Tổng hợp Chuyên đề Vật lí Lớp 8

Tổng hợp Chuyên đề Vật lí Lớp 8

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC:

1. Kiến thức:

- Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ác - Si - Mét chỉ rõ các đặc điểm của lực này.

- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác - si – mét, nêu đúng tên và đơn vị đo các đại lượng trong công thức.

- Tập đề xuất phương án thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác si mét trên cơ sở những dụng cụ đã có.

- Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.

- Nêu được điều kiện nổi của vật.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng giải được các hiện tượng đơn giản thường gặp có liên quan, áp dụng được công thức tính lực đẩy Ác - si - mét để giải bài tập.

- Sử dụng được lực kế, bình chia độ. để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực đẩy ác si mét.

- Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống.

3. Thái độ: Rèn kỹ năng tư duy lôgic, tổng hợp và thái độ nghiêm túc trong học tập.

4. Năng lực cần phát triển:

- Năng lực tự chủ và tự học: đọc tài liệu để tìm hiểu kiến thức trong bài; ghi chép cá nhân.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện vấn đề và giải thích được các vật bị nhúng vào chất lỏng lại xuất hiện lực đẩy Ác-si-mét.

- Năng lực giao tiếp hợp tác: thảo luận nhóm, phản biện.

- Năng lực tự nhiên và xã hội: tham gia tìm hiểu tự nhiên liên quan đến lực đẩy Ác-si-mét và sự nổi; giao lưu học học với bạn bè và cộng đồng.

- Năng lực tính toán, ngôn ngữ: trình bày và trao đổi thông tin báo cáo kết quả học tập trước lớp.

- Năng lực thực hành thí nghiệm: hợp tác để làm thí nghiệm; rèn luyện tác phong làm khoa học thực nghiệm.

- Năng lực tin học, công nghệ: tìm kiếm trên internet, trình bày báo cáo.

 

