Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 50+51, Bài 9: Muối (Tiết 3, 4)

Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 50+51, Bài 9: Muối (Tiết 3, 4)

Tiết 50,51- Bài 9- Muối (t3,4)

I. Mục tiêu

- Nêu được:

+ Ứng dụng của muối natri clorua.

+ Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra.

- Viết được phương trình hóa học minh họa tính chất.

- Dạy học theo hướng stem.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Máy chiếu, sổ tay lên lớp.

2. Học sinh

- Xem trước nội dung bài oxit: mục III, IV (trang 68-70)

III. Tổ chức giờ học

1. Ổn định tổ chức

2. Khởi động

Gv cho học sinh chơi trò ô cửa bí mật.

Câu hỏi phần quà:

Câu 1: Nêu tính chất hóa học chung của muối?

Câu 2: Phản ứng có xảy ra không, vì sao?

Câu 3: Có 1 mảnh vải bị dính mực. Làm cách nào để tẩy trắng mảnh vảy này?

Câu hỏi chuyển ý vào bài: để biết các phản ứng này có xảy ra hay không chúng ta sẽ đi tìm hiểu: tiết 51,52- Bài 9- Muối (t3,4)

 

docx 5 trang Phương Dung 28/05/2022 3540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 50+51, Bài 9: Muối (Tiết 3, 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/3/2021 
Ngày giảng: 15/3/2021 
Tiết 50,51- Bài 9- Muối (t3,4)
I. Mục tiêu
- Nêu được:
+ Ứng dụng của muối natri clorua.
+ Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra.
- Viết được phương trình hóa học minh họa tính chất.
- Dạy học theo hướng stem.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Máy chiếu, sổ tay lên lớp.
2. Học sinh 
- Xem trước nội dung bài oxit: mục III, IV (trang 68-70)
III. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức 
2. Khởi động
Gv cho học sinh chơi trò ô cửa bí mật.
Câu hỏi phần quà: 
Câu 1: Nêu tính chất hóa học chung của muối?
Câu 2: Phản ứng có xảy ra không, vì sao?
Câu 3: Có 1 mảnh vải bị dính mực. Làm cách nào để tẩy trắng mảnh vảy này?
Câu hỏi chuyển ý vào bài: để biết các phản ứng này có xảy ra hay không chúng ta sẽ đi tìm hiểu: tiết 51,52- Bài 9- Muối (t3,4)
3. Bài mới
Hoạt động 1: 
Mục tiêu: +Nêu được khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
Gv: Hs lên chia sẻ nội dung điền từ mục III.1.a (trang 69)
Hs: chia sẻ
Dự kiến sp:
1
2
3
hai
Trao đổi
Thành phần cấu tạo
Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
Gv: nhẫn xét và chính xác hóa.
III. Phản ứng trao đổi trong dung dịch
1. Khái niệm phản ứng trao đổi
(HDH- 69)
Gv: Dạy học theo lớp học đảo ngược.
Dựa vào Clip giáo viên cung cấp trước trả lời phiếu học tập:
 Câu 1: Nêu điều kiện của phản ứng trao đổi?
Câu 2: Viết các phương trình 
2. Điều kiện phản ứng trao đổi:
a/ Điều kiện phản ứng trao đổi xảy ra:
Sản phẩm tạo thành có: chất không tan (kết tủa) hoặc chất khí. ( hoặc H2O)
b/ Ví dụ:
Phản ứng (3) không xảy ra vì sản phẩm tạo thành: => không thảo mãn điều kiện
Phản ứng (5) không xảy ra vì sản phẩm tạo thành: => không thảo mãn điều kiện
Hoạt động 2: 
Mục tiêu: +Nêu được trạng thái tự nhiên và ứng dụng của muối natri clorua (NaCl)
Gv: quan sát clip nêu trạng thái tự nhiên và cách khai thác muối natri clorua
Hs: làm bài và chia sẻ
Gv: Nhận xét và chốt kiến thức
IV. Một số mối quan trọng
1.Trạng thái tự nhiên:
natri clorua có nhiều nhất trong nước biển, ngoài ra, còn có một lượng nhỏ trong lòng đất.
2. Cách khai thác: (HDH- 70)
Gv: 
Các em quan sát hình 9.4 ( trang 70) cho biết các ứng dụng của NaCl
Hs: lên bảng chia sẻ ứng dụng.
Gv: Nhận xét và chốt kiến thức.
3. Ứng dụng: (HDH- 70)
- Làm chất tẩy trắng.
CHỦ ĐỀ STEM: LÀM CHẤT TẨY TRẮNG ( nước tẩy Javen)
