môn GH.

d. Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra hình ảnh về 1 số bệnh ngoài ra, yêu cầu HS quan sát.

- Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt kiến thức, vào bài mới.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.

 

doc 10 trang thucuc 5940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 59-61: Chủ đề nội tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 – 31. Ngày soạn: 11 / 04 /2021.
 Ngày giảng: / 04 /2021.
Tiết 59 – 61: CHỦ ĐỀ NỘI TIẾT (3 tiết).
A. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Xác định rõ vị trí và chức năng của tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận. Vận dụng phân biệt được bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ.
- Phân biệt được chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy. 
- Vận dụng phân biệt bệnh tiểu đường với chứng hạ đường huyết.
- Xác định được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.
- Kể tên hooc môn sinh dục nam và hooc môn sinh dục nữ.
- Trình bày ảnh hưởng của hooc môn sinh dục nam và nữ đến những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.
2. Năng lực:
- Phát triển NL giao tiếp, hợp tác: Đưa ra ý kiến, nhận định của bản thân.
- Năng lực nêu và giải quyết các vấn đề có liên quan đến tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến giáp..
3. Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức chăm chỉ học tập bộ môn, có trách nhiệm với bản thân trong việc bảo vệ sức khỏe phòng chống bệnh tật.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
Máy chiếu. Tranh các tuyến nội tiết. Tranh tuyến tụy, tuyền trên thận.
Tranh tuyến sinh dục.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Tổ chức: 
Ngày dạy
Sĩ số
8A
8B
Tiết 59
Tiết 60
Tiết 61
Hoạt động 1: Mở đầu.
a. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay nhằm kích thích nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới.
b. Nội dung: Quan sát hình ảnh về 1 số hình ảnh người bị ưu năng tuyến yên gây tiết nhiều hooc môn GH.
CH: Hình ảnh trên cho em biết đây là những bệnh gì? Tại sao lại phát những bệnh đó?
c. Sản phẩm: Đây là bệnh ngoài béo phì. Do thừa hooc môn GH.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra hình ảnh về 1 số bệnh ngoài ra, yêu cầu HS quan sát.
- Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt kiến thức, vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
I. Tuyến yên, tuyến giáp.
a. Mục tiêu: Xác định rõ vị trí và chức năng của tuyến yên, tuyến giáp. 
b. Nội dung: HS nghiên cứu thông tin sgk, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1. Tuyến yên.
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát H55.3 nghiên cứu thông tin sgk/176 thảo luận nhóm (1 bàn/nhóm) trả lời câu hỏi.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi.
C1: Tuyến yên nằm ở đâu? Có cấu tạo như thế nào?
C2: Hoạt động của tuyến yên chịu sự điều khiển của những cơ quan nào?
C3: Thùy trước tuyến yên tiết ra các loại hooc môn nào và tác dụng của chúng? 
C4: Thùy sau tuyến yên tiết ra các loại hooc môn nào và tác dụng của chúng? 
C5: Nêu vai trò của tuyến yên?
C6: Vì sao tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất?
+ Đáp án: Vai trò của tuyến yên.
C7: Giải thích nguyên nhân các hiện tượng người “khổng lồ” và người “tí hon”?
+ Sự rối loạn của tuyến yên dẫn đến bệnh lí của cơ thể. 
+ Tuyến yên tiết nhiều hooc môn kích tố tăng trưởng (GH) hơn mức bình thường gây bệnh “khổng lồ”
+ Tuyến yên tiết ít hooc môn kích tố tăng trưởng (GH) hơn mức bình thường gây bệnh “tý hon” (bệnh lùn tuyến yên)
- HS quan sát 1 số hình ảnh về:
+ Thức ăn vật nuôi có chứa hooc mon tăng trưởng.
+ Hậu quả của việc ăn thịt động vật nuôi bằng thức ăn chứa nhiều hooc môn tăng trưởng.
- Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm nêu đáp án thảo luận, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức, ghi bảng.
2.Tuyến giáp.
- HS nghiên cứu thông tin quan sát hình 56.2
- HS thảo luận nhóm (1 bàn/nhóm) trả lời câu hỏi.
C1: Nêu vị trí của tuyến giáp?
C2: Nêu vai trò của tuyến giáp?
C3: Nêu ý nghĩa của cuộc vận động "toàn dân dùng muối Iốt"?
+ Thiếu iốt Tirôxin không tiết ra Tuyến yên tiết TSH thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động Phì đại tuyến giáp (Bướu cổ).
+ Trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển.
+ Người lớn hoạt động thần kinh giảm sút.
- Hs quan sát hình ảnh bệnh nhân bị bướu cổ.
- Em có biết: Số người mắc bướu cổ do thiếu Iốt trên thế giới hiện nay:
+ Châu Á: 750 triệu.
+ Châu Phi: 230 triệu. 
+ Châu Mỹ La Tinh: 60 triệu.
+ Công đồng châu Âu rất ít 20 – 30 triệu.
+ Việt Nam khoảng 1,7 triệu người.
C4: Người dân đã nhận thức rõ điều này chưa?
C5: Bản thân em cần có trách nhiệm gì?
+ Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần dùng muối iốt bổ sung. Nhu cầu iốt của người là 0,2 mg/ngày.
C6: Dựa vào thông tin và hình ảnh hãy so sánh Bệnh Bazơđô và Bệnh bướu cổ?
- Đại diện nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, chốt kiến thức.
1. Tuyến yên.
- Vị trí: Nằm ở trên nền sọ, có liên quan đến vùng dưới đồi (thuộc não trung gian).
- Hoạt động của tuyến yên chịu sự điều khiển trực tiếp và gián tiếp của hệ thần kinh.
- Vai trò.
+ Tiết hooc môn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác
+ Tiết hooc môn ảnh hưởng một số quá trình sinh lí trong cơ thể: Sự tăng trưởng của cơ thể, trao đổi chất đường, chất khoáng, co thắt cơ trơn tử cung, tiết sữa.
2.Tuyến giáp.
- Vị trí: Nằm dưới sụn giáp của thanh quản, trên sụn khí quản. Nặng khoảng 20 – 25g (là tuyến lớn nhất trong các tuyến nội tiết).
- Vai trò: 
+ Tiết hooc môn Tirôxin (thành phần có Iốt) có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và chuyển hóa các chất ở tế bào.
+ Tiết hooc môn cùng với hooc môn tuyến cận giáp điều hòa canxi và phốt pho trong máu.
- So sánh Bệnh Bazơđô và Bệnh bướu cổ.
+ Bệnh Bazơđô
Nguyên nhân: Tuyến giáp tiết nhiều hoocmôn TH (do tuyến giáp hoạt động mạnh)
Hậu quả: Tăng cường trao đổi chất. Tăng tiêu dùng oxi, nhịp tim tăng. Người bệnh luôn hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh, gây lồi mắt. 	
+ Bệnh bướu cổ.
Nguyên nhân: Tuyến giáp tiết ít hoocmôn TH (do thiếu ốt)
Hậu quả: Gây phì đại tuyến. Trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển. Người lớn hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.
II. Tuyến tụy, tuyến trên thận.
a. Mục tiêu: 
- Xác định rõ vị trí và chức năng của tuyến tụy, tuyến trên thận.
- Phân biệt được chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy. 
- Vận dụng phân biệt bệnh tiểu đường với chứng hạ đường huyết.
b. Nội dung: HS nghiên cứu thông tin sgk, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1. Tuyến tụy.
- Chuyển giao nhiệm vụ: HS quan sát H57.1 kết hợp nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm (1 bàn/ nhóm) trả lời câu hỏi.
C1: Xác định vị trí của tuyến tụy trong cơ thể?
C2: Dựa vào kiến thức sgk hoàn thành bảng chức năng của tuyến tụy.
+ 1 loại tế bào tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng làm biến đổi thức ăn trong ruột non. 
+ 2 loại tế bào tiết hoocmôn điều hòa lượng đường trong máu: Tế bào β: tiết hoocmôn insulin.
 Tế bào α: tiết hoocmôn glucagon. 
C3: Trình bày tóm tắt quá trình điều hòa lượng đường huyết ở mức ổn định?
C4: Hooc môn tuyến tụy có vai trò gì?
- Báo cáo, thảo luận: HS đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức, ghi bảng.
- GV liên hệ:
+ Bệnh tiểu đường: Đường huyết ổn định trong cơ thể là 0,12%. khi đường huyết tăng, tế bào β không tiết ra được insulin làm cho Glucozơ không chuyển hóa thành glycogen,khi đó đường trong máu nhiều sẽ bị thải ra ngoài qua đường nước tiểu bệnh tiểu đường.