docx 54 trang thucuc 8480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp Chuyên đề Vật lí Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: VẬN TỐC
 Thời lượng thực hiện trong 2tiết: tiết 2, tiết 3
Nội dung chủ đề gồm:
	- Vận tốc
	- Chuyển động đều và chuyển động không đều
- Vận tốc trung bình
MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức:
- Phát biểu được được định nghĩa chuyển động đều, chuyển động không đều
- Nêu được định nghĩa, ý nghĩa, công thức và đơn vị của vận tốc.
- Viết được công thức vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
2. Kĩ năng:
- Đổi qua lại được giữa các đơn vị vận tốc
- Nhận biết được chuyển động đều, chuyển động không đều trong thực tế
- Vận dụng công thức vận tốc, vận tốc trung bình để giải các bài tập về chuyển động đều, chuyển động không đều.
3. Thái độ:
- Tích cực, tự lực, cẩn thận trong tính toán
4. Năng lực cần phát triển: 
- Năng lực tính toán, năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Bài giảng, máy chiếu
2. Học sinh:
- Nghiên cứu kĩ SGK, phân nhóm học sinh, cử ra nhóm trưởng.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp: dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm, phương pháp trò chơi.
IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN
Chuẩn kiến thức,
kỹ năng
Những năng lực cần bồi dưỡng
Câu hỏi
Bài
tập
Định hướng
hoạt động học tập
1. Phát biểu được định nghĩa, ý nghĩa, công thức, đơn vị của vận tốc
- Phát biểu được định nghĩa của độ lớn vận tốc.
- Phát biểu được ý nghĩa của độ lớn vận tốc.
2.1
2.2
- Từ việc hoàn thành thông tin cột 4,5 Bảng 2.1, HS thu thập được thông tin về độ lớn của vận tốc và ý nghĩa của nó.
- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân và cặp đôi.
- Viết được công thức của vận tốc, chú thích các đại lượng trong công thức.
2.3
- Cá nhân tham khảo SGK đưa ra công thức vận tốc và chú thích các đại lượng.
- Cá nhân nhận xét
- Viết được đơn vị chuẩn của vận tốc và đổi được qua lại giữa các đơn vị.
- Nhận biết được dụng cụ đo độ lớn của vận tốc.
2.4
2.5
- Cá nhân tham khảo SGK đưa ra các đơn vị của vận tốc
- Cặp đôi vận dụng kiến thức về đổi đơn vị độ dài, thời gian để đổi đơn vị vận tốc.
2. Phát biểu được chuyển động đều và chuyển động không đều
- Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và chuyển động không đều.
- Nhận biết được những chuyển động đều và không đều trong thực tế
2.6
2.7
2.8
2.9
- Cá nhân nghiên cứu SGK đưa ra định nghĩa.
- Cặp đôi hoạt động hoàn thành bài tập.
3. Vận tốc trung bình
- Viết được công thức vận tốc trung bình cho chuyển động không đều
2.10
- GV thông báo định nghĩa, cá nhân HS vận dụng cho 1 ví dụ.
4. Vận dụng công thức vận tốc và vận tốc trung bình giải bài tập.
- Giải được một số bài tập minh họa về vận tốc và vận tốc trung bình trong chuyển động
3.1
3.2
3.3
4.1
4.2
4.3
- GV giao bài tập trên phiếu học tập, HS hoạt động cá nhân, cặp đôi để làm bài tâp.
V. HỆ THỐNG CÂU HỎI
1.1. Quan sát bảng 2.1 ghi kết quả của cuộc thi chạy. Qua bảng này vị trí xếp hạng? Lí giải cho kết quả đó?
Cột
1
2
3
4
STT
Họ và tên học sinh
Quãng đường chạy s(m)
Thời gian chạy t(s)
Xếp hạng
1
Nguyễn An
60
10
2
Trần Bình
60
9,5
3
Lê Văn Cao
60
11
4
Đào Việt Hùng
60
9
5
Phạm Việt
60
10,5
1.2. Nếu bây giờ quãng đường đi được khác nhau, thời gian thực hiện các quãng đường đó cũng khác nhau thì làm thế nào để xếp hạng?
2.1. Hãy tính quãng đường mà mỗi bạn học sinh chạy được trong 1 giây vào cột 5
Cột
1
2
3
4
5
STT
Họ và tên học sinh
Quãng đường chạy s(m)
Thời gian chạy t(s)
Xếp hạng
Quãng đường chạy trong 1 giây
1
Nguyễn An
60
10
2
Trần Bình
60
9,5
3
Lê Văn Cao
60
11
4
Đào Việt Hùng
60
9
5
Phạm Việt
60
10,5
2.2. Dựa vào bảng kết quả xếp hạng (câu C2), hãy cho biết độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động và tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận sau đây.
Độ lớn của vận tốc cho biết sự (1) ......, (2) ...... của chuyển động.
Độ lớn của vận tốc được tính bằng (3) ...... trong một (4) ...... thời gian.
2.3. Nghiên cứu SGK cho biết:
+ Công thức tính vận tốc?
+ Nêu tên các đại lượng và đơn vị trong công thức?
2.4. Đọc SGK phần III Tr9 trả lời các câu hỏi sau:
+ Các đơn vị vận tốc mà em biết?
+ Đơn vị hợp pháp của vận tốc là gì?