I/ Vấn đề thực tiễn: Khi tham gia các hoạt động hàng ngày quần áo có thể bị dính vết bẩn, để tẩy trắng quần áo có thể dùng nước tẩy Javen
II/ Ý tưởng chủ đề Stem:
Sử dụng vật liệu: Cốc thủy tinh, than chì, dây điện, 2 pin 6V, kéo, keo nến, súng bắn keo
Nước tẩy trắng
Vận dụng kiến thức về mạch điện.
Kiểm tra độ dùng thuốc tím để kiểm tra mức độ tẩy màu của nước Javen
Sản phẩm tẩy màu tốt nhất, tiết kiệm vật liệu nhất
+ Sản phẩm: nước tẩy trắng
+ Vật liệu: Cốc thủy tinh, than chì, dây điện, 2 pin 6V, kéo, keo nến, súng bắn keo.. + Kiến thức vận dụng: 
- Kiến thức về mạch điện trong môn công nghệ, vật lý.
+ Đánh giá sản phẩm: Kiểm tra độ tẩy màu của nước tẩy trắng
- Kiến thức Stem cần giải quyết: 
Tên sản phẩm/hoạt động
Khoa học (S)
Công nghệ (T)
Kỹ thuật (E)
Toán học (M)
Nước tẩy trắng
Kiến thức về mạch điện.
Đặc tính thủy tinh, keo nến keo nến.
Mối ghép giữa các chi tiết.
Kiến thức cộng các số nguyên
III. Thời gian: 55 phút
IV. Nội dung
Hoạt động 1: Xác định vấn đề (2 phút)
Hoạt động GV và HS
Nội dung/ sản phẩm
- Cho hs quan sát mảnh vải bị bẩn do mực
- HS quan sát.
-Các em dùng chất gì để tẩy trắng? 
- Vậy để tạo ra nước tẩy trắng ta cần dụng cụ gì?
Chúng ta cùng tìm hiểu các kiến thức liên quan để có thể chế tạo được nước tẩy trắng
 Nước tẩy trắng
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền (3 phút)
Hoạt động GV và HS
Nội dung/ sản phẩm
Tìm hiểu kiến thức nền
GV nêu hệ thống câu hỏi, y/c HS trả lời và chốt KT nền
- Để tạo ra nước tẩy trắng ta làm như thế nào? cần những kiến thức nào? 
Hs: Bình điện phân, dung dịch NaCl, dòng điện 1 chiều
Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp (5 phút)
Hoạt động GV và HS
Nội dung/ sản phẩm
- Qua tìm hiểu ở nhà mà cô đã giao cộng với kiến thức vừa tìm hiểu em hãy cho biết để sản xuất nước tẩy
- HS : Nêu một số vật liệu, ý tưởng
- Trên định hướng bạn vừa nêu, các em hãy thiết kế cầu đảm bảo các tiêu chí sau. GV chiếu tiêu chí. 
Các tiêu chí: 
Tiêu chí
Nội dung
Điểm
1
Sản phẩm tẩy được màu
4
2
Khả năng tẩy mầu nhanh 
3
Sản phẩm bèn, đẹp
2
4
Ý thức hợp tác, giữ vệ sinh
1
Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá (35 phút)
Gọi nhóm trưởng nhận dụng cụ
- Học sinh nhận dụng cụ.
+ Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
Yêu cầu học sinh thực hành làm bình điện phân NaCl tạo nước tẩy trắng.
- Học sinh hoạt động nhóm làm theo phương án được thiết kế và thử nghiệm.
GV quan sát hỗ trợ các nhóm HS (nếu cần)
Mô hình bình điện phân dd NaCl để tạo chất tẩy trắng của học sinh.
( Hoạt động thực hiện quá trình điện phân trong 20 phút)
Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh (10 phút)
Hoạt động GV và HS
Nội dung/ sản phẩm
Giáo viên yêu cầu học sinh mang sản phẩm lên bàn trưng bày.
- Học sinh mang sản phẩm lên bàn trưng bày.
Gọi từng nhóm lên kiểm tra kết quả của nhóm mình
- Đại diện từng nhóm lên kiểm tra sản phẩm của nhóm.
- Thư ký ghi kết quả trên bảng phụ.
- Xếp hạng kết quả của các nhóm theo quy định đã nêu ở phần giao nhiệm vụ
GV: Đánh giá xếp hạng kq của các nhóm.
- Giáo viên cùng học sinh phân tích ưu, nhược điểm của các sản phẩm
- Học sinh phân tích, so sánh
- Giáo viên cùng học sinh phân tích thiết kế của các nhóm, so sánh với nhóm đạt kết quả cao nhất.
- Giáo viên chốt kiến thức
4. Hướng dẫn về nhà
a/ Học bài: Thế nào là phản ứng trao đổi, điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi?
b/ Chuẩn bị: Bài 10- Phân bón hóa học: Những loại phân bón thường dùng ( công thức hóa học của chúng)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_hoa_hoc_lop_8_tiet_5051_bai_9_muoi_tiet_3_4.docx