Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chủ đề 10: Giác quan - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chủ đề 10: Giác quan - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

* Kiến thức

- Liệt kê các thành phần của cơ quan phân tích bằng một sơ đồ phù hợp. Xác định rõ các thành phần đó trong cơ quan phân tích thị giác và thính giác.

- Xác định rõ các thành phần của một cơ quan phân tích, nêu được ý nghĩa của cơ quan phân tích đối với cơ thể.

- Phòng tránh các bệnh tật về mắt.

- Hiểu rõ nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị và cách khắc phục.

- Trình bày được nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột, cách lây truyền và biện pháp nphòng tránh.

- Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác.

- Mô tả được các thành phần của tai

- Trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh.

* Kĩ năng Rèn cho HS các kĩ năng:

-Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh

 - Giao tiếp, hợp tác, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm.

 - Tự tin trong trình bày ý kiến trước tổ, lớp.

- Kĩ năng tự nhận thức: nhận biết được những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến mắt của bản thân.

* Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ mắt.

- Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường đặc biệt là giữ vệ sinh nguồn nước, không khí.

- Giáo dục ý thức phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn, giữ cho môi trường yên tĩnh.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

 - Năng lực tự học, hợp tác nhóm, giao tiếp

 - Năng lực tìm tòi kiến thức qua quan sát

 - Năng lực vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên

* ĐDDH:

- Tranh phóng to hình 49.3 sgk .

 - Mô hình cấu tạo mắt, bộ thí nghiệm về thấu kính hội tụ.

 -Tranh phóng to hình 51.1 sgk. Mô hình cấu tạo tai.

* Phương án tổ chức lớp học: trực quan, vấn đáp – tìm tòi, thảo luận nhóm, thực hành.

2. Học sinh

 - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về cơ quan phân tích thị giác, thính giác, cách bảo vệ chúng.

- Tìm hiểu trước bài mới.

 