+ Độ lớn của vận tốc được đo bằng dụng cụ gì?
2.5. Thực hiện phép đổi đơn vị sau:
	36km/h=........m/s
	15m/s=...........km/h
2.6. Phát biểu định nghĩa chuyển động đều, chuyển động không đều?
2.7. Thả một bánh xe lăn trên máng nghiêng AD và máng ngang DF như hình (3.1 SGK); Quan sát chuyển động của trục bánh xe và ghi quãng đường trục bánh xe lăn được sau những khoảng thời gian 3 giây liên tiếp ta được kết quả ở bảng 2.3 sau đây:
Tên quãng đường
AB
BC
CD
DE
EF
Chiều dài quãng đường s(m)
0,05
0,15
0,25
0,3
0,3
Thời gian chuyển động t(s)
3,0
3,0
3,0
3,0
3,0
Trên quãng đường nào chuyển động của trục bánh xe là chuyển động đều, chuyển động không đều?
2.8. Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là chuyển động đều, không đều?
a) Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang ổn định.
b) Chuyển động của ô tô khi khởi hành.
c) Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.
d) Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga.
2.9. Liên hệ thực tế lấy thêm các ví dụ về chuyển động đều, chuyển động không đều?
2.10. Hãy tính độ lớn của vận tốc trung bình của trục bánh xe trong bảng 2.3 trên mỗi quãng đường từ A đến D. Trục bánh xe chuyển động nhanh lên hay chậm đi?
3.1. Độ lớn của vận tốc là quãng đường vật đi được trong:
A. 1 phút
B. 1 giây
C. 1 giờ
D. Trong một khoảng thời gian bất kì
3.2. Điền từ vào chỗ trống
- Độ lớn của vận tốc cho biết ........ của chuyển động
- Chuyển động đều là chuyển động có ........ không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động có độ lớn vận tốc...............theo thời gian.
3. 3. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được tính như thế nào?
4.1. Hãy sắp xếp các vận tốc sau đây theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
- Vận tốc tàu hỏa: 54km/h
- Vận tốc chim đại bàng: 24m/s
- Vận tốc bơi của một con cá: 6000 cm/phút
- Vận tốc quay của Trái Đất quanh Mặt Trời: 108000km/h.
4.2. Hai người đi xe đạp. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút. Người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5h.
a) Người nào đi nhanh hơn?
b) Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút, hai người cách nhau bao nhiêu km?
4.3. Một người đi xe đạp xuống một đoạn đường dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quãng dường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc, trên quãng dường nằm ngang và trên cà hai quãng đường.
5.1. Hãy cho biết:
+ Đơn vị vận tốc trong hàng hải?
+ Vận tốc ánh sáng bằng bao nhiêu?
5.2. Liệt kê một số vận tốc của các vật thường gặp trong thực tế: tàu hỏa, ô tô, người đi bộ, máy bay, xe đạp, vận tốc âm thanh?
VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ:
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học
Thời lượng
Thời điểm
Thiết bị dạy học
1. Vận tốc
- Dạy học cá nhân, theo cặp đôi
1 tiết
( tiết 2)
Tuần 2
- Sách giáo khoa
2. Chuyển động đều và chuyển động không đều
3. Vận tốc trung bình
- Dạy học cá nhân, nhóm
1 tiết
(Tiết 3)
Tuần 3
- Sách giáo khoa
- Máy chiếu
- Phiếu học tập
4. Vận dụng vận tốc, vận tốc trung bình giải bài tập
VII. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: (2ph) Gọi lớp trưởng báo cáo sĩ số, ổn định lớp, kiểm tra lại vị trí của các nhóm học sinh.
2. Bài cũ: (3ph)
	? Khi nào một vật chuyển động? đứng yên? Lấy ví dụ?
	? Lấy ví dụ về tính tương đối của chuyển động, đứng yên?
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Khởi động (5ph)
1.1. Mục tiêu: Tạo hứng thú ban đầu và đưa học sinh vào tình huống có vấn đề cần giải quyết.
1.2. Phương pháp: Gv đưa ra vấn đề, HS rơi vào tình huống có vấn đề 
1.3. Cách thức tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Cho HS quan sát bảng 2.1 ghi kết quả của cuộc thi chạy. Qua bảng này vị trí xếp hạng? Lí giải cho kết quả đó?
Cột
1
2
3
STT
Họ và tên học sinh
Quãng đường chạy s(m)
Thời gian
chạy t(s)
1
Nguyễn An
60
10
2
Trần Bình
60
9,5
3
Lê Văn Cao
60
11
4
Đào Việt Hùng
60
9
5
Phạm Việt
60
10,5
- Nếu bây giờ quãng đường đi được khác nhau, thời gian thực hiện các quãng đường đó cũng khác nhau thì làm thế nào để xếp hạng?
à Chủ đề: Vận tốc
- HS quan sát bảng và đưa ra xếp hạng.
(Đa phần HS sẽ suy luận: cùng một quãng đường như nhau, ai chạy ít thời gian hơn người đó chạy nhanh hơn)
