Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài: Sự điều hoà và phối hợp các tuyến nội tiết - Phan Tất Khả

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài: Sự điều hoà và phối hợp các tuyến nội tiết - Phan Tất Khả

Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Nêu được các ví dụ để chứng minh cơ thể tự điều hoà trong hoạt động nội tiết.

- Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong.

 2. Năng lực :

 a. Năng lực chung: Năng lực tự học, tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ,

 dự đoán, thu thập, xử lí thông tin, rút ra kết luận, phản hồi.

 b. Năng lực đặc thù: Quan sát phân tích sơ đồ, mô hình, hình ảnh, tìm kiếm thông tin.

3. Phầm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, hợp tác.

II. Thiết bị dạy học và học liệu.:

 1. Thiết bị: Tranh phóng to H 59.1,2, 3. ty vi nối mạng.

 2. Học liệu : Phiếu học tập số1.

 

docx 5 trang thucuc 2850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài: Sự điều hoà và phối hợp các tuyến nội tiết - Phan Tất Khả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường THCS Lộc Sơn Kế hoạch bài dạy sinh 8 
 Tổ: Sinh - Hoá - Địa - Thể dục Giáo viên: Phan Tất Khả
 ---------; µ ;----------- --------– « —--------
Tên bài : SỰ ĐIỀU HOÀ VÀ PHỐI HỢP CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
	 Môn sinh học lớp 8
 Thời gian thực hiện 1 tiết
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
- Nêu được các ví dụ để chứng minh cơ thể tự điều hoà trong hoạt động nội tiết.
- Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong.
 2. Năng lực :
 a. Năng lực chung: Năng lực tự học, tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ, 
 dự đoán, thu thập, xử lí thông tin, rút ra kết luận, phản hồi.
 b. Năng lực đặc thù: Quan sát phân tích sơ đồ, mô hình, hình ảnh, tìm kiếm thông tin. 
3. Phầm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, hợp tác.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.:
 1. Thiết bị: Tranh phóng to H 59.1,2, 3. ty vi nối mạng.
 2. Học liệu : Phiếu học tập số1.
PHIẾU HỌC TẬP
1. Kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hooc môn tuyến yên ?Nhóm 1,2
2. Trình bày cơ chế điều hoà hoạt động của tuyến giáp Nhóm 1,2
3. Trình bày cơ chế điều hoà hoạt động của vỏ tuyến trên thận?Nhóm 3,4.
4. Tuyến yên có vai trò như thế nào đối với hoạt động của các tuyến nội tiết khác trong cơ thể ? Nhóm 3,4
III.Tiến trình bài giảng:
Hoạt động 1
 MỞ ĐẦU .
 a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề, nhiệm vụ cần giải quyết trong bài học.
 b. Nội dung: Dự đoán kiến thức liên quan đến sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết.
 c. Sản phẩm 
 - Trước khi bật nhảy: Bình thường
 - Sau khi bật nhảy 1 phút: mệt
 - Sau khi nghỉ 2 phút: đỡ mệt hơn.
d. Tổ chức thực hiện.
 B1 Chuyển giao nhiệm vụ. 
Gv tổ chức trò chơi vận động
GV: yêu cầu HS bật nhảy tại chỗ 1 phút sau đó nghỉ 2 phút.
 Gv: Nhận xét sự thay đổi về trạng thái cơ thể?
B2Thực hiện nhiệm vụ.HS thực hiện theo yêu cầu của gv.
B3 Báo cáo kết quả và thảo luận.
 HS thực hiện theo yêu cầu, trả lời câu hỏi. Hướng dẫn vào nội dung mới.
B4. Kết luận, nhận định.
 Gv dựa vào đáp án đạt được kết luận, nhận định và đánh giá hoạt động tích cực của cá nhân.
Hoạt động 2
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1
Hoạt động 2.1.