docx 9 trang thucuc 9453
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chủ đề 10: Giác quan - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/3/2021
CHỦ ĐỀ10 GIÁC QUAN
(Kèm theo Công văn số 2214/SGDĐT-GDTrH ngày 03/11/2020 của Sở GD&ĐT Bình Định)
Tổng số tiết: 3 từ tiết: 51 đến tiết: 53
Giới thiệu Chủ đề/Bài học: Trong 5 giác quan của con người thị giác và thính giác có vai trò rất quan trọng, vậy chúng cấu tạo hoạt động như thế nào, cách giữ gìn vệ sinh các giác quan này như ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua chủ đề Giác Quan:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
* Kiến thức
- Liệt kê các thành phần của cơ quan phân tích bằng một sơ đồ phù hợp. Xác định rõ các thành phần đó trong cơ quan phân tích thị giác và thính giác.
- Xác định rõ các thành phần của một cơ quan phân tích, nêu được ý nghĩa của cơ quan phân tích đối với cơ thể.
- Phòng tránh các bệnh tật về mắt.
- Hiểu rõ nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị và cách khắc phục.
- Trình bày được nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột, cách lây truyền và biện pháp nphòng tránh.
- Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác.
- Mô tả được các thành phần của tai 
- Trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh.
* Kĩ năng Rèn cho HS các kĩ năng:
-Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh 
 - Giao tiếp, hợp tác, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm.
 - Tự tin trong trình bày ý kiến trước tổ, lớp. 
- Kĩ năng tự nhận thức: nhận biết được những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến mắt của bản thân.
* Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ mắt.
- Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường đặc biệt là giữ vệ sinh nguồn nước, không khí.
- Giáo dục ý thức phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn, giữ cho môi trường yên tĩnh.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
 - Năng lực tự học, hợp tác nhóm, giao tiếp
 - Năng lực tìm tòi kiến thức qua quan sát
 - Năng lực vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
* ĐDDH: 
- Tranh phóng to hình 49.3 sgk .
 - Mô hình cấu tạo mắt, bộ thí nghiệm về thấu kính hội tụ.
 -Tranh phóng to hình 51.1 sgk. Mô hình cấu tạo tai.
* Phương án tổ chức lớp học: trực quan, vấn đáp – tìm tòi, thảo luận nhóm, thực hành.
2. Học sinh 
 - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về cơ quan phân tích thị giác, thính giác, cách bảo vệ chúng.
- Tìm hiểu trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát / Khởi động( 5 phút)
Mục tiêu hoạt động: HS thích thú tìm hiểu cấu tạo và chức năng cơ quan phân tích thị giác, thính giác. Cách bảo vệ các cơ quan này.
Trong 5 giác quan của con người thị giác và thính giác có vai trò rất quan trọng, vậy chúng cấu tạo hoạt động như thế nào, cách giữ gìn vệ sinh các giác quan này như ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua chủ đề Giác Quan
* Dự kiến sản phẩm
 HS sẽ thắc mắc, muốn được giải đáp
Cấu tạo gắn với chức năng của cơ quan phân tích.
GV đánh giá kết quả hoạt động của HS
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức( 115 phút)
Nội dung 1: Cơ quan phân tích thị giác(39 phút)
Mục tiêu hoạt động: - Liệt kê các thành phần của cơ quan phân tích bằng một sơ đồ phù hợp. Xác định rõ các thành phần đó trong cơ quan phân tích thị giác và thính giác.