- HS rơi vào tình huống có vấn đề.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Hình thành định nghĩa, ý nghĩa, công thức và đơn vị của vận tốc (25 ph)
2.1.1. Mục tiêu:
- Phát biểu được định nghĩa vận tốc, ý nghĩa của vận tốc
- Viết được công thức của vận tốc
- Nêu được đơn vị hợp pháp và các đơn vị khác của vận tốc, đổi qua lại được giữa các đơn vị.
- Nhận biết được tốc kế (đồng hồ đo vận tốc)
2.1.2. Phương pháp: Nghiên cứu lí thuyết theo cá nhân, cặp đôi
2.1.3. Năng lực cần phát triển: NL nêu và giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ vật lí, NL hoạt động nhóm, NL tính toán, NlL tự học.
2.1.4. Cách thức tiến hành: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Tìm hiểu về định nghĩa và ý nghĩa của độ lớn vận tốc
- Yêu cầu HS hoàn thành C1 và C2 trong SGK. Từ đó dẫn dắt đến khái niệm vận tốc.
- Yêu cầu HS hoàn thành C3
- Chốt lại kiến thức
* Tìm hiểu về công thức vận tốc
- Cho HS nghiên cứu SGK cho biết:
+ Công thức tính vận tốc
+ Nêu tên các đại lượng và đơn vị trong công thức
- Mời cá nhân khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại
* Tìm hiểu về đơn vị vận tốc
- Yêu cầu cá nhân đọc SGK phần III trả lời các câu hỏi sau:
+ Các đơn vị vận tốc mà em biết?
+ Đơn vị hợp pháp của vận tốc là gì?
+ Độ lớn của vận tốc được đo bằng dụng cụ gì?
- Yêu cầu HS thực hiện phép đổi đơn vị sau:
	36km/h=........m/s
	15m/s=...........km/h
Lưu ý: Nếu HS không thực hiện được GV hướng dẫn chi tiết cách đổi.
- Cặp đôi hoạt động
- Cặp đôi hoạt động 
- Cá nhân hoạt động
- Cá nhân khác nhận xét
- Cá nhân hoạt động
- Cặp đôi hoạt động
Hoạt động 2.2: Hình thành khái niệm chuyển động đều, chuyển động không đều (8ph)
2.2.1. Mục tiêu: 
- Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều, chuyển động không đều
- Nhận biết được chuyển động đều, chuyển động không đều trong một số ví dụ đơn giản.
2.2.2. Phương pháp: Nghiên cứu lí thuyết, và liên hệ với những quan sát thực tế
2.2.3. Năng lực cần phát triển: NL sử dụng ngôn ngữ vật lí, NL liên hệ thực tế
2.2.4. Cách thức tiến hành: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Bằng những hiểu biết của mình và tham khảo mục I SGK Tr11 hãy đưa ra định nghĩa chuyển động đều, chuyển động không đều?
- Hoàn thành C1 và C2 Tr12
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế lấy thêm các ví dụ về chuyển động đều, chuyển động không đều?
- Cá nhân hoạt động
- Cặp đôi hoạt động
- Cặp đôi hoạt động
Hoạt động 2.3: Hình thành công thức vận tốc trung bình (8ph)
2.3.1 Mục tiêu: 
- Viết được công thức vận tốc trung bình của chuyển động không đều, chú thích được các đại lượng trong công thức.
2.3.2. Phương pháp: Nghiên cứu lí thuyết
2.3.3. Năng lực cần phát triển: NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ vật lí
2.3.4. Cách thức tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gv thông báo: Các chuyển động thường không đều, quãng đường trung bình vật đi được trong 1 giây là độ lớn của vận tốc trung bình.
Nhấn mạnh: Khi nói đến vận tốc trung bình phải chỉ rõ trên quãng đường nào vì vận tốc trung bình trên những quãng đường khác nhau có độ lớn khác nhau.
- Yêu cầu HS hoàn thành C3
- Toàn lớp lắng nghe
- Cá nhân hoàn thành
Hoạt động 3: Luyện tập (8ph)
3.1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về vận tốc, chuyển động đều, chuyển động không đều, vận tốc trung bình
3.2. Phương pháp: Trả lời vấn đáp qua câu hỏi hoặc các trò chơi đơn giản như trò chơi ô chữ.
3.3. Năng lực cần phát triển: NL hoạt động nhóm, NL ngôn ngữ vật lí.
3.4. Cách thức tiến hành: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ với hệ thống câu hỏi sau:
Bài 3.1. Độ lớn của vận tốc là quãng đường vật đi được trong:
A. 1 phút
B. 1 giây
C. 1 giờ
D. Trong một khoảng thời gian bất kì
Bài 3.2. Điền từ vào chỗ trống
- Độ lớn của vận tốc cho biết ........ của chuyển động
- Chuyển động đều là chuyển động có ........ không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động có độ lớn vận tốc...............theo thời gian.
Bài 3.3 Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được tính như thế nào?
- Hoạt động nhóm
Bài 3.1 Đáp án B
Bài 2. 
a. mức độ nhanh, chậm
b. độ lớn vận tốc
c. thay đổi
Bài 3. 
- Công thức: 
Hoạt động 4: Vận dụng (25 ph)
4.1. Mục tiêu:
- Đổi qua lại được các đơn vị vận tốc