a. Mục tiêu: Nêu được ví dụ để chứng minh cơ chế tự điều hoà trong hoạt động nội tiết.
b. Nội dung: I. Điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết
 c. Sản phẩm.
Câu 1.Tuyến sinh dục, tuyến giáp, tuyến trên thận.
Câu 2.Khi hooc môn tiroxin tiết ra quá nhiều, lượng hoocmôn này theo máu:
+ Lên vùng dưới đồi: dưới tác dụng của loại hoocmôn tirôxin ,vùng dưới đồi tiết ra một chất ức chế tuyến yên không tiết hoocmôn TSH
+ Lên thẳng thùy trước tuyến yên, ức chế tuyến yên không tiết TSH
+ Khi không có TSH tới, tuyến giáp ngừng tiết tirôxin, lượng hoocmôn này trở lại trạng thái cân bằng
Câu 3:
Sự điều hòa hoạt động của vỏ tuyến trên thận
Khi lượng hoocmôn cooctizôn trong máu nhiều, chất này theo máu:
+ Chảy về vùng dưới đồi làm vùng này tiết ra chất kìm hãm thùy trước tuyến yên tiết ACTH
+ Về thẳng thùy trước tuyến yên kìm hãm sự tiết ACTH của tuyến yên
+ Khi không có ACTH tới, phần vỏ tuyến thượng thận ngừng tiết cooctizôn, lượng hoocmôn này cân bằng
Câu 4.Tuyến yên tiết hooc môn điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết khác. Hoaït ñoäng cuûa tuyeán yeân taêng cöôøng hay kìm haõm chòu söï chi phoái cuûa caùc hooc moân do caùc tuyeán noäi tieát tieát ra. Ñoù chính laø cô cheá töï ñieàu hoøa caùc tuyeán noäi tieát nhôø thoâng tin ngöôïc.
d. Tổ chức thực hiện.
 B1 Chuyển giao nhiệm vụ.
 - GV trình chiếu hình 59.1,2. Yêu cầu học sinh quan sát hình hoàn hoàn thành phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
1. Kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hooc môn tuyến yên ?Nhóm 1,2
2. Trình bày cơ chế điều hoà hoạt động của tuyến giáp Nhóm 1,2
3. Trình bày cơ chế điều hoà hoạt động của vỏ tuyến trên thận?Nhóm 3,4.
4. Tuyến yên có vai trò như thế nào đối với hoạt động của các tuyến nội tiết khác trong cơ thể ? Nhóm 3,4
B2.Thực hiện nhiệm vụ.
 HS nghiên cứu thông tin quan sát hình 59.1,2 thảo luận nhóm 5 phút hoàn thành đáp án.
B3. Báo cáo kết quả và thảo luận. 
 Đại diện nhóm báo lần lượt báo cáo đáp án, các nhóm khác theo dõi thảo luận thống nhất.
B4. Kết luận, nhận định.
 Gv dựa vào đáp án đạt được các nhóm kết luận, nhận định và đánh giá chấm lấy điểm thường xuyên các nhóm, cá nhân.
Hoạt động 2.2.
a.Mục tiêu: Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong.
b. Nội dung: II. Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
 c. Sản phẩm.
Câu 1:
- Nhờ sự phối hợp hoạt động của các tế bào anpha và beta của đảo tụy trong tuyến tụy 
- Khi lượng đường trong máu giảm sau các hoạt động mạnh hoặc đói kéo dài, không chỉ các tế bào alpha của đảo tụy tiết glucagon mà còn có sự phối hợp hoạt động của cả 2 tuyến trên thận
- Tuyến này tiết cooctizon để góp phần vào sự chuyển hóa lipit và protein làm tăng đường huyết
 Câu 2:
 Khi lượng đường huyết giảm thì:
+ Dưới tác dụng của hoocmôn ACTH do thùy trước tuyến yên tiết ra, làm cho vỏ tuyến trên thận tiết ra hoocmôn cootizôn để chuyển hóa lipit(trong mỡ) và prôtêin (trong cơ) thành glucôzơ, làm tăng đường huyết
+ Tuyến tụy tết ra hoocmôn glucagôn phân giải glicôgen ở gan và cơ thành glucôzơ, làm tăng đường huyết
 Câu 3: Caùc tuyeán noäi tieát trong cô theå coù söï phoái hôïp hoaït ñoäng ñaûm baûo söï oån ñònh cuûa moâi
 tröôøng trong vaø caùc quaù trình sinh lí trong cô theå dieãn ra bình thöôøng. 
 B1 Chuyển giao nhiệm vụ.
Câu 1: Lượng đường trong máu tương đối ổn định do đâu ?