 + Chứng hạ đường huyết: Khi đường huyết giảm, tế bào α không tiết ra được Glucagon, khi đó glicogen không chuyển hóa thành glucozơ, khi đó nồng độ đường huyết trong máu xuống thấp ta sẽ bị chứng hạ đường huyết.
- HS quan sát 1 số hình ảnh về triêu trứng và các biến chứng của bệnh tiểu đường.
2. Tuyến trên thận.
 - HS quan sát H57.2 
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
C1: Trình bày khái quát vị trí, số lượng của tuyến trên thận?
C2: Nêu chức năng của các hooc môn tuyến trên thận?
- HS đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức, ghi bảng.
- GV: Hooc môn phần tủy của tuyến trên thận cùng glicagôn (tuyến tụy) điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết
1. Tuyến tụy.
- Vị trí: Nằm phía dưới dạ dày, kéo dài từ tá tràng đến lá lách.
- Chức năng:
+ Chức năng ngoại tiết: Do các tế bào tiết dịch tụy đổ vào ống dẫn.
+ Chức năng nội tiết: Do tế bào ở đảo tụy thực hiện.
 + Tế bào α tiết ra hooc môn glucagon.
 + Tế bào β tiết hooc môn Insulin.
=> Tuyến tụy là tuyến pha.
- Vai trò của hooc môn tuyến tụy.
+ Tế bào β: Tiết hooc môn Insulin biến đổi glucozơ thành glicogen => giảm đường huyết.
+ Tế bào α: Tiết hooc môn glucagon chuyển hóa glicogen thành glucozơ => tăng đường huyết.
+ Nhờ tác dụng đối lập của 2 loại hooc môn=> tỷ lệ đường huyết luôn ổn định nhằm đảm bảo hoạt động sinh lý của cơ thể diễn ra bình thường.
2. Tuyến trên thận.
- Vị trí: 1 đôi nằm trên đỉnh 2 quả thận.
- Chức năng.
+ Vỏ tuyến:
Lớp ngoài: Tiết hooc môn điều hòa các muối natri, kali trong máu.
Lớp giữa: Tiết hooc môn điều hòa đường huyết trong máu (tạo glucozo từ prôtêin và lipit)
Lớp trong: Tiết các hooc môn điều hòa sinh dục nam, gây ra những biến đổi đặc tính sinh dục nam.
+ Tủy tuyến: Tiết adrenalin và noradrenalin điều hòa lượng đường huyết khi bị hạ lượng đường huyết. Gây tăng nhịp tim, co mạch tăng nhịp hô hấp, điều chỉnh đường huyết.
III. Tuyến sinh dục.
a. Mục tiêu: 
- Xác định rõ vị trí và chức năng của tuyến sinh dục.
- Xác định được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.
- Kể tên hooc môn sinh dục nam và hooc môn sinh dục nữ.
- Trình bày ảnh hưởng của hooc môn sinh dục nam và nữ đến những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.
b. Nội dung: HS nghiên cứu thông tin sgk, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1. Tinh hoàn và hooc môn sinh dục nam.
- HS quan sát H58.1; H58.2 thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập điền từ.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
Đáp án bài tập: 1. LH; FSH
 2. Tế bào kẽ.
 3. Testosteron
C1: Chức năng của tinh hoàn?
C2: HS nam đánh dấu vào những dấu hiệu xuất hiện của bản thân vào bảng 58.1.
C3: Nêu những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy của nam?
- Lưu ý: Xuất tinh lần đầu là dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức.
C4: Bước vào tuổi dậy thì bản thân em đã có những biện pháp gì để giữ vệ sinh cơ thể?
- GV lưu ý: Giáo dục ý thức vệ sinh.
2. Buồng trứng và hooc môn sinh dục nữ.
- Chuyển giao nhiệm vụ: HS quan sát H58.3.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền từ.
Đáp án bài tập.
 1. Tuyến yên. 2. Nang trứng.
 3. Ơstrogen. 4. Progensteron.
C1: Nêu chức năng của buồng trứng?
C2: HS nữ đánh dấu vào những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì nữ như bảng 58.2.
- GV kinh nguyệt lần đầu tiên là dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức.
C3: Bản thân em đã vệ sinh cơ thể như thế nào khi bước vào tuổi dậy thì?
- Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra đáp án.
- GV giáo dục ý thức giữ vệ sinh cơ thể cho học sinh.
1. Tinh hoàn và hooc môn sinh dục nam.
- Chức năng của tinh hoàn.
 + Sản sinh tinh trùng.