- Vận dụng công thức vận tốc, vận tốc trung bình để giải bài tập về chuyển động
4.2. Phương pháp: GV tổ chức cho HS làm bài tập.
4.3. Năng lực cần phát triển: NL tính toán, NL hoạt động nhóm, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ vật lí
 4.4. Cách thức tiến hành: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS làm bài tập trong phiếu học tập sau:
Bài 4.1. Hãy sắp xếp các vận tốc sau đây theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
- Vận tốc tàu hỏa: 54km/h
- Vận tốc chim đại bàng: 24m/s
- Vận tốc bơi của một con cá: 6000 cm/phút
- Vận tốc quay của Trái Đất quanh Mặt Trời: 108000km/h.
- Yêu cầu HS làm bài tập sau:
Bài 4.2. Hai người đi xe đạp. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút. Người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5h.
a) Người nào đi nhanh hơn?
b) Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút, hai người cách nhau bao nhiêu km?
Bài 4.3. Một người đi xe đạp xuống một đoạn đường dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quãng dường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc, trên quãng dường nằm ngang và trên cà hai quãng đường.
- Hoạt động cá nhân
Bài 4.1
Đổi các vận tốc trên ra cùng đơn vị m/s ta được:
Vận tốc tàu hỏa: v1 = 15m/s
Vận tốc chim đại bàng: v2 = 24m/s.
Vận tốc bơi của một con cá: v3 = 1m/s
Vận tốc quay của Trái Đất quay quanh Mặt Trời: v4 = 30000 m/s.
Vậy: v3 < v1 < v2 < v4.
- Hoạt động cặp đôi
Tóm tắt:
Người thứ 1: s1 = 300m; t1 = 1 phút = 60s.
Người thứ 2: s2 = 7,5km = 7500m; t2 = 0,5h = 1800s.
a) So sánh v1, v2 ?
b) Sau thời gian t = 20 phút, khoảng cách hai người ? (km)
a) Vận tốc của người thứ nhất là:
Vận tốc của người thứ hai là:
Vì v1 > v2 nên người thứ nhất đi nhanh hơn người thứ hai.
b)
Ta có: t = 20 phút = 1/3 giờ
v1 = 5m/s = 18km/h;
v2 = 4,17m/s = 15km/h
Sau thời gian t = 20 phút = 1/3 giờ, người thứ nhất đi được quãng đường là:
s1 = v1 . t = 18 x 1/3 = 6(km)
Khi đó người thứ hai đi được quãng đường là:
s2 = v2 . t = 15 x 1/3 = 5(km)
Sau thời gian 20 phút, khoảng cách hai người là:
s = s1 - s2 = 6 - 5 = 1(km)
Bài 4.3.
Vận tốc của xe trên quãng đường dốc là:
Vận tốc của xe trên quãng đường bằng là
Vận tốc của xe trên cả hai quãng đường là
Hoạt động 5: Hoạt động mở rộng, tìm tòi (8ph)
 5.1. Mục tiêu:
- Tìm hiểu thêm đơn vị vận tốc trong hàng hải, vận tốc ánh sáng.
- Cho HS tìm hiểu thêm một số vận tốc trung bình của một số trường hợp trong thực tế.
5.2. Phương pháp: HS tìm hiểu SGK và các nguồn tài liệu khác
5.3. Năng lực cần phát triển: NL liên hệ thực tế
5.4. Cách thức tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu mục có thể em chưa biết hoàn thành 2 bài tập sau:
Bài 5.1. Hãy cho biết:
+ Đơn vị vận tốc trong hàng hải?
+ Vận tốc ánh sáng bằng bao nhiêu?
Bài 5.2: Liệt kê một số vận tốc của các vật thường gặp trong thực tế: tàu hỏa, ô tô, người đi bộ, máy bay, xe đạp, vận tốc âm thanh?
- Hoạt động cá nhân
- Hoạt động cá nhân
4. Dặn dò và hướng dẫn về nhà (2ph)
- Yêu cầu HS tự đọc phần Ghi nhớ.
- Về nhà làm các bài tập trong sách bài tập.
- Tìm hiểu trước nội dung Bài 4: Biểu diễn lực 
5. Rút kinh nghiệm.
...........................................
CHỦ ĐỀ: LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
Thời lượng thực hiện trong 3 tiết: 
Nội dung chủ đề gồm: - Lực đẩy Ác-si-mét
 - Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét
 - Sự nổi
MỤC TIÊU DẠY HỌC:
1. Kiến thức:
- Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ác - Si - Mét chỉ rõ các đặc điểm của lực này.
- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác - si – mét, nêu đúng tên và đơn vị đo các đại lượng trong công thức.
- Tập đề xuất phương án thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác si mét trên cơ sở những dụng cụ đã có.
- Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
- Nêu được điều kiện nổi của vật.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng giải được các hiện tượng đơn giản thường gặp có liên quan, áp dụng được công thức tính lực đẩy Ác - si - mét để giải bài tập.
- Sử dụng được lực kế, bình chia độ... để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực đẩy ác si mét.
- Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống.