Câu 2:Trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi đường huyết giảm ?
Câu 3:Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết thể hiện như thế nào ?
B2.Thực hiện nhiệm vụ.
 Nghiên cứu thông tin, quan sát hình ảnh 59-3, thảo luận nhóm 5 phút hoàn thành đáp án.
 B3. Báo cáo kết quả và thảo luận. 
 Đại diện nhóm báo lần lượt báo cáo đáp án, các nhóm khác theo dõi thảo luận thống nhất.
 B4. Kết luận, nhận định.
 Gv dựa vào đáp án đạt được các nhóm kết luận, nhận định và đánh giá chấm lấy điểm thường 
 xuyên các nhóm, cá nhân.
 Hoạt động 3: 
LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Hs vận dung kiến thức học được vào kĩ năng làm bài.
b. Nội dung: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết 
c. Sản phẩm.
1. D
2. A
3. D
4. B
5. A
6. B
7. C
8. D
9. A
10. C
d. Tổ chức thực hiện.
Câu 1. Khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH, hoocmôn này sẽ tác động ngược lên
A. vùng dưới đồi và tuyến trên thận.	B. tuyến giáp và tuyến yên.
C. vùng dưới đồi và tuyến giáp.	D. tuyến yên và vùng dưới đồi.
Câu 2. Khi tác dụng lên vùng dưới đồi, cooctizôn sẽ kìm hãm quá trình tiết hoocmôn nào ?
A. ACTH 	B. FSH	C. GH 	D. TSH
Câu 3. Hoocmôn nào dưới đây không tham gia vào cơ chế điều hoà đường huyết khi đường huyết giảm ?
A. Glucagôn 	B. ACTH	C. Cooctizôn 	D. Insulin
Câu 4. Cooctizôn do tuyến nội tiết nào tiết ra ?
A. Tuyến giáp	B. Tuyến trên thận	C. Tuyến yên	D. Tuyến tuỵ
Câu 5. Khi tác dụng lên thuỳ trước tuyến yên, TH sẽ kìm hãm sự tiết hoocmôn nào ?
A. TSH 	B. FSH	C. GH 	D. MSH
Câu 6. Ở người, có bao nhiêu tuyến nội tiết tham gia vào quá trình điều hoà đường huyết khi đường huyết hạ ?
A. 1 	B. 2	C. 3 	D. 4
Câu 7. Hoocmôn nào dưới đây có khả năng chuyển hoá glixêrin, axit amin thành glucôzơ ?
A. Tất cả các phương án còn lại	B. Insulin
C. Cooctizôn	D. Glucagôn
Câu 8. Tuyến nội tiết nào dưới đây chịu ảnh hưởng bởi các hoocmôn tiết ra từ tuyến yên ?
A. Tuyến trên thận	B. Tuyến sinh dục
C. Tuyến giáp	D. Tất cả các phương án còn lại
Câu 9. Khi dư thừa, hoocmôn ơstrôgen sẽ tác động ngược lên thuỳ trước tuyến yên và kìm hãm quá trình tiết
A. FSH. 	B. TSH.	C. MSH. 	D. ACTH.
Câu 10. Tuyến nội tiết nào dưới đây tham gia vào cơ chế điều hoà hoạt động của tuyến giáp ?
A. Tuyến tuỵ	B. Tuyến trên thận	C. Tuyến yên	D. Tuyến tùng
B2: Hs làm việc cá nhân/nhóm hoàn thành đáp án.
B3: Cá nhân/đại diện nhóm Hs báo kết quả đáp án của các câu hỏi.
B4: Gv nhận xét, đánh giá và cho điểm hs học tập tốt và trả lời đúng các câu hỏi.
 Hoạt động 4:
 VẬN DỤNG
a.Mục tiêu: Giúp HS Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
 b. Nội dung: Đưa ra ý nghĩa của việc điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết?
 c. Sản phẩm: Đáp án trả lời, làm bài của học sinh ở tiết học tới.
 d. Tổ chức thực hiện.
 B1 Chuyển giao nhiệm vụ. GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu học sinh gi vào vở.
 1. Nêu ý nghĩa của việc điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết?
 B2 Thực hiện nhiệm vụ. HS làm bài tập ở nhà vào vở.
 B3Báo cáo kết quả và thảo luận. Báo cáo kết quả làm bài phần mở đầu, thảo luận thống nhất.
 B4 Kết luận, nhận định.
 Gv dựa vào đáp án kết luận, nhận định và đánh giá chấm lấy điểm thường xuên.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_8_bai_su_dieu_hoa_va_phoi_hop_cac_tuyen.docx