 + Tiết hooc môn sinh dục nam: Hooc môn testosteron.
- Hooc môn sinh dục nam gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam.
- Dấu hiệu.
+ Lớn nhanh, cao vụt.
+ Vỡ tiếng, giọng ồm.
+ Mọc ria mép, cơ bắp phát triển.
+ Mọc lông nách, lông mu.
+ Cơ quan sinh dục to ra.
+ Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn xuất hiện
+ Xuất hiện mụn trứng cá, vai rộng, ngực nở.
+ Xuất tinh lần đầu, sụn giáp phát triển, lộ hầu.
2. Buồng trứng và hooc môn sinh dục nữ.
- Chức năng của buồng trứng
+ Sản sinh trứng.
+ Tiết hooc môn sinh dục nữ ơstorgen.
- Ơstorgen gây biến đổi cơ thể tuổi dậy thì của nữ.
- Dấu hiệu. 
+ Lớn nhanh, da mịn màng.
+ Thay đổi giọng nói.
+ Ngực (vú) phát triển.
+ Mọc lông nách, lông mu.
+ Hông nở rộng, đùi phát triển.
+ Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển.
+ Xuất hiện mụn trừng cá.
+ Bắt đầu hành kinh.
Hoạt động 3: Luyện tập.
a. Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện kiến thức vừa lĩnh hội được.
b. Nội dung: Gv yêu cầu HS trả lời 10 câu hỏi TNKQ. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi TNKQ.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi TNKQ.
Câu 1: Tuyến nội tiết nào có kích thước lớn nhất?
A. Tuyến yên.	B. Tuyến giáp C. Tuyến tụy.	D. Tuyến trên thận.
Câu 2. Thiếu iot sẽ gây ra căn bệnh nào?
A. Bướu cổ.	B. Basedow. C. Thiếu máu.	D. Cao quá khổ.
Câu 3. Loại hooc môn nào ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cơ thể?
A. FSH.	 B. LH. C. TSH.	D. GH.
Câu 4: Hooc môn điều hòa sinh dục nam có thể được tiết ra bởi tuyến nội tiết nào dưới đây?
A. Tuyến tùng B. Tuyến trên thận C. Tuyến tụy D. Tuyến giáp
Câu 5: Loại hooc môn nào dưới đây giúp điều chỉnh đường huyết khi cơ thể bị hạ đường huyết?
A. Ađrênalin B. Norađrênalin C. Glucagôn D. cả A, B và C. 
Câu 6: Lớp ngoài vỏ tuyến tiết hooc môn có chức năng gì?
A. Điều hòa các muối natri, kali trong máu.
B. Điều hòa đường huyết.
C. Điều hòa sinh dục nam.
D. Gây biến đổi đặc tính sinh học nam.
Câu 7: Hoocmôn ađrênalin gây ra tác dụng sinh lí nào dưới đây?
A. Tăng nhịp hô hấp B. Dãn phế quản
C. Tăng nhịp tim D. Tất cả các phương án trên
Câu 8: Bệnh tiểu đường có liên quan đến sự thiếu hụt hoặc rối loạn hoạt tính của hoocmôn nào dưới đây?
A. GH B. Glucagôn C. Insulin D. Ađrênalin
Câu 9: Khi đói thì tuyến tụy tiết ra glucagon có tác dụng gì?
A. Chuyển glucozo thành glycogen dự trữ trong gan và cơ.
B. Kích thích tế bào sản sinh năng lượng.
C. Chuyển glycogen dự trữ thành glucozo.
D. Gây cảm giác đói để cơ thể bổ sung năng lượng.
Câu 10: Các tế bào trứng bắt đầu phát triển trong cái gì?
A. Tinh hoàn. B. Buồng trứng. C. Nang trứng. D. Thể vàng.
- Báo cáo, thảo luận: HS đưa ra đáp án, HS khác nhận xét, bổ sung.
C1
C2
C3
C4
C5
C6
C7
C8
C9
C10
D
A
D
B
D
A
D
C
C
C
- Kết luận nhận định: GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 4: Vận dụng.
a. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
CH: Tại sao trên thực tế đặc điểm và tính cách của nam và nữ lại có những điểm khác nhau?
c. Sản phẩm: Đáp án câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành.
* Về nhà: Học bài, trả lời câu hỏi sgk. Đọc trước bài mới.
Duyệt giáo án, ngày 12 tháng 04 năm 2021.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_59_61_chu_de_noi_tiet.doc