3. Thái độ: Rèn kỹ năng tư duy lôgic, tổng hợp và thái độ nghiêm túc trong học tập.
4. Năng lực cần phát triển: 
- Năng lực tự chủ và tự học: đọc tài liệu để tìm hiểu kiến thức trong bài; ghi chép cá nhân. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện vấn đề và giải thích được các vật bị nhúng vào chất lỏng lại xuất hiện lực đẩy Ác-si-mét.
- Năng lực giao tiếp hợp tác: thảo luận nhóm, phản biện.
- Năng lực tự nhiên và xã hội: tham gia tìm hiểu tự nhiên liên quan đến lực đẩy Ác-si-mét và sự nổi; giao lưu học học với bạn bè và cộng đồng.
- Năng lực tính toán, ngôn ngữ: trình bày và trao đổi thông tin báo cáo kết quả học tập trước lớp.
- Năng lực thực hành thí nghiệm: hợp tác để làm thí nghiệm; rèn luyện tác phong làm khoa học thực nghiệm.
- Năng lực tin học, công nghệ: tìm kiếm trên internet, trình bày báo cáo.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 4 bộ thí nghiệm, mỗi bộ gồm: 
+ Lực kế 0 – 2,5 N;
+ Vật nặng bằng nhôm 50 cm3;
+ Các cốc chứa nước thường
+ Bình chia độ;
+ Giá đỡ, giá kê,...
- Mẫu báo cáo thí nghiệm, phiếu học tập (nếu cần).
- Bảng theo dõi tiến độ học tập (nếu cần).
- Bài giảng Power Point, các phiếu học tập. 
2. Học sinh:
- Tài liệu hướng dẫn học, vở ghi bài, giấy nháp... 
- Nghiên cứu kĩ SGK, phân nhóm học sinh, cử ra nhóm trưởng.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp: Thực nghiệm
- Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
Đặt vấn đề bằng cách cho học sinh khởi động, đưa ra các dự đoán về lực đẩy của chất lỏng tác dụng lên các vật trong chất lỏng, cho các em dự đoán tìm hiểu về sự nổi của các vật trong chất lỏng.
	Trên cơ sở những dự đoán, đưa ra phương án thí nghiệm và tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm
IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN.
Chuẩn kiến thức,
kỹ năng
Những năng lực cần bồi dưỡng
Câu hỏi
Bài
tập
Định hướng
hoạt động học tập
1. Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét
- Mô tả được một số hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét.
- Đặt được câu hỏi: khi nâng hay kéo vật trong chất lỏng thấy nhẹ hơn trong không khí chứng tỏ khi ở trong chất lỏng có gì đã tác dụng vào vật? 
- Đề xuất, dự đoán, xây dựng được phương án TN và làm được TN chứng tỏ có sự tồn tại của lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật khi nhúng trong chất lỏng. 
 - Ghi lại kết quả TN sau khi các nhóm làm. Trình bày ý kiến cá nhân, thảo luận, tự rút ra nhận xét về tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
-Tham gia hoạt động nhóm khi làm TN
1.7; 2.1; 2.2
1.1; 1.2
1.3
1.4; 1.5
1.8
- HS HĐ nhóm làm và quan sát TN về tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó để rút ra nhận xét.
- Tổ chức dạy học theo hình thức hoạt động nhóm nêu và giải quyết vấn đề.
- Giao cho các nhóm HS phiếu học tập về kết quả TN, GV hướng dẫn HS tiến hành TN và ghi kết quả hoặc quan sát TN, để thảo luận và rút ra nhận xét.
- Đề nghị HS đánh giá kết quả TN lẫn nhau (mẫu phiếu đánh giá đồng đẳng).
2. Nêu được điều kiện nổi, chìm của vật.
- Phân tích được các lực tác dụng vào vật khi bị nhúng chìm trong chất lỏng
- So sánh, nhận xét được các mối quan hệ giữa lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật khi bị nhúng trong lòng chất lỏng và trọng lượng của vật để rút ra nhận xét. 
2.3; 2.4; 2.5
- HS phân tích, nêu và giải quyết vấn đề rồi đưa ra nhận xét
- GV hướng dẫn thảo luận, khái quát hóa kiến thức và nêu ra kết luận.
-HS ghi nhớ kết luận
3. Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét
- Nêu được cách xác định độ lớn của lực đẩy Ác si mét.
- Xây dựng phương án TN kiểm tra.
+ Cách đo lực đẩy Ác-si-mét?
+ Cách đo trọng lượng của chất lỏng có thể tích bằng thể tích của vật.
+ Phân tích, so sánh kết quả đo P và FA => nhận xét
- Từ kết quả TN rút ra kết luận xây dựng công thức.
- Thực hành TN, ghi chép và xử lý số liệu.
- Giao tiếp, hợp tác khi hoạt động nhóm
1.6
2.6
2.7
2.8
1.9; 2.9
4. Vận dụng kiến thức về lực đẩy Ác si mét giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế..
- Mô tả được một số hiện tượng trong cuộc sống liên quan đến lực đẩy Ác si mét
- Vận dụng để giải thích một số hiện tượng về lực đẩy Ác si mét, sự nổi trong thực tế.
- Vận dụng để giải thích một số tình huống liên quan