I.1 Tìm hiểu cơ quan phân tích
 -Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu 
+Một cơ quan phân tích gồm những thành phần nào?
-Đưa ra 3 bảng phụ nhỏ ghi các thành phần và yêu cầu 1 học sinh lên gắn .
+ Cơ quan phân tích có ý nghĩa gì đối với cơ thể?
-Giải thích: Sự tổn thương một trong ba bộ phận thuộc cơ quan phân tích nào đó sẽ làm mất cảm giác với các kích thích tương ứng.
* Lưu ý: Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích tác động lên cơ thể – là khâu đầu tiên của cơ quan phân tích . 
*Chuyển ý: Cơ quan phân tích thị giác có cấu tạo như thế nào?
* Dự iến sản phẩm
Cơ quan phân tích
 Gồm: 
- Cơ quan thụ cảm
 - Dây thần kinh 
 - Bộ phận phân tích ở trung ương ( vùng thần kinh ở đại não)
I.2. Tìm hiểu cơ quan phân tích thị giác.
- Cơ quan phân tích thị giác gồm những thành phần nào? 
- Cho hs thảo luận nhóm (KT khăn trải bàn) – thời gian 5’
- Chia lớp thành 6 nhóm:
+ Nhóm 1, 2, 3 trình bày
+ Nhóm 4, 5, 6 nhận xét và bổ sung
- Trả lời các câu sau:
+ Màng lưới có mấy loại tế bào?
-Nhận xét, giải thích và chốt lại chỉ còn có 3 loại tế bào.
+ Tế bào nón có chức năng gì?
+Tế bào que có chức năng gì?
- Giải thích mối quan hệ với tế bào thị giác.
+ Ngoài những tế bào trên, màng lưới còn có đặc điểm gì?
+ Hãy nêu vị trí của điểm vàng và điểm mù.
-Đưa ra tình huống: +Lấy 1 vật đưa thẳng trước mắt cách 25 cm.
+Đưa vật đó sang 1 bên nhưng mắt vẫn hướng về trước.
Vậy trường hợp nào mắt sẽ nhìn rõ vật? Giải thích ?
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Mời nhóm khác bổ sung, nhận xét.
-Nhận xét, giải thích và chốt lại: Muốn quan sát một vật cho rõ phải hướng trục mắt về phía vật quan sát để ảnh của vật hiên trên điểm vàng.
-Nhận xét và kết luận .
- HS ng/cứu SGK trả lời:
- Trả lời: Cơ quan thụ cảm thị giác, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác.
- Lớp nhận xét, bổ sung .
 - Tự nghiên cứu sgk.
-Thảo luận nhóm và kết luận:
Gồm:
 - Cơ quan thụ cảm thị giác
 - Dây thần kinh thị giác
- Vùng thị giác ( ở thuỳ chẩm)
1.Cấu tạo cầu mắt:
 Gồm 3 lớp:
- Màng cứng: Phía trước là màng giác trong suốt để ánh sáng đi vào cầu mắt.
- Màng mạch: Phía trước là lòng đen.
- Màng lưới: Có tế bào thụ cảm thị giác.
 Môi trường trong
 suốt: 
+Thủy dịch
+ Thể thủy tinh
+ Dịch thủy tinh
2.Cấu tạo của màng lưới:
 Có 3 loại tế bào:
 -Tế bào thụ cảm thị giác:
 + Tế bào nón.
 + Tế bào que
- Tế bào 2 cực
- Tế bào thần kinh thị giác.
+ Điểm vàng: Là nơi tập trung tế bào nón.
+ Điểm mù: Không có tế bào thụ cảm thị giác.
* Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động
- HS đánh giá lẫn nhau.
- GV đánh giá học sinh: hiểu và thực hiện các yêu cầu của giáo viên ở mức khá.
Nội dung 2 Vệ sinh mắt(38 phút)
Mục tiêu hoạt động: Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật.
- Phòng tránh các bệnh tật về mắt.
- Hiểu rõ nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị và cách khắc phục.
II.1.Các tật của mắt:
-Treo bảng phụ 1 đã ghi sẵn phần cận thị.
-Yêu cầu học sinh lấy vở bài tập.
-Gọi 1 học sinh đọc phần đáp án mục cận thị.
-Treo tranh 50.1, 50.2 giải thích và gỡ dần đáp án.
- Hs hoạt động nhóm (Kt khăn trải bàn) – thời gian 5’
- Chia lớp thành 6 nhóm: 
+ Nhóm 1, 2, 3 trình bày
+ Nhóm 4, 5, 6 nhận xét và bổ sung.
+ Thế nào là tật cận thị?
+ Trong thực tế nguyên nhân nào học sinh cận thị nhiều?