Từ 3.1 đến 3.10
HS hoạt động củng cố kiến thức và liên hệ thực tế. Có thể tổ chức thi đấu giữa các nhóm.
V. HỆ THỐNG CÂU HỎI: 
1.1. Khi kéo một vật từ dưới nước lên ta sẽ thấy cảm giác như thế nào lúc vật còn chìm trong nước so với lúc vật đã lên khỏi mặt nước? (ví dụ kéo nước từ giếng lên, hay khi câu cá...)
1.2. Cảm giác nhẹ hơn đó cho biết gì?(lực kéo như thế nào so với khi kéo trong không khí?)
1.3. Làm cách nào ta kiểm chứng được điều đó (lực kéo khi vật ở trong chất lỏng nhỏ hơn khi kéo vật trong không khí)?
1.4. Từ kết quả TN ta thấy lực cần để nâng một vật trong chất lỏng ít hơn khi nâng vật đó trong không khí. Chứng tỏ điều gì?
1.5. Lực đẩy tác dụng lên vật khi ở trong chất lỏng phải có phương chiều như thế nào?
1.6. Độ lớn của lực đẩy Ác si mét được xác định như thế nào?
1..7. Lực đẩy Ác-si-mét là gì? Hãy vẽ hình mô tả lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật ở trong lòng chất lỏng.
1.8. Lực đẩy Ác si mét có phương, chiều như thế nào?
A. phương bất kỳ hướng xuống.
B. phương thẳng đứng hướng xuống.
C. phương bất kỳ hướng lên.
D. phương thẳng đứng hướng lên. 
1.9. Lực đẩy Ác si mét có độ lớn bằng:
A. Trọng lượng phần vật bị nhúng chìm
B. Trọng lượng phần chất lỏng có thể tích bằng vật
C. Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
D. Khối lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
2.1. Tại sao khi nâng một vật ở dưới nước ta, cảm thấy nhẹ hơn khi nâng vật đó trong không khí?
2.2. Ta nhấn quả bóng bàn chìm trong nước, rồi thả tay ra, quả bóng bị đẩy nổi lên mặt nước. Tại sao?
2.3. Khi một vật ở trong lòng chất lỏng sẽ chịu tác dụng của những lực nào? Các lực đó có phương, chiều như thế nào?
2.4. Có thể xảy ra những trường hợp nào khi sánh trọng lượng của vật và lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật khi nhúng trong chất lỏng?
2.5. Biểu diễn lực tác dụng vào vật trong các trường hợp và chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
- Chuyển động lên trên (nổi lên mặt thoáng)
- Chuyển động xuống dưới (chìm xuống đáy bình)
- Đứng yên (lơ lửng trong chất lỏng)
 a. FA P 
Vật .. Vật .. Vật ..
2.6. Muốn kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Ác si mét cần phải đo những đại lượng nào?
2.7. Cách đo những đại lượng đó như thế nào?
2.8. Từ kết quả TN về độ lớn của lực đẩy Ác si mét rút ra nhận xét gì?
2.9. Nếu gọi V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ và d là trọng lượng riêng của chất lỏng thì độ lớn của lực đẩy Ác si mét được tính bằng công thức nào?
FA = .
3.1. Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Hỏi thỏi nào chịu lực đẩy Ác si mét lớn hơn? Tại sao?
3.2. Hai thỏi đồng giống hệt nhau, một thỏi được nhúng chìm trong nước, một thỏi được nhúng chìm trong dầu? Thỏi nào chịu lực đẩy Ác si mét lớn hơn? Tại sao
3.3. Có cách nào để làm cơ thể nổi trên mặt nước mà không cần bơi?
3.4. Hãy tìm hiểu tại sao tàu ngầm có thể nổi lên, lặn xuống và lơ lửng trong nước?
3.5. Tại sao người ta hay dùng gỗ tếch để đóng tàu.
3.6. Vật đặt trong không khí có chịu của lực đẩy Ác-si-mét không? Vì sao em nghĩ như vậy?
3.7. Tại sao tầu làm bằng sắt lại có thể nổi trên mặt nước. Tại sao nếu tầu bị bắn thủng đáy nước tràn vào lại làm cho nó bị chìm.
3.8. Nêu một phương án để xác định lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên cơ thể người.
3.9. Một cái tầu chở hàng có thể tích giới hạn bị chìm trong nước là 100m3. Tính khối lượng của tầu và hàng mà nó có thể chở được. Biết trọng lượng riêng của nước là 1000kg/m3.
3.10. Một vật bằng đồng có thể tích 100cm3 bị nhúng chìm 1/3 trong nước. Tính lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật?
VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ:
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học
Thời lượng
Thời điểm
Thiết bị dạy học
1. Làm thí nghiệm về tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
Tiến hành thí nghiệm theo 6 nhóm theo sự hướng dẫn của giáo viên rút ra nhận xét từ kết quả thí nghiệm, hoàn thiện các phiếu học tập
1 tiết 
Tuần 
Bộ thí nghiệm về tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó, bảng phụ, phiếu học tập
2. Thí nghiệm: nghiệm lại lực đẩy Ác si mét
Tiến hành thí nghiệm theo 6 nhóm rút ra nhận xét từ kết quả thí nghiệm, hoàn thiện các phiếu học tập.
1 tiết
Tuần 
Bảng phiếu học tập, bảng nhóm
3. Vận dụng để giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến lực đẩy Ác si mét, sự nổi.
Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm
1 tiết 
Tuần 
Bảng nhóm
VII. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: (5ph) Gọi lớp trưởng báo cáo sĩ số, ổn định lớp, kiểm tra lại vị trí của các nhóm học sinh.
Bài mới 
2.1. Hoạt động 1: Khởi động.	 5ph
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Hãy quan sát khi thả 1 viên bi gỗ và 1 viên bi sắt có kích thước giống nhau vào nước thì hiện tượng gì xảy ra?
- Tại sao viên bi gỗ nổi còn viên bi sắt chìm?
- Thế tại sao con tàu to và nặng hơn lại nổi còn cái kim nhỏ và nhẹ hơn nhiều lại chìm trong nước?
=> Để trả lời điều này chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong chủ đề: lực đẩy Ác si mét
Cá nhân qua sát, trả lời: - Viên bi gỗ nổi, viên bi sắt chìm.
- Vì bi gỗ nhẹ, bi sắt nặng.
- Dự đoán
2.2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó và điều kiện để vật nổi, vật chìm.
Hoạt động 2.1: HĐ hình thành kiến thức tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó (15 phút)
2.1.1. Mục tiêu: Dự đoán lực tác dụng lên các vật trong lòng chất lỏng và phương, chiều của lực đó.
2.1.2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề; thực nghiệm.
2.1.3. Năng lực cần phát triển: Năng lực làm thí nghiệm, NL hoạt động nhóm, NL nhận xét, NL sáng tạo.
2.1.4. Cách thức tiến hành: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Khi kéo một vật từ dưới nước lên ta sẽ thấy cảm giác như thế nào lúc vật còn chìm trong nước so với lúc vật đã lên khỏi mặt nước? (ví dụ kéo nước từ giếng lên, hay khi câu cá...)
- Cảm giác nhẹ hơn đó cho biết gì?(lực kéo như thế nào?)
- Làm cách nào ta kiểm chứng được điều đó?
- Nhận xét, thống nhất phương án và dụng cụ TN như hình 10.2, yêu cầu các nhóm làm TN kiểm tra.
- GV điều khiển cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và chốt nội dung kiến thức về khái niệm lực đẩy Ác si mét.
Cá nhân dự đoán, trả lời:
- Kéo vật khi còn dưới nước thấy nhẹ hơn khi kéo vật đã lên khỏi mặt nước.
- Lực kéo khi vật ở dưới nước nhỏ hơn khi vật đã lên khỏi mặt nước.
- Các nhóm thảo luận, xây dựng phương án TN kiểm tra, đề xuất dụng cụ TN.
- Các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành TN, ghi chép số liệu và thảo luận trả lời câu C1, C2 vào phiếu học tập số 1 rồi báo cáo kết quả.
- Lắng nghe, ghi nhận.
Hoạt động 2.2: HĐ hình thành kiến thức tìm hiểu điều kiện để vật nổi, vật chìm ( 12 phút)
2.2.1. Mục tiêu: tìm hiểu điều kiện để vật nổi, vật chìm trong chất lỏng.
2.2.2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề
2.2.3. Năng lực cần phát triển: NL nhận xét, NL giải quyết vấn đề, NL sử dụng ngôn ngữ 
 2.2.4. Cách thức tiến hành: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Một vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào?
- Hai lực này có phương, chiều như thế nào?
- Khi so sánh P và FA có thể xảy ra những trường hợp nào?
? Vậy hiện tượng gì xảy ra ứng với 3 trường hợp trên?(Vẽ lực tác dụng vào vật trong các trường hợp)
- Cho đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tổng hợp nhận xét, chốt lại kiến thức về điều kiện để vật nổi, vật chìm.
- Cá nhân trả lời câu hỏi: trọng lực và lực đẩy Ác si mét.
- Cùng phương nhưng ngược chiều.
 a) P > FA ; b) P = FA ; c) P < FA
- HĐ nhóm biểu diễn lực trong các trường hợp và nhận xét hoàn thành phiếu học tập số 2.
- Các nhóm báo cáo, nhận xét.
- Lắng nghe, ghi nhận
2.3. Hoạt động 3: Hoạt động hình thành kiến thức tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Ác si mét (45 phút)
2.3.1. Mục tiêu: Xây dụng được phương án TN và làm TN để xác định độ lớn của lực đẩy Ác si mét.
2.3.2. Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề; thực nghiệm.
2.3.3. Năng lực cần phát triển: Năng lực làm thí nghiệm, NL hoạt động nhóm, NL nhận xét, NL sáng tạo.
2.3.4. Cách thức tiến hành: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Thông báo dự đoán của Ác si mét về độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng chìm trong chất lỏng (lực đẩy Ác si mét)
? Làm cách nào 

Tài liệu đính kèm:

  • docxtong_hop_chuyen_de_vat_li_lop_8.docx