+Vậy ta phải khắc phục như thế nào? 
- Chuyển sang phần 2.
- Gọi 1 học sinh đọc đáp án mục viễn thị.
-Treo tranh 50.3, 50.4 giải thích và gắn dần.
+Thế nào là tật viễn thị? 
+Nguyên nhân nào gây nên tật viễn thị?
+ Ta phải khắc phục như thế nào? 
+Ngoài 2 tật trên còn có tật mắt nào mà em biết?
-Giải thích.
* Chuyển ý: Có nhứng bệnh về mắt nào em biết?
* Dự kiến sản phẩm
-Quan sát bảng phụ 1.
-Lấy vở bài tập làm.
-1 học sinh đọc phần đáp án.
-Lớp nhận xét và bổ sung.
-Chú ý.
- Hs hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi
-Trả lời được: Là tật mà mắt có khả năng nhìn gần.
-Trả lời : Do nhìn quá gần không đúng khoảng cách.
-Nêu được cách khắc phục.
-1 học sinh đọc đáp án.
-1 – 2 nhận xét và bổ sung.
-Quan sát tranh.
-Trả lời: Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
-Nêu được nguyên nhân.
-Nêu được hướng khắc phục.
-Nêu được: Loạn thị, mù màu, loạn sắc .
1.Cận thị:
-Cận thị là tật mà mắt chỉ nhìn rõ vật ở gần.
-Nguyên nhân:
+Cầu mắt dài.
+Thể thủy tinh quá phồng.
-Khắc phục:
Đeo kính cận (kính mặt lõm hay kính phân kì).
2.Viễn thị:
-Viễn thị là tật mà mắt chỉ nhìn rõ vật ở xa.
-Nguyên nhân:
+Cầu mắt ngắn.
+Thể thủy tinh bị lão hóa.
-Khắc phục:
Đeo kính lão (kính mặt lồi hay kính hội tụ).
* Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động
- HS đánh giá lẫn nhau.
- GV đánh giá học sinh: hiểu và thực hiện các yêu cầu của giáo viên ở mức khá.
II.2 Tìm hiểu bệnh về mắt.
-Yêu cầu học sinh đọc, trả lời câu hỏi:
+ Nêu nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả vài bệnh mà em biết?
-Nhận xét và bổ sung.
-Yêu cầu hoạt động nhóm để tìm cách phòng tránh.
-Gọi đại diện nhóm trình bày.
-Mời nhóm khác bổ sung, nhận xét.
 - Chốt lại.
* Dự kiến sản phẩm
1 vài học sinh kể tên.
-1 học sinh đọc.	
-Nêu được nguyên nhân, triệu
chứng, hậu quả vài bệnh mà em biết.
-Hoạt động nhóm.
-Đại diện nhóm phát biểu
-Các nhóm khác bổ sung
-Bệnh:
+Đau mắt hột.
+Đau mắt đỏ.
+Viêm kết mạc.
+Khô mắt.
- Cách phòng tránh:
+Giữ mắt sạch sẽ.
+Rửa mắt bằng nước muỗi loãng.
+Nhỏ thuốc mắt.
+An uống đủ vitamin A.
+Khi ra đường nên đeo kính.
* Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động
- HS đánh giá lẫn nhau.
- GV đánh giá học sinh: hiểu và thực hiện các yêu cầu của giáo viên ở mức khá.
Nội dung 3: Cơ quan phân tích thính giác (38 phút)
Mục tiêu hoạt động: - Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác.
- Mô tả được các thành phần của tai 
- Trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh.
- Giáo dục ý thức phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn, giữ cho môi trường yên tĩnh.
III.1 Cấu tạo của tai:-Treo tranh 51.1 câm.
-Gọi 1 học sinh lên gắn ghi chú.
-Nhận xét.
-Yêu cầu học sinh lấy vở bài tập ra làm.
-Treo bảng phụ 1.
-Gọi 1 học sinh đọc đáp án . 
-Nhận xét và nêu đáp án đúng.
-Phân tích và giải thích trên tranh 51.1.
-Lưu ý: Diện tích màng cửa bầu nhỏ hơn diện tích màng nhĩ 20 lần ® sóng âm được khuyếch đại lên 20 lần.
* Dự kiến sản phẩm
- Quan sát tranh câm.
-1 học sinh lên bảng gắn ghi chú.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-Lấy vở bài tập làm.
-1 học sinh đọc đáp án: Vành tai, ống tai, chuỗi xương tai.
* Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động
- HS đánh giá lẫn nhau.
- GV đánh giá học sinh: hiểu và thực hiện các yêu cầu của giáo viên ở mức 
III.2 Chức năng thu nhận sóng âm:
-Yêu cầu học sinh đọc  1 /164
sgk.
- Thảo luận nhóm (KT khăn trải bàn) – thời gian 5’
- Chia lớp thành 6 nhóm:
 + Nhóm 1, 2, 3 trình bày
 + Nhóm 4,5, 6 nhận xét và bổ sung.
+Tai có chức năng gì?
-Chốt lại.
-Nêu vấn đề: Sự truyền âm như thế nào?
-Treo bảng phụ 2.
-Gọi đại diện nhóm trình bày.
-Hoàn chỉnh kiến thức.
-Yêu cầu rút ra kết luận.
* Chuyển ý: Ta cần làm gì để bảo vệ tai?
III.3 : Vệ sinh tai
-Yêu cầu tự nghiên cứu  2 / 164 sgk.
+ Để tai hoạt động tốt cần lưu ý những vấn đề gì?
+Cần phải có biện pháp gì để giữ vệ sinh và bảo vệ tai?
-Nhận xét và giải thích.
* Dự kiến sản phẩm
Tự nghiên cứu  1 / 164 sgk..
- Hs thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
-1 – 2 học sinh trả lời.
-Lớp nhận xét và bổ sung
-Chú ý.
-Đại diện nhóm lên điền.
-Rút ra kết luận.
-Truyền âm và thu nhận cảm giác âm thanh:
 Sóng âm màng nhĩ 
 chuỗi xương tai
 cửa bầu 
chuyển động ngoại dịch và nội dịch rung màng cơ sở kích thích cơ quan Coocti xuất hiện xung thần kinh vùng thính giác ( phân tích cho biết âm thanh )
-Trả lời được: Cần giữ gìn tai và bảo vệ tai.
-1 vài học sinh nêu được các biện pháp.
-Lớp nhận xét và bổ sung. 
-Giữ vệ sinh tai.
-Bảo vệ tai.
+Không dùng vật nhọn ngoáy tai.
+Tránh viêm họng.
+Tránh nơi có tiếng ồn, tiếng động mạnh
* Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động
- HS đánh giá lẫn nhau.
- GV đánh giá học sinh: hiểu và thực hiện các yêu cầu của giáo viên.
Hoạt động 3: Luyện tập( 10 phút)
Mục tiêu hoạt động: Hệ thống lại kiến thức dễ nhớ dễ hiểu
Yêu câu HS tổng kết kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy 
* Dự kiến sản phẩm
Học sinh tổng kết bài học bằng sơ đồ tư duy.
* Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động
- HS đánh giá lẫn nhau.
- GV đánh giá học sinh: hiểu và thực hiện các yêu cầu của giáo viên.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng(5 phút)
Mục tiêu hoạt động: Vận dụng kiến thức học được vào thực tiến 
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
Ta thấy học sinh cận nhiều vì đâu?
Vì sao khi ngủ phải yên tĩnh, phòng ngủ tránh ánh sáng mạnh
* Dự kiến ản phẩm
HS : phân tích nguyên nhân cận do nguyên nhân tư thế ngồi, ánh sáng, di truyền...
Phân tích tác động môi trường lên hệ thần kinh qua giác quan.
* Dự kiến đánh giá kết quả hoạt động
- HS đánh giá lẫn nhau.
- GV đánh giá học sinh: hiểu và thực hiện các yêu cầu của giáo viên.
IV. Câu hỏi/Bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
1. Bảng mô tả ma trận kiểm tra, đánh giá theo các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Nội dung 1
Cấu tạo
Hoạt động
Nội dung 2
Chức năng tủy sống
Cách phòng tránh các bệnh, tật của mắt
Nội dung 3
Cấu tạo 
Hoạt động
Giải thích hoạt động của máy trợ thính
2. Câu hỏi/Bài tập 
Câu 1[NB]: Nêu nêu cấu tạo cơ quan phân tích thi giác, thính giác.
Câu 2[NB]: Cho biết các bệnh về mắt thường gặp. Biểu hiện từng bệnh.
Câu 3[TH]: Trình bày hoạt động cơ quan phân tích thị giác?
Câu 4[TH]: Trình bày hoạt động cơ quan phân tích thính giác?
Câu 5[VD]: Cách phòng ngừa tật cận thị ở học đường?
Câu 6[VD]: Cách phòng tránh các bệnh về mắt?
Câu 7[VDC]: Rọi bin sáng vào mắt ta có phản ứng gì, vì sao?
Câu 8[VDC]: Thử giải thích hoạt động của máy trợ thính?
V. PHỤ LỤC
* Phụ lục sơ đồ tư duy.
-----œœ¯ -----

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_8_chu_de_10_giac_quan_nam_hoc_2020_2021